Âm nhạc trong đời mẹ tôi
Nếu bạn có một người mẹ, và nếu bà ấy luôn cho bạn tất cả những điều bạn quan tâm nhất, bạn sẽ không bao giờ trưởng thành được.
- Anne Douglas Sedgwick
Hồi con gái đầu lòng của tôi chào đời, mẹ đến để giúp đỡ tôi một tuần nhưng rồi mẹ ở lại thêm ba tuần. Mẹ đặt tên cho đứa cháu ngoại là Trái Đào và con bé mang luôn cái tên đó trong suốt nhiều năm sau. Lúc rạng sáng, mẹ thường đặt Trái Đào lên võng và ru nó, hy vọng tôi có thể chợp mắt thêm một lát; nhưng hầu như tôi thức giấc theo để lắng nghe tiếng mẹ ngân nga không phải bài hát ru, mà là bài hát của những năm hai mươi và ba mươi. Loại nhạc mà mẹ thuộc lòng không
sót từ nào. Cái võng đưa qua đưa lại trong lúc mẹ cất tiếng:
"Chàng của tôi ơi, tôi yêu mến chàng nhiều lắm... "
Nếu "Chàng Của Tôi" không dỗ đứa bé nín khóc, mẹ sẽ tiếp tục với một liên khúc gồm có "Tôi Khiêu Vũ Với Dòng Lệ Trên Mắt" và "Bản Tình Ca Pagan".
Tôi nằm im trên giường, nhớ lại những lần mẹ hát cho tôi nghe, dội sạch nỗi buồn trong lòng tôi bằng bài "Bánh Xe Quay Nhanh Nhanh... ", và quở trách tôi bằng bài "Cung Là Con Nhức Đầu Dịu Dàng". Tôi thích lắng nghe mẹ hát cho đứa cháu ngoại, và khi Trái Đào thiếp ngủ trở lại, tôi nghe tiếng mẹ lục đục trong bếp để chuẩn bị một bữa sáng mà chỉ có ông khổng lồ mới có thể ăn hết.
Mỗi ngày, khi nhìn những dĩa thức ăn ngồn ngộn trước mặt, tôi đều nói:
- Mẹ ơi, mẹ không cần phải nấu nhiều cho con.
Nghe vậy, mẹ thường phản đối:
- Nhưng đó là lý do mẹ đến đây. Để chăm nom con. Đe thấy sức khỏe con hồi phục trở lại. Đe nhìn con ăn một trái táo mỗi ngày.
Mẹ thích hát ngân nga trong lúc làm công việc nhà. Qua tiếng kêu hu... hu... của máy hút bụi, tôi có thể nghe âm điệu du dương của "Những Ngày Xưa Cũ". Và khi Trái Đào bị đau bụng, mẹ ẵm nó đi vòng quanh khắp nhà, dỗ dành nó bằng câu:
"Tiếng nhạc vang vang khắp đất trời... "
Rồi cũng tới lúc mẹ phải ra đi. Mẹ thu xếp hành lý trong lúc tôi nhắc đi nhắc lại những lời mẹ hứa, rằng nếu tôi có cần đến mẹ thì tôi chỉ việc huýt sáo to lên.
Hai năm sau, tôi sinh đứa con trai thứ hai và huýt sáo gọi mẹ đến. Lần này mẹ hát vang bài "Chàng Buckaroo Bé Nhỏ". Tôi quên rằng mẹ thuộc rất nhiều bài hát về cao-bồi, và chẳng bao lâu, tôi cũng ngân nga bài "Chạy Đi, Chân Nhỏ, Chạy Đi" khi đưa võng ru con trai tôi ngủ.
