Phùng lão tất tả từ phòng Bình Nhi đi ra thì gặp Đại An. Đại An cười bảo:
- Ma ma cứ tới nơi đó trước đi, gia gia còn nói chuyện với Ứng nhị gia, chút nữa tới sau, Kỳ Đồng nó đem rượu tới trước rồi đó.
Trong khi đó Ứng Bá Tước nói với Tây Môn Khánh trên đại sảnh:
- Lý Trí và Hoàng Tam hiện có một số vật liệu sáp ong rất lớn, trị giá một vạn lạng, đây là dịp tốt kiếm lời nhiều, bây giờ họ đang kẹt tiền, đại ca tính sao?
Tây Môn Khánh bảo:
- Có lẽ tôi không thể làm chuyện này được đâu.
Bá Tước bảo:
- Nếu đại ca không muốn đứng ra làm thì đại ca có thể bỏ ra hai ngàn lạng cho họ, tiền lời hàng tháng năm phân, tôi đứng ra bảo lãnh, đại ca tính thế nào?
Tây Môn Khánh nói:
- Nếu vậy nể lời nhị ca, tôi bỏ ra cho họ một ngàn lạng thôi. Hiện tôi đang lo xây cất trang trại nên cũng không dồi dào tiền bạc.
Bá Tước kèo nài:
- Nếu quả là đại ca không sẵn tiền thì có thể bán bớt một ít hàng đi lấy thêm năm trăm lạng nữa đưa cho họ, là một ngàn năm trăm lạng, tôi bảo đảm họ không dám thiếu tiền lời đại ca đâu.
Tây Môn Khánh ngần ngừ:
- Kể ra thêm năm trăm lạng nữa thì tôi cũng có cách xoay ra, nhưng quả là tôi ngại quá.
Bá Tước nói giọng chắc nịch:
- Có gì mà đại ca ngại? Nếu có chuyện gì trục trặc thì còn tôi đây, xin đại ca cứ yên tâm, nếu đại ca chịu thì ngày mai tôi bảo họ làm giấy.
Tây Môn Khánh nói:
- Ngày mai tôi có chút việc bận, bảo họ là ngày kia đi.
Bá Tước gật đầu đứng dậy cáo từ.
Tây Môn Khánh gọi Đại An lấy ngựa rồi hỏi:
- Kỳ Đồng nó đã đi chưa?
Đại An đáp:
- Thưa đã đi từ nãy rồi.
Tây Môn Khánh lên ngựa tới nhà Vương thị.
Không ngờ hôm đó em trai Hàn Đạo Quốc là Hàn Nhị đánh bạc thua hết tiền, bèn tới nhà anh. Tới nơi, Hàn Nhị hỏi Vương thị:
- Tẩu tẩu à, ca ca tôi chưa về sao? Tôi đang định kiếm ca ca để uống chén rượu đây.
Nói xong chìa một gói đựng lòng lợn ra. Vương thị sợ Tây Môn Khánh tới bắt gặp bèn bảo:
- Thôi, chú có đồ nhắm rồi thì đi chổ khác mà uống rượu. Ca ca chú vắng nhà, chú tới đây làm gì?
Thật phiền quá.
Hàn Nhị không chịu đi, nhìn vơ vẩn trong nhà, chợt thấy trên bàn có một vò rượu kèm theo một tấm thiếp hông, bèn hỏi:
- Tẩu tẩu à, rượu gì ở đâu vậy? A à, có rượu mà định uống một mình sao? Rót ra tôi với tẩu tẩu cùng uống chăng?
Vương thị vội cản lại:
- Này, rượu của Đại quan nhân đem tới cho anh chú đó, anh chú chưa về thì chú đừng có đụng vào, đợi anh chú về rồi hai anh em uống có vui hơn không?
Hàn Nhị nói:
- Đợi làm sao được mà đợi, rượu này của ai sai đem đến thì tôi cũng uống thử một chung đã.
Nói xong bước tới định cầm vò rượu lên, nhưng Vương thị đã xin đến, giằng lại vò rượu, lấy tay xô Hàn Nhị ra rồi đem rượu vào phòng trong. Hàn Nhị lặng người rồi thẹn quá hóa giận mắng rằng:
- Con dâm phụ kia, tao thấy mày ở một mình vắng vẻ buồn rầu nên mang đồ ăn tới để uống rượu trò chuyện giải muộn, mày có rượu đã không cho tao uống lại còn xô đẩy tao. Tao biết rồi, bây giờ mày vớ được thằng nào nhiều tiền nên bây giờ bỏ rơi tao chứ gì? Tao nói thật cho mà biết, tao mà gặp thằng khốn nạn đó thì "dao trắng đâm vào, dao đỏ rút ra" chứ không giỡn đâu.
Vương thị dỏ bừng mặt, vớ ngay một cái gậy đánh đuổi Hàn Nhị rồi mắng:
- Thằng giặc đói kia, mày uống rượu ở đâu rồi tới đây định kiếm chuyện với bà phải không. Bà nói thật, bà không sợ mày đâu.
Hàn Nhị chửi rầm lên rồi bỏ đi. Vừa ra khỏi cổng thì gặp Tây Môn Khánh từ xa cưỡi ngựa tới. Hàn Nhị vội lỉnh sang ngõ khác. Tây Môn Khánh bước vào hỏi:
- Ai vừa từ trong này ra vậy?
Vương thị đáp:
- Còn ai nữa, thằng Hàn Nhị đó, chắt lại thua bạc nên mới uống rượu say tìm đến đây, nó ăn nói bậy bạ, tôi vừa đuổi đi xong, gặp anh nó ở nhà hôm nay thì nó được một trận rồi.
Tây Môn Khánh cau mày:
- Thì ra thằng khốn đó. Được rồi, để mai tôi ra viện, nó sẽ biết.
Nói xong giận dữ ngồi xuống. Vương thị nói:
- Xin gia gia đừng bận tâm.
Tây Môn Khánh bảo:
- Không được, để như thế này nó quen đi Vương thị nói xuôi:
- Gia gia dạy cũng đúng.
Đoạn mời Tây Môn Khánh vào phòng trong. Tây Môn Khánh đứng dậy bảo Đại An:
- Mày cho thằng Kỳ Đồng đem ngựa về nhà đi, còn mày thì ở ngoài, hễ thấy thằng côn đồ vừa rồi thì nắm đầu nó vào đây cho tao.
Đại An thưa:
- Nó biết gia gia ở đây thì đời nào dám bén mảng tới.
Tây Môn Khánh không nói gì, theo Vương thị vào trong. A hoàn Cẩm Nhi đem trà và hoa quả ra rồi cúi lạy. Tây Môn Khánh bảo:
- Nó cũng ngoan ngoãn đấy chứ. À, còn Phùng lão đâu, sao không thấy?
Vương thị đáp:
- Lão còn đang bận rộn trong bếp, chưa ra lạy chào gia gia được.
Tây Môn Khánh bảo:
- Vò rượu hồi nãy ta cho gia nhân đem tới là của một vị nội thần biếu đó, rượu rất ngon, trong lại còn vị thuốc, uống vào bổ lắm. Trước đây chẳng biết nàng sai mua rượu ở đâu mà khó uống quá nên hôm nay ta phải cho đem lại đó.
Vương thị nói:
- Tạ Ơn gia gia. Chúng tôi ở đây nghèo nàn làm sao có rượu quý để mời gia gia, nên cứ sai người lên phố mua, biết là không vừa miệng gia gia nhưng không làm sao được.
Tây Môn Khánh bảo:
- Đợi Hàn Quản lý về rồi ta sẽ bỏ ra ít tiền, bảo tìm một căn nhà nào ở đường Sư Tử, mua lại rồi hai người dọn tới đó mà ở cho đàng hoàng mà lại gần tiệm. Ở đó cần mua bán thức gì cũng tiện nữa.
Vương thị nói:
- Gia gia dạy rất phải, vả lại ở xóm này cũng nhiều điều bất tiện, gia gia tới lui cũng có miệng tiểu nhân bàn tán.
Hai người nói chuyện một lúc thì tiệc dọn xong. Vương thị rót rượu mời Tây Môn Khánh. Vò rượu hồi nãy giằng co giữa Hàn Nhị và Vương thị cho nên cặn thuốc vẩn đục lên. Tây Môn Khánh uống một hớp rồi bảo:
- Quái lạ, sao hôm nay rượu có vẻ khác, ở nhà ta cũng uống rượu này nhưng mùi vị khác hơn, sao vậy kìa.
Vương thị đáp :
- Chắc là tại mang đi mang lại nên cặn thuốc đục lên đây thôi. Tây Môn Khánh bảo:
- Thật tiếc quá.
Hai người vừa ăn uống vừa chuyện trò. Trong khi đó, sau khi thấy Tây Môn Khánh vào nhà chị dâu mình, Hàn Nhị nghĩ thầm:
"Quái lạ, chẳng lẽ con mụ đó lại có thể tằng tịu với Tây Môn Thiên hộ sao. Hèn gì nó cậy thế mà xua đuổi mình tàn tệ. Để anh mình về mình phải nói mới được".
Vừa đi vừa nghĩ ngợi thì gặp một người quen tên là Trương Đắc Đại. Đắc Đại thường quanh quẩn ngoài cổng huyện, sống bằng nghề viết đơn mướn cho những người cần tới cửa công, do đó cũng có tên là Trương Đại Thư. Hàn Nhị bèn gọi:
- Trương ca ca đi đâu vậy?
Trương Đắc Đại bước tới:
- Chào Hàn nhị ca, chẳng nói giấu gì nhị ca, tôi đang có chuyện bực mình đây. Trong huyện có một vụ phạm pháp huyện chuyển qua bên viện Đề hình, người can phạm mới mướn tôi viết đơn kể lể sự tình rồi nhờ người đem năm chục lạng tới nói với Tây Môn Thiên hộ, nhờ đó chỉ bị đánh bốn chục bàn vả rồi được tha, thay vì bị tội rất nặng. Nhưng được ra rồi thì anh ta biến mất đâu, chẳng thấy trả tiền công cho tôi gì cả, tôi đang đi kiếm để đòi đây.
Hàn Nhị nghe nhắc tới Tây Môn Khánh liền nói:
- À cái tên Tây Môn Khánh đó thì tham lam phải biết, nó chẳng qua chỉ là phường vô lại gặp thời mà thôi. Tôi đang định làm cho nó một vố đây.
Đắc Đại ngạc nhiên:
- Chuyện gì mà ghê vậy?
Hàn Nhị xua tay:
- Đừng hỏi, đừng hỏi, chuyện này không thể vạch áo cho người xem lưng.
Đắc Đại tò mò:
- Chuyện gì mà bí mật quá vậy? Nhị ca chưa có gia đình, làm gì có chuyện riêng phải giấu.
Hàn Nhị bèn kéo Đắc Đại tới một quán rượu nhỏ, gọi rượu uống rồi kể hết chuyện Tây Môn Khánh thông gian với chị dâu mình. Đắc Đại nghe xong bảo:
- Hiện đại ca vắng nhà thì nhị ca đừng nên làm gì cả, tục ngữ có câu:
"Đánh rắn lại bị rắn cắn", nhị ca nên tạm bỏ qua là hơn. Hàn Nhị nói:
- Đúng rồi, muốn gì cũng phải chờ anh tôi về mới được, nhưng Trương ca à, việc này cũng phải nhờ Trương ca mới được.
Đắc Đại đáp:
- Anh em với nhau không giúp nhau thì giúp ai. Hai người nói chuyện một lúc nữa rồi chia tay.
Lại nói về buổi gặp gỡ tại nhà Vương thị, Tây Môn Khánh bảo:
- Không ngờ ta lại gặp nàng, thật thỏa ý ta, từ nay ta với nàng sống chết cũng chẳng rời nhau.
Vương thị nói:
- Chỉ sợ gia gia không giữ được lời, nay mai bỏ rơi tôi mà thôi.
Tây Môn Khánh bảo:
- Nàng cứ xem cách ăn ở của ta với nàng bây giờ thì đủ biết là ta không phải hạng người đó.
Ăn uống xong, hai người vào giường tình tự. Mãi tới khoảng canh hai Kỳ Đồng mang ngựa tới đón, Tây Môn Khánh mới lên ngựa về nhà.
Hôm sau, tới viện Đề hình, Tây Môn Khánh gác hết mọi việc thảo công văn sai bắt Hàn Nhị về tội du thủ du thực, để ở ngoài có hại cho người lương thiện. Lính dẫn Hàn Nhị tới, Tây Môn Khánh không hỏi han gì, sai đánh ngay hai chục trượng, quần áo tả tơi máu rơi thịt nát. Sau đó Hàn Nhị bị tống ngục trong khoảng một tháng, lúc thân thể đã bất thành nhân dạng thì được phóng thích với lời cam kết là không được bén mảng tới nhà Vương thị nữa.
Sau đó mấy hôm thì Lai Bảo và Hàn Đạo Quốc từ Đông Kinh về tới huyện Thanh Hà. Việc dầu tiên là hai người tới lạy chào và thuật chuyện với chủ. Lai Bảo nói:
- Địch Quản gia thấy Hàn thư thư thì vui lắm, giữ chúng tôi lại hai ngày để khoản đãi, lúc ra về, Hàn Quản lý được tặng năm chục lạng, tôi được hai chục lạng. Địch gia cũng có gửi thư cảm tạ gia gia, đồng thời tặng gia gia một con ngựa quý. Nói xong đưa thư của Địch quản gia lên. Tây Môn Khánh đọc thư, đại khái họ Địch bày lòng cảm tạ bất tận, và đề nghị từ nay hai nhà xưng hô với nhau là thân gia cho gần gũi.
Lát sau Hàn Đạo Quốc lạy chào chủ mà về nhà. Nhưng Lai Bảo đã đưa số bạc mà họ Địch trả về phí tổn xiêm y nữ trang cho Tố Ái, nên Tây Môn Khánh gọi Hàn Đạo Quốc lại mà bảo:
Với ta, số bạc này không đáng bao nhiêu, coi như ta tặng Địch gia, vậy ngươi đem về nhà, coi như đền bù công lao sinh dưỡng cho vợ chồng ngươi.
Đạo Quốc nhất định không nhận, thưa rằng:
- Tôi đã có tiền do Địch gia cho rồi, làm sao cn nhận được tiền này nữa. Vả lại chúng tôi chịu ơn gia gia quá nhiều, chưa báo đáp được gì thì đâu dám để gia gia phải bận tâm thêm.
Tây Môn Khánh bảo:
- Nếu ngươi không nhận thì ta giận đó, nhưng được rồi, ngươi cứ về nhà đi, ta sẽ tính.
Đạo Quốc lạy tạ rồi về. Tới nhà, Vương thị đón tiếp niềm nở, cất hành lý cho chồng, giúp chồng thay quần áo, tắm rửa, pha trà cho chồng rồi hỏi:
- Con mình lên đó khá chứ?
Đạo Quốc đáp:
- Tốt lắm. Con mình lên đó thì được cho ngay ba gian phòng lớn, có hai a hoàn hầu hạ. Hôm sau thì được giới thiệu với thái thái. Địch gia và thái thái hoan hỷ lắm, giữ chúng tôi lại hai ngày tiệc tùng khoản đãi ăn uống gần chết, lúc về lại cho tôi năm chục lạng. Hồi nãy gia gia còn bảo tôi phải lấy cả số tiền mà Địch gia trả về phí tổn xiêm y trang sức nữa, nhưng tôi nhất định không chịu lấy.
