Tây Môn Khánh từ khi có Mạnh Ngọc Lâu thì say mê lắm, tối ngày quanh quẩn ở nhà, hai người gắn bó chẳng rời. Đến ngày mười hai tháng đó thì bên quan Đề đốc ở Đông Kinh cho người tới báo tin là sẽ làm đám cưới để rước con gái Tây Môn Khánh. Do đó Tây Môn Khánh, phần vì mê mệt Ngọc Lâu, phần thì bận rộn chuẩn bị đám cưới của con gái, nên liền trong mấy tháng không tới được nhà Kim Liên, khiến Kim Liên mỏi mòn chờ đợi, suốt ngày chỉ đứng ngoài cửa mà mong ngóng. Lại nhờ Vương bà tới nhà Tây Môn Khánh dò hỏi. Đám gia nhân gác cổng nhà Tây Môn Khánh thấy Vương bà tới, biết là do Phan Kim Liên nhờ tới, lại nhân khi Tây Môn Khánh có vợ mới đẹp giàu, bèn tìm cách xua đuổi. Kim Liên thấy Vương bà trở về không kết quả lại sai con ghẻ là Nghênh Nhi đi lang thang ngoài đường, hoặc tới những nơi Tây Môn Khánh thường lai vãng để tìm kiếm. Nhưng đi khắp nơi cũng không thấy, lại không dám tới nhà Tây Môn Khánh, đành phải quay về, để rồi bị Kim Liên chửi mắng hết lời, sau đó thì bị quỳ gối và nhịn đói...
Lúc đó thời tiết nóng nực, hàng ngày Kim Liên đều sai Nghênh Nhi xách nước hầu hạ tắm cho mình, tắm xong thì cho chuẩn bị rượu thịt, rồi mặc một cái áo lụa mỏng manh, ngồi ngóng ra đường, chờ Tây Môn Khánh. Chờ mãi không thấy thì chửi rủa Tây Môn Khánh là loại phụ bạc, vô tình vô nghĩa, rồi lại lẩn thẩn lấy bài ra bói toán, đến khi chán chường mệt mỏi thì lăn ra giường mà ngủ. Một hôm trong giấc ngủ chập chờn Kim Liên nằm mơ thấy Tây Môn Khánh cưới người vợ thật đẹp thật giàu, rồi đánh đuổi mình. Đang lúc kêu khóc thì chợt tỉnh dậy, trong lòng vừa lo sợ vừa buồn giận. Nghênh Nhi thấy Kim Liên đã thức bèn bước tới hỏi:
- Nước đã có sẵn rồi, dì có tắm bây giờ hay không để tôi sửa soạn?
Kim Liên hỏi qua chuyện khác:
- Mấy cái bánh giò này đã luộc chín chưa? Đem ra đây tao coi Nghênh Nhi vội chạy xuống bếp đem mâm bánh lên, Kim Liên đếm từng cái rồi hỏi:
- Ba chục cái cả thảy, sao bây giờ chỉ còn hai mươi chín cái?
Nghênh Nhi đáp:
- Quả tình tôi cũng không biết có bao nhiêu cái, có thể dì đếm lầm chăng? Kim Liên đếm lại lần nữa rồi bảo:
- Tao đếm lần hai rồi, ba chục cái ban nãy là để đợi gia gia đến ăn, sao mày dám ăn vụng mất một cái rồi bây giờ còn chối? Con khốn nạn kia, mày chỉ giỏi ăn hại thôi, rồi mày biết tay tao.
Nói xong sấn tới lột quần áo Nghênh Nhi ra, rồi lấy roi mâ quất túi bụi mấy chục roi liền, vừa đánh vừa nói:
- Mày ăn vụng mà không chịu nhận thì bà đánh mày trăm roi cho mày chết.
Nghênh Nhi hoảng quá, chắp tay van lạy rồi nói:
- Dì ơi, xin ngừng tay, tôi đói quá lỡ ăn mất một cái, xin dì tha cho.
Kim Liên cười gằn.
- Tao biết ngay mà, không mày thì còn ai vào đây, thật la thân lừa ưa nặng, nhưng tao hỏi mày, mày ăn vụng, sao lại dám bảo là tao đếm lộn? Mới nứt mắt ranh mà đã ăn không nó có. Con khốn nạn, tao đánh cho mày phải bỏ nhà này mà đi hoặc mày chết thì thôi. - Nói xong lại nghiến răng mà đánh, Nghênh Nhi kêu khóc ầm ỹ. Lúc Kim Liên đánh đã mỏi tay thì thân thể Nghênh Nhi đã chỗ tím chỗ xanh rướm máu, lúc đó Kim Liên mới chịu ngừng tay, cho Nghênh Nhi được mặc quần áo rồi bắt ngồi quạt cho mình. Lát sau, Kim Liên vào trang điểm lộng lẫy rồi ra đứng ở trong rèm ngóng đợi Tây Môn Khánh. Chợt thấy Đại An vai đeo một cái túi lớn, cưỡi ngựa đi qua. Kim Liên vội gọi lại hỏi:
- Có việc gì mà đi ngang đây vậy?
Đại An lúc trước vẫn thường theo Tây Môn Khánh tới nhà Kim Liên, lại thường được Kim Liên cho tiền, nên nghe gọi, bèn xuống ngựa bước lại đáp:
- Gia gia tôi sai tôi đi biếu ít quà cho người ta.
Kim Liên mời Đại An vào nhà rồi hỏi:
- Ở nhà có chuyện gì không mà suốt mấy tháng nay ta không thấy mặt gia gia ngươi đâu cả. Hay là đã có bà cô nào khác rồi? Đại An đáp:
- Gia gia tôi có bà nào cô nào đâu, chẳng qua là trong nhà nhiều chuyện bận rộn quá nên không rảnh mà tới thăm nương tử được thôi.
Kim Liên nói:
- Dù là nhà có việc bận thì cũng phải cho người tới báo tin cho ta biết chứ, sao lại mất mặt mất mũi mà lại bặt vô âm tín luôn như vậy? Ta thật không được yên lòng chút nào. Đại An không biết trả lời sao đành im lặng.
Kim Liên lại hỏi:
- Mà ở nhà chuyện gì bận rộn quá vậy? Ngươi nói ta nghe. Đại An chỉ cười hì hì mà không đáp. Kim Liên nghi ngờ lắm, hỏi dồn:
- Chuyện gì vậy? Sao ngươi không chịu nói?
Đại An cười đáp:
- Thì cũng là chuyện bận rộn trong nhà, nương tử xoi mói làm gì?
Kim Liên bảo:
- Này, ta nói thật, người không nói thì ta sẽ oán ngươi suốt đời đó.
Đại An ngần ngại:
- Nhưng nếu tôi nói cho nương tử nghe thì nương tử không được cho gia gia tôi biết mới được.
Kim Liên bảo:
- Được rồi, ta quyết chẳng nói đâu.
Đại An bèn đem đầu đuôi câu chuyện Tây Môn Khánh cưới Mạnh tam nương, kể cho Kim Liên nghe. Khi Đại An kể xong thì nước mắt Kim Liên đã dầm dề từ bao giờ. Đại An lo sợ nói:
- Đó là nương tử ép tôi nói chứ quả tình là tôi đâu có muốn nói Kim Liên lảo đảo dựa vào cửa gạt nước mắt thở dài than - Thảo nào ta nằm mơ thấy gia gia ngươi cưới vợ, quả là không sai sự thật. Đại An à, ta với ngươi dù sao bấy lâu nay cũng là có tình có nghĩa, cho nên ta cũng cám ơn người đã cho ta biết chuyện vừa rồi.
Nói xong nước mắt lại lã chã tuôn rơi. Đại An ái ngại nói Nương tử à, nương tử đừng khóc làm gì.
Nương tử có thể viết vài chữ để tôi đem về, thế nào gia gia tôi cũng tới đây.
Kim Liên đau khổ nói:
- Thôi, làm như vậy chỉ phiền ngươi mà thôi. Hôm nay ta cám ơn ngươi lắm, hôm nào ngươi tới đây, ta khâu một đôi hài tặng ngươi. Mấy hôm nay ta chờ gia gia ngươi tới mà không thấy, ta có làm sẵn ít bánh cho gia gia ngươi, bây giờ thì ta mời ngươi ăn vậy Nói xong gọi Nghênh Nhi lấy bánh ra, bóc đặt trên đĩa mời Đại An ăn. Trong khi đó, không hiểu nghĩ sao, Kim Liên lại vào phòng lấy giấy hoa và bút mực ra viết như sau:
Ai kia đã rõ lòng ta.
Giờ ta xin mượn giấy hoa tỏ lờ.
Trước kia như đũa có đôi.
Rộn ràng kết tóc, bồi hồi trao khăn.
Lòng ai giờ đã nguội dần.
Thì xin trả lại tấm khăn ngày nào.
Viết xong, niêm phong lại, bước ra đưa cho Đại An mà bảo:
- Nhờ ngươi đưa giùm cho gia gia, ta ở đây từng ngày từng giờ trông đợi, hy vọng rằng gia gia ngươi sẽ tới. Đại An cũng vừa ăn xong, nhận thư rồi cáo từ lên ngựa, Kim Liên dặn:
- Ngươi về nói với gia gia rằng ta oán giận lắm, nếu gia gia ngươi không chịu tới đây thì ngươi nói thêm là nay mai ta sẽ đích thân ngồi kiệu tới nhà:
Nói xong tặng Đại An ít tiền. Đại An nói:
- Nương tử cứ yên tâm, tôi sẽ hết lòng.
Đoạn giục ngựa mà đi.
Từ đó Kim Liên đứng ngồi chờ đợi, hết ngày nọ sang ngày kia mà vẫn không thấy bóng dáng Tây Môn Khánh đâu. Một hôm dường như không còn kiên nhẫn được nữa, Kim Liên chờ từ sáng tới tối mà chẳng thấy gì thì hai hàm răng ngọc nghiến chặt, đôi mắt phượng lệ trào, gọi Vương bà dọn tiệc rượu, hai người cùng ngồi ăn uống rồi rút cây trâm bạc trên đầu, tặng Vương bà, sa lệ nhờ Vương bà tới nhà Tây Môn Khánh mời đến cho mình gặp mặt. Vương bà bảo:
- Bây giờ tối rồi, sợ là không lại đâu. Thôi để sáng mai tôi đi sớm cho.
Kim Liên nói:
- Tôi tặng ma ma cây trâm bạc này mà, ma ma cứ đi giùm ngay đi. Vương bà là loại người "máu tham hễ thấy hơi đồng thì mê", tiếc cây trâm bạc nên ngần ngừ một chút rồi đứng dậy đi.
Sáng hôm sau tỉnh dậy, vội gọi Nghênh Nhi, sai sang hỏi tin tức bên Vương bà. Nghênh Nhi trở về thưa là Vương bà đi đâu từ sáng sớm rồi. Trong khi đó Vương bà đang ở ngoài cổng nhà Tây Môn Khánh, hỏi đám gia nhân thì chúng trả lời là không biết gì cả. Vương bà không biết tính sao, bèn ngồi ngoài đường mà chờ. Lát sau, chợt thấy viên quản lý tiệm dược phẩm là Phó Nhị từ trong bước ra, Vương bà vội chặn lại chào rồi hỏi:
- Xin cho tôi hỏi thăm một chút, chẳng hay Đại quan nhân có nhà không?
Phó Nhị đứng lại bảo:
- Bà từ đâu tới hỏi Đại quan nhân có chuyện gì sớm quá vậy? Hôm qua là ngày sinh nhật của Đại quan nhân. Tối qua trong nhà đãi tiệc, cả ngày hôm qua Đại quan nhân ở nhà tiếp khách, tới tối thì cùng bạn bè đi chơi, suốt đêm không về nhà. Mà bà tới tìm Đại quan nhân có chuyện gì vậy?
Vương bà không đáp, chỉ vái chào rồi đi. Tới đầu đường Vương bà chợt trông thấy Tây Môn Khánh cưỡi ngựa từ xa đi tới theo sau có hai đứa gia nhân, vội chạy tới giật giọng mà gọi Đại quan nhân! Cho tôi hỏi cái này đã Nói xong chạy tới giữ cương ngựa mà níu lại. Tây Mô Khánh ăn chơi uống rượu suốt đêm qua, giờ đó cũng chưa hết hơi men, nghe vậy bèn lè nhè hỏi:
- Có phải Vương bà đấy không? Chắc là Phan thị nhờ bà tìm ta chứ gì?
Vương bà nghển cổ lên nói nhỏ mấy câu. Tây Môn Khánh bảo Hôm qua gia nhân có về nói cho tôi nghe rồi. Tôi biết Phan thị đang oán giận tôi lắm. Được rồi, để tôi tới đó ngay bây giờ.
Nói xong trở đầu ngựa đi. Vương bà đi theo, thỉnh thoảng lai nói với Tây Môn Khánh vài câu. Tới nơi, Vương bà chạy vào bảo:
- Nương tử ơi, tôi đem được Đại quan nhân tới đây rồi. Mừng nhé.
Kim Liên như người chết sống lại, vội chạy ra cửa đón tiếp Tây Môn Khánh xuống ngựa, tay phe phẩy cái quạt mà bước vào. Kim Liên chào hỏi rồi bảo:
- Lâu quá chẳng thấy Đại quan nhân lại. Chắc là vui vầy gắn bó với tân nương nên quên cả tôi chứ gì? Phải rồi, tôi bâ giờ còn đáng gì cho quan nhân để mắt tới nữa.
Tây Môn Khánh nói:
- Nàng đừng có nghe lời thiên hạ, làm gì có tân nương nào. Chẳng qua là đám cưới con gái tôi nên trong nhà bận rộn quá không rảnh rang mà đến với nàng được đó thôi.
Kim Liên bảo:
- Bây giờ mà chàng còn nói dối sao? Này, con người có mớ nới cũ thì sau này rồi không ra gì đâu.
Bây giờ chàng phải thề độc thì tôi mới tin. Tây Môn Khánh nói:
- Tôi mà phụ nàng thì trời hại tôi, bắt tôi bệnh tật khổ sở mà chết... Kim Ijiên nghiến răng:
- Đồ phụ bạc, giờ này mà còn nói được như vậy hay sao.
Nói xong, sấn tới giật chiếc khăn trên đầu Tây Môn Khánh liệng xuống đất. Vương bà vội cúi xuống nhặt lên bàn mà bảo:
- Kìa, nương tử sao lại làm vậy? Coi sao được?
Kim Liên lại sấn tới rút chiếc kim cài tóc của Tây Mô Khánh xuống coi. Chiếc kim này là do Mạnh Ngọc Lâu tặng, nhưng Kim Liên không biết, chỉ nghĩ là của một kỹ nữ nào mà thôi, bèn giấu vào tay áo rồi nói:
- Nếu quả chàng không có thay lòng đổi dạ thì tôi sẽ trả lại cho, không mất được đâu.
Tây Môn Khánh chỉ biết than:
- Làm cái gì mà kỳ cục vậy không biết. Cái đồ cài tóc đó chính là của nàng. Hôm trước ta giấu đi, nàng tìm mãi không thấy đó bây giờ quên rồi sao?
Kim Liên xỉa xói:
- Này, đừng có nói láo, đứa trẻ lên ba cũng không nghe được, ai mà tin.
Nói xong, thấy trong tay Tây Môn Khánh có cái quạt rất đẹp, bèn giựt lại mà coi, thấy có đề bài thơ thì nghi là của người đẹp nào cho, kiền nghiến răng bẻ gãy ngay làm đôi. Tây Môn Khánh bất bình nói:
- Cái quạt đó là do người bạn của tôi là Bốc Chí Đạo tặng cho tôi, tôi không dám dùng, cứ cất đi, mãi hôm qua mới lấy ra, vì hôm qua là ngày sinh nhật của tôi. Vậy mà nàng lại bẻ đi là thế nào?
Kim Liên hơi hối hận vì cảm thấy mình hơi quá, chưa biết tính sao thì Nghênh Nhi bưng trà ra. Kim Liên bèn mời Tây Môn Khánh ngồi uống trà rồi quỳ ngay xuống mà khóc. Vương bà mỉm cười:
Nói cho hả rồi bây giờ lại ở đó mà khóc. Thôi để tôi xuống bếp.
Kim Liên cũng đứng dậy cùng Nghênh Nhi dọn dẹp bàn ghế để dọn tiệc đãi Tây Môn Khánh. Lại lấy ra những tặng vật nhỏ để dành tặng Tây Môn Khánh nhân ngày- sinh nhật, gồ một đôi hài thêu hạt cườm màu huyền, hai đôi tất thêu, một xấp khăn tay thêu, và một chiếc trâm cài tóc có gắn hai bông sen vàng, trên có khắc mấy câu thơ như sau:
Thiếp có bông sen tịnh dế.
Tặng cho chàng để cài đầu.
Ước mong sao chàng giừ mãi.
Để thiếp không còn khổ đau.
Tây Môn Khánh xem các tặng vật, trong lòng cũng hơi xúc động. Kim Liên quay vào gọi Nghênh Nhi đem rượu ra, rót mời Tây Môn Khánh rồi sụp xuống lạy bốn lạy chúc thọ Tây Mô Khánh. Tây Môn Khánh vội đỡ dậy. Hai người kề vai uống rượu, muôn phần đằm thắm. Vương bà cũng được mời lên nhưng uống vài chén rượu xong thì Vương bà cáo từ mà về. Sau vài tuần rượu, Tây Môn Khánh cho gia nhân đem ngựa về, còn mình thì ở lại với Kim Liên đêm đó...
Nói về Võ Tòng, rời huyện Thanh Hà vượt đường đến Đông Kinh, vào Chu thái phủ, đưa thư và lễ vật, ở lại vài hôm rồi cầm thư trả lời, quay về Thanh Hà. Đường đi vất vả gian nan, lúc đi thì trời bắt đầu nóng nực, lúc về thì trời chuyển sang mưa dầm, liên miên không dứt. Lúc đi thì vào đầu hạ khi về thì đã sang thu. Vừa đi vừa về cũng mất tới bốn tháng. Suốt thời gian trên đường thiên lý, những lúc ăn ngủ nằm ngồi, Võ Tòng đều thấy lòng dạ bồn chồn, tâm thần hoảng hốt không yên, bèn sai một người cưỡi ngựa giỏi, chọn một con ngựa thật tốt, cướp đường về trước, báo tin cho Tri huyện an lòng, lại viết một phong thư bảo đưa cho anh mình, còn mình sẽ về sau.
Người kỵ sĩ tới huyện Thanh Hà vào trình với Tri huyện trước rồi trở ra tìm nhà Võ Đại. Tới nơi thấy cửa đóng, bèn gọi cửa. Lúc đó Vương bà cũng đang đứng ở cửa nhà, thấy vậy bèn bước sang hỏi:
- Chú hỏi ai vậy?
Người kỵ sĩ đáp:
- Tôi là người của Võ ĐÔ đầu. Đô đầu sai tôi về trước đưa thư cho người anh.
Vương bà hơi giật mình vội bảo:
- Võ Đại lang đi vắng rồi, có thư gì chú cứ đưa cho tôi, bao giờ Võ Đại lang về thì tôi đưa lại cho cũng được chứ gì. Người kỵ sĩ ngần ngừ giây lát rồi móc thư ra đưa cho Vương bà, sau đó lên ngựa đi ngay.
Vương bà vội quay vào nhà, theo cổng sau sang nhà Kim Liên. Kim Liên và Tây Môn Khánh vui vầy hoan lạc gần suốt đêm qua nên giờ này vẫn chưa dậy. Vương bà đập cửa phòng rầm rầm mà bảo:
- Đại quan nhân ơi, nương tử ơi, dậy mau, dậy mau! Võ Tòng sai người đem thư về trước cho Võ Đại đây này. Tôi đã nhận thư giùm đây này. Dậy mau đi, không nên chậm trễ.
Tây Môn Khánh đã thức giấc nhưng chưa dậy, còn đang nằm cạnh Kim Liên, nghe Vương bà nói vậy thì lạnh toát người, vội đánh thức Kim Liên dậy, mở cửa mời Vương bà vào. Vương bà đưa thư của Võ Tòng cho Tây Môn Khánh. Tây Môn Khánh lấy ngay ra đọc thấy trong thư nói là trễ lắm thì ngày Trung Thu sẽ về tới. Kim Liên cũng tới bên ghé mắt đọc thư. Đọc xong hai đều cuống lên. Tây Môn Khánh run giọng bảo:
- Ma ma à, như thế này là nguy đến nơi rồi. Ma ma có cách nào che giấu giùm cho chúng tôi, chúng tôi hứa sẽ trả ơn xứng đáng, chứ bây giờ chúng tôi khó thể xa nhau. Mà thằng Võ Tòng về đây thì chúng tôi tất phải xa nhau, như vậy đâu được.
Vương bà cười bảo:
- Xin cứ bình tĩnh, có gì đâu mà phải cuống lên thế? Người ta thường nói, "lúc nhỏ lấy chồng thì do cha mẹ, lúc lớn lấy chồng thì do chính mình", chú bác anh em cũng chẳng làm gì được. Bây giờ thì cũng gần tới trăm ngày của Võ Đại rồi, nương tử nên thỉnh mấy vị hòa thượng tới lập đàn cầu siêu cho Võ Đại rồi đem bài vị Võ Đại ra làm lễ hỏa thiêu. Sau đó nhân lúc Võ Tòng chưa về tới, Đại quan nhân tổ chức ngay một lễ cưới nhỏ, dem một chiếc kiệu tới rước nương tử về làm vợ là yên. Võ Tòng về đây thì hai người đã thành vợ thành chồng rồi, nó cũng chẳng nói gì được nữa. Mà có gì thì lúc đó mình cũng dễ ăn dễ nói. Như vậy không phải là diệu kế hay sao? Tây Môn Khánh bảo:
- Ma ma nói phải lắm, chỉ còn cách đó mà thôi. Sau đó mấy người bàn định là đến ngày mồng sáu tháng tám là trăm ngày của Võ Đại, làm lễ xong thì đến tối mồng tám sẽ cưới Kim Liên... Thấm thoắt đã đến ngày mồng sáu tháng Tám, Tây Môn Khánh sai đem ít bạc vụn tới đưa cho Vương bà, nhờ tới chùa Báo Ân mời sáu vị hòa thượng tới cầu siêu cho Võ Đại rồi đến tối thì làm lễ thiêu kinh. Vương bà bận rộn suốt ngày hôm đó, đến tối, khi cuộc lễ xong xuôi thì Tây Môn Khánh nghỉ đêm với Kim Liên. Trước đó, lúc làm lễ đốt linh vị, hòa thượng sai người vào mời Kim Liên ra lạy bàn thờ. Lúc đó Kim Liên đang ngủ dật dựa trong phòng, miễn cưỡng bước ra thắp hương hành lễ. Sáu vị hòa thượng nhìn thấy Kim Liên thì lòng dạ rối bời, quên ca tụng niệm, mất hết cả thiền tâm Phật tính. Lễ xong thì Tây Môn Khánh cũng vừa tới, Kim Liên bèn quay vào dọn tiệc trong phòng, vui thú cùng Tây Môn Khánh. Tây Môn Khánh bảo Vương bà:
- Mọi chuyện ở ngoài, xin ma ma cứ tùy nghi giải quyết. không phải gọi nương tử ra nữa. Vương bà cười khanh khách bảo:
- Tôi biết rồi, cứ để đấy tôi lo cho.
Nói xong cười toe toét mà bước ra. Bên ngoài, các vị hòa thượng đang thu dọn đồ đạc, nhưng vì chưa hết ngẩn ngơ trước sắc đẹp của Kim Liên nên cứ nấn ná chưa về. Một vị hòa thượng bước tới thau nước gần cửa sổ để rửa tay, bỗng nghe bên trong có tiếng đàn bà cười khúc khích, rồi lại nghe như có tiến đàn ông trò chuyện, bèn ngừng rửa tay, im lặng nghe ngóng. Nguyên phòng ngủ của Kim Liên chỉ ngăn cách với phòng ngoài bằng một bức tường mỏng, giữa có cửa sổ che rèm, đứng gần cửa sổ có thể nhìn vào trong và nghe rõ mọi chuyện. Vị hòa thượng vội đứng nép vào một bên cửa sổ rồi hé mắt nhìn vào thấy Kim Liên và Tây Môn Khánh đang khúc khích đùa giỡn trên giường. Cạnh giường, tấm rèm bằng lụa sa xanh vô tình được kéo sang một bên, đầu giường có đôi gối uyên ương, cuối giường có một cái chăn bọc lụa hồng được xếp lại gọn ghẽ. Tây Môn Khánh và Kim Liên hoàn toàn không hay biết là có người đang nhìn vào phòng, nên cứ tự nhiên như không. Ngoài này hòa thượng nhìn một lát rồi quay ra rỉ tai cho vị hòa thượng khác, chỉ phút chốc là cả sáu vị hòa thượng đều biết chuyện ong bướm nhơ bẩn bên trong. Sau dó các vị dọn dẹp đồ đạc rồi cáo từ về chùa, khi kéo nhau ra về, các vị cười vang khó hiểu. Tây Môn Khánh trong phòng nghe được, chợt giật, mình, vội gọi ngayVương bà vào, bảo lấy ít bạc ra chạy theo tặng cho các hòa thượng.
Các vị nhận bạc rồi định trở vào để cảm tạ Kim Liên, nhưngVương bà gạt đi. Các vị bảo nhau:
- Thôi, đừng làm phiền thí chủ nữa.
Đoạn nhìn nhau cười mà đi. Thật là:
Bên tường có mắt có tai,.
Song sa cũng có người ngoài đứng trông.
@by txiuqw4