Một lần, trong con ghen tức, Trái Đào hỏi mẹ tôi rằng bà sẽ hát riêng một bài cho nó được không, mẹ chiều ý nó bằng cách cất tiếng:
"Cưng hãy ngoan và lắng nghe ta nói... "
Trái Đào ré lên thích thú, thả người nằm xuống gối trong khi mẹ tôi đi chầm chậm quanh phòng ngủ, hát bài ru duy nhất mà mẹ biết. Cuối cùng, tôi phải bước vào trong đó và dỗ dành Trái Đào ngủ bằng bài "Đi Kể Với Dì Rhoiy", là bài mà mẹ thường nói rằng đó là bài ca của một bà già.
Trong lần nuôi đẻ này, mẹ lại tiếp tế tôi những bữa điểm tâm chỉ có gã không lồ mới có thể ăn hết, và không hề quên nhắc nhở tôi "tránh xa chất cồn" khi tôi nhấp môi vào ly rượu vang.
Sau tuần lễ đầu tiên, mẹ không dậy sớm nổi như mọi khi và đôi lần tôi thấy mẹ ngủ thiếp đi trong chiếc ghế dựa, nơi mẹ vừa đặt mình xuống để canh chừng Trái Đào đang chơi ở ngoài sân. Nhưng khi mẹ bắt đầu "ngồi xuống nghỉ lấy hơi" sau vài lần hút bụi tấm thảm, tôi cho rằng mẹ không cần phải ở lại đây nếu công việc nhiều quá sức. Mẹ cam đoan bà không sao, và mẹ nhất định ả lại.
Một ngày nọ, khi ôm mớ quần áo đã ủi phẳng phiu bước lên bậc thềm của tầng hầm, mẹ đổ nhào xuống đất. Tới nước này thì tôi buộc mẹ phải đi nghỉ, và nói rằng tôi sẽ chăm sóc mẹ thay vì để mẹ chăm sóc tôi.
Mẹ giảm bớt công việc nhà và ép bản thân phải nằm nướng đến tám giờ sáng, sau đó, mẹ dậy để tắm rửa cho Chàng Buckaroo. Hai tuần lễ sau, mẹ quyết định sẽ về nhà.
Mẹ nói với tôi:
- Jean này, mẹ rất tiếc không thể ở lại lâu hoài. Mẹ nghĩ đã tới lúc "Con Ngỗng Già Giãy Chết" rồi đấy.
Dù mẹ vừa nói câu đó vừa cười tủm tỉm, tôi chợt cảm thấy sống lung lạnh toát lên và nhịp tim như ngùng đập. Tuy nhiên, tôi chỉ khẽ nhắc mẹ nhớ rằng trong tâm hồn của một cô gái già vẫn còn nhiều sức sống lắm.
Bốn năm sau, chúng tôi có thêm đứa con thứ ba. Lần này mẹ không đến để giúp đỡ nữa, chỉ gỏi một bó hoa hồng đến nhà. Kẹp trong bó hoa là một tấm thiệp, mẹ viết: "Gỏi tình yêu của mẹ đến cục cung mới sinh của con. Đến thăm mẹ khi nào con có thể. Yêu con nhiều, Mẹ".
Giờ đây tôi thường hát những bài mà mẹ thuộc lòng như cháo. Các con tôi chế nhạo tôi "lạc hậu" và thường cười ré lên khi nghe câu "gài kỹ chiếc nút áo khoác... " Nhưng mới hôm ước, tôi nghe Trái Đào cất giọng thế thé hát bài "Khúc Ru Của Broadway" thì tôi mừng rỡ vì biết rằng âm nhạc trong đời mẹ tôi vẫn còn "vang vang với đất trời... "
Chúng ta nói chuyện nhé?
Lần đầu tiên đi chơi với Jeff, tôi không biết mình đang đến với một cuộc "hẹn hò". Tôi thật sự không biết, vì nó chẳng giống những cuộc hẹn hò điển hình trước, nghĩa là chẳng có ai căng thẳng, chẳng có những khoảnh khắc im lặng kinh khủng, và tôi cũng chẳng cố gắng tạo ra bất cứ ấn tượng nào.
Như đã lên kế hoạch, chúng tôi gặp nhau bên ngoài nhà hàng ưa thích của tôi và hai đứa lập tức "tấm" chuyện hàng giờ không dứt. Tôi có cảm giác kỳ cục rằng Jeff không phải là người mới quen, mà là người bạn cũ mà lâu lắm rồi tôi không gặp lại. Chúng tôi "tám" với nhau về những danh lam thắng cảnh đã từng du lịch qua, về những lần hẹn hò tức cười trong quá khứ, và về mục đích cho sự nghiệp của chúng tôi. Chủ đề này dẫn tới chủ đề khác, và cứ thế. Có thể chúng tôi không đủ sức nhảy nhót với nhau suốt đêm, nhưng chúng tôi đủ sức trò chuyện với nhau suốt đêm.
Làm thế nào mà anh chàng tuyệt vời này lại rơi vào quỹ đạo giao tiếp của tôi? Ánh vừa chân ướt chân ráo chuyển đến thị trấn này và có được số điện thoại của tôi từ Becky, một người bạn chung đang sống ở thành phố khác. Khi Jeff nói với Becky rằng ảnh sắp chuyển đi Los Angeles, Becky đã làm mọi chuyện dễ dàng hơn bằng cách xé một tờ giấy nhỏ, viết lên đó năm cái tên và năm số điện thoại kèm theo, rồi đưa cho ảnh. Becky đánh dấu bông thị ở cái tên nằm trên cùng và nói thế này: "Anh hãy bắt đầu với Judy. Cô ấy quen biết những người còn lại và sẽ giúp anh liên lạc với họ".
Jeff giữ tờ giấy trong bóp nhiều tuần lễ liền. Rồi một ngày nọ, vì buồn chán, ảnh nhấc điện thoại lên và gọi đến cái tên được đánh dấu bông thị. Đó là tên của tôi. Ánh nói năng bộc trực như thế này: "Becky cho tôi số điện thoại của cô. Tôi nghĩ chúng ta có thể gặp gỡ nhau để tôi xem mặt mũi của cô thế nào". Nghe câu làm quen này, nhiều người dễ bị tự ái lắm đấy, nhưng giọng nói thân thiện của ảnh làm tôi nghĩ ngược lại: "Được thôi anh bạn. Tôi sẵn sàng cho thử thách này!"
Trong suốt bữa ăn tối đầu tiên với Jeff, tôi cảm thấy thoải mái đến mức tôi đã làm đôi điều mà tôi sẽ không bao giờ làm nếu nghĩ rằng đây là cuộc hò hẹn thật sự. Tôi gọi món bánh nhân trứng rau dền, và thẳng thừng yêu cầu ảnh nói cho tôi biết có sợi rau nào dính nơi răng tôi không. Sau bữa tối, tôi không chỉ ăn phần kem của mình mà còn vét sạch phần kem của ảnh.
Tối hôm đó, khi về đến nhà, lòng tôi chợt bâng khuâng và nghĩ bụng: "Anh chàng tuyệt vời thật. Tiếc là mình sẽ không gặp lại anh ta nữa". Tôi không tin Jeff muốn gọi cho tôi lần thứ hai. Xét cho cùng, ảnh đã hoàn thành nhiệm vụ rồi, ảnh đã biết mặt mũi của tôi như thế nào rồi...
Ngẫu nhiên mà Jeff gọi tới tôi nhằm lúc tôi đang cô đơn, chứ tôi là kẻ thường hẹn hò với nhiều người cùng một lúc. Nói thắng ra, so với tôi thì Jeff còn trẻ lắm. Không có xe hơi. Không có việc làm. vẫn còn ngồi nhà ăn bám cha mẹ. Tôi là kẻ nghiện mua sắm, và dù thích ảnh, tôi thấy ảnh chẳng có chút triển vọng dành cho tôi đâu.
Vì thế, một tuần sau, tôi hết sức xúc động khi Jeff gọi cho tôi lần nữa. Lần này, ảnh ăn mặc hoàn toàn khác hắn. Lần trước là bộ áo thun quần jean phong trần. Lần này, ảnh đến chỗ hẹn sau một ngày đi xin việc nên vẫn còn diện đồ vía trên người. Tôi nhận ra ảnh thật đẹp trai, và có đôi vai nam tính thật quyến rũ.
Ê, biết đâu lần này là cuộc hẹn hò thật sự đấy! Và tôi chọt biết rằng - dưới một hoàn cảnh hiếm có nào đó - cuộc hẹn hò giống như một hiện tượng tự nhiên. Nhưng suýt nữa tôi làm hỏng buổi tối hôm đó. Trong suốt bữa ăn, tôi cố gắng bom tinh thần của Jeff lên cao sau một ngày xin việc đầy thất vọng. Tôi cam đoan ảnh sẽ sớm có công việc, rồi cuối cùng, trước khi chia tay, tôi nói: "Khi nào anh kiếm được việc làm thì gọi tôi nhé!" Đối với tôi, ý nghĩa câu nói đó chỉ là nếu kiếm được việc thì anh gọi cho tôi để chúng ta chia sẻ niềm vui với nhau. Nhưng với ảnh, thông điệp của câu nói đó là: "Đừng gọi tôi cho tới khi anh có được việc làm!"
Thế là tôi bặt tin anh một tuần. Rồi hai tuần. Trong lúc đó, những người mà tôi thường hẹn hò bắt đầu nhạt nhòa dần so với Jeff. Có thể họ có xe hơi riêng, có căn hộ riêng, có công ăn việc làm ổn định, nhưng đầu óc họ chẳng có chút hài hước nào. Họ không hiểu được giá trị của tôi. Họ không thể giữ cho cuộc trò chuyện nổ dòn như bắp rang như những người bạn tâm giao thường làm.
Cuối cùng tôi đành gọi cho Jeff. Ánh bắt mày và rất ngạc nhiên khi nghe tiếng tôi bên kia đầu dây. Ánh nói: "ủa, tôi tưởng cô không muốn tôi gọi cô cho tới khi tôi kiếm được việc làm".
"Cái gì? Thật là lố bịch!"
Tôi giật mình và thật sự bối rối khi biết mình đã làm ảnh tự ái - dù không cố ý. Tôi phần bua: "Đâu có. Tôi chỉ muốn chia sẻ tin tốt lành với anh sau khi anh tìm được việc làm. Chỉ vậy thôi".
May thay, kể từ đó, bản năng nhận ra điều gì có thể khiến cho đàn ông tự ái của tôi đã được gọt dũa và được nâng lên một bậc. Thỉnh thoảng, dù Jeff vẫn còn chọc ghẹo về lời nhận xét linh tinh của tôi, câu nói bâng quơ hôm đó lại có tính quyết định giống như mảnh giấy nhỏ có tên và số điện thoại của tôi trên đó.
Trong lúc chúng tôi hẹn hò nhau, đôi khi Jeff hỏi dò tôi:
- Em có lo rằng một ngày nào đó chúng ta chẳng còn chuyện gì để nói với nhau không?
Nhưng sau mười lăm năm chung sống, có bốn mặt con, nghề nghiệp hai đứa ổn định, nhiều sự kiện dồn dập xảy ra trong đời, điều kinh khủng đó vẫn chưa xảy ra. Và tôi tin chắc rằng nó sẽ không bao giờ xảy ra.
Khoác lấy cánh tay tôi
Nếu bạn hỏi tôi đến cõi đời này để làm gì, Tôi sẽ trả lời rằng tôi đến đây để sống đúng với ý nghĩa của nó.
- Emile Zola
Cách đây nhiều năm, Harry chông tôi trở vê nhà muộn sau một chuyến đi công tác. Hôm đó là ngày thánh Valentine, và khi bẽn lẽn đưa tôi tấm thiệp, ảnh mỉm cười rồi nói:
- Anh muốn mình là người đầu tiên chúc em một ngày lễ thánh Patrick vui vẻ.
Ánh về nhà quá trễ nên cửa tiệm đã bán hết thiệp mừng Valentine rồi. Thế là tấm thiệp mà ảnh mua không có hình cây lá chụm ba, hoặc ông tiên nhỏ nhắn nơi mặt trước, chỉ có hình ông thần khổng lồ vui nhộn da xanh lá cây thôi.
Trong suốt cuộc sống chung kéo dài được bốn lăm năm, Harry thường xuyên chọc cười mọi thành viên trong gia đình. Cuộc sống bên nhau của chúng tôi phong phú hơn nhờ bản tính vui vẻ và hài hước của ảnh.
Nhưng Harry qua đời cách nay sáu tháng rồi. Giờ đây, khi mọi người hỏi tôi sống như thế nào, tôi trả lời:
- Tôi đánh mất sự điều độ của mình rồi.
Tôi ăn bánh trái quà vặt thay vì nấu nướng; tôi nhấm nháp bữa tối trong phòng làm việc lúc chín giờ đêm. Tôi nhớ tiếng nói tâm tình của Harry nên thường trò chuyện một mình, thường kể lể với ảnh những điều mắt thấy hoặc tai nghe.
Nhận thức về nỗi cô đơn thường làm tôi choáng ngợp. Buổi sáng hôm trước, tôi thức giấc lúc hai giờ, cảm giác mất mát đè nặng tâm hồn tôi. Nằm trằn trọc trên giường, tôi nhớ lại bữa ăn cùng bạn bè tối hôm trước. Lúc rồi khỏi nhà hàng một mình, tôi ao ước có một người đi kèm bên cạnh. Một người bạn học cũ, bàn tay ảnh luôn khoác lấy cánh tay tôi. Ánh bước đi trong mưa sau khi thả tôi xuống điểm cuối cùng, đậu xe vào chỗ, mở cánh cửa và không bao giờ bước vào bên trong trước tôi.
Nước mắt tôi tuôn trào như suối. Tôi bật rađiô. Bất cứ điệu nhạc nào dịu dàng và lãng mạn gọi gọi tôi nhớ đến vô vàn kỷ niệm. Harry là thành viên trong ban hát của nhà thờ nên chỉ cần nghe tiếng đàn Organ cất vút lên là tôi lại bật khóc.
Tôi thường làm những chuyện dại dột. Thí dụ, tôi mặc kệ bình ắc-quy trong xe hơi cạn sạch, không thèm kiểm tra tình trạng của chiếc xe, để có "công chuyện" mà làm. Giờ đây, khi đảm nhận những việc mà Harry hay làm trước kia, tôi mới biết mình chẳng có khả năng sửa chữa gì cả. Tôi để mặc dòng chữ phụ đề dành cho người khiếm thính trên màn hình tivi hàng tháng trời, vì tôi không biết cách tắt nó đi. Tôi thấy mình thở dài khi người nhắc tuồng bảo thở dài, và cười khúc khích khi nghe họ bảo cười khúc khích.
Kỹ thuật không phải là thế mạnh của tôi, và tôi cũng chẳng có khiếu về máy móc. Nhiều tháng trôi qua, vậy mà tôi không thể quyết định được. Tôi sẽ hỏi ý kiến của người quét dọn sân hai câu: Có nên tỉa gọn các bụi cây không? Có nên mang những cái ghế vào trong nhà khi mùa đông đến không?
Từ khi chịu đụng cuộc sống cô đơn, tôi đã trải qua sự thay đổi của ba mùa. Trong tháng Giêng, một trận bão tuyết kinh khủng khiến chúng tôi bị mất điện hết vài ngày. Ban đêm, trời lạnh lẽo và âm u. Mùa xuân đến, tôi nhớ nhưng da diết khu vườn xanh tươi của tôi. Harry trồng cây, tôi quét dọn và cào lá mục. Khi hoa nở rộ, tôi thích thú ngắm nhìn công trình của ảnh. Mùa hè nối tiếp mùa xuân, tôi phải lên kế hoạch đi biển một mình thôi.
Nghe tôi than thở rằng chịu đựng những buổi sáng thật khó khăn, bà ấy đồng ý ngay: "Phải đó, chẳng ai thích thức dậy trong một ngôi nhà trống trải". Tôi thêm vào: "Và cũng chẳng ai thích quay về một ngôi nhà hoang vắng".
Đúng sáu tháng sau ngày Harry mất, có một chuyện xảy ra nhắc tôi nhớ đến ảnh. Hôm đó, tôi ra ngoài sân lấy tờ báo thì thấy chùm hoa dành dành đầu tiên nở bung, tỏa hương thơm ngát. Trước đó, bụi hoa trà màu hồng cũng nở rộ lần đầu tiên.
Thế là tôi biết rằng, dù đã đi xa, Harry vẫn để mắt theo dõi tôi. Ánh mãi là người đàn ông duy nhất mà tôi tin cậy, là người luôn khoác lấy cánh tay tôi để nâng đỡ và động viên tôi vượt qua những ngày tháng cô đơn còn lại.
Đó là tình yêu
Can đảm không phải là cái thùng rỗng kêu to. Đôi khi can đảm chỉ là tiếng nói thầm lặng vào cuối ngày. Và nó nói rằng: "Ngày mai ta sẽ cố gắng thêm lần nữa".
- Mary Anne Radmacher Hershey
Người bác sĩ trong chiếc áo choàng trắng nói với tôi:
- Bà bị ung thư rồi.
Bằng hoàng và run rẩy, tôi có cảm giác mình đang ở giữa tâm điểm của trận động đất. Tôi không còn là chính mình. Tim ngưng đập. Và phổi ngưng thở. Không, không thể. Ông vừa nói cái gì vậy? Ung thư hả? Biết đâu ổng lộn với một bà Judith Fraser nào đó. Biết đâu lát nữa ổng sẽ thấy sự sai lầm đó và ổng sẽ xin lỗi mình.
Tôi mở miệng nói như một cái máy:
- Tiếp theo tôi sẽ làm gì?
Tiếng nói của tôi nghe như từ cõi xa xôi vọng lại. Bác sĩ đáp:
- Quét CAT hoặc chụp MRI.
Chết tiệt, giấc mơ của tôi đã báo trước như vậy mà. Tuần rồi tôi ngủ mơ thấy một điều như sau: Tôi đang ở trên một chiếc tàu vượt đại dương, đang cố cứu một con mèo run rẩy trên thanh lan can của boong tàu. Nhưng tôi thất bại. Con mèo cắn tôi một phát ở phía sau cổ.
Suốt tuần lễ tiếp theo, tôi có nhiều giấc mơ xấu y hệt như vậy khi chuẩn bị cho ca mổ. Trong một giấc mơ, tôi tìm thấy một hồ nước rộng lớn với cái thùng đàn ghi-ta bị chìm ở giữa hồ. Tôi lo rằng cây đàn nằm ở bên trong sẽ hỏng mất. cần đàn và những sợi dây thanh mảnh sẽ không còn dịp gỏi đến thế giới này tiếng nhạc réo rắc của nó. Bên kia bờ hồ là một bình sứ bể, trong bình vẫn còn những cành hoa nhỏ li ti. Tôi lo rằng bó hoa đó sẽ héo tàn mất. Vì trong bình khô queo, không còn một giọt nước nào cả.
Sau ca mổ, bác sĩ thông báo:
- Khối u trong dạ con của bà thật bất thường. Nó có thể mọc ở bất cứ nơi đâu trong cơ thể. May mắn cho bà là nó mọc ở một vị trí được bảo vệ chắc chắn. Chúng tôi sẽ thử nghiệm trên các mô bạch huyết để xem bà có cần phải hóa trị hoặc xạ trị không.
Những giấc mơ tiếp tục. Một đêm, tôi ngủ mơ thấy vợ chồng tôi đang cưỡi xe đạp. Trên đường tới chỗ nhà kho cho thuê, một cái hố bùn to tướng chắn ngang đường. Người chủ nhà bảo chúng tôi đi con đường vòng. Nơi đó, chúng tôi phải tránh né những làn đạn được bắn vung vải rồi mang trả hai chiếc xe đạp tại nhà kho thứ hai.
Trong lần tái khám, bác sĩ nói:
- Bà sẽ cần sáu tuần lễ xạ trị. Nhiều mô bạch huyết đã dương tính trở lại.
- Xạ trị có giống với việc bắn ra những loạt súng không?
Tôi hỏi, lòng thầm cảm ơn thiên thần hộ mệnh đã báo trước điều đó với tôi qua giấc mơ.
Là thầy thuốc chuyên khoa, tôi biết hầu hết mọi người đều gặp khó khăn khi đối mặt với cái chết. Đứng trước cái chết của chính mình bởi căn bệnh ung thư, tôi cảm thấy mình không phải là trường hợp ngoại lệ, và từng ngày qua, thần chết đang lấy cắp cuộc sống của tôi.
Tôi hỏi:
- Trong trường hợp của tôi, có cách chữa trị nào khác không?
- Tôi không biết.
về đến nhà, tôi lấy bút chì màu ra và vẽ lại căn bệnh của tôi. Tôi vẽ nó thành từng lớp bằng các tia nắng đủ màu của Mặt Trời và Trái Đất. Tôi nhắm mắt lại và bước vào khu vườn bên trong cơ thể mình. Những hình ảnh nói cho tôi biết nó cần sự giúp đỡ. Tôi liền thuê một người làm vườn và thêm món rau cũ cùng nhiều loại trà cho thực đơn hàng ngày.
Tôi không thể ngăn được suy nghĩ: Nếu tôi chết, ai sẽ nhắc nhở các con tôi về điều quan trọng nhất ở trong đời? Ai sẽ thay tôi lắng nghe lời nói khôn ngoan của bạn bè, chúc mùng thành công của họ? Ai chia sẻ được nỗi thăng trầm của thân chủ tôi, trong cuộc hành trình hướng về sự hiểu biết rộng mở? Ai toét miệng cười sung sướng trong ngày con trai tôi khai trương nhà hàng mới của nó? Ai ngồi hàng ghế đầu trong rạp hát để vỗ tay tán thường buổi biểu diễn của con gái tôi? Ai ru các cháu nội cháu ngoại ngủ và hát những bài ru mà bà nội, bà ngoại của tôi từng hát cho tôi nghe? Ai cùng ngồi với chồng tôi nơi hàng hiên trước nhà, quan sát lũ chim ruồi nhúng cái mỏ nhỏ xíu vào những chùm hoa cam nở rộ rực rỡ để hút mật ngọt của hoa?
Những tuần lễ sau đó, bạn bè đến thăm nườm nượp, rồi gỏi hoa, gỏi thiệp, gỏi băng đĩa để động viên, rồi cầu nguyện cho tôi, rồi đi chợ đi búa và nấu nướng các bữa ăn nóng sốt cho gia đình tôi. Tôi đã nghĩ đến chuyện tìm một bà vợ khác cho ảnh, nhưng chồng tôi không mặn mà với ý tưởng đó lắm.
Giờ đây, trên cánh cửa tủ lạnh, bên cạnh bài thơ của con gái tôi làm tăng, còn có một danh sách tên tuổi và số điện thoại của những người sẵn sàng chở tôi đến bệnh viện khi đợt xạ trị làm tôi mệt mỏi quá mức, không thể tự lái xe đi được.
Trong lần tái khám tiếp theo, tôi nói với bác sĩ:
- Tôi đã biết một cách chữa trị khác có thể giúp tôi vượt qua. Đó là tình yêu. Yêu thương cuộc sống này và yêu thương lẫn nhau.
@by txiuqw4