Kim Bá Tông, Viên Xương Cơ của Thanh Phổ xã, người trước kẻ sau đều đã có mặt đông đủ.Dương Thạch Hương dẫn họ tới diện kiến Trương Nguyên, đôi bên khách khí chào hỏi nhau rồi cùng đi lên đình Thương Lãng.
Năm người của phòng xã núi Phất Thủy lần lượt đứng dậy chào hỏi rồi xưng danh.Năm vị đó lần lượt là Phạm Văn Nhược ở Trường Châu, Hứa Sĩ Nhu và Tôn Triều Túc ở Thường Thục, Kim Lang Chi ở Hoa Ðình và Vương Hoán Như từ Côn Sơn.
Đứng đầu phòng xã Phất Thủy Sơn chính là Phạm Văn Nhược.Người này đã đạt công danh cử nhân, năm kia vì mẹ mất nên phải để tang, không thể vào kinh tham gia kì thi hội năm nay.Phạm Văn Nhược cũng mở một hiệu sách lớn mang tên Thư ốc Phất Thủy, đây là một trong ba hiệu sách lớn nhất ở phủ Tô Châu.
Với một cử nhân và bốn Lẫm sinh, có thể nói đội hình của phòng xã Phất Thủy rất hùng hậu, ai nấy mắt đặt còn cao hơn cả trán, căn bản không thèm coi Thanh Phổ xã nhỏ bé này ra gì.
Phạm Văn Nhược đưa mắt nhìn quanh nói:
- Cái đình này cũng gọi là đình Thương Lãng, đúng là làm trò cười cho thiên hạ.Không biết chư vị có từng đi qua đình Thương Lãng của Tô Châu hay chưa, ở đó dòng nước trong xanh, sóng lăn tăn gợn
soi được cả bóng trúc dưới mặt hồ, một chốn tiên cảnh dưới nhân gian, nơi này cũng mang tên Thương Lãng thì đúng là làm xấu danh của đình Thương Lãng rồi.(Thương Lãng có nghĩa là dòng nước trong xanh)
Phạm Văn Nhược vừa nói như vậy, Dương Thạch Hương, Lục Thao và các thành viên của Thanh Phổ xã cảm thấy vô cùng mất mặt.Những lời này của Phạm Văn Nhược tuy khó nghe nhưng lại là sự thật.
Quả thực khu vườn nhỏ của miếu Thủy Tiên này làm sao có thể sánh với đình Thương Lãng của Tô Châu được! Dương Thạch Hương bèn lên tiếng giải thích:
- Đình này vốn dĩ không có tên, cũng không biết là vị nào đã đặt cho nó cái tên là đình Thương Lãng, khiến chư vị nhân huynh chê cười rồi.
Còn chưa bắt đầu đọ sức bát cổ văn, Thanh Phổ xã bên này đã phần nào nép vế trước phòng xã Phất Thủy rồi, còn đâu là ưu thế của chủ nhà nữa?
Đang muốn gây được tiếng vang, Trương Nguyên đương nhiên không cam lòng đứng nhìn Phất Thủy sơn xã kia dương dương tự đắc.Hơn nữa Phạm Văn Nhược này cũng thật vô lễ, nào có vị khách nào mà vừa đến đã lớn tiếng chê chủ nhà kém đâu, gã là cố ý làm xấu mặt Thanh Phổ xã đây mà.Cậu bèn lên tiếng:
- Vườn đình tuy đẹp, nhưng cũng cần có người biết thưởng thức.Âu Dương Vĩnh thúc thúc có bài thơ nói:“Thanh Phong Minh Nguyệt vốn vô giá, đáng tiếc lại bị bán với giá bốn vạn, há chẳng phải là một sự mỉa mai hay sao?”
Năm người phòng xã Phất Thủy đồng loạt nhìn Trương Nguyên, Phạm Văn Nhược chắp tay hỏi Trương Nguyên:
- Còn chưa thỉnh giáo tôn tính đại danh?
Ban nãy khi Dương Thạch Hương giới thiệu tên bốn người của Thanh Phổ xã, Phạm Văn Nhược căn bản là không thèm chú ý.
Trương Nguyên chắp tay nói:
- Tại hạ là Trương Nguyên Trương Giới Tử của Sơn Âm
Phạm Văn Nhược “ Ồ “ lên một tiếng, quay đầu hỏi Dương Thạch Hương:
- Dương huynh, nho đồng của huyện khác cũng được gia nhập Thanh Phổ xã hay sao?
Giọng nói kia hàm chứa sự châm chọc.
