Chương 5Tiểu Long và Quý ròm mới đặt chân qua ngưỡng cửa, chưa kịp ngồi xuống ghế, Tỉ Tỉ đã cười cười hỏi: - Hôm nay mấy bạn có định đi ăn giỗ nữa không? - Không, không! Giỗ đâu mà giỗ hoài vậy! Quý ròm giật thót. Vừa đáp nó vừa kéo cuốn sách trên bàn lại gần, bụng nơm nớp không biết con nhỏ lém lỉnh này có nghi ngờ gì không mà mới sáng sớm đã hỏi đợp một câu gay cấn như thế. Để khoả lấp,nó vội vàng hắng giọng: - Chúng ta học tiếp bài hôm nọ nhé! Rồi không để hai cô học trò kịp mở miẹng, nó tuôn một tràng: - Hôm nay chúng ta sẽ ôn lại các bài tập về từ ngữ. Trong kho tàng từ ngữ dân gian, có rất nhiều thành ngữ liên quan dến cá. Thành ngữ " Mồm rộng như mồm cá ngão" là mọt ví dụ.Bây giờ tôi sẽ nêu lên vế đầu, mấy bạn sẽ tìm những loài cá thích hơp điền vào vế sau nhé! Tỉ Tỉ mím cười chi không nói gì, còn Muội Muội thì mở to đôi mắt đen láy, gật đầu giục: - Tụi này hiểu rồi, bạn Quý đọc đi! Quý ròm nhìn vào trang sách, bụng yên chí lớn. Thành ngữ là những câu có sãn, nó không sợ hai cô học trò bất ngờ nêu ra những loại cá bí hiểm như lần trước. - Bạn Tỉ Tỉ trả lời trước nghe! - Quý ròm khẽ hẵng giọng - Đầu bẹt như đầu cá gì? - Cá trê! Tỉ Tỉ đáp không cần suy nghĩ - Giỏi lắm! - Quý ròm gật gù - Giờ tới phiên Muội Muội! Quý ròm nhìn vào mắt Muội Muội , hỏi: - Mắt đỏ như mắt cá gì? Bạn phải.... Đang nói, Quý ròm bỗng bối rối ngoảnh mặt đi chõ khác. Trong một thoáng, nó không hiểu tại sao đôi mắt đen như hai hạt nhãn của cô học trò Muội Muội la khiến nó không giám nhìn lâu. Chắc vì từ trước đến nay nó chưa bao giờ nhìn thấy đôi mắt nào đen láy và long lanh như vậy. Đang hỏi về "mắt đỏ" nhưng đầu óc nó lúc này chỉ toàn nghĩ ngợi vẩn vơ về "mắt đen". Nó nghĩ lẽ ra trong kho tang thành ngữ, ngoài câu " phải có thêm câu "Mắt đỏ như mắt cá chày" phải có thêm câu " Mắt đen như mắt .... Muội Muội", như thế thì mới gọi là đầy đủ được. - Làm gì bạn Quý ngẩn ra thế? Hỏi tiếp câu mới đi chứ? Giọng Tỉ Tỉ vang lên cắt đứt giấc mơ cụt ngủn của Quý ròm. Nó giật bắn và á úng hỏi: - Ờ,ờ..bạn Muội Muội trả lời chưa vậy? Muội Muội bưng miệng cười: - Tôi trả lời lâu rồi, bộ bạn Quý không nghe hở? - Ờ, ờ... không nghe! - Quý ròm áp hai tay lên thá dương - Dạo này không hiểu sao tai tôi thỉnh thoảng lại kêu u u. Những lúc đó, sấm nổ bên tai tôi cũng chẳng nghe thấy nua là! Muội Muội lộ vẻ lo lắng: - Như thế bạn Quý phải đi khám bệnh ngay đi! Đang đi đường, nhỡ tai bạn thình lình bị ù như thế thì nguy hiểm lắm. Lúc đó bạn sẽ chẳng nghe thấy tiếng còi xe được. - Ờ, ờ...Khi nào về thành phố, tôi sẽ đi khám! - Quý ròm cảm dộng nói - À, vừa rồi Muội Muội trả lời là cá gì vậy? Tiểu Long vọt miệng: - Khi nãy Muội Muội đáp là cá chày. - Cá chày hở? Cá chày là đúng rồi! Muội Muội giỏi ghê! Quý ròm hào phóng khen, thậm chí suýt chút nũa nó dã reo lên. Rồi chợt thấy giọng điệu của mình có vẻ nịnh nọt quá xá, chảng ra dáng một thầy giáo uy nghi chút nào, nó liền quay sang Tỉ Tỉ, cố lấy lại phong thái đĩnh đạc: - Bây giờ tôi hỏi tiếp nghen! Ban Tỉ Tỉ nghe cho rõ nè! Người gầy như con cá gì? Tỉ Tỉ chớp mắt: - Cá Ngài. Hai tiến cá ngài lạ hoắc khien "giáo viên chính" lẫn "giáo viên phụ giảng" ngẩn tò te. Căn cứ vào sách vở thì dó là thành ngữ "Người gầy như con cáo mắm". Như vậy con cá đó phải là cá mắm. Như vậy có nghĩa là Tỉ Tỉ đã trả lời sai bét bè be. Theo lẹ thường, lẽ ra Quý ròm phải lớn giọng quở trách và cho cô học trò Tỉ Tỉ điểm 0 ngay lập tức. Nhưng hôm trước bị hố một lần, Quý ròm sợ Tỉ Tỉ có những kiến thức đặc biệt về cá thành ngữ liên quan đến cá nên không giám ra oai. Nó nghĩ một khi đã có cá bướm, thì cũng rất có thể có cá ngài trong cõi trần gian rộng lớn này, bèn dè dặt hỏi lại: - Cá Ngài là cá nước ngọt hay cá nước mặn? Sao tôi nghe lạ hoắc vậy? Tỉ Tỉ diềm nhiên: - Đây không phải là cá nước ngọt hay nước mặn. Cá này sống trên mặt đất. Tiểu Long chưng hửng: - Làm gì có thứ cá sống trên mặt đất! - Thế mà có đấy! - Tỉ Tỉ chợt toét miệng cười - "Cá ngài" tức là cá "ngài pháp sư" đó! " Ngài pháp sư" chả gầy nhom là gì! Trong khi con nhỏ Tỉ Tỉ cười tươi như hoa, con nhỏ Muội Muội ý tứ quay mặt đi chỗ khác. Nhưng nhìn đôi vai đang run bần bật của nó, Tiểu Long và Quý ròm biết tỏng con nhỏ này cũng đang ôm bụng cười nhưng cố không để bật ra tiếng đó thôi. Mặt Tiểu Long thoáng chốc đờ ra vì sửng sốt. Còn Quý ròm thì bừng bừng nổi giận. Trong một thoáng nó chang còn nhớ gì "mắt đen mắt đỏ". Nó thu nắm đấm, đấm một phát lên trời: - Trời ơi là trời! Mấy bạn học không lo học, chỉ toàn nghịch phá thế này thì ai chịu thấu hở trời? Rồi nó thống thiế rên rỉ: - Học trò đã chẳng coi tinh thần "tôn sư trọng đạo" ra cái củ cà rốt gì thì thầy giáo này xin giã từ nghề sư phạm thôi! Trong lúc phẫn nộ, Quý ròm quên mất mình là...Quý ròm. Nó dã tưởng mình đã đứng trên bục giảng ba mươi năm. Nó tưởng mình là cô Trinh đang bị băng tứ quậy chọc phá. Quý ròm chán nghề dạy học lắm rồi. Nó đứng phắt dậy: - Về thôi Tiểu Long! - Gượm đã! - Tiểu Long quýnh quíu níu áo bạn - "Có gì thì ngồi xuống uống miếng nước ăn miếng bánh" rồi từ từ.... Quý ròm không để Tiểu Long nói dứt câu. Nó sầm mặt hất tay thằng mập: - Mày ở đó "ăn bánh uống nước" đi! tao về! Rồi đùng đùng đi ra cửa. Phản ứng bất ngờ của Quý ròm khiến con nhỏ Muội Muội đang cười hoá khóc. Cặp mắt nó bắt đầu ngân ngấn nước Còn Tỉ Tỉ thì miệng mồm méo xệch. Nó chạy theo Quý ròm, năn nỉ không ngớt miệng. - Ban Quý ơi, quay lại đi! Tôi chỉ dùa một tí cho vui thôi mà! Lần sau tôi sẽ không..... Nhưng QUý ròm không buồn để những lời khẩn khoản đó vào tai. Đối với nó không còn lần sau nũa. Chẳng nói chẳng rằng, cũng chẳng buồn ngoảnh lại, nó cắm đầu cắm cổ đi thẳng một mạch. Tiểu Long trông ngang ngó dọc một hồi, chẳng biết làm gì, dành ngơ ngác lần ra cửa, nối gót Quý ròm.Khua chân vài lượt, Tiểu Long đã duổi kịp bạn. Nhưng thấy mặt mày thằng ròm vẫn còn hầm hầm, nó không giám mở miệng. Quý ròm vẫn đang sôi gan lắm. Nó chờ Tiểu Long hé môi để xổ cơn bực bội. Nhưng chờ hoài , thấy thằng mập vẫn im như thóc, nó chẳng có cớ lên tiếng, lại thêm quạu: - Làm gì mà mày câm như hến thế? Bộ thấy tao bị con nhỏ Tỉ Tỉ đem ra diễu cợt, mày khoái chí lắm hả? - Ơ, cái thằng nay!