sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Chương 275-280

Chương 275-276: Thiên hạ có ai không biết ngươi

Nguyên nhân thời thế thay đổi, vì đại nghĩa mà không câu nệ tiểu tiết.

Ở hậu thế, trong “sử ký” của Tư Mã Thiên, cũng có tổng kết về Thúc Tôn Thông. Tổng thể mà nói thì cũng là người được đánh giá cao.

Kiếp trước, Lưu Khám cũng xem qua bộ sách “Sử ký”.

Nhưng lúc đó đọc nhanh như gió, ngoại trừ Hạng Vũ, Lưu Bang là những nhân vật làm cho hắn sinh ra hứng thú, còn lại đều xem qua rồi quên. Nhưng cái tên Thúc Tôn Thông này khắc trong ký ức của hắn rất sâu, đây là một nhân vật rất thú vị.

Nho sinh ở hậu thế coi trọng khí tiết, coi trọng khí khái!

Đối với một ít vấn đề mang tính nguyên tắc, tuyệt sẽ không thoái nhượng nửa bước. Thế cho nên trong một thời gian rất đó, Lưu Khám có một loại quan niệm lệch lạc: vị đại nho, hẳn là ăn nói thận trọng, bảo thủ cố chấp, không thích thay đổi; Thư sinh thì chỉ thích ngồi nói chuyện suông, thường ngày đọc sách, lúc nguy nan thì thà chết báo ơn quân vương, coi như là toàn bộ khí tiết. Rồi sau này, rất nhiều nho sinh, ngay cả dũng khí chết cũng không có.

Nhưng Thúc Tôn Thông lại không hẳn như vậy…

Người này học ở trường của môn hạ Khổng Phụ - cháu chín đời của Khổng Phu tử, từng trước sau vì đám người Thủy Hoàng Đế, Doanh Hồ Hợi, Hạng Vũ, Hùng Tâm, Lưu Bang mà dốc sức, được cho là một nhân vật rất biết tự bảo vệ mình. Nếu dựa theo cách nhìn của nho sinh hậu thế, Thúc Tôn Thông hẳn là loại người không hề có khí tiết, có thể nói là loại vô sỉ. Đặc biệt là Thúc Tôn Thông đầu hàng Hán, đề cử với Lưu Bang phần lớn toàn là lực sĩ đạo tặc. Có thể rất nhiều nho sinh bất mãn đối với Thúc Tôn Thông, thậm chí có người còn nói hắn là nỗi sỉ nhục của người đọc sách trong thiên hạ.

Nhưng Thúc Tôn Thông này lại chẳng thèm để ý.

Lúc vua tiến thủ, tranh đoạt thiên hạ, cần chính là lực sĩ, cần chính là tướng quân có thể đánh thắng trận; thế nhưng khi thiên hạ ổn định, muốn bảo vệ cơ nghiệp, lại cần văn sĩ nho sinh trợ giúp. Đây chính là câu trả lời của Thúc Tôn Thông đối với Lưu Bang lúc đó.

Ý nghĩa gần giống với câu châm ngôn của sau này: Có thể nhanh chóng lấy thiên hạ, không thể nhanh chóng trị thiên hạ.

Trong bản sách “Sử ký” của Tư Mã Thiên thậm chí còn xưng Thúc Tôn Thông là nho tông của nhà Hán. Một chữ “tông” này đủ để nói rõ nhất.

Lưu Khám thật không ngờ ở Lạc Dương sẽ gặp được vị danh nhân thiên cổ này.

Hắn vội vã chỉnh lại quan phục hành lễ nói:

- Không ngờ lại gặp được đại hiền ở đây, Lưu Khám hân hạnh, hân hạnh!

Động tác bất ngờ của Lưu Khám ngoài dự liệu của mọi người, thậm chí ngay cả Thúc Tôn Thông cũng không nghĩ ra nguyên do trong đó.

Đừng nhìn Lưu Khám còn ít tuổi, tiếng tăm cũng không nhỏ.

Về công mà nói, mới hai mươi tuổi đã là quan to của một phương. Cái chức Đô úy Tứ Thủy tuy rằng mới lập, nhưng ai cũng không thể phủ nhận được quyền lực trong tay Lưu Khám, tay nắm binh quyền, giám sát hai quận. Người thông minh sẽ mơ hồ đoán được, chức đô úy Tứ Thủy sợ rằng còn cất giấu một trách nhiệm vô cùng quan trọng, đó chính là quản chế cai trị lực lượng phản Tần của hậu duệ sáu nước.