Nói xong bảo vò mở hành lý lấy năm chục lạng cất đi. Vương thị vui vẻ cất bạc vào tủ rồi trở ra bảo chồng.
- Bây giờ mình đã có tiền thì phải tạ Ơn Phùng ma ma mới được Suốt cả tháng nay ma ma ngày nào cũng tới đây bầu bạn cho tôi đỡ buồn, Phùng ma ma cũng được gia gia thưởng cho một lạng.
Vợ chồng đang nói chuyện thì Cẩm Nhi pha thêm trà đem ra. Đạo Quốc hỏi:
- Cô nương nào đây?
Vương thị cười:
- Cô nương nào, a hoàn tôi mới mua về để sai việc dó, nó tên là Cẩm Nhi.
Đoạn quay lại bảo:
- Cẩm Nhi, ngươi lạy chào gia gia đi.
Cẩm Nhi bước tới lạy chào Đạo Quốc rồi lui vào trong. Đạo Quốc chưa kịp hỏi thì Vương thị đã nói:
- Chàng không biết đâu, gia gia tử tế lắm tới đây mấy lượt, thấy tôi lam lũ chuyện này liền bỏ ra bốn lạng bạc nhờ Phùng ma ma mua con Cẩm Nhi về đó. Lại còn chuyện này nữa, chú Hàn Nhị say rượu tới đây gây chuyện bị gia gia bắt gặp, liền bắt lên viện tống giam, đánh cho thừa sống thiếu chết, bây giờ thì được thả ra rồi, mà phải hứa là không được bén mảng tới nhà mình nữa. Gia gia cũng thấy mình ở chổ chật hẹp, hàng xóm toàn là bọn tiểu nhân, du thủ du thực cũng nhiều, lại xa tiệm, nên hôm nọ có bảo tôi là sẽ mua cho vợ chồng mình một căn nhà ở đường Sư Tử để dọn ra đó mà ở cho đàng hoàng, chàng đi đi về về cũng thuận tiện.
Đạo Quốc bảo:
- Hèn gì hồi nãy gia gia bảo là nếu tôi không chịu nhận tiền thì để gia gia sẽ tính, thì ra là vậy đó.
Vương thị nói:
- Thật là may mắn, vợ chồng mình đang cơn đen vận túng thì chàng lại được giới thiệu với gia gia, bây giờ chẳng những có ăn có mặc mà còn có cả nhà cửa nữa.
Đạo Quốc dặn:
- Ngày mai thì tôi phải ra mở cửa tiệm sớm rồi, gia gia có tới thì nàng cũng đừng nói là tôi đã biết chuyện mua nhà, rồi lại phải tiếp đãi gia gia cho tử tế. Còn điều này nữa, bây giờ mình có tiền thì từ nay cũng phải tằn tiện như thường, đừng hoang phí quá.
Vương thị bảo:
- Tôi chịu khổ cực thế nào chàng không biết hay sao mà còn dặn.
Nói xong trở vào bảo Cẩm Nhi lo cơm rượu. Hai vợ chồng ăn uống no say rồi vào phòng nghỉ. Sáng hôm sau Đạo Quốc tới mở cửa tiệm và thưởng Phùng lão một lạng bạc.
Cũng hôm sau khi tan tiệc, Hạ Đề hình thấy Tây Môn Khánh cùng ra cổng một lượt, Hạ Đề hình thấy Tây Môn Khánh cưỡi một con ngựa cao lớn, trên đầu lại có một khoảng lông xanh, bèn hỏi:
- Con ngựa bạch mà quan bạn vẫn cưỡi đâu rồi, sao hôm nay lại cưỡi một con ngựa quý thế này?
Ngựa này ở đâu vậy?
Tây Môn Khánh đáp:
- Con ngựa bạch tôi để ở nhà rồi. Con thanh mã này là do Địch thân gia của tôi từ Đông Kinh gửi về biếu, con này trước là do Lưu Tham tướng ở Tây Hạ biếu cho phủ Thái sư. Nó thuộc nòi ngựa quý, mới có bốn răng. Nó dữ lắm, nhưng chạy nước kiệu nước đại gì cũng êm như ru. Mới đem về đây thì không chịu ăn, ai tới gần cũng đá, nhưng bây giờ thì thuần với tôi rồi.
Hạ Đề hình nói:
- Con ngựa này quả là quý, có lẽ nó đáng giá tới bảy tám chục lạng chứ không ít đâu. Con ngựa của tôi nó giở chứng làm tôi muốn bệnh nên cũng đang nhờ người hỏi mua giùm một con ngựa khác.
Tây Môn Khánh bảo:
- Nếu quan bạn chưa có ngựa, thì tại nhà tôi còn nhiều ngựa lắm, để tôi bảo chúng nó dẫn tới cho quan bạn một con.
Hạ Đề hình nói:
- Vâng, quan bạn cứ cho nó dẫn đến, giá cả bao nhiêu tôi xin nghe theo.
Tây Môn Khánh cười :
- Tôi với quan bạn mà tiền bạc giá cả gì.
Nói xong hai người chia tay. Về tới nhà, Tây Môn Khánh sai Đại An chọn một con ngựa tốt tới tặng Hạ Đề hình. Họ Hạ mừng lắm, thưởng cho Đại An một lạng bạc, lại viết thiếp hết lời cảm tạ.
Ít hôm sau Hạ Đề hình có mấy vò rượu cúc, bèn sai gia nhân đem tới tặng lại Tây Môn Khánh, rồi lại mời Tây Môn Khánh tới nhà mình uống rượu. Hạ Đề hình chuẩn bị tiệc rượu đặc biệt chỉ để đãi một mình Tây Môn Khánh nên khi thấy Tây Môn Khánh tới thì vô cùng mừng rỡ, ra tận cổng đón tiếp vào sảnh đường mà thi lễ. Tây Môn Khánh nói:
- Quan anh phí tâm quá.
Hạ Đề hình cười:
- Có gì đâu, rượu quý t,hì phải có khách quý, tôi đâu dám mời ai khác.
Nói xong phân ngôi chủ khách mà ngồi. Gia nhân đem trà lên, hai người uống trà nói chuyện. Qua vài tuần trà, Hạ Đề hình mời Tây Môn Thiên hộ vào tiệc rượu. Trong tiệc có hai ca nữ đàn hát mua vui.
Nói về Kim Liên lâu nay không thấy Tây Môn Khánh đến với mình thì chăn phỉ thúy cô đơn gối phù dung lạnh lẽo, đêm đêm thường ngồi đánh đàn tỳ bà giải buồn, mãi tới canh hai canh ba không thấy gì mới đi ngủ. Thật là:
Chờ ai phòng lạnh đêm khuya, Đàn này ai oán, lòng kia hững hờ.
Đêm đó Kim Liên cũng đánh đàn, đánh xong mấy khúc thì đặt cây tỳ bà lên đùi mà hát khúc "Nhị phạm giang nhi thủy", hát rằng:
Ngậm ngùi ngồi tựa bình phong.
Nỗi chờ đằng đẵng mơ màng ngủ quên.
Bỗng nghe ngoài mành có tiếng lộp độp như tiếng vó ngựa, Kim Liên tưởng Tây Môn Khánh đã về, bèn bảo Xuân Mai ra coi thử, nhưng Xuân Mai bảo:
- Nương nương nghe lầm rồi, đó là gió thổi, rồi những tiếng tuyết trên cành rơi xuống mái nhà đó thôi.
Kim Liên ngẩn ngơ nâng đàn lên gảy một khúc sầu rồi hát:
Gió bay những tưởng ai về.
Tuyết rơi luống để hoa kia ngậm ngùi.
Lại đánh đàn một lúc nữa, đến khí đèn gần hết dầu, biết đêm đã về khuya bên ngoài thì gió thổi tuyết bay, trong lòng thì lạnh lùng trống trải, bèn hát rằng:
Đèn lụi mà không muôn khêu.
Sợ thấy dung nhan mình tiêu điều.
Sợ ngồi một mình đêm vắng.
Sợ đêm nay sợ cả ngày mai.
Lòng mình chỉ thấy những u hoài.
Đêm này đêm nữa.
Biết đêm nào chàng mới nhớ.
Để cho em tuổi thanh xuân hững hờ lần lữa.
Biết chờ cho đấn đêm nao.
Đêm đó, khoảng quá canh một thì Tây Môn Khánh từ nhà Hạ Đề hình về nhà. Ngoài trời tối đen, lại vừa mưa vừa tuyết, mũ áo đều ướt. Về tới nhà, thay quần áo xong, Tây Môn Khánh tới phòng Bình Nhi.
Bình Nhi đón vào, giúp thay quần áo ngủ, dẫn tới bên giường mà hỏi:
- Sao chàng về trễ quá vậy? Vừa mưa vừa tuyết, lạnh lắm phải không?
. Tây Môn Khánh không đáp mà hỏi lại:
- Con ngủ chưa?
Bình Nhi cười:
- Cu cậu đùa một lúc rồi ngủ.
Nghênh Xuân đem trà tới. Bình Nhi hỏi:
- Hôm nay sao tự nhiên Hạ Đề hình lại mời chàng vậy?
Tây Môn Khánh đáp:
- Hôm nọ tôi tặng ông ta con ngựa nên hôm nay mới dọn tiệc thết đãi, trong tiệc có cả hai con hát tới nữa. Tôi thấy trời tối, lại có mưa tuyết nên cáo từ mà về.
Bình Nhi nói:
- Chàng có uống rượu không để tôi bảo a hoàn nó đem ra. Trời tuyết thế này chỉ sợ chàng lạnh.
Tây Môn Khánh bảo:
- Còn rượu Bồ Đào thì nàng bảo nó đem ra. Hôm nay tại nhà Hạ Đề hình uống rượu Cúc hoa, vị thì ngon nhưng mùi nồng quá, tôi không thích.
Nghênh Xuân dọn bàn bày mấy đĩa đồ ăn rồi đem rượu ra. Tây Môn Khánh và Bình Nhi kề vai uống rượu.
Trong khi đó Kim Liên ôm đàn lặng lẽ, ngọn đèn cũng mờ dần, muốn đi ngủ nhưng sợ Tây Môn Khánh đến thình lình nên lại không dám ngủ, một mình một bóng hát rằng:
Giận thay cho kẻ bạc tình,.
Trời sầu vẫn chỉ riêng mình ngẩn ngơ.
Hát xong bảo Xuân Mai:
- Ngươi thử ra ngoài ngó xem liệu gia gia có tới chăng.
Xuân Mai ra ngoài một lúc rồi trở vào nói:
- Gia gia về nhà tử nãy rồi, hiện đang uống rượu bên phòng Lục nương.
Kim Liên nghe xong, lòng đau như dao cắt, nghiến răng nói:
- Đồ phụ bạc:
Nói được bấy nhiêu thì nước mắt tuôn rơi. Đoạn nâng đàn lên hát lại khúc hát lúc nãy:
Đêm này đêm nữa.
Biết đêm nào chàng mới nhớ.
Để cho em tuổi thanh xuân hững hờ lần lữa.
Biết chờ cho đến đêm nao.
Tây Môn Khánh đang uống rượu, chợt nghe tiếng đàn tỳ bà, bên hỏi:
- Ai đàn vậy?
Nghênh Xuân đáp:
- Thưa, Ngũ nương đàn đó.
Bình Nhi bảo:
- Thì ra Ngũ nương chưa ngủ sao? Tú Xuân, ngươi mau sang mời Ngũ nương, nói rằng ta mời.
Tú Xuân vâng lời quay ra. Bình Nhi dặn Nghênh Xuân:
- Lấy thêm ghế. đem thêm chung, và làm thêm ít thức ăn.
Lát sau Tú Xuân vào thưa:
- Ngũ nương nhức đầu, không sang được.
Bình Nhi bảo:
- Nghênh Xuân, ngươi sang mời lần nữa đi, nói rằng gia gia và ta mời.
Lát sau Nghênh Xuân vào thưa:
- Ngũ nương sai đóng cửa tắt đèn đi ngủ rồi.
Tây Môn Khánh bảo:
- Ngũ nương ghê lắm, để tôi và nàng cùng qua lôi dậy xem. Nói xong đứng dậy dắt tay Bình Nhi sang gọi cửa Kim Liên. Gọi một hồi mới thấy Xuân Mai ra mở, Tây Môn Khánh dắt Bình Nhi vào phòng, thấy Kim Liên đang ngồi dựa thành giường, cây tỳ bà dể bên cạnh, bèn bảo:
- Sao lạ vây? Cho mời mấy lần sao chẳng chịu sang?
Kim Liên ngồi im cúi mặt, giây lâu mới đáp:
- Tôi là kẻ không may, được ở trong căn nhà lạnh lùng như thế này là tốt lắm rồi, tôi sống hay chết cũng kệ tôi, còn tới thăm hỏi làm gì nữa, chỉ phí tâm mọi người mà thôi.
Tây Môn Khánh bảo:
- Con mụ này hôm nay lạ nhỉ. Lục nương mời sang đánh cờ, chờ mãi cũng không sang, mời sang uống rượu cũng không chịu, thế là làm sao?
Bình Nhi tiếp lời:
- Thật đó thư thư, bàn cờ đã bày sẵn, mời thư thư sang giải buồn rồi uống rượu chung vui.
Kim Liên bảo:
- Thôi hai người đi đi, tôi không sang đâu. Lục thư thư không hiểu tôi đâu, đừng bận lòng vì tôi.
Bây giờ thì tôi đi ngủ đây. Từ nay tôi cứ sống một mình lặng lẽ thế này cho qua ngày mà thôi.
Tây Môn Khánh bảo:
- Lạ thật, nàng có khỏe không? Hay để tôi bảo mời lang y tới thăm mạch bốc thuốc cho nàng.
Kim Liên hơi mất bình tĩnh:
- Tôi có vẻ bệnh sao? Chắc là ít hôm nay gầy đi lắm phải không?
Đoạn quay lại bảo Xuân Mai:
- Ngươi lấy cái gương vào đây để ta coi ta gầy yếu tới độ nào.
Xuân Mai đem gương lại, Kim Liên vừa nhìn bóng mình trong gương vừa ngâm:
Hổ thẹn nhìn gưong biếng điểm trang, Dung nhan sa sút bởi lòng chàng.
Trăng thanh, đóng cửa không cần biết,.
Vì sợ trăng khơi chuyện phụ phàng.
Tây Môn Khánh cầm lấy cái gương, soi mặt mình rồi bảo:
- Tại sao tôi không gầy?
Kim Liên đáp:
- Làm sao so với chàng được. Ngày nào chàng chẳng rượu thịt cơm canh nên càng ngày càng béo ra, gầy là gầy làm sao?
Tây Môn Khánh bước tới quệt tay lên mà Kim Liên mà bảo:
- Ừ nhỉ, gầy đi nhiều thật.
Kim Liên hất tay Tây Môn Khánh ra:
- Kỳ không, tay lạnh mà rờ vào mặt người ta, làm người ta hết cả hồn. Tôi gầy thật chứ ai nói dối làm gì, mà nói dối sao được Tôi buồn khổ thế nào có ai biết cho đâu.
Nói xong rơm rớm nước mắt. Tây Môn Khánh thấy vậy bèn dùng sức lôi Kim Liên sang phòng Bình Nhi uống rượu. Trong lúc uống rượu, Kim Liên ghen ra mặt, Bình Nhi thấy vậy bèn khuyên Tây Môn Khánh sang nghỉ với Kim Liên đêm đó...
@by txiuqw4