Dương Thạch Hương nói:
- Vị Trương công tử này là em vợ Lục sinh đồ của bổn huyện.Trương công tử tháng trước đã đỗ đầu kì thi huyện Sơn Âm, việc cậu ấy đỗ sinh đồ tới đây chỉ là chuyện sớm hay muộn mà thôi.
Kim Lang Sinh của phòng xã Phất Sơn kinh ngạc nói:
- Cậu ta chính là Trương Giới Tử của Sơn Âm ư?
Phạm Văn Nhược liền hỏi:
- Kim hiền đệ nhận ra hắn ư?
Kim Lang Sinh quay sang Trương Nguyên:
- Khâm phục tài danh của Trương công tử đã lâu, hôm nay là lần đầu tiên gặp mặt.
Kim Lang Sinh là người Hoa Đình.Chuyện con thứ của Đổng Kỳ Hưng là Đổng Tổ Thường bị Trương Nguyên đá thương đã lan ra khắp Hoa Đình.Người Hoa Đình vốn căm ghét tay Đổng Tổ Thường này, nghe chuyện y tới Sơn Âm bị Trương Nguyên đá cho bị thương thì vỗ tay reo mừng.Kim Lang Sinh cũng vậy, bởi vì chuyện đó nên gã có thiện cảm với cậu thanh niên này.
Trương Nguyên đáp lễ nói:
- Bái kiến Kim huynh.
Phạm Văn Nhược thấy Kim Lang Sinh tỏ ra khách khí với Trương Nguyên như vậy thì có chút không vui, nghĩ thầm: “Đỗ đầu thi huyện thì có gì tài lắm đâu, đầy người cũng đỗ tú tài từ thuở thiếu niên đó thôi, mà cho tới già vẫn cứ chỉ là tú tài.Còn Phạm Văn Nhược ta bốn năm trước đã đậu kì thi hương, công danh cử nhân này làm sao lũ tú tài kia có thể so sánh được.”Hơn nữa thiếu niên vắt mũi chưa sạch Trương Nguyên còn không phải tú tài, thậm chí đồng sinh cũng không, bởi phải qua được kì thi Phủ mới được gọi là đồng sinh. Phạm Văn Nhược nói:
- Trương công tử tuổi trẻ tài cao, ta muốn thưởng thức một chút tài nghệ bát cổ của công tử trong kì thi huyện vừa rồi.
Đây là gã muốn thăm dò xem Trương Nguyên có thực tài như lời đồn hay không, xem chế nghệ của cậu tài hoa tinh túy thế nào mà lại đỗ đầu thi huyện.
Trương Nguyên nói:
- Phạm cử nhân ở đây, tại hạ đâu dám mạo muội, kính xin Phạm cử nhân trổ tài chế nghệ trước để tại hạ được mở rộng tầm mắt.
Trương Nguyên là muốn xem văn bát cổ của tay Phạm cử nhân kia đã đạt tới trình độ thế nào, biết người biết ta, trăm trận trăm thắng mà.
Phạm Văn Nhược cười ha ha, rút từ trong tay áo ra một quyển, nói:
- Hôm nay lấy văn kết bạn, phòng xã Phất Thủy năm người chúng ta đều mang theo văn bát cổ của mình tới để mọi người cùng nhau luận bàn.
Bốn người còn lại mỗi người cũng lấy cuốn tập bát cổ văn của mình ra.Tuy chỉ là những cuốn sách mỏng nhưng từng trang giấy đều đẹp đẽ, in ấn cũng tinh xảo rõ nét.Trái lại Thanh Phổ xã bốn người, ngoài Dương Thạch Hương có bản in bằng đá ra thì Lục Thao, Viên Xương Cơ, Kim Bá Tông đều là chép bằng tay rồi đóng thành cuốn, đem so với những cuốn sách được đóng một cách bài bản từ đầu đến cuối của phòng xã Phất Thủy kia thì đúng là một vực một trời.Của Trương Nguyên thì khỏi cần nói rồi, vẻn vẹn có ba trang giấy...
Phạm Văn Nhược thấy vậy, không kìm được ý nghĩ muốn chế nhạo, cười lớn nói:
- Thư ốc Phất Thủy của ta có rất nhiều tuyển tập về những bài bát cổ của hai mươi vị xã viên trong phòng xã, khắc bản còn giữ lại, sau này mỗi lần ra ngoài gặp gỡ dùng văn kết bạn như thế này chỉ cần in ra là xong, vừa nhanh vừa thuận tiện.Nếu văn xã của các vị sát nhập vào phòng xã Phất Thủy của chúng ta, chỉ cần có bài hay thì cũng có thể in ra rồi đem tiêu thụ khắp hai miền Nam Bắc, việc này cũng rất có lợi cho kì thi hương đó.
Dương Thạch Hương có chút xấu hổ, in một quyển sách cần hơn mười ngân lượng, nếu muốn bản khắc tinh xảo thì còn phải tốn mất hơn hai mươi ngân lượng kia.Phất Thủy phòng xã đúng là xa xỉ, văn xã của Dương Thạch Hương làm sao mà so sánh với được.Gã bèn lên tiếng:
- Tiểu xã cũng có dự định cho xuất bản các tuyển tập của các xã viên, cứ dần dần từng bước thực hiện cũng được.
Phạm Văn Nhược nói:
- Chuyện sát nhập hai văn xã để sau nói, giờ chúng ta luận đàm bát cổ trước đã.Mời quý xã cử ra một vị nhân huynh đọc to tác phẩm tâm đắc nhất của mình ra ọi người cùng nhau bình luận.
Dương Thạch Hương quay sang Lục Thao nói:
- Lục huynh, huynh đọc trước đi, đọc bài “Quân tử vô chung thực” trong Tuế thử của huynh năm ngoái ấy.
Lục Thao liền đứng dậy chắp tay nói:
- Vậy thì tại hạ xin được mạn phép.Đầu đề bài bát cổ này của tại hạ là “Quân tử vô chung thực”.Khẽ ho lấy giọng một tiếng, Lục Thao bắt đầu đọc to.Mở đầu là phá đề, thừa đề, nguyên đề, khởi giảng rồi tới so sánh liên tưởng.Phần so sánh liên tưởng có chỗ không nhớ rõ bèn liếc vào trong bản thảo nói:
- Chuyện là từ người mà ra, ban đầu có tranh giành cái lớn, sau tất có sẻ chia cái nhỏ. Phân biệt chi phú quý nghèo hèn, phàm đều vì cái to lớn, ỷ vào cái to lớn, như vậy là thành đức ư?Chuyện ăn uống hằng ngày…
Đây là liên hệ tới xuất cổ, bên dưới còn có liên hệ với đối cổ, Lục Thao đang định đọc tiếp thì Phạm Văn Nhược lại giơ tay nói:
- Được rồi, cuốn này của Lục huynh đọc tới đây thôi, tinh hoa đã cạn hết rồi.
Lục Thao cảm thấy vừa bối rối vừa xấu hổ.Cuốn bát cổ này là cuốn mà gã vô cùng tâm đắc, đang đắc ý cao giọng thì đột nhiên bị ngắt lại không cho đọc tiếp, chẳng khác nào khúc xương mắc nghẹn lại trong hầu, khó chịu hết sức.Lục Thao bản tính ôn hòa lương thiện, rất ít khi tranh đấu với người.Hơn nữa Phạm Văn Nhược là cử nhân, địa vị ở phía trên mình nên gã cũng đành ngậm ngùi cho qua.
Trương Nguyên bực thầm, Phạm Văn Nhược này quá sức vô lễ rồi, cử nhân là có thể cả vú lấp miệng em như vậy sao?Cậu chắp tay nói:
- Phạm cử nhân, cuốn chế nghệ này của tỷ phu ta mới đọc được một nửa, vì sao lại nói là tinh hoa đã hết?
Phạm Văn Nhược thấy thanh y nho đồng này nhiều lần coi rẻ uy nghiêm của mình thì có phần không hài lòng, nói:
- Cách liên hệ nhị cổ như vậy đối trận không xuôi, nghe tiếp thì có ý nghĩa gì nữa đây?
Lục Thao mặt đỏ tía tai, trong lòng tuy rằng không phục nhưng cũng không dám lên tiếng biện bạch.Phạm Văn Nhược tuổi tác cũng tương đương gã nhưng người ta đã là cử nhân rồi, tú tài sáu mươi gặp cử nhân hai mươi tuổi còn phải gọi một tiếng tiền bối nữa là.Trương Nguyên cũng mặc kệ, nói:
- Nhị cổ kinh nghĩa này ý nghĩa rõ ràng, tinh hoa hiển hiện, tuy rằng đối trận không hợp nhưng đây là xu thế mới trong việc kết hợp chế nghệ bát cổ với cổ văn trong những năm Vạn Lịch này, chẳng lẽ Phạm cử nhân xem văn bát cổ chỉ vào hình thức mà không xét tới nội dung ý nghĩa hay sao?
Phạm Văn Nhược vô cùng giận dữ, một thanh y nho đồng mà dám nói chuyện với y như vậy, còn đâu là tôn ti, còn đâu là quy củ?Nếu là ở Tô Châu, y sẽ không chút do dự mà cho Trương Nguyên một cái bạt tai rồi, cho tên hậu sinh tiểu tử này hiểu thế nào là phải được tôn kính với tiền bối.Phạm Văn Nhược không nghĩ tới thái độ vô lễ của chính mình trước đó, y tự ình là cử nhân, vênh mặt hất hàm sai khiến, răn dạy chư sinh là chuyện đương nhiên.Bây giờ một nho đồng tép riu dám ngông ngạo chất vấn y như thế, cái gì có thể nhẫn nhịn được chứ cái này thì không!
Phạm Văn Nhược lạnh lùng nói:
- Nho đồng vô tri thì hiểu cái gì!Tam Tự kinh cũng chưa đọc thông mà dám ở đây nói cái gì là tinh hoa, cái gì mà xu thế mới.Có giỏi thì đọc cái bài bát cổ của ngươi làm hôm thi huyện xem nào, ta muốn xem xem cái vị trí đầu bảng kia là ngươi làm thế nào mà có được!
Phạm Văn Nhược nói chuyện đã không lưu tình chút nào, đường đường một cử nhân cần gì phải nói chuyện nể nang gì với một thanh y nho đồng cỏn con?!? Đương nhiên là phải lớn tiếng răn dạy, nếu Trương Nguyên là thành viên của Thanh Phổ xã thì y còn có ba phần kiêng dè, dù sao lần này tới đây mục đích của y cũng là muốn lôi kéo Thanh Phổ xã sát nhập vào với phòng xã của y.Còn Trương Nguyên lại là người Sơn Âm, vừa hay có thể giết gà dọa khỉ, mượn việc răn đe Trương Nguyên để tỏ rõ uy phong của bổn xã.Trương Nguyên thầm nghĩ:
- Phạm Văn Nhược uổng công đọc sách thánh hiền, một chút kiềm chế đều không có.Ta chỉ lên tiếng tranh luận, nói vài lời công đạo ngươi đã muốn gầm gào lên, như thế đâu có phải muốn dùng văn kết bạn gì, ngươi căn bản là muốn đến giễu võ dương oai, phô trương thanh thế thì có, đúng là tên lưu manh có văn hóa!
Trương Nguyên tuyệt nhiên không hề nổi giận, thản nhiên nói:
- Việc tại hạ làm sao mà đỗ đầu kì thi huyện chẳng có gì liên quan tới cuộc gặp gỡ này cả.Phạm cử nhân nếu có ý muốn thanh trừ tệ nạn khoa cử của Sơn Âm thì tới Sơn Âm đề đạt với Đề Học quan ấy.Hôm nay ở đây dùng văn kết bạn, hai bên văn xã cùng đưa ra các bài chế nghệ để cùng nhau nghiên cứu thảo luận, Thanh Phổ xã bên này đã đọc diễn cảm nửa cuốn chế nghệ, giờ đến lượt phòng xã Phất Thủy rồi.Phạm cử nhân ban nãy chê chế nghệ của văn xã ta không hay, vậy thì mời Phạm cử nhân trổ tài, ta xin rửa tai lắng nghe.
Một bên Kim Lang Chi âm thầm gật đầu, người dám đánh Đổng Tổ Thường quả nhiên không tầm thường.Kim Lang Chi cũng không có ý muốn ra oai như Phạm Văn Nhược, hắn cảm thấy Trương Nguyên mặc dù đối với Phạm Văn Nhược không được khiêm nhường lắm nhưng bát cổ không theo niêm luật đối trận đúng là một xu thế đương thời.Phạm Văn Nhược nổi trận lôi đình, Trương Nguyên thản nhiên ứng đối trong nhu có cương, hai vẻ đối lập hoàn toàn. Phạm Văn Nhược ngạo nghễ nói:
- Được, ta cũng muốn cho nho đồng này mở mang kiến thức một chút, xem tiền bối làm văn bát cổ như thế nào nhé.
Rồi đảo mắt một lượt nhìn các vị chư sinh trong đình, đắc ý nói:
- Đây là bài chế nghệ mà Phạm mỗ làm ra trong kì thi hương bốn năm trước, đầu đề là “Đại úy dân chí”.
Y tỏ vẻ vô cùng đắc ý, cao giọng đọc to mà không thèm cầm sách, vừa đọc vừa bước đi chậm rãi khoan thai, càng đọc càng lớn tiếng cao giọng như thể càng lớn tiếng thì bài bát cổ của y sẽ càng hay hơn vậy.Trương Nguyên ngồi ở bên đình, hai mắt lim dim, nghiêng tai lắng nghe, tĩnh tâm ghi nhớ để lát nữa sẽ cho Phạm Văn Nhược một bài học khắc cốt ghi tâm.
@by txiuqw4