“Liễu nhứ hỉ lai phiến phiến hồng?”
Án sát sứ Trương Kỳ Liêm đang định hùa vào tán dương thì lại cảm thấy có gì đó không đúng.câu thơ này hình như không đúng, tơ liễu là màu trắng, lấy đâu ra màu đỏ mà “phi hồng” cho được?Các vị đang ngồi đây đều là những người cả đời đọc sách, nhưng không một ai biết câu thơ vừa rồi là ở đâu ra, đoán chắc có lẽ không phải thơ của cổ nhân mà là do Chung thái giám bịa ra mà thôi.Mặc dù muốn nịnh nọt lão Chung thái giám này vài câu nhưng kiểu hùa theo lỗi sai thế này đúng là mất mặt quá.Nhất thời cả đám người ngơ ngác nhìn nhau, ai cũng chờ người khác lên tiếng trước rồi mới phụ họa theo.
Chung thái giám thấy vẻ bối rối của mọi người thì cũng nhận ra có gì đó không ổn, sắc mặt lão trắng bệch ra.Lão là cái kiểu thái giám thích học đòi văn vẻ, rất thích tỏ ra ta đây sĩ diện.Ngoài việc đốc thúc công việc ở hàng dệt ra, bình thường lão còn đọc thuộc lòng ba trăm Đường thi, Tống từ, Nguyên khúc, cố gắng đọc thuộc rồi hay ngâm nga với các văn sĩ để tỏ ra ta đây cũng là người hay chữ, tự nhận học thức của mình là cao thâm nhất trong số các thái giám.Lão cũng chẳng biết vì sao ban nãy lại buột miệng thốt ra câu thơ kia, cố nhét hai chữ “phi” và “hồng” vào chứ chẳng để ý gì đến ý thơ cả.Trương Kỳ Liêm ho khan một tiếng, miễn cưỡng cười nói:
- Câu này của công công ý tứ tuyệt diệu, câu chữ lại bay bổng, hạ quan vô cùng khâm phục.
Thấy chung thái giám tỏ vẻ trầm tư, Trương Kỳ Liêm thầm nghĩ:
-Không xong rồi, lão thái giám này hỷ nộ vô thường, không biết chừng trong lúc này mà nịnh lão lại thành châm biếm lão cũng nên.
Trương Kỳ Liêm á khẩu không nói câu nào.Những người khác tất nhiên cũng sẽ chẳng dám lên tiếng, chỉ dám cười thầm trong bụng, đang muốn xem trò hay trước mắt coi Chung thái giám và Trương Kỳ Liêm sẽ đối đáp gì tiếp theo đây.Bầu không khí trong Tinh Tú các bỗng căng như dây đàn, cơ hồ không thể nghe thấy cả một tiếng thở.Trong lúc ai nấy đều cảm thấy khó xử thì chợt từ bên ngoài vọng tới một âm thanh trong trẻo:
- “Liễu nhứ phi lai phiến phiến hồng”, câu thơ này chính là của thi sĩ thời Nguyên, dùng để đối lại tửu lệnh đúng là hay tuyệt.
Trương Kỳ Liêm vội hỏi:
- Ai đó?
Người này đúng là đã “cứu cho Trương Kỳ Liêm một mạng”, ông bèn khẩn trương chạy ra nghênh đón....
***********
Trương Nguyên thấy tộc thúc tổ Trương Nhữ Sương, thầy Vương Tư Nhâm, còn có Từ Tri phủ, Hầu Huyện lệnh đang mặc mãng bào, đeo đai ngọc đi lên núi.Thấy quan nhân đầu đội trung tĩnh quan viền vàng đang ngồi cạnh Chung thái giám kia chắc là Án sát sứ Trương Kỳ Liêm, Trương Nguyên thầm nghĩ:
- Lão thái giám này cũng oai phong gớm,quan tam phẩm mà còn phải theo hầu lão đi ngắm cảnh.Vậy thì khổ công đèn sách hòng có ích gì, vẫn chẳng bằng nổi một tay chẳng ra nam chẳng ra nữ kia.Hazzz..
Rồi liếc nhanh sang Thương Đạm Nhiên
~Thương Đạm Nhiên dù thông minh nhưng cũng đoán không ra Trương Nguyên lúc này đang suy nghĩ gì.Thấy trên đỉnh núi nhiều người như vậy, nhìn sang Trương Nguyên, rồi quay qua nói với Thương Chu Đức nói:
- Nhị huynh, chúng ta có lên đó nữa không?
Thương Chu Đức nói:
- Đã đến đây rồi thì sao lại bỏ dở giữa chừng như vậy.Từ đỉnh Long Sơn có thể trông về phía thành Hội Kê, thậm chí còn nhìn thấy được cả núi Bạch Mã.
Tiểu Cảnh Huy vui mừng nói:
- Hay lắm, hay lắm.Mau đi nhanh thôi.
Trương Nguyên thấy Năng Trụ đang từ đồi Bồng Lai chạy xuống thì vội vàng gọi lại hỏi xem sáu chiếc đèn kia đang được treo ở đâu.
Năng Trụ lắc đầu, Trương Nguyên nhắc nhở nói:
-Trên đèn lồng có vẽ hoa mẫu đơn và con ếch xanh, còn một cái có hoa tường vi và bươm bướm nữa.
Năng Trụ vỗ trán, cười xòa đáp:
- Tiểu nhân nhớ ra rồi, sáu cây đèn kia đang được treo bên ngoài Tinh Tú các.
Trương Nguyên lại nói:
- Năng Trụ, ngươi mang theo kính viễn vọng không, cho ta mượn dùng một chút?
Năng Trụ nói:
- Tiểu nhân đang phải chạy về lấy kính viễn vọng đây, Tam công vừa mắng cho nô tài một trận đây này.
Dứt lời, anh ta ba chân bốn cẳng chạy biến.
Trương Nguyên quay sang Thương Chu Đức nói:
- Nhị huynh, chúng ta lên Tinh Tú các đi, cũng chỉ mấy trăm bước thôi.
Rồi quay sang tiểu Cảnh Huy, hỏi:
- Tiểu Huy còn đi được nữa không?
- Được chứ.
Tiểu Cảnh Huy nhảy lên vui sướng, tỏ ra mình còn đang rất sung sức.
Đoàn người lên đồi Bồng Lai, cả đoạn đường núi được chăng đầy những đèn là đèn, trên dưới có không biết bao nhiêu người.Mấy người hầu Thương thị hết sức cẩn thận hộ tống ba vị tiểu thư. Đồi Bồng Lai khá rộng, mấy người tụm năm tụm bảy rải chiếu ngồi gảy đàn tấu khúc, làm cho bầu không khí càng náo nhiệt bội phần.Còn có vài túp lều rộng, bên trong có rất nhiều chiếc đèn rất lớn.
Trên những chiếc đèn lớn còn được đề lên đó “Tứ thư” hay “Thiên Gia Thi”.Tỷ muội Cảnh Lan, Cảnh Huy vừa đi vừa thích thú ngắm nhìn, nấn ná trên đồi Bồng Lai này đến hai khắc rồi mới hướng bước về phía đỉnh Long Sơn, chợt nghe phía sau có mấy người đồng thanh quát:
- Tránh đường, tránh đường.
Hào nô dám quát người đi đường ư?Không trông thấy đèn lồng của Phùng Hổ viết gì sao?
Trương Nguyên trông thấy một gã gia đinh thân hình vạm vỡ đang lớn tiếng dẹp đường, đằng sau là mấy môn khách và gia nô vây quanh một thanh niên công tử bước nhanh lên núi.Thương Đạm Nhiên đứng lui sang một bên, Trương Nguyên cũng liền dừng lại đứng cạnh nàng.
Khi đám hào nô, môn khách kia bước qua chỗ của đám người Trương Nguyên và Thương Chu Đức đang đứng thì gã thanh niên công tử kia dùng ánh mắt suồng sã nhìn Thương Đạm Nhiên một lượt từ trên xuống dưới, rồi lại quay sang liếc khắp người Mục Chân Chân đang đứng cạnh Trương Nguyên, ánh mắt gã chợt sáng lên rồi chầm chậm dừng bước.Vừa đi vừa ngoái đầu nhìn lại, suýt nữa thì té cả vào người Thương Đạm Nhiên.Dưới ánh đèn lung linh, Thương Đạm Nhiên vận bộ xiêm y màu cam giống màu của cây Tùng Giang, nàng hiện lên xinh đẹp như vầng trăng rằm, còn Mục Chân Chân đang mặc chiếc váy dài màu đen, càng tôn lên làn da trắng nõn nà như tuyết, hai người mỗi người một vẻ vô cùng hấp dẫn. Hai vị cô nương này nhan sắc như hoa, khó tránh khỏi việc thu hút ánh nhìn của mọi người.Nhưng ánh mắt vừa rồi của tay công tử kia thật quá lỗ mãng, khiến cho Trương Nguyên không khỏi có phần khó chịu, nghĩ thầm:
- Đây là gã nào?Sơn Âm hẳn là không có kẻ nào lỗ mãng như vậy, không biết chừng là tới đây phá rối cũng nên.
Lên tới đỉnh núi, Thương Đạm Nhiên trông thấy sáu chiếc đèn tinh xảo do chính tay mình vẽ đang được treo ở Tinh Tú các, bèn hai tay kéo hai cô cháu chạy qua xem.Tiểu nô Vũ Lăng không biết từ xó nào chạy ra, hớn hở nói:
- Thiếu gia, em biết ngay thiếu gia lại muốn tới nơi này xem đèn nhà mình nên đã ở đây chờ lâu lắm rồi.
Trương Nguyên cười nói:
- Tiểu Vũ, ngươi cũng nhanh chân quá nhỉ!
Lúc này nghe được Tinh Tú trong các có tiếng trống hạt đang gióng lên truyền tửu lệnh, Trương Nguyên thị lực không tốt nên bù lại tai lại rất thính, nghe giọng Chung thái giám kia khác hẳn với người bình thường, ngâm ra câu “Liễu nhứ phi lai phiến phiến hồng” thì biết chắc là lão đang bịa ra, vốn dĩ đám người trong các thấy vậy phải cười nói ồn ào một trận mới đúng, thế mà lạ thay, không khí lại trầm lắng đến bất thường, không ai dám lên tiếng câu nào.
Trương Nguyên thầm nghĩ:
- Chung thái giám phen này đúng là xấu hổ rồi, ta có nên giúp lão một chút hay không?Ừm, kết giao với một người có quyền cũng tốt, nhất định sau này sẽ được nhờ, chỉ cần có lợi với đại sự của ta thì ta sẽ không từ chối.Quốc nạn giáng xuống, phải lợi dụng tất cả những người có thể lợi dụng, những việc có thể lợi dụng.Đương nhiên không phải chuyện gì cũng dễ dàng, nói thì dễ lúc làm được hay không mới khó, vậy thì phải xem bản lĩnh của ta thế nào rồi.
Trương Nguyên rất nhanh lấy lại tâm trí, cao giọng nói:
- “Liễu nhứ phi lai phiến phiến hồng”, câu thơ này chính là của thi sĩ thời Nguyên, dùng để đối lại “tửu lệnh” đúng là hay tuyệt.
Quả nhiên, trong các có người đáp:
- Là ai? Mời vào trong.
Và ra nghênh đón cậu chính là Chiết Giang tỉnh Án Sát tư quan trên Trương Kỳ Liêm. Trương Kỳ Liêm gặp Trương Nguyên mới tuổi mười lăm, sáu tuổi, lại là một thanh y nho đồng thì có chút hụt hẫng, hỏi:
- Ngươi biết chính xác xuất xứ của câu thơ kia ư?
Trương Nguyên khom người nói: “ Đúng vậy. “
Trương Kỳ Liêm không còn tâm trí đâu quan tâm đến việc vì sao cậu thiếu niên này lại có mặt ở đây, rồi lại còn dám to gan chen vào câu chuyện của các đại quan nhân nữa.Nhưng cậu ta tới đây làm loạn một phen cũng tốt, mong sao Chung thái giám thấy vậy mà quên đi cảnh tượng khó xử ban nãy, bèn vẫy tay, nói:
- Mời vào.
Trương Nguyên vừa vào trong đã trông thấy toàn “người quen”. Cậu lần lượt thi lễ với tộc thúc tổ Trương Nhữ Sương, lão sư Vương Tư Nhâm, Từ Tri phủ và Hầu Huyện lệnh. Hành động này làm cho Án sát sứ Trương Kỳ Liêm nhất thời bất ngờ không hiểu chuyện gì đang diễn ra.Trương Nhữ Sương đứng dậy cười ha hả nói:
- Chung công công, Trương phân thủ, chư vị sa đạt, đây là cháu họ của Trương Nhữ Sương ta, Trương Nguyên Trương Giới Tử.Trương Nguyên, mau bái kiến Chung công công và Án sát sứ Trương đại nhân.
Trương Nguyên liền thi lễ với Chung thái giám, rồi quay sang hành lễ với người bên cạnh là Trương Kỳ Liêm.Trương Kỳ Liêm vỗ nhẹ trán làm như nhớ ra gì đó, nói:
- Trương Nguyên... ta ở Hàng Châu có nghe qua cái tên này.Có một lần Vương Đề Học đã nhắc tới, nói Trương Nguyên ở Sơn Âm tuổi còn nhỏ mà đã làm được một bài văn bát cổ tuyệt hay, chính là ngươi ư?
Trương Nguyên mỉm cười chắp tay trước ngực nói:
- Đó là đại tông sư quá khen, tiểu tử tài mọn, học nông biết cạn, đâu dám nhận.
Hoá ra thiếu niên trước mắt đúng là người mà Vương Đề học đã hết lời khen ngợi, Trương Kỳ Liêm vui vẻ nói:
- Đúng là Sơn Âm Trương thị xuất nhân tài.Vậy ngươi nói câu “Liễu nhứ phi lai phiến phiến hồng” là trong bài thờ nào của Nguyên triều?
Trương Nguyên chắp tay thi lễ với Chung thái giám, đáp:
- Chung công công bác học tinh thâm, tiểu tử vô cùng kính nể, câu “Liễu nhứ phi lai phiến phiến hồng” này nghe có vẻ lạ tai, khó trách các vị hiển đạt ở đây nhất thời không nhớ ra.Quảng Lăng gầy Tây Hồ có Âu Dương Tu san núi lấp hồ xây dựng Bình Sơn đường, hậu nhân vì chuyện này mà để lại rất nhiều lời vịnh, tiểu nhân cũng không nhớ ra câu nói đó là của vị nào, nhưng tiểu nhân có thể đọc thuộc ra cả bốn câu trong bài vịnh đó.
Nói rồi cậu lập tức cất cao giọng ngâm:
- Nhập tứ kiều biên nhập tứ phong, bằng lan do ức cựu giang đông.Tịch dương phản chiếu đào hu độ liễu nhứ phi lai phiến phiến hồng.
-
Tạm dịch:
Gió Nhập Tứ bên cầu Nhập Tứ
Tựa lan sầu tưởng cố Giang Đông
Chiều tà phản chiếu vườn hoa Đào
Tơ liễu bay tới một mảng hồng
Bầu không khí bên trong Tinh Tú các lại trở về trạng thái yên tĩnh, ngay sau đó tiếng vỗ tay dần dần vang lên không ngớt:
- Hay! Hay lắm!
- Ánh hoàng hôn phản chiếu làm cho tơ liễu bay tới nhìn qua sẽ tưởng là màu đỏ.Hay lắm!
- Bài thơ này có hình ảnh ẩn dụ mới, ý nghĩa sâu xa.
-.....
Trương Kỳ Liêm mừng rỡ, vội lên tiếng tâng bốc Chung thái giám, nói:
- Chung công công đúng là có trí nhớ siêu phàm, hạ quan tự thấy không sánh bằng. Câu thơ này ban đầu còn khiến hạ quan cảm thấy ý nghĩa không thông, hổ thẹn, hổ thẹn.
Đám người Từ Thời Tiến cũng lớn tiếng kêu “hổ thẹn”, mấy quan thân danh sĩ cũng vội vàng hùa theo, hết người này đến người kia thi nhau “tự kiểm điểm bản thân”, thẹn mình không sánh được với Chung công công, thán phục Chung công công tri thức uyên thâm, chỉ có Trương Nhữ Sương, Vương Tư Nhâm cười dài nhìn Trương Nguyên không nói câu nào.
Chung thái giám được mọi người hết lời tán dương như vậy thì cũng quên mất rằng câu này là do lão bịa ra, thậm chí còn tưởng rằng đúng là có một người nào đó của Nguyên triều đã làm ra bài vịnh này thật.Từ chỗ khó xử trở nên vui mừng hoan hỉ, lão xoa xoa cái cằm nhẵn thín, nói:
- Cái này, ta quả thực cũng không nhớ rõ lắm, chỉ nhớ được một câu, còn Trương công tử lại nhớ được cả bài. Đáng khen, đáng khen.
Trương Nguyên khiêm tốn nói:
- Tại hạ là năm trước khi sưu tập những cuốn sách của tiền nhân thì ngẫu nhiên đọc được bài thơ này.Tại hạ tuổi nhỏ, đọc sách không nhiều lắm nên không nhớ rõ toàn bộ. Chung công công là người đọc rộng biết nhiều, thấy tửu lệnh có hai chữ này thì liền nhớ ra câu “Liễu nhứ phi lai phiến phiến hồng”, phải không ạ?
Chung thái giám gật đầu lia lịa:
- Phải, phải.Chính là như vậy đó.Lão vui mừng ra mặt, cảm thấy cậu thiếu niên này rất hiểu mình, bèn quay sang nói với Trương Nhữ Sương:
- Túc ông, đứa cháu này của ngươi quả là thông minh hơn người, tiền đồ ắt hẳn sẽ vô cùng xán lạn.
Trương Nhữ Sương cười nói:
- Công công quá khen, Trương Nguyên là đệ tử của Vương Quý Trọng tiên sinh, đó đều là công Quý Trọng tiên sinh dạy bảo cả.
Chung thái giám liền quay sang Vương Tư Nhâm nói:
- Dạy rất hay, rất có phương pháp.
Trương Kỳ Liêm thấy Chung thái giám mặt mày hớn hở thì cũng thở phào nhẹ nhõm. Lão thái giám học đòi văn vẻ lại vui giận thất thường này đúng là “khó chiều”.Tối nay may mà có Trương Nguyên “bỗng nhớ ra bài vịnh kia”, nếu không thì đúng là.
@by txiuqw4