- Tiểu Long rụt cổ và cảnh giác nhích ra xa - Tự nhiên lại giận cá chém thớt kìa. - Giận cá cái đầu mày! - Quý ròm gầm lên - Kể từ giò phú này, tao không muốn nghe bất cứ ai nhắc dến cái từ cá chết tiệt kia nữa - Không nhắc thì không nhắc! Tiểu Long làu bàu và cố tình đi tụt lại phía sau để khỏi phải trò chuyện lôi thôi. Ai mà biết được trong khi vui miệng, con người ta có cao hứng nhắc đến cái từ cá cấm kị kia không. Nhưng dù dề phòng đến mấy, Tiểu Long vẫn không tránh khỏi có lúc sơ sẩy. Buổi trưa đang ngồi ăn cơm, thấy trong mâm có dĩa cá kho thơm phức, Tiểu Long ngước nhìn Thím Nam sa ng: - Cá này là cá gì vậy thím? - Cá phèn dó cháu. Vừa trả lời xong, Thím bỗng trố mắt sủng sốt khi thấy Tiểu Long ngoác miệng kêu "oái" một tiếng,người bật nẩy như bị ong đốt. - Gì vậy cháu? - Thím lo lắng hỏi. - Dạ không có gì ạ. Tiểu Long nhăn nhó đáp, nó không thể nói thật là do mình vừa lơ đẽnh nhắc dến từ cá nên bị thằng ròm đạp cho một cú như búa nện vào chân. Hơn nữa chuyện xảy ra dưới.... gầm bàn, nếu có tố cáo, thằng ròm chắc chắn sẽ chối phăng. - Chàu đừng giấu thím! - Thím Năm vẫn không yên tâm - Chắc là có con gì vừa đốt cháu! Lượm vọt miệng: - Đốt nhảy dựng như vậy chắc là ong rồi! Tiểu Long lắc đầu: - Không phải ong đâu! Đốt lén lút như thế chắc là..."cá ngai" đấy. Vừa trả đũa thằng ròm, Tiểu Long vừa thận trọng cho chân lên ghế. Quý ròm dâu có mắt dưới chân. Nó không hay thằng mập dã láu lỉnh rụt chân lại, cứ nghiến răng nghiến lợi dẫm một phát thật lực vào chỗ cũ. Chẳng may lúc đó chú Năm Chiểu ngồi dối diện với Tiểu Long đang duỗi chân ra. Vì vậy mà khi Thím Nam Sang và thằng Lượm đang nghệt mặt cố đoán xem "cá ngai" là con gì và tại sao lại lén lút dốt người thì chú Năm Chiểu giật bắn người, suýt chút nữa chú vot 5 thẳng lên trần nhà như pháo thăng thiên. Chú kêu "ối" một tiếng, còn kêu lớn hơn Tiểu Long khi nãy, miếng cá vừa ngậm vào miệng chưa kịp nhai, dã bắn tung ra bàn. Những người ngồi quanh bàn ăn lúc này mỗi người phản ứng mỗi khác. Tiểu Long che miệng cố nén cười, Quý ròm mặt mày xanh lè xanh lét, vờ cắm dũa và cơm, thằng Lượm thì đưa mắt dò xét hai ông anh với vẻ ngờ vực, còn Thím Năm Sang thì quay qua chú Năm CHiểu, thap thỏm hỏi: - Chuyện gì thế hở ông? Nhưng chú Năm Chiểu cũng chẳng còn ở chỗ cũ để trả lời thím. Đầu chú lúc này đã chui xuống gầm bàn. Từ bên dưới, giọng chú hổn hển vọng lên: - Dứa ác ôn nào vừa đạp lên chân tao đau điếng vậy hử?
@by txiuqw4