Trương Nguyên bình thường dùng tiền khá tiết kiệm, không giống như đại huynh Trương Đại và tam huynh Trương Ngạc coi trọng việc ăn ngon mặc đẹp, tiêu xài phung phí, mà thiếu tiền của hắn ở đây là chỉ việc thiếu tiền để lập hội, điều hành thư cục, mở hiệu buôn. Nếu thiếu tiền ở phương diện này thì Trương Nguyên sẽ không vì cái gọi là thanh danh mà từ chối hòm ngân lượng này. Đây là một niên đại phi thường, một khi đã muốn ngăn cơn sóng dữ thì sẽ không dễ dàng gì đi trên con đường quân tử để làm gương, có lúc buộc phải tham ô bằng không thì sẽ không thay đổi được điều gì cả.
Đương nhiên, trong tình huống có thể nhất thì bảo vệ thanh danh vẫn tốt hơn. Năm trăm lượng vàng này dùng để bản thân hưởng lạc thì quá đủ nhưng dùng để giúp đỡ tế thế thì còn thiếu rất nhiều, chỉ là nếu đem trả lại Hình thái giám số vàng này thì cũng hơi tiếc...
Sáng sớm ngày mùng bảy, Trương Nguyên đã ngồi kiệu đến Nội Thủ Bị Phủđể gặp thái giám Hình Long, hòm vàng đó cũng được trả lại. Không ngoài dự đoán, Hình thái giám tươi cười nhưng có chút ngượng ngùng, cho thấy trong lòng không vui, mặt nhăn mày nhó.
Trương Nguyên nói:
-Hình công công, vãn sinh kết bạn quan trọng nhất là một chữ nghĩa, nếu công công cho rằng vãn sinh vì công công tốn chút công sức là vì cầu tài thì vãn sinh sẽ quay đầu bước đi.
Nói đoạn, làm bộ muốn đi.
Khí thế kiêu ngạo, Hình thái giám vội ngăn lại nói:
-Trương công tử chớ vội, mời ngồi, mời ngồi, ngồi xuống nói chuyện.
Giống như làm bát cổ vậy, phá đề là phải có khí thế. Sau đó Trương Nguyên nói về giao tình giữa hắn với Chung thái giám sâu đậm thế nào, hắn kính phục sự trung nghĩa của Hình thái giám như thế nào, bản thân hắn trong sạch như thế nào...
Nói đến mức Hình thái giám phải liên tục gật đầu, kính cẩn nể phục. Hình thái giám trước tiên là khâm phục tài trí của Trương Nguyên, bây giờ càng cho rằng Trương Nguyên là quân tử hiếm có.
Dưới tài thuyết phục của Trương Nguyên, Hình thái giám quyết định lấy ra năm nghìn lượng bạc và năm trăm lượng vàng đóng góp vào việc xây một cửa hiệu thuốc bên cạnh miếu Bì Lư ở Nam Kinh, mời y sĩ đến chữa bệnh miễn phí cho người dân nghèo bị bệnh.
Nói một cách tương đối, nếu là ăn nói hợp ý, dẫn dắt thỏa đáng thì thái giám so với người bình thường dễ dàng quyên tiền làm việc thiện hơn, thái giám không có con cháu nối dõi, rất mê tín việc nhân quả báo ứng, rất nhiều thái giám yêu thích xây dựng sửa chữa chùa miếu, Hình thái giám cũng quyên tiền để xây chùa Kê Minh và chùa Tê Hà.
Hình thái giám đối với Trương Nguyên vừa cảm kích vừa khâm phục. Y vừa hóa giải được một nguy cơ, không cần phải lui về vườn rau ở Thượng Dương Thủ, nhưng Nhất Ban Nhân của bộ binh ở Nam Kinh hiển nhiên là không chịu từ bỏ ý đồ, y phải làm việc rất cẩn mới được. Trương Nguyên khuyên y xây cửa hiệu thuốc chính là để thu mua lòng người, y nghe nói Chung thái giám cũng đã xây viện dưỡng tế dưới sự đề nghị của Trương Nguyên, rất nổi tiếng ở Hàng Châu, sinh từ hương khói rất thịnh vượng.
Như vậy, ba thái giám mà Trương Nguyên tiếp xúc qua đã có hai người trở thành nhà từ thiện.
Trương Nguyên còn có được một thông tin từ Nam Kinh Thủ Bị thái giám Hình Long, Quốc Tử Giám Giám Thừa Mao Lưỡng Phong vì phạm tội ăn hối lộ đã bị giải đến Hình bộ ở Nam Kinh chịu thẩm vấn. Cẩm Y Vệ đã nắm được bằng chứng phạm pháp của Mao Lưỡng Phong, đưa đến Hình bộ Nam Kinh thẩm tra xử lý chỉ là đi theo trình tự tư pháp. Chức quan bát phẩm này Mao Lưỡng Phong chắc chắn là không thể làm được rồi. Hình thái giám chau mày nói với Trương Nguyên:
- Cái bọn Mao Lưỡng Phong đó thật là ngu xuẩn, bản thân lập thân bất chính mà còn hãm hại Trương công tử, gã đúng là gậy ông đập lưng ông. Trương công tử muốn xử lý gã thế nào, tạp gia vẫn có thể xử cho?
Trương Nguyên nói:
-Đa tạ công công, lấy chính trực báo oán thù, cứ theo pháp luật mà xử trí.
Trương Nguyên cáo từ rời khỏi Nội Thủ Bị Phủ, quay về Đạm Viên tiếp tục việc biên tập “Quốc triều hiến chinh lục”. Lúc hoàng hôn thì chuẩn bị quay về Thính Thiện cư. Vừa ra khỏi Đạm Viên thì gặp Tiết Đồng và Từ Tam của Tương Chân Quán. Hai người chắc hẳn đã đợi trước cửa rất lâu rồi. Trong tay Tiết Đồng đang cầm một cái lồng chim, nhìn thấy Trương Nguyên, Tiết Đồng liền nhảy lên phía trước, cúi người chào nói:
-Trương tướng công, nữ lang nhà tôi và Tuyết Y tỷ vốn hôm nay muốn mời tiệc rượu ba vị Trương tướng công, nhưng hôm qua Tuyết Y tỷ đã bị bệnh.
Trương Nguyên hỏi:
-Tuyết Y cô nương bệnh tình như thế nào?
Từ Tam chắp tay đáp:
-Tuyết Y cô nương trước nay rất nhiều bệnh, mỗi tháng phải bệnh mấy ngày.
Trương Nguyên nghe Từ Tam nói thế liền không hỏi nhiều nữa mà bảo Từ Tam và Tiết Đồng quay trở về, nhưng Tiết Đồng nói:
-Giới Tử tướng công, tôi vừa mới nhìn thấy Mính Yên ca ở Đào Diệp Độ. Mính Yên ca nói là Tông Tử tướng công đang đợi Vấn lão.
Trương Nguyên cười nói:
-Đã là lúc này rồi mà đại huynh còn chưa uống được trà của Vấn lão hay sao.
Rồi cùng với Tiết Đồng đi thẳng đến Đào Diệp Độ.
Con Hắc Vũ Bát Ca nghe Tiết Đồng kêu “Giới Tử tướng công” liền kêu vang “Xin chào Vi Cô, tìm quân cờ”. Trương Nguyên nghe thấy lắc đầu cười. Mẫn Vấn Thủy lầ người Huy Châu, bán lá trà và mở quán trà nhiều năm ở Đào Diệp Độ, người Kim Lăng xưng là “Mẫn Trà”. Mấy năm gần đây Mẫn Vấn Thủy đã giao quán trà ở Đào Diệp Độ này lại cho con trai là Mẫn Tử Trưởng quản lý. Một mình ông thật không còn dễ dàng gì mà pha trà cho khách, như vậy, danh tiếng của ông ngược lại càng lớn hơn, sĩ nhân Kim Lăng đều lấy trà do Mẫn Vấn Thủy tự tay pha làm một việc rất tao nhã.
Đến quán trà của Mẫn thị ở Đào Diệp Độ nhưng lại gặp Trương Đại đang ngồi trong quán, thản nhiên thanh xướng bài Mẫu Đơn Đình. Trương Đại hôm nay quyết tâm sẽ đợi Mẫn Vấn Thủy trở về, không uống được trà do tự tay Mẫn Vấn Thủy pha thì không chịu từ bỏ.
Tiết Đồng nhỏ giọng nói với Trương Nguyên:
-Giới Tử tướng công, nữ lang nhà tôi mới sáng sớm vẫn còn đến đây uống trà, là Vấn lão cố ý tránh mặt Tông Tử công tử đấy.
Trương Nguyên cười nói:
-Không sao, đại huynh của ta sẽ đợi đến khi trời tối, trừ phi đêm nay Vấn lão không về.
Tiết Đồng và Từ Tam đi thẳng về U Lan quán. Trương Nguyên cùng đợi với đại huynh Trương Ngạc ở quán trà Mẫn thị. Con trai Mẫn Tử Trưởng của Mẫn Vấn Thủy hơi cau mày, vị khách này không chịu đi sao, cha cũng không chịu gặp người này, chuyện này phải như thế nào mới tốt đây?
Dưới ánh chiều tà, sóng nước sông Tần Hoài ánh vàng, cuộn chảy, bao phủ một vùng vô cùng đẹp, đêm trên sông Tần Hoài đã mở ra một bức màn lớn. Trương Nguyên và đại huynh Trương Đại đứng trước quán trà của Mẫn thị nhìn mặt trời lặn trên sông Tần Hoài, bỗng nhìn thấy một chiếc thuyền con trôi từ thượng du xuống và dừng lại ở bến neo, một nữ lang mặc áo bào búi tóc nhẹ nhàng nhảy lên bờ. Trương Nguyên tuy nhìn không rõ mặt mũi nữ lang, nhưng nhìn thấy dáng vẻ nhảy đó liền biết đó chính là Vương Vi, chắc chắn Tiết Đồng đã quay về nói là có hắn và đại huynh Trương Đại đang ở đây nên Vương Vi liền đến.
-Tông Tử tướng công, Giới Tử tướng công.
Vương Vi hành lễ với hai người Trương Nguyên, đôi mắt đẹp đảo một lượt, sắc đẹp làm mê đắm lòng người, nói với Trương Nguyên:
-Vương Vi đã hứa đến Kim Lăng sẽ giới thiệu Vấn lão cho Tông Tử tướng công gặp mặt, chỉ là vẫn chưa có cơ duyên. Hai vị tướng công xin đợi một lát.
Nói xong liền quay người đi. Tiết Đồng vui mừng theo sau.
Sau khoảng một tuần trà, đã nhìn thấy nữ lang Vương Vi và một ông lão mặc áo vải tóc trắng như tuyết vòng đến quán trà ở Đào Diệp Độ. Trương Nguyên khẽ cười nói:
-Đại huynh, đi đâu cũng gặp người quen, không có người quen thì ngay cả trà cũng không được uống.
Trương Đại cười nghênh đón chắp tay nói:
-Vấn lão, tiểu sinh đợi Vấn lão đã hai ngày nay rồi.
Mẫn Vấn Thủy vừa thấy Trương Đại liền chắp tay nói:
-Lão hủ quên mang theo cây gậy rồi.
Nói xong liền xoay người đi.
Vương Vi vội nói:
-Để Tiết Đồng đi lấy cho ạ.
Tiết Đồng “vâng” một tiếng rồi chạy như bay đi lấy gậy. Lúc này Mẫn Vấn Thủy không còn lý do gì để thoái thác nữa, đành phải bước vào quán trà, lẩm bẩm:
-Người này vô cớ gây rối, hay là cứ pha một ấm trà cho họ cho xong.
Sau đó ông liền đi vào phòng pha trà. Trương Đại cũng đi theo xem, nhìn Mẫn Vấn Thủy pha trà cực kỳ nhanh nhẹn, như nước chảy mây trôi, không hề có động tác dư thừa, giống như là làm nhiều nên đã quen tay, có một cảm giác rất đẹp. Trương Nguyên không cùng đi xem Mẫn Vấn Thủy pha trà bởi vì Vương Vi đang nói chuyện với hắn.
Hoàng hôn đã buông xuống, quán trà đã không còn khách đến nữa, Vương Vi và Trương Nguyên đứng trước cửa sổ, cây bưởi sum suê quả bên ngoài cửa sổ trĩu cành, chóp mũi có thể ngửi thấy mùi hương thoang thoảng. khóe miệng Vương Vi hơi cười, thấp giọng hỏi:
-Giới Tử tướng công, hôm trước hai người và Vấn lão ngồi cùng thuyền trở về đã nói gì với nhau vậy, tại sao Vấn lão nói là hai người ba hoa khoác lác nên không muốn tiếp đãi hai người?
Đêm hôm đó khi thuyền đến nơi Trương Ngạc nói chuyện có chút tục tĩu, Trương Nguyên cười đáp:
-Cũng không có nói gì, đơn giản chỉ là nói vài câu vui đùa mà thôi.
Vương Vi liếc đôi mắt đẹp nhìn Trương Nguyên:
-Các người...có phải lấy tiểu nữ ra giễu cợt hay không?
Trương Nguyên vội nói:
-Không có.
-Phủ nhận nhanh thế?
Vương Vi cười cười, không hỏi thêm nữa, đứng bên cạnh Trương Nguyên ngắm hoàng hôn đang dần nhuộm đỏ ngoài cửa sổ, làm mờ đi ngọn núi phía xa, những con sóng xanh nhòa dần. Những quả bưởi đung đưa ẩn mình trong sắc trời xám dần, Vương Vi nhẹ nhàng ngâm:
- Thu phong đái tảo hàn, xuy quân lân gia thụ. Diệp diệp vọng viễn xuy, tại quân giai hạ ngộ. Bản dữ diệp tương biệt, phiêu yên tường ngõa phó. Táp đạp tán thu hồi, phi vi sương sở ngộ. Như hà cố nhập ảnh, khán tác sương yêu lộ. Thị tịch đăng ngoại cúc, đồng tâm chiếu trì mộ. – Giới Tử tướng công nghĩ bài thơ này thế nào?
@by txiuqw4