Có thể tưởng tượng, với độ tuổi của Lưu Khám, ngày hắn có làm tướng cũng chỉ là chuyện sớm muộn, tiền đồ sáng lạn.

Lại thêm tin tức về chiến sự ở Bắc Cương hai năm trước cũng lần lượt truyền vào Trung Nguyên, cuộc huyết chiến ở Phú Bình, Lưu Khám cũng ở đó và lập được đại công.

Riêng tư mà nói, Lưu Khám và Trình Mạc phát minh ra giấy viết, có thể nói là danh trùm thiên hạ.

Trái lại Thúc Tôn Thông, đã đứng tuổi nhưng vẫn không có tiếng tăm gì, thanh danh không nổi. Từ khi vào trường của môn hạ Khổng Phụ để học hành, đảo mắt đã hơn mười năm. Từ khi Thủy Hoàng Đế và Lý Tư bàn về việc đốt sách, Khổng Phụ liền mang theo môn đồ, tự ẩn vào trong núi Trung Nhạc (tức là Tung Sơn)

Nhưng mặc dù như vậy, xuất thân của Khổng Phụ cũng quyết định y không có khả năng tránh thoát được chinh ích của triều đình.

Sau khi chiếu thư đưa ra, Khổng Phụ luôn lo lắng, thấy rằng không thể triệt để cự tuyệt chinh ích, thế nhưng muốn ông đi Hàm Dương thì lại không cam lòng. Cuối cùng ông mượn cớ thân thể không tốt, cự tuyệt chiếu lệnh của triều đình. Nhưng đồng thời, lại chọn Thúc Tôn Thông từ trong đám đệ tử đi Hàm Dương trước.

Từ điểm này có thể thấy được, Thúc Tôn Thông cũng không được Khổng Phụ yêu thích.

Trong “Luận ngữ” của Nhan Uyên Thiên có câu: “Những điều gì mình không muốn thì đừng nên làm cho người khác”. Việc Khổng Phụ không muốn làm, lại mệnh lệnh cho Thúc Tôn Thông đi làm, thực tế đã làm ngược lại giáo huấn của tổ tông. Cho nên trước khi Thúc Tôn Thông xuống núi, căn bản là không ai biết đến sự tồn tại của y. Lý Do sở dĩ tôn kính y cũng là bởi vì khi nói chuyện với Thúc Tôn Thông một lần liền nhìn ra người này bản lĩnh hơn người.

Nhưng căn bản là Thúc Tôn Thông và Lưu Khám địa vị quá chênh lệch, điều này cũng thật là quá…

Với ngữ khí cung kính của Lưu Khám, làm Thúc Tôn Thông không khỏi cảm thấy được người yêu quý mà vừa mừng vừa lo.

Y vội vàng đáp lễ nói:

- Thông chỉ là hạng người vô danh, sao có thể chịu được đại lễ của Đô úy? Ngoại trừ cao tuổi, Thông thực sự gánh không được hai chữ đại hiền… chính là, Thông vẫn theo thầy học tại trường không có thanh danh, không biết Đô úy nghe được tên ta từ đâu?

Lưu Khám có chút cứng họng.

Chung quy cũng không thể nói với Thúc Tôn Thông: Ta sở dĩ nghe nói qua tên của ngươi là bởi vì tên củangươi lưu danh sử sách hậu thế?

Nhìn biểu tình này của Lưu Khám, Thúc Tôn Thông không khỏi âm thầm thở dài: vốn tưởng rằng người ta thực sự biết đến mình, hóa ra chỉ là khách khí!

Trên thực tế, không chỉ có Thúc Tôn Thông có ý nghĩ như vậy.

Mọi người bao gồm cả Lý Do, Lý Thành đều cùng mang suy nghĩ như thế.

Lưu Khám trong tình thế cấp bách liền nhanh trí, nghiêm mặt nói:

- Tiên sinh đừng cho rằng Khám là người xảo ngôn. Chí thánh là gương tốt của muôn đời, Khám xưa nay vô cùng ngưỡng mộ.

Chỉ tiếc, Khám sinh muộn mấy trăm năm, không thể làm môn hạ để được nghe lời dạy dỗ của Thánh nhân, cho nên cảm thấy đáng tiếc.

Thánh nhân một đời đa kiệt, khí khái không đổi.

Dịch hộ mình đoạn này nhé

“Khổng Tử nói: Ta đối với người đời có chê ai, khen ai thái quá không? Không. Ta khen là vì thấy họ đã làm việc thiện. Nhân dân ngày nay cũng là dân thời Tam Đại (Hạ, Thương, Chu) lấy phép ngay thẳng mà đối đãi với dân”

(Luận ngữ)

Đối nhân xử thế như Khổng thánh nhân, Từ lúc Khám chào đời tới nay, đối với Thánh nhân cũng có chút quan tâm… Thúc Tôn tiên sinh học ở trường của môn hạ Khổng tiên sinh, tuy rằng thanh danh không nổi, nhưng nói đến tùy cơ ứng biến, Khám sớm đã biết tiên sinh cũng không phải hạng người chỉ biết đọc sách đọc thơ. “Lễ ký – đại học” có viết: Nếu muốn ngày hôm nay đổi mới thì ngày ngày đều phải luôn đổi mới, lại tiếp tục đổi mới nữa”. Thánh nhân cũng biết tùy cơ ứng biến, đáng tiếc hậu nhân cắt câu lấy nghĩa, nên hiểu lệch lạc.

Khám cho rằng, tên của tiên sinh mặc dù không bằng Khổng tiên sinh và các môn hạ danh sĩ của người. nhưng lại có được chân lý của Thánh nhân, vì vậy mang được hai chữ đại hiền.

Lý do này của Lưu Khám hơi thiếu tính thuyết phục thế nhưng lại rất được lòng của Thúc Tôn Thông.

Lý Do cũng cảm thấy vô cùng kinh ngạc, không nghĩ tới Lưu Khám lại là một người bác học. Ngay cả đạo Khổng Mạnh mà cũng có thể nói đĩnh đạc được.

Chương 277-278: Phía sau danh tướng

Huyện Doanh cũng có tên là Doanh ấp (nay nằm ở huyện thôn Thành tử thành tây Trấn Dương Lý). Từ thời Xuân Thu tới nay, huyện Doanh chính là thuộc sở hữu của nước Tề. Năm Tề Hoàn Công thứ hai (năm 684 trước CN), hai nước Tề, Lỗ phát động cuộc chiến trứ danh ở phụ cận huyện Doanh. Phía bắc là một phần của Thái Sơnn, từ tây sang đông là Tam Bình Sơn, Hương Sơn, phía nam là Tồ Lai Sơn. Đó là một bồn địa hình bán nguyệt, có khí hậu rất dễ chịu, sản vật cực kỳ phong phú.

Từ khi Tần Công đánh chiếm đô thành nước Tề tiêu diệt nước Tề thống nhất thiên hạ, đất Tề tuy rằng cũng có những rối loạn nhỏ, nhưng đại đa số đều là những nhóm giặc cỏ, trộm cướp nhỏ tác loạn, cũng không gây ảnh hưởng lớn. Vì vậy, dưới sự cai trị của Đại Tần, đất Tề cũng coi như là bình yên, chí ít còn bình an hơn rất nhiều so với đất Sở.

Trên đường lớn của Doanh huyện thành có một tòa trạch viện rất lớn. Cửa lớn sơn đỏ, có hai cái đồng đinh to bằng bàn tay, sáng loáng, dưới ánh mặt trời cực kỳ bắt mắt. Bức hoành phi trên cửa mang hào quang chớp động, rất có quý khí. Hai chữ “Điền phủ” rực rỡ cũng nói rõ lai lịch của chủ nhân trạch viện. Chủ nhân nơi đây là Điền An, là hậu duệ của vương tộc nước Tề. Đương nhiên chỉ là một chi họ xa.

Từ sau khi Tề vương Điền Kiến chết, cuộc sống của tộc nhân Điền gia ở đất Tề rất thấp. Đặc biệt, khi Thủy Hoàng Đế đem các gia tộc quyền thế ở Sơn Đông đến Hàm Dương, tộc nhân của Điền thị ngày càng ít ỏi, đời sống càng thấp hơn. Tổ tiên của Điền An đến đời Tề Uy Vương thì xa dần vương tộc nước Tề. Lúc đó Thương Ưởng còn chưa làm cải cách chính trị ở Đại Tần, mà nước Tề cũng đang ở thời kỳ thịnh vượng. Hơn trăm năm qua, tộc nhân Điền thị ở quận Tể Bắc đại đa số là thương nhân. Buôn bán cũng không nhiều, cho đến thời phụ thân Điền An thì mới bắt đầu phát triển. Đồng thời khi nước Tề diệt vong thì rất nhanh trở thành đại hộ ở huyện Doanh.

Lúc này, Đại Tần cũng tạm ngưng cuộc loại trừ quy mô lớn đối với hậu duệ sáu nước. Dù sao sau khi đại loạn cần phải lập lại an ninh trật tự. Vì trấn an con dân sáu nước Sơn Đông, cuộc thanh tẩy lớn kết thúc, tiếp theo là các hành vi trấn an liên tiếp. Chuyện Điền An là hậu duệ của vương tộc nước Tề cũng được lật lại, đồng thời dưới sự an bài của triều đình, Điền gia huyện Doanh được dành rất nhiều thuận lợi, thậm chí Điền An còn được trả lại một tước vị không thay đổi.

Không thay đổi là Tứ đẳng tước. Nói cách khác, triều đình sẽ miễn cho Điền An phải đi lao dịch và binh dịch. Cho nên sau khi phụ thân Điền An chết, dưới sự chấp chưởng của Điền An, Điền gia ở huyện Doanh ngày càng phát triển, dần dần trở thành đệ nhất đại tộc của huyện Doanh.

Đang giữa mùa hè, trong hoa viên Điền gia trăm hoa nở rộ. Ngoài tòa lương đình tao nhã, các tỳ nữ đang diễn tấu âm nhạc. Trong lương đình, năm người đang ngồi ngay ngắn, có già có trẻ. Lớn tuổi nhất ước chừng trên dưới năm mươi, một thân quân phục, râu tóc xám trắng, nhưng tinh thần tựa hồ rất tốt.

Ngồi cạnh lão là hai thanh niên trông khoảng hai ba hai tư tuổi, tướng mạo hào phóng, giống con nhà võ, khỏe mạnh; nhưng vóc người hơi mảnh khảnh, anh tuấn, hiện lên khí chất nho nhã. Hai người ngồi ngay ngắn phía sau lão giả, yên tĩnh nhắm mắt dưỡng thần, hào sảng uống từng ngụm rượu lớn.

- Tử Phòng, hôm nay Sài tướng quân đến đây, vừa lúc bàn bạc một chút kế sách hành động tiếp theo!

Người nói chuyện ngồi trên ghế chủ vị, là một nam tử khoảng chừng bốn ba bốn tư tuổi, trông hơi mập, giống như phật Di Lặc ở hậu thế, mặc cẩm y, đầu đội mũ đen, khi nói luôn mang theo nụ cười, làm cho người ta cảm thấy y là người vô hại.

Người trung niên mập mạp này chính là Điền An. Ngồi cạnh là thủ hạ của y, một nam tử hơn ba mươi tuổi. Ngồi cạnh là thủ hạ của y là một nam tử hơn ba mươi tuổi, tướng mạo có chút thanh tú, thân thể đơn bạc, gầy yếu. Nghe Điền An nói, nam tử này đột nhiên ho khan hai tiếng, mặt hơi đỏ lên như có bệnh, uống một ngụm rượu, nhẹ nhàng thở ra một hơi, sau đó ngẩng đầu hỏi:

- Sài tướng quân, trong núi đã bố trí ổn thỏa chưa?

Lão giả tựa hồ rất tôn kính đối với nam tử thanh tú kia, thân thiết hỏi:

- Tử Phòng, thân thể khó chịu sao?

- Không đáng ngại lắm, chỉ là năm đó chạy trốn, trúng bệnh thôi… làm phiền tướng quân lo lắng, Trương Lương thật sự là áy náy.

Nam tử này lại chính là Trương Lương. Từ khi ám sát Thủy Hoàng Đế ở Bác Lãng Sa, Trương Lương liền mai danh ẩn tích, không chút tin tức. Ai cũng không nghĩ tới, y dĩ nhiên lại ở trong Điền trạch ở huyện Doanh. Ho nhẹ hai tiếng, Trương Lương nhìn thoáng về phía hai người thanh niên ngồi sau lão giả, hỏi:

- Sài tướng quân, hai vị này là…

Sài tướng quân cười, chỉ vào người thanh niên hào sảng:

- Đây là con trai lão hủ, tên là Sài Võ. Từ khi bạo Tần phá Triệu liền theo ta lưu lạc khắp nơi. Chỉ là một người thô lỗ, nhưng năm xưa cũng từng phục vụ trong quân, võ nghệ không tệ hơn nữa rất hiểu biết đối với phương pháp kỵ chiến.

- Còn vị này…

Sài tướng quân kéo tay thanh niên nho nhã:

- Cũng là một hậu nhân của danh tướng Đại Triệu ta.

- A?

Trương Lương nghe vậy, rất hứng thú, không nhịn được quan sát thanh niên này từ trên xuống dưới. Thanh niên mở mắt, hành lễ với Trương Lương.

- Tổ phụ của y chính là Võ An Quân!

Trương Lương, Điền An nghe vậy tất cả đều nghiêm nghị kính nể.

- Đúng là con cháu của Võ An Quân, Điền An thất lễ, thất lễ rồi!

Võ An Quân là tướng quân nước Triệu cũ, là tướng quân Lý Mục đại danh đỉnh đỉnh của nước Triệu.

Thanh niên lại như không thèm để ý, mỉm cười nói:

- Tả Xa chỉ là một người vô danh tiểu tốt, sao được hai vị coi trọng? Lần này Tả Xa nhờ Sài gia thúc thúc yêu quý, chỉ là muốn gặp tiên sinh thỉnh giáo… mưu kế của Trương tiên sinh ở Lương Phụ Sơn thật là xảo diệu, Tả Xa bội phục. Nhưng ta nghe người ta nói, triều đình lệnh Đô úy Tứ Thủy Lưu Khám đến đây tra rõ việc này.

- Lưu Khám?

Điền An ngẩn ra:

- Cái tên này rất quen thuộc … Ta nhớ mang máng, nhiều năm trước Tứ Thủy Hoa Điêu hình như do một người tên là Lưu Khám làm nên. Thiếu Quân nói tới Lưu Khám, sẽ không phải là Lưu Khám ở Huyện Bái bán Tứ Thủy Hoa Điêu chứ.

Thiếu Quân là tôn xưng của thanh niên kia. Mà Trương Lương bên cạnh, hơi nhíu mày, trong mắt hiện lên một mạt sắc nhọn.

Thanh niên nói:

- Ta không biết Lưu Khám này có phải Lưu Khám mà Điền ông vừa nói không, nhưng Lưu Khám này hình như đích xác là đến từ Huyện Bái. Trước đây ta từng đi qua phương bắc, cũng nghe nói đến người này. Người này từng cầm mấy trăm binh mã, kháng mấy trăm nghìn đại quân Hung Nô ở ngoài thành Phú Bình. Cũng đánh chết Tả hiền vương Đồ Kỳ, ngăn trở A Lợi nhiều ngày. Sau đó tập kích bất ngờ Cù Diễn, kiếp sát bến thuyền Lâm Hà, dụng binh như thần, vô cùng inh…

Điền ông, Trương tiên sinh… Người này mặc dù xuất thân thương nhân, nhưng rất có mưu lược. Hơn nữa lá gan rất lớn, phương pháp bất thường, không thể không phòng!

Trương Lương nhíu chặt mày, ngón tay thon dài gõ xuống mặt bàn, hơn nữa gõ càng ngày càng gấp, khiến cho Điền An chú ý.

Chương 279-280: Thanh ngư Cái Nhiếp

Những nhà phú quý huân môn năm xưa tuyệt không có khả năng cúi đầu trước Lão Tần. Nhưng cũng chỉ một hai đời người mà thôi… Ba đời, bốn đời sau nếu Đại Tần vững chắc, còn có bao nhiêu người cẩn thận ngẫm lại, từ khi Đại Tần thống nhất sáu nước đến nay, tuy rằng ngẫu nhiên cũng có những loạn nhỏ, nhưng nói đến đại cục trên cơ bản là bình an ổn định.

Sau khi vượt qua những khó khăn bị diệt quốc, dân chúng nên sống như thế nào, hay là sống như thế nào.

Thậm chí, trên một phương diện nào đó, dưới luật pháp nghiêm khắc của Đại Tần, so với năm qua dân chúng được sống những ngày càng thêm sung sướng. Điểm này từ lúc Thủy Hoàng Đế xưng đế đến bây giờ, từ trong vài năm ngắn ngủi số nhân khẩu tăng lên là có thể nhìn ra manh mối. Đã không có các cuộc chinh chiến quy mô lớn, tự nhiên cũng sẽ không có những cuộc giết chóc quy mô lớn. Mặc dù dân chúng mất đi cơ hội giành được công trạng, nhưng cuộc sống vô cùng ổn định.

Đương nhiên, nhiều lần lao dịch, cũng đã tăng thêm nhiều phiền phức cho bách tính.

Luật pháp nghiêm khắc, cũng làm cho rất nhiều người, đặc biệt là những người đã quen với sự nhàn hạ cảm thấy không thích ứng. Nhưng mặc kệ nói như thế nào, cuộc sống cũng phát triển theo hướng tốt lên. Thế nhưng, với hậu duệ sáu nước mà nói, loại tình huống này không phải là kết quả mà bọn họ cam tâm tình nguyện nhìn thấy. Thiên hạ thái bình, lòng dân an ổn… thời gian dài qua, còn có thể có bao nhiêu người còn ghi nhớ đến mối thù diệt quốc? nếu như ngay cả thù hận cũng không còn nữa, vậy bọn họ, những hậu duệ của sáu nước, sẽ đi về đâu? Chẳng lẽ để cho bọn họ sống cuộc sống như man di dưới bóng ma của bạo Tần hay sao?

Cho nên bọn họ phải không ngừng chế tạo rắc rối, không ngừng nhắc nhở mọi người, không nên quên mối hận diệt quốc…

Về việc đó, trong lòng Lưu Khám vô cùng rõ ràng.

Có thể nhớ kỹ quang vinh của tổ tiên, đây cũng là nguyên nhân chủ yếu mà hậu duệ sáu nước không cam lòng bình yên. Bọn họ không dám có hành động lớn, thế nhưng lại không thể không hành động. Bằng không, theo thời gian, mọi người quên mất bọn họ, sẽ không còn cơ hội tái khởi nữa.

Phùng Kính mang tới cho Lưu Khám một phong thư đến từ thừa tướng Lý Tư. Nội dung rất chính thức, hoàn toàn viết theo phương thức công văn của triều đình, dùng chữ viết truyền thống của Tần là chữ tiểu triện. Không thể không nói, văn của Lý Tư rất hay, hơn nữa trật tự rõ ràng, đơn giản, súc tích, trong thư đã lấy thân phận thừa tướng Đại Tần khích lệ động viên đối với Lưu Khám.

Đồng thời, cũng nói rõ tình huống. Hiện nay binh lực tại vùng Trung Nguyên của Đại Tần trống rỗng, đặc biệt tại Chư quận ở Sơn Đông bắc bộ có binh lực không đến một trăm nghìn, hơn nữa phân tán ở các địa phương. Mà đội quân tinh nhuệ của Lão Tần lại đang bị kiềm chế ở Bắc Địa, hơn mười vạn binh mã phải bảo vệ nghìn dặm lãnh thổ quốc gia, vốn là trứng chọi đá.

Bệ hạ anh minh, cuối cùng sau khi bàn bạc đã quyết định tu sửa Trường Thành ở Bắc Cương. Đem trường thành của ba nước Yến, Triệu, Ngụy cũ cùng với Trường thành mà Lão Tần mới tu kiến năm vừa rồi nối thành một thể. Chờ khi Trường thành khởi công xong, áp lực tại Bắc Cương sẽ giảm bớt rất nhiều. Khi đó, đội tinh nhuệ ở Bắc Cương có thể điều ra hơn phân nửa đến chấn nhiếp Trung Nguyên… Việc này mất thời gian khoảng chừng hai, ba năm, hoặc cũng có thể lâu hơn một chút.

Như vậy trong vòng hai, ba năm, vùng Trung Nguyên, đặc biệt là Toánh Xuyên, quận Trần, quận Tiết, quậnTứ Thủy… thậm chí ngay cả các quận ở Cửu Giang, phía nam Trường Giang đều phải đối mặt với áp lực cực lớn. Hậu duệ sáu nước tất nhiên sẽ không chịu ngồi yên, sẽ tìm cách chế tạo các loại hỗn loạn.

Sự việc ở Lương Phụ Sơn cũng chỉ là một trong số đó.

Căn cứ phán đoán của phủ thừa tướng và phủ Đại tướng quân, sự kiện Lương Phụ Sơn chính do hậu duệ sáu nước làm ra. Định nhờ hỗn loạn ở Tề, Lỗ, điều động binh lực quân Tần đang đóng ở quận Vu Trần, Nam Dương và Toánh Xuyên đi. Mà binh mã Lão Tần lưu thủ tại quận Trần, quận Nãng chủ yếu là để phòng ngự phản tặc cố Sở. Chờ khi nhân mã Lão Tần bị điều động đi, người Sở ở Giang Nam sẽ có hành động… Đến lúc đó, toàn bộ vùng Trung Nguyên sẽ đều rung chuyển. Chỉ dựa vào binh mã Lão Tần ở vùng Trung Nguyên, cũng sẽ mệt nhoài, khó có thể ứng phó cục diện loại này.

Khoái Triệt nheo lại con mắt, tay vuốt râu:

- Hiện nay xem ra lời tiên tri của Nam Công đã thành ác mộng của triều đình rồi! Nam Công là một phương sĩ vô cùng nổi danh ở nước Sở. “Nước Sở mặc dù còn ba hộ, nhưng làm vong Tần tất là Sở”, những lời này chính là của Nam Công.

Lưu Khám thở dài một hơi:

- Ý tứ của triều đình vô cùng rõ ràng… Binh mã đóng ở quận Trần tuyệt không thể điều động. Nói cách khác, nếu như quận Tể Bắc xuất hiện hỗn loạn, chúng ta chỉ có thể dựa vào chính mình để giải quyết vấn đề. Binh mã ở quận Tể Bắc hiện nay chỉ còn ba nghìn, hơn nữa phân tán ở các huyện phủ. Không nói đến những binh mã này đại đa số đều là người Tề, nếu muốn tập hợp một chỗ, cũng cần tiêu hao một ít thời gian.

Chư Công, có thượng sách nào chỉ bảo cho ta không?

Trong thư của thừa tướng nói vô cùng rõ ràng, “Điền tam phân” tất nhiên là chỉ con cháu của Tề Điền. Chỉ là, ở đất Tề, con cháu của Tề Điền có đến mấy trăm, phần lớn đều là hào kiệt một phương. Một lưới bắt hết là không có khả năng, ngược lại sẽ dẫn phát ra hỗn loạn lớn hơn nữa. Thế nhưng nhất nhất tra ra, cần mất rất nhiều thời gian, chỉ sợ cũng không phải là biện pháp tốt. Nhanh chóng, ổn thỏa… còn mong Chư công có thể dạy ta làm như thế nào? Nhanh chóng, không khó lý giải, không cần nói năng rườm rà; ổn thỏa sao, chính là phải tận hét khả năng, trong phạm vi nhỏ nhất giải quyết việc này, để tránh làm vấn đề khuếch đại thêm.

Trong phòng khách ở trạm dịch, ngoại trừ Lưu Khám, Khoái Triệt còn có Thúc Tôn Thông và hai thanh niên văn sĩ.

Người lớn tuổi khoảng chừng trên dưới ba mươi, quần áo đen, ngũ quan đoan chính, râu ngắn dưới hàm, lộ ra một cỗ chí khí ngay thẳng; văn sĩ trẻ hơn nhìn bề ngoài có chút ngượng ngùng, khoảng chừng hai ba hai tư tuổi, mặt như phấn ngọc, mắt sáng, mũi thẳng.

- Ngô tiên sinh, có phương án nào không?

Khoái Triệt cũng không có lập tức trả lời, mà đưa mắt nhìn văn sĩ lớn tuổi râu đen.

Người này chính là Ngô Thần, vốn là người Thượng Thái nước Sở, là đồng hương với Lý Tư. Phụ thân với Lý Tư có giao tình rất tốt, năm xưa đi tới Hàm Dương làm môn hạ xin học ở Lý Tư, tinh thông luật pháp, được Lý Tư xưng là Thương Quân tái thế. Nhưng vì nguyên nhân tuổi tác nên không cách nào xuất sĩ, vì vậy được Lý Tư phái đến làm môn hạ của Lý Do, đảm nhiệm phụ tá, hiệp trợ Lý Do thống trị quận Tam Xuyên, biểu hiện ra tài hoa bất phàm.

Mà thanh niên ngồi bên người Ngô Thần chính là bạn tốt của y ở quận Tam Xuyên, người Lạc Dương, tên là Giả Thiệu. Theo Thúc Tôn Thông giới thiệu thì Giả Thiệu này cũng là một mưu sĩ, cũng là nhất mạch Tô Thị Sư Tòng, tại địa phương rất có danh tiếng. Tô Thị Lạc Dương cũng chính là Tô Tần hợp tung có dấu vết sáu nước. Khi Tần diệt Đông Chu, Tô thị liền mai danh ẩn tích, cũng không nghĩ tới lại để lại một học sinh môn nhân vì dung mạo mà nổi danh ở Lạc Dương, được Ngô Thần thừa nhận là Quỷ biện vô song. Cho nên khi Thúc Tôn Thông mời Ngô Thần, Ngô Thần tiện thể cũng lôi theo Giả Thiệu mới thành thân không lâu.

Nghe Lưu Khám thỉnh giáo, Giả Thiệu ho nhẹ một tiếng liền nói:

- Đô úy đừng lo, đất Tề tuy có người của Tề Điền tộc đông đảo, nhưng có lực ảnh hưởng thật sự thì đếm trên đầu ngón tay. Năm đó, bệ hạ đem di dời các gia tộc quyền thế chuyển về Hàm Dương, cũng là muốn giảm bớt sức ảnh hưởng của hậu duệ vương tộc ở các nơi. Hà Công sinh ở Tiết quận, chắc chắn hiểu rõ về tình hình ở đất Tề. Chỉ cần quan tâm lực ảnh hưởng lớn nhất của tộc nhân Tề Điền là có thể rõ ràng được ý nghĩa của “Điền tam phân”. Về phần “Tề Yến tử”… Hắc hắc, lại càng thêm đơn giản. Chỉ cần nhìn thẳng vào những ngoại nhân bên cạnh Điền thị là có thể tra được ít manh mối.

Hà Công, chính là Thúc Tôn Thông, bởi y tên Thông, tự Hà, vì vậy Giả Thiệu gọi y là Hà Công.

Khoái Triệt không khỏi cười:

- Thúc tử làm sao chắc chắn Tề Yến Tử này là họ khác người mà không phải là người của tộc Điền thị.

- Nếu là Tề Điền thị, tại sao lại nói đến Tề Yến Tử?

Giả Thiệu nghiêm mặt nói:

- Nếu là tộc nhân Tề Điền thị, chỉ sợ lời tiên trị này sẽ đổi thành Mạnh Thường Sinh. Điền tam phân sao lại dùng tên Yến Tử?

Thúc Tử là tên chữ của Giả Thiệu.

Lưu Khám ở một bên nhẹ nhàng gật đầu cười nói với Khoái Triệt:

- Khoái tiên sinh, ta đã nói rồi, người Hà Công tiến cử, tuyệt không tệ.

Khoái Triệt cũng là mưu sĩ.

Có câu “Đồng hành là oan gia”, cho nên khi nghe Giả Thiệu giới thiệu mưu sĩ, liền sinh lòng muốn thử sức. Nhưng theo tình huống hiện nay xem ra, Giả Thiệu đích xác là có thực học. Nếu là có thực học, như vậy Khoái Triệt cũng an tâm. Thật ra y không lo lắng Giả Thiệu sẽ đoạt đi bát cơm của y!

Thứ nhất, Giả Thiệu còn trẻ, là một mưu sĩ ưu tú, tuyệt không phải chỉ cần đọc sách là có thể thành công, mà cần một phen tôi luyện và kinh nghiệm. Hiện nay Khoái Triệt là môn hạ của Lưu Khám, là mưu sĩ đứng đầu. Người có thể đánh đồng cùng y chỉ có Đường Lệ và Lưu Khám mà thôi. Thứ hai, Khoái Triệt xuất thân từ gia thần của Lưu Khám.

Một người là gia thần với một người không hề có căn cơ từ bên ngoài đến, Khoái Triệt cần gì phải lo lắng?

Thúc Tôn Thông trầm ngâm trong chốc lát:

- Tộc nhân Điền thị đất Tề đông đảo, nhưng tộc nhân Điền thị có ảnh hướng lớn nhất cũng không nhiều. Tề vương Điền Kiến có một người huynh đệ, tên là Giả. Từ sau khi nước Tề bị diệt, đến nay đều không biết tung tích, cũng không có tin tức. Điền Đam người Lâm Truy là hậu nhân của danh tướng Điền Đan. Năm đó Tề vương xin hàng, Điền Đam liền suất lĩnh gia thần đánh giết tới Lâm Truy, từ đó về sau không có tin tức. Theo suy đoán, Điền Giả hiện đang ở bên cạnh Điền Đam, trốn ở trong núi để tránh triều đình đuổi bắt. Việc này có thể liên quan rất sâu đến bọn họ.

- Nếu không phải là Điền Đam thì là người phương nào?

- Điền Giả, Điền Đam ở đất Tề đều là hai người có uy vọng tối cao nhất. Nếu như không phải là hai người bọn họ, như vậy còn lại chính là nhị phẩm vọng tộc. Trong những người mới quật khởi của tộc nhân Điền thị mấy năm gần đây chỉ có Điền An ở Doanh Ấp, Điền Đô ở Bình Dương và Điền Phúc ở Bác Xương. Ba người này đều là hậu duệ vương tộc, trong lúc huyết mạch phân chia, vì vậy bị đưa tới Hàm Dương. Đồng thời, ba người này có gia sản rất lớn. Đặc biệt là Điền Đô ở Bình Dương, người này tự xưng là hậu nhân của Mạnh Thường Quân, danh vọng rất nổi. Nếu muốn khởi sự ở đất Tề, là người có khả năng nhất trong ba người.

Lưu Khám gật đầu mỉm cười, thế nhưng trong lòng không khỏi hoảng sợ.

.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx