sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Chương 298: Trăm Năm Đời Người, Chân Trời Góc Bể

Hai xã phó Lỗ Vân Bằng và Liễu tú tài của kho lương thực dự trữ xã Dương Hòa nghe nói Trương Nguyên đã trở về, thì chạng vạng ngày hôm đó liền tới Đông Trương thăm hỏi, khi Trương Nguyên trở về từ bữa tiệc của phó tộc thúc tổ thì lúc đó Lỗ Vân Bằng và Liễu tú tài đã đợi khá lâu rồi. Hai người liềnbáo cáo cho Xã chính là Trương Nguyên về việc cứu giúp dân tị nạn cùng việc bán gạo của kho lương xã Dương Hòa trong một năm qua. Việc xây dựng kho lương thứ hai đã hoàn thành, với sức chứa hơn ba ngàn tấn lương thực của Thái Tử, theo kế hoạch của Trương Nguyên, kho lương thực dự trữ không chỉ có nhiệm vụ là một kho lúa từ thiện mà phải tự tạo cho mình một con đường phát tài, như vậy mới có năng lực làm việc thiện được, cho nên vào giữa tháng tám kho lương xã Dương Hòa bắt đầu khai trương. Kho lương có gạo đem bán cũng có gạo đi cứu trợ người đói. Nếu gặp năm thiên tai mất mùa giá gạo nhảy vọt, thì có thể khống chế ngăn chặn được giá gạo lên cao.

Lúc Liễu tú tài cùng Lỗ Vân Bằng báo cáo với Trương Nguyên, Trương Thụy Dương ngồi một bên lắng nghe, thỉnh thoảng có nói xen vào mấy câu rất uyên thâm. Trương Thụy Dương đã nhiều năm đảm nhiệm chức Duyện Sử Trưởng tại Chu vương phủ, kiến thức sâu rộng, những chuyện như gạo tiền đều tìm ra giải pháp thích hợp. Trương Nguyên từ lâu đã nghĩ tới việc chờ phụ thân về Sơn Âm rồi để phụ thân đến quản lý kho lương xã Dương Hòa. Vì thế lúc này liền đưa ra đề xuất ngay, Trương Thụy Dương vui vẻ đồng ý, tuy ông đã qua tuổi năm mươi, nhưng trước đây ở Chu vương phủ lúc nào cũng bận rộn thành quen, bây giờ trở về được rảnh rỗi thì lại thấy vô cùng trống trải, vì vậy bảo ông đến quản lý kho lương là vô cùng thích hợp.

Trương Nguyên vui vẻ nói:

- Ngày mai nhi tử sẽ đến chỗ Tộc thúc tổ để giải thích việc này, rồi cũng phải báo cáo chuyện này cho Hầu huyện ở chỗ ấy.

Trương Thụy Dương cười nói:

- Hầu huyện tôn là người biết quan sát tỷ mỉ, biết phê bình đáng giá sự việc, rất xứng với chức vụ của ông ấy. Vì thế giữa tháng tám sẽ được vào kinh thành yết kiến hoàng thượng, có thể sẽ được lên chức, huyện lệnh họ Lưu sẽ là người kế nhiệm ông ấy.

Trương Nguyên tiếc nuối nói:

- Hầu huyện lệnh có ân với con, lần này ông ấy rời khỏi Sơn Âm, con lại không đi tiễn được, thật đáng tiếc.

Trương Thụy Dương nói:

- Báo ân không sợ muộn, có lòng là tốt rồi.

Sau khi tiễn Lỗ Vân Bằng và Liễu tú tài, Trương Nguyên cùng Hồ Tôn Tố đến bên lầu gỗ bên dòng sông nghỉ tạm. Tông Dực Thiện cũng ở lại đó, ba người cùng nói chuyện, đi đến hậu viện, thấy tiểu nha đầu Thỏ Đình đang cho bạch la Tuyết Tinh ăn cỏ đêm, Trương Nguyên bảo Vũ Lăng dẫn Hồ Tôn Tố, và Tông Dực Thiện đến lầu gỗ trước, hắn đi thăm Tuyết Tinh đã. Thỏ Đình nói ngày thường Tuyết Tinh này đều ra ngoài kiếm ăn, đến lúc tối đen mới về, chúng không đi kiếm ăn lúc sáng sớm, mà chúng đợi đến trưa, thấy lặng thinh mới chui ra vườn sau kiếm ăn. Tiểu nha đầu này không khỏi đắc ý nói trong nhà Tuyết Tinh nghe lời nàng nhất.

Mục Chân Chân cầm theo một chiếc đèn lồng từ trong phòng đi ra gọi lớn:

- Thiếu gia, thái thái có chuyện muối hỏi người.

Trương Nguyên "hắc hắc" cười, mẫu thân mà hỏi thì có đến trưa cũng chẳng xong. Nghe Mục Chân Chân nói là chuyện về Tông công tử.

Trương Nguyên trong lòng buồn bực “mẫu thân muốn hỏi chuyện gì về Tông Dực Thiện đây?”

Y Đình đứng trong bóng tối cạnh giếng, cạnh hai bồn hoa mai lớn, nhìn thiếu gia và Mục Chân Chân ở trên lầu Nam, nơi thang lầu vang lên tiếng "Cạch, xèo xèo", thiếu gia đang thấp giọng nói với Mục Châu Châu chuyện gì đó.

Sân rất lạnh, hương thơm của hoa mai thấm vào ruột gan, Y Đình xoa xoa hai tay, đi đến vườn sau, mấy ngày trước có một trận tuyết lớn, ở vườn sau tuyết đông dày khoảng hai thước, làm mấy cha con Thạch Song, Lại Vương cùng Phù Thành, Phù Công dọn dẹp hơn nửa ngày mới làm sạch được lối đi, bây giờ có thể thông lối từ đại sảnh đến lầu gỗ ở vườn sau, còn hai bên đường, tuyết dày chồng chất.

Ngày mười ba tháng chạp, ánh trăng như vụn băng rơi, làm người ta cảm thấy lành lạnh, Y Đình dừng lại dưới hai gốc quế cạnh cánh cửa của vườn sau, ngẩng lên gian phòng thứ ba trên tầng hai của lầu gỗ, dựa theo ánh sáng phát ra từ ánh đèn của hai gian phòng bên trái ở trên lầu, một trong hai gian ấy là phòng của Tông Dực Thiện. Ba tháng trước, ba người nhà Tông Dực Thiện cùng về Sơn Âm với Trương Thụy Dương. Đi tìm một tháng trời mà vẫn không tìm được chỗ ở liền xin được ở lầu gỗ này, Y Đình thấy cha mẹ Tông Dực Thiện đã già, nên hàng ngày nàng thường xuyên đến phụ giúp những việc vặt, Tông Thị nhị lão rất thích Y Đình, lâu rồi Y Đình cũng thích con trai họ, mấy ngày Tông Dực Thiện ở lầu gỗ ở vườn sau, cũng đều do Y Đình giúp trải giường, xếp chăn, bưng trà đưa nước, khi đó Y Đình cảm thấy Tông công tử có chút đặc biệt, đối với nàng lại vô cùng nho nhã, lễ độ, lại rất khiêm nhường. Lúc đó Y Đình không dám nghĩ nhiều, sau đó nhờ Trương Nguyên mà nàng mới được gặp lại Tông Dực Thiện, Y Đình liền rung động, ý trời hợp ý người, cuối cùng Tông Dực Thiện cũng ở lại Đông Trương này.

Không phải vì Y Đình biết được Tông Dực Thiện là con trai của nô bộc nên mới thấy mình cũng xứng đôi với y. Tuy Y Đình chỉ là một nữ tỳ, nhưng tâm hồn không thấp hèn như thân phận, tuy nhiều lúc nàng khá đanh đá, có lẽ vì Trương mẫu Lã Thị hiền quá lại hay chiều chuộng nàng, nhưng Y Đình chưa từng thấy mình thấp hèn hơn ai, sự tự tôn này nàng chỉ dám để trong lòng, nhưng khoảng cách về địa vị hay đẳng cấp lớn thế nào cũng không thể đạp đổ lòng tự tôn của nàng. Nàng luôn coi thường chúng như chúng chẳng hề tồn tại vậy, nhưng chúng lại luôn âm thầm áp bức nàng, làm nàng phải cẩn thận giữ mình. Bây giờ nàng đã biết được thân phận của Tông Dực Thiện, trở ngại lớn nhất đã mất, nhưng tình cảm của nàng dành cho Tông Dực Thiện không hề thay đổi, chỉ là như thế nàng có thể mạnh dạn theo đuổi, dám biểu lộ tình cảm đích thực của mình, còn Tông Dực Thiện có thích nàng hay không, đều đó nàng chưa bàn đến, vì nàng thích Tông Dực Thiện nên từ sau khi Tông Dực Thiện về đây sống, nàng làm gì cũng chẳng nên hồn.

Trương mẫu Lã Thị từ lâu đã nhìn thấu tâm tư của đại a đầu Y Đình, Y Đình giờ đã mười chín tuổi rồi, qua năm nữa đã là hai mươi, nếu không lấy chồng sẽ trở thành lão a đầu mất, vì vậy Trương mẫu Lã Thị liền đợi Trương Nguyên trở về để bàn bạc.

Tại hai gian phòng lớn ở Nam lầu, Trương Thụy Dương và Trương mẫu Lã Thị ngồi song song trên ghế, Trương Nguyên hơi cúi người ngồi trước hai vị Nhị lão, Mục Chân Chân đứnh bên cạnh, Trương Nguyên nghe mẫu thân nói đến chuyện này liền cười nói:

- Y Đình tỷ tỷ động tâm rồi ư, đúng là chuyện tốt, nhi tử có thể hỏi ý của Tông Dực Thiện.

Trương mẫu Lã Thị nói:

- Y Đình thì chắc chắn là đồng ý rồi, chỉ sợ tên Tông Dực Thiện kia không chịu, có phải Tông Dực Thiện là người học rộng tài cao không?

Lúc Trương Thụy Dương và Tông Dực Thiện từ Kim Lăng đến Sơn Âm, chuyến đi vô cùng bình an, mỗi ngày ông ta cùng Tông Dực Thiện đều nói chuyện, quả thật tài học của Tông Dực Thiện rất đáng khâm phục, liền nói:

- Tông Dực Thiện nếu tham gia thi cử, thi hương, thi hội thì ta không dám nói, nhưng nếu thi sinh đồ thì nhất định đỗ là cái chắc, thư pháp của nó lại rất tốt, bằng không làm sao có thể viết thay Đổng Hàn Lâm.

Ông hỏi Trương Nguyên:

- Nghe nói ngươi khuyến khích nó tham gia thi cử để đổi phận?

Trương Nguyên nói:

- Đúng là con có ý đó, cả Tiêu Thái Sử cũng ủng hộ.

Trương Thụy Dương gật đầu nói:

- Con trai nô bộc tham gia thi cử thì không có gì xa lạ nữa, hơn nữa còn có Tiêu Trạng Nguyên giúp đỡ, vậy thì không còn khó khăn nào nữa.

Trương mẫu Lã Thị nói:

- Như vậy Y Đình nhà ta chẳng phải không xứng với nó?

Trương Nguyên nói:

-Nhi tử có ý này, không biết Nhị lão thấy thế nào?

Nhìn thấy phụ mẫu đang chăm chú lắng nghe, hắn nói tiếp:

- Nhi tử rất kính phục tài học cùng nhân phẩm của Tông Dực Thiện, nếu như huynh ấy có ý với Y Đình tỷ tỷ, vậy thì chi bằng Nhị lão nhận Y Đình tỷ tỷ làm nghĩa nữ, như vậy mọi người đều vui vẻ, không biết Nhị lão thấy thế nào?

Trương mẫu Lã Thị vui vẻ nói:

- Chủ ý này rất được, Y Đình cùng ta xưa nay rất thân thiết, nhận nó làm nghĩa nử rất hợp ý ta.

Rồi bà quay sang nhìn Trương Thụy Dương chờ ý kiến của ông.

Trương Thụy Dương cười ha hả nói:

- Ta biết thể nào tiểu Nguyên cũng đề xuất ý kiến này, quả thật là đôi bên vẹn toàn, chỉ là phải sắm thêm một chiếc gương mà thôi, còn nhà ta hiện tại thì vẫn còn rộng chán.

Nói rồi ông xua tay bảo Trương Nguyên đi tìm Tông Dực Thiện nói chuyện.

Trương Nguyên cùng Mục Chân Chân xuống lầu bước ra vườn sau, liền gặp Y Đình. Trương Nguyên cười cười nói:

- Y Đình tỷ tỷ, đừng lo lắng, chờ tin lành từ ta, coi như ta làm Nguyệt lão đi.

Y Đình mặt đỏ bừng, khẩn trương trở lại nội viên, lại nhìn thấy Thỏ Đình đang bước xuống cầu thang bảo nàng đi lên lầu. Trương mẫu Lã Thị nói rõ mọi chuyện cho nàng nghe, muốn nàng có thể trở thành tân nương với thân phận như một người bình thường, Y Đình vui đến phát khóc, quỳ xuống vái lạy.

Khoảng nửa canh giờ sau, nơi cầu thang vang lên tiếng bước chân, Trương Nguyên đã trở lại, vửa vào đến cửa liền chắp tay nói với Y Đình:

- Chúc mừng Y Đình tỷ tỷ, chuyện tốt đã hoàn thành.

Trương Thụy Dương cùng Trương mẫu Lã Thị đều vui vẻ ra mặt. Trương mẫu Lã Thị nhìn Y Đình nói:

-Y Đình nhà ta tính tình tốt, sống ngay thẳng, lại chăm chỉ cần cù làm việc, tên Tông Dực Thiện không thể không đồng ý được.

Trương Thụy Dương nói:

- Ngày mai mời Tông gia Nhị lão đến bàn chuyện hôn sự cho hai đứa, sau khi tiểu Nguyên thành hôn sẽ gả Y Đình đi.

Trương mẫu Lã Thị nói:

- Từ trước đến nay mọi chuyện bếp núc đều do Y Đình giúp ta, Y Đình lấy chồng rồi, ta sẽ bận rộn đây.

Trương Thụy Dương nói:

- Gả Y Đình đi rồi, lúc đó Thương tiểu thư cũng đã là người của gia đình ta rồi mà.

Trương mẫu Lã Thị nói:

- Đạm Nhiên lại muốn theo tiểu Nguyên ra ngoài đấy.

Trương Thụy Dương cười nói:

- Bà còn lo buồn vì mấy đồng bạc từ cái ruộng ngũ cốc kia không có ai quản. Ta đây làm cái gì, cả phủ Chu vương lớn như vậy ta còn quản lý được nữa là.

Trương Thụy Dương không nói ngoa, làm Duyện Sử Trường Tựu là phải quản lý những chuyện thường ngày trong vương phủ, vô cùng bận rộn, không có tài thì không thể nào đảm nhiệm nổi.

Trương Nguyên cùng phụ mẫu bàn về chuyện hôn sự của Y Đình, Y Đình đứng một bên, đỏ mặt không nói gì, thật là hiếm lúc nàng im lặng như vậy.

Hai giờ chiều mặt trời đã lên đỉnh đầu, Trương Thụy Dương, Trương Nguyên và Trương Đại, Trương Ngạc đưa Nghê Nguyên Lộ cùng Hồ Tôn Tố lên thuyền, Nghê Nguyên Lộ quê ở Thượng Ngu, còn Hồ Tôn Tố quê lại ở Dư Diêu, cả hai người đều vô cùng nhớ nhà, đứng ở đầu thuyền ân cần nói chuyện với hai huynh đệ họ Trương. Hồ Tôn Tố nói:

- Tông Tử hiền đệ thành hôn là ngày mồng sáu tháng hai, Yến Khách hiền đệ là mười sáu tháng hai, Giới Tử hiền đệ là mười hai tháng tư, lại cùng lúc diễn ra cuộc tụ hội ở Hàn Xã, xem ra sang năm ta phải ở lại luôn Sơn Âm ba tháng rồi.

Nghê Nguyên Lộ cười nói:

- Tông Tử, huynh đệ các người cứ thành hôn liên tiếp nhỉ, đều chuẩn bị thành hôn xong thì mới vào kinh thi cử sao?

Trương Đại nói:

- Sang năm ta đã mười chín tuổi rồi, cũng phải thành hôn sớm một chút cho phụ mẫu ta yên tâm.

Trương Ngạc trợn tròn mắt nói:

- Ta dù không thành hôn cũng phải làm cha.

Lục Mai đã có bầu hơn bốn tháng, tháng tư năm sau, nhất định sẽ sinh, Trương Ngạc không vui mừng cho lắm, còn mẫu thân Vương Thị của gã thì vô cùng sung sướng, địa vị của Lục Mai bây giờ đã khác, nàng không còn phải hầu hạ, mà chỉ cần chuyên tâm dưỡng thai.

Sau khi đưa tiến hai người họ Nghê và Hoàng, Trương Đại, Trương Ngạc, Trương Nguyên mang theo Vũ Lăng cùng Lai Phúc lên chiếc thuyền Ô Bồng đi Hội Kê thăm quý phủ của Vương Tư Nhâm sư phụ. Tới bến sông Đông Đại, Lai Phúc bưng lễ vật đi theo sau thiếu gia cùng tiểu Võ lên bờ, hôm đó thời tiết quang đãng, tuyết trên đường đã được nạo sạch chồng sang hai bên, nhưng vẫn còi hơi trơn trượt, lúc ba người tới quý phủ của Vương Tư Nhâm, có một lão người hầu mặc một chiếc áo dày, đội mũ Hồ, thấy Trương Nguyên đến, liền vui vẻ nói:

- A, Trương công tử đã trở lại.

Rồi sa sầm nét mặt, hổ thẹn nói:

- Trương công tử xin đợi một lát, tiểu nhân lập tức đi thông báo.

Lúc lão người hầu đi vào bên trong báo cáo, Trương Nguyên đứng trước cửa Vương quý phủ nhìn chùa Hạnh Hoa cạnh cây Hạnh Lâm ở phía xa, mắt hắn không tốt cho lắm, hắn chỉ thấy mờ mờ, hình như cây lê đang nở hoa, chợt nhớ đến câu thơ:" Hốt như nhất dạ xuân phong lai, thiên thụ vạn thự lê hoa khai ( Một đêm xuân lộng gió, hoa nở rộ trên ngàn vạn cây lê), chính là khung cảnh này, làm hắn nhớ lại hồi tháng tư sau khi hắn thi đậu án đầu, hắn đến để tạ ơn lão sư. Khi đó Vương sư phụ đã vào kinh, sau khi hắn bái kiến Vương sư mẫu, lúc đi ra, Anh Tư sư muội đuổi theo đến trước cửa, hai người cùng đứng dưới bóng tường, nghe âm thanh của những chiếc lá cây Hạnh Hoa rơi xuống, chuyện xảy ra mới chỉ gần nửa năm, mà sao hắn có cảm giác như những kí ức ấy sao mà xa vời quá, hay là vì khoảng cách giữa hắn và Anh Tư sư muội ngày một lớn?

- Giới Tử đệ.

Người con cả của Vương Tư Nhâm là Vương Bính Lân nhanh nhẹn bước ra, chắp tay hướng Trương Nguyên chào, mời Trương Nguyên vào đại sảnh ngồi, nét mặt có một chút xấu hổ, nghe Trương Nguyên kể những chuyện lý thú tại Quốc Tử Giám, nét mặt mới thoải mái hơn một chút, y cười nói:

- Quốc Tử Giám hiện giờ nghiêm khắc như vậy sao? Ta khi đó ở Nam giám cũng không chịu nổi cảnh gò bó.

Trương Nguyên hỏi:

- Sư phụ ở kinh thành như thế nào, có được bổ nhiệm làm quan không?

Vương Bính Lân nói:

- Gia phụ có gửi thư về hồi tháng mười, nói là đang đảm nhiệm chức Thôi Quan tại Viên Châu phủ, rồi ít ngày nữa sẽ trở về Hội Kê, để sang năm ra nhận chức Phó Viên Châu Chi.

Thôi Quan Chưởng quản lý một luật pháp riêng, tước thất phẩm, ngang hàng với chức Tri Huyện, Viên Châu phủ thuộc Giang Tây.

Trương Nguyên vui vẻ nói:

- Vậy thì tốt quá, khi nào sư phụ trở về, xin huynh cho người thông báo cho đệ biết.

Vương Bính Lân gật đầu nói:

- Được rồi, gia phụ rất yêu quý ngươi, trong bức thư lần trước người có nhắc đến ngươi.

Trương Nguyên nói:

- Ân tình của sư phụ, đệ luôn khắc sâu trong lòng.

Vương Bính Lân thở dài, hai hàng lông mày nhăn lại, nhất thời im lặng.

Trương Nguyên nói thẳng:

- Vương sư huynh sao lại thở dài, có thể nói rõ cho đệ biết không?

Vương Bính Lân nhìn Trương Nguyên chần chừ một lúc, rồi mới nói:

- Thực không dấu gì đệ, là chuyện của tiểu muội Anh Tư của ta, Tiền Đường cống sinh Đinh Mỗ là bạn học của ta, biết ta có một sư muội chưa gả, mấy tháng trước từ Tiền Đường tới đây cầu hôn, mẫu thân ta vừa lòng gia thế nhà gã, tiếc rằng Anh Tư...

Nói tới đây, Vương Bính Lân lắc đầu, rồi lại nói tiếp:

- Ta biết nhân phẩm con người hiện đệ, nên ta xin nói thẳng, vì đệ mà Anh Tư sư muội không chịu đồng ý thành hôn với ai.

Trương Nguyên hít sâu một hơi, nói:

- Đệ nghĩ đệ cần nói chuyện cùng Anh Tư sư muội, không biết như thế có được không?

Người con này của Vương Tư Nhâm không phải là người cứng nhắc, Vương Bính Lân liền gật đầu nói:

- Cũng tốt, ai đeo chuông thì phải tự mình gỡ, chuyện của Anh Tư đệ phải tự giải quyết thôi, đệ lựa lời khuyên nhủ nó, có phải tháng tư năm sau đệ thành hôn không?

Dứt lời, Vương Bính Lân đứng lên, bước đi, được vài bước y quay lại nói:

- Hiền đệ đến thư phòng chờ một lát, ta đi nói cho mẫu thân biết chuyện này.

Trương Nguyên gặp mặt Vương Anh Tư, đương nhiên địa vị hai người hiện giờ không ngang nhau.

Tiền viện trong quý phủ của Vương Tư Nhâm không phải là nơi lạ lẫm gì đối với Trương Nguyên, cách bài trí trong thư phòng vẫn như xưa, chậu than trong thư phòng vẫn chưa đươc đốt lên, phòng rất lạnh, Trương Nguyên đợi một lúc, bước đi thong thả đến cửa sổ phía bắc của thư phòng, nhìn ra ngoài cửa sổ hắn thấy một người tuyết cạnh lùm trúc nhỏ, người tuyết có đôi mắt bằng than đen, củ cải đỏ làm miệng và không có mũi, một người tuyết có đôi mắt đen thui cùng đôi môi đỏ tươi đang ngồi ngay ngắn dưới khóm trúc, đối diện với cửa sổ của thư phòng.

Chợt nghe có tiếng nói nhỏ nhẹ từ đằng sau:

- Người tuyết này chính là học quan, giám sát những người đọc sách trong thư phòng này.

Trương Nguyên xoay người, thì thấy Vương Anh Tư mặc một chiếc áo khoác bằng lông đứng ở cửa thư phòng, mắt mở to nhìn hắn, Anh Tư sư muội đang cười, ngoài cửa còn có một tiểu nha đầu cầm cái lò sưởi ấm Đồng Lô.

- Anh Tư sư muội gần đây mạnh khỏe chứ?

Trương Nguyên thở dài nói.

Vương Anh Tư là một thiếu nữ xinh đẹp lại hơi gầy một chút, nàng vén áo chào Trương Nguyên, cười nói:

- Giới Tử sư huynh mà cũng phải nói chút lời khách sao như vậy sao?

Nói xong nàng ra hiệu cho tiểu nha đầu ngoài cửa, tiểu nha đầu liền bước tới, rụt rè đưa cái lò sưởi Đồng Lô cho Trương Nguyên, Trương Nguyên cầm lấy, quay lại đưa cho Vương Anh Tư, nói:

- Sư muội cầm lấy đi, ta không lạnh.

Vương Anh Tư bảo tiểu nha đầu kia ra ngoài, trong thư phòng giờ chỉ còn Vương Anh Tư cùng Trương Nguyên, còn cái lò sưởi Đồng Lô thì thì đặt trên bàn sách, cố gắng tỏa nhiệt để lấn áp cái khí lạnh trong phòng.

Trương Nguyên và Vương Anh Tư ngồi xuống cạnh một chiếc bàn, đôi mắt tròn to của Vương Anh Tư nhìn Trương Nguyên không rời, nàng nói:

- Giới Tử sư huynh muốn hỏi muội chuyện gì vậy?

Trương Nguyên im lặng một chút, vốn là muốn tốt cho nàng, nhưng khi đối mặt thì hắn lại có cảm giác không ổn, nhất thời có chút do dự.

Vương Anh Tư áp hai tay vào chiếc Đồng Lô trên vách đá, chăm chú nhìn Trương Nguyên, nói:

- Giới Tử sư huynh, muội làm huynh khó xử sao?

Trương Nguyên nhướng mày nói:

- Sao muội lại nói như vậy?

Vương Anh Tư hỏi:

- Sư huynh có phải nghe được lời đồn đại nào khiến trong lòng không vui?

Rồi nàng lại nói:

- Muội biết sư huynh cùng Thương tiểu thư sẽ lập gia đình.

Trương Nguyên hiểu ý của Vương Anh Tư, hắn cảm động vô cùng, nói:

- Không phải là không vui, chỉ là ta có chút lo lắng cho sư muội.

Ngay cả sắp xếp từ ngữ hắn cũng thấy khó khăn.

Vương Anh Tư nhìn Trương Nguyên, hai tay chậm rãi thu về, đẩy cái lò sưởi ấm Đồng Lô sang bên kia bàn, cặp mắt tròn to từ từ vương đầy nước mắt, đầu hơi cúi xuống, nước mắt cứ rơi không ngừng, rơi cả vào lửa than của lò Đồng Lô, vang lên những tiếng "tách, tách", trong phòng lạnh như băng lại nhanh chóng xuất hiện những giọt nước mắt ấm áp.

Vương Anh Tư vẫn giữ được giọng bình tĩnh, nói:

- Giới Tử sư huynh, thân làm nữ tử thật bất lực, muội có cả đầy bụng kinh thư, thì chỉ có thể rảnh rỗi làm bát cổ, muội muốn được đi chu du khắp nơi, lại chỉ có thể ở khư khư trong thuê phòng, muội không muốn lập gia đình, lại phải chịu bức bách nơi chốn này, ôi, nói như thế nào đây, muội thật sự thích Giới Tử sư huynh, được kết giao cùng Giới Tử sư huynh muội vô cùng sung sướng, chỉ lặng lẽ suy nghĩ trong lòng thôi thì muội cũng đã không kìm nén được niềm vui sướng rồi, Giới Tử sư huynh, trên đời này sẽ còn có một nam tử nào như huynh không?

Vương Anh Tư hỏi Trương Nguyên, nhưng lại không để cho Trương Nguyên kịp mở lời thì đã tự đáp:

- Cho dù là có đi chăng nữa, thì muội cũng không được biết đến, cha muội sẽ không tiếp tục nhận một học trò đến xin học bát cổ nữa, người học trò đó cũng sẽ không cùng muội trốn vào rừng trúc đào măng, cũng sẽ không mời muội cùng làm văn bát cổ, cho nên, đời người trăm năm, dù có đi hết chân trời góc biển, muội cũng chỉ biết đến duy nhất một Giới Tử sư huynh thôi.

Nói tới đây, Vương Anh Tư lấy tay lau nước mắt, thẹn thùng nói:

- Không biết tại sao lại rơi nhiều nước mắt như vậy, lại đều rơi trên lò sưởi, muội không thương tâm, thật sự, Giới Tử sư huynh, muội thật sự không thương tâm, được biết Giới Tử sư huynh là muội sung sướng lắm rồi, giống như khi ở trong một gian phòng tối mở một cánh cửa sổ, có một thứ ánh sáng lạ kỳ chiếu vào, ánh sáng đó không phải là ánh nắng, cũng không phải là ánh trăng, trước kia kiến thức của muội nông cạn quá.

Vương Anh Tư nhìn Trương Nguyên, rồi lấy ra một chiếc khăn lụa từ trong tay áo đưa cho Trương Nguyên nói:

- Sư huynh lau một chút nước mắt đi.

Vương Anh Tư nhẹ nhàng xoa xoa bàn tay vào cái lò sưởi Đồng Lô, nhìn Trương Nguyên nói:

- Giống như muội không dám mơ tưởng đến việc con gái thi đậu Trạng Nguyên, muội cũng không quá mong được gả cho huynh, sư huynh đã có Thương tiểu thư, gia thế của muội cũng không cho phép muội làm tỳ thiếp. Tuy muội vẫn còn thích sư huynh, cũng giống như muội mặc dù không thể tham gia thi cử nhưng vẫn thấy vui vẻ vì có thể rảnh rỗi làm văn bát cổ, việc này cũng chẳng gây trở ngại cho ai, muội không muốn thành hôn không phải vì huynh. Vì vậy huynh đừng áy náy, đây là quyết định của muội, không phải vì riêng một ai cả, chẳng lẽ nữ tử nào cũng phải tìm cho mình một người để gả đi hay sao? Muội đọc sách, học thơ, vẽ tranh, thỉnh thoảng lại nghĩ về Giới Tử sư huynh không phải là rất tốt sao?

Những lời Trương Nguyên định nói đều không nói ra được một lời, hắn không ngờ Anh Tư sư muội lại buồn như vậy. Giúp đỡ loạn thế, ngăn địch cứu quốc, hắn đều tin tưởng mình có thể từng bước hành động, nhưng khi đối mặt với đôi mắt rưng rưng nước mắt của Anh Tư sư muội, hắn thấy mình thật vô dụng, “tình” là một trong những chữ vô cùng phức tạp, đây không phải là đập nát cái quy định cứng nhắc là có thể giải quyết được.

Vương Anh Tư lên tiếng:

- Sư huynh của muội nói Giới Tử sư huynh có chuyện muốn nói với muộn, Giới Tử sư huynh muốn nói chuyện gì vậy?

Trương Nguyên duỗi tay ra, đưa tay vuốt ve chiếc lò sưởi Đồng Lô trên bàn, nói:

- Sư muội thông minh sắc sảo, ta không sánh kịp.

Vương Anh Tư cười tươi nói:

- Chờ sang năm sư huynh thi hương rồi, sư huynh mà đỗ, thì có nghĩa muội cũng có thể đỗ phải không?

Trương Nguyên cũng cười:

- Sư muội nói đúng.

Vương Anh Tư nói:

- Phụ thân muội mấy ngày nữa sẽ trở về, chỉ sợ người cũng muốn ép muội phải gả cho gã Đinh Sinh kia, sư huynh phải nói giúp muội đấy.

Trương Nguyên "Ách" một tiếng:

- Nói giúp á, như vậy thì thật kỳ quái.

Vương Anh Tư cười rộ lên nói:

- Đùa sư huynh thôi, làm sao muội giám làm phiền sư huynh những chuyện như thế.

Anh Tư sư muội luôn có cách làm người khác vui vẻ, nàng chưa từng nói một lời oán trách.

Vương Bính Lân đi dạo trong đình ở ngoài viện, nghe trong thư phòng thầm thì to nhỏ không ngớt, tay chân gã đông lạnh như băng, cuối cùng không chịu nổi, liền đi vào thư phòng hỏi:

- Giới Tử đệ, ngươi khuyên bảo thế nào rồi?

Vương Anh Tư nói:

- Không tốt lắm.

Vương Bính Lân đành chịu. Bây giờ đã trưa, Vương Bính Lân mời Trương Nguyên dự tiệc, trong bữa tiệc có hỏi Trương Nguyên rốt cuộc sư muội Anh Tư của y trong lòng đang nghĩ gì? Trương Nguyên không biết trả lời thế nào, cuối cùng đành phải nói:

- Anh Tư sư muội vô cùng thông minh, nàng biết mình đang làm gì.

Rời khỏi quý phủ của Vương lão sư, Trương Nguyên không đi theo đường cũ mà đi qua cầu Việt Vương rồi đi bộ xuống Sơn Âm. Đứng ở đầu cầu Việt Vương, nhìn đỉnh núi Bạch Mã phủ đầy tuyết, Trương Nguyên nghĩ: "Đạm Nhiên nếu biết Anh Tư sư muội có suy nghĩ như vậy, không biết sẽ làm gì?

Trương Nguyên trở về nhà ở Đông Trương, tiểu Thạch Đầu ra chào đón, vẻ mặt vô cùng khẩn trương:

- Thiếu gia, có một người tóc đỏ, mắt xanh, lại vô cùng cao lớn, gã muốn được gặp thiếu gia, đang ngồi ở đại sảnh chờ người, bộ dạng của gã thật đáng sợ.

Trương Nguyên thầm nghĩ:

- Tóc đỏ, mắt xanh, chà, ai nhỉ?

Người đang nói chuyện với Trương Thụy Dương chính là cái người Tây Dương tóc nâu đỏ, nhìn thấy Trương Nguyên đang bước vào phòng, gã liền đứng dậy, mắt nhìn Trương Nguyên, rồi quay sang Trương Thụy Dương hỏi:

- Vị này chính là lệnh lang Trương Giới Tử Trương công tử?

Người Tây Dương này nói giọng Nam Kinh rất chuẩn, tuy nhiên còn hơi cứng nhắc.

Trương Thụy Dương cũng đứng dậy nói:

- Đúng vậy.

Người Tây Dương này cao hơn Trương Nguyên gần một cái đầu, gã phải cao hơn một thước chín, mà thước đo cắt quần áo thời Minh cái dài nhất cũng chỉ năm thước sáu tấc, ở Giang Nam ít người có vóng dáng như vậy, phụ thân của Mục Chân Chân là Mục Kính Nham cũng chỉ được năm thước bồn tấc. Đầu người Tây Dương này đội một chiếc mũ cao, dưới thì hẹp trên lại rộng, mặc một chiếc áo dài đến tận bàn chân, cặp mắt xanh biếc như mắt mèo, lại không ngừng nháy mắt, thảo nào tiểu Thạch Đầu lại kinh sợ như vậy.

Trương Thụy Dương nói:

- Trương Nguyên, vị này là hội trưởng giáo đoàn Jesus tại Nam Kinh, Vương Phong Túc.

Trương Thụy Dương lúc ở Chu vương phủ đã từng gặp không ít giáo sĩ phương Tây, cho nên khi nhìn thấy người này ông không ngạc nhiên lắm, người này tự xưng là đến từ Nam Kinh, đặc biệt muốn gặp Trương Nguyên. Đối với những thầy tu người Tây Dương, Trương Nguyên cũng có chút hiểu biết, hắn biết đến Matteo Ricci và Thang Nhược Vọng (Johann Adam Schall von Bell). Matteo Ricci bốn năm trước đã qua đời, còn Thang Nhược Vọng giờ y còn đang đọc sách tại Rome Thần học. Vậy Vương Phong Túc này là người ra sao?

Sau một hồi nói chuyện, Trương Nguyên biết được Vương Phong Túc là người phụ trách Giáo đoàn Ki-tô Giáo tại Nam Kinh. Tháng trước, sau khi nhận được thư của Từ Quang Khải, gã liền một mạch chạy đến Sơn Âm để được gặp Trương Nguyên.

Có mấy lời Vương Phong Túc không nói ra cho Trương Nguyên biết, trong thư Từ Quang Khải vô cùng khen ngợi trí tuệ cùng tài học vấn của Trương Nguyên, bảo hắn tuyệt đối không phải người bình thường. Còn nói rằng Thiên Chúa giáo nếu muốn truyền bá tại Đại Minh, Trương Nguyên là nguồn trợ lực lớn, cho nên vô cùng mong Vương Phong Túc sớm đến gặp Trương Nguyên, tốt nhất là thuyết phục Trương Nguyên gia nhập giáo đoàn. Từ Quang Khải là nhân vật kiệt xuất của giáo đoàn Thiên Chúa giáo tại Đại Minh, là bạn thân của Matteo Ricci. Vương Phong Túc nhận được thư của Từ Quang Khải, không dám chận trễ, cưỡi ngựa thâu đêm tới Sơn Âm để gặp Trương Nguyên, nhưng lúc này khi nhìn thấy Trương Nguyên chỉ là một học trò mười bảy, mười tám tuổi, liền có chút thất vọng. Một học trò chưa qua nhược quán (cách gọi thanh niên khoảng hai mươi tuổi) có thể giúp được gì cho giáo đoàn cơ chứ? Nhưng vì đã đến đây rồi, Vương Phong Túc cố gắng giữ vững tinh thần khi nói chuyện với Trương Nguyên, đầu tiên sai người đem quà tặng cho Trương Nguyên, đó là một chiếc lăng kính, một bức "Bản đồ Sơn Hải" tạc trên đá, một chiếc đồng hồ, lúc trước Matteo Ricci đến tặng cho hoàng đế Vạn Lịch hai chiếc đồng hồ. Thường thì các hội viên trong giáo đoàn khi đi thăm hỏi những nhân vật trọng yếu của Đại Minh mới được đem đồng hồ để tặng, bây giờ cả Đại Minh chỉ có không quá mười chiếc, còn lần này là vì Từ Quang Khải đề nghị tặng cho Trương Nguyên một chiếc.

Cái đồng hồ cao chừng ba thước, cây kim đồng hồ bằng gỗ mun, bốn góc đồng hồ được gắn thêm hai cánh thiên sứ. Toàn bộ chiếc đồng hồ như một đỉnh tháp nhọn của một nhà thờ, chế tác cực kỳ tinh xảo. Ở phương Tây, một chiếc đồng hồ như thế này có giá trị bằng cả một chiếc kính viễn vọng, vô cùng đắt. Trương Nguyên nhìn thấy chiếc đồng hồ, mừng rỡ, hắn rất cần nó, có nó hắn có thể nắm rõ thời gian, hắn muốn Đại Minh sẽ có nhiều nghệ nhân làm đồng hồ, nhân dân mà phát triển mạnh điểm này có lẽ phải vượt trước lịch sử bốn trăm năm.

Quả lắc của chiếc đồng hồ vẫn không chịu nhúc nhích, Vương Phong Túc cũng không nói gì, chờ cho Trương Nguyên hỏi, không ngờ Trương Nguyên lại không hỏi, mở nắp phía sau của chiếc đồng hồ ra, quan sát thật kỹ. Chiếc đồng hồ này không phải là chiếc đồng hồ lên dây cót, mà là một chiếc đồng hồ Trọng chùy, máy móc của chiếc Trọng thùy này rất lớn mỗi ngày đều phải chỉnh. Trương Nguyên liền thả rơi chiếc trọng chùy, rồi chỉnh kim phút có hình dáng giống miệng chim diều hâu, chỉnh thời gian thành ba giờ chiều. Chiếc đồng hồ đó đã bắt đầu chạy.

Trương Nguyên quay đầu nhìn Vương Phong Túc nói:

- Bây giờ hình như là chừng này giờ, sau này sẽ điều chỉnh lại.

Vương Phong Túc trợn mắt há hốc mồm, lát sau hỏi:

- Trương công tủ đã từng nhìn thấy cái tháp Thông Thiên này?

- Tháp Thông Thiên?

Trương Nguyên kinh ngạc, rồi liền hiểu ra, thì ra đó là cách mấy thầy tu phương Tây thể hiện sự thần kỳ, gọi đồng hồ là tháp Thông Thiên, hắn liền trả lời:

- Ta từng mơ thấy nó, hôm nay lại thấy, không ngờ so với cái thấy trong mộng cũng không khác nhau là mấy.

Vương Phong Túc trợn tròn đôi mắt màu xanh của mình, không nói được gì, rồi lại đưa chiếc "Bản đồ Sơn Hải" cho Trương Nguyên xem, chiếc bản đồ này là theo bản vẽ của Matteo Ricci in ra đá, cũng được đánh dấu bằng màu sắc rực rỡ, châu Á màu vàng, châu Mĩ và châu Nam Cực màu hồng phấn, châu Âu và châu Phi màu trắng, biển màu xanh lá cây, bản đồ chưa ghi rõ châu Đại Dương, vì lúc này người phương Tây không biết đến sự tồn tại của châu Đại Dương.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx