sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Người Lính Da Đen

Tôi cho rằng, tấm ảnh này được cắt từ báo, anh cũng nhìn thấy: người lính da đen bị thương, có súng tự động trong tay, chưa kịp bắn, dưới hoả lực mạnh mẽ đang tìm chỗ che chắn, ẩn nấp, cứu tính mạng. Người con trai da đen Châu Phi đã đến đây giao chiến chống lại trên mặt đất và trong không gian, chàng trai cao lớn và khoẻ mạnh, với bộ mặt dễ mến, trông có vẻ bé bỏng đáng thương. Bây giờ bộ mặt đó nhăn nhó, méo mó vì sợ hãi và đau đớn. Khi nhìn vào tấm ảnh, tôi như nghe thấy tiếng gào thét vô vọng. Có thể ngày trước người lính da đen bất hạnh chưa biết tên nước này, không có khái niệm nước đó ở đâu. Người ta đã gửi anh đến đây, để bắn giết những người Việt Nam đang vùng dậy bảo vệ tổ quốc và nền độc lập của mình.

Tôi nhìn vào tấm ảnh người lính. Anh tươi tỉnh, đứng thẳng người, tôi muốn hỏi:

- Cậu đã để quên gì ở đây? Đến đây làm gì?

- Bảo vệ nền tự do, giải phóng...

Phải, người ta đã nói như vậy với thanh niên da đen này từ Châu Phi.

Tôi đã thấy vài người Việt Nam, cả Nam và Bắc, từ mặt trận, đến hội nghị Hoà Bình thế giới... Dáng vẻ hiền dịu mảnh khảnh. Tiếng cười giòn tan. Những ngón tay họ mềm dịu, mảnh mai. Tôi hình dung, những bàn tay này ném lựu đạn, bóp cò súng ra sao. Đúng, những bàn tay này đã góp phần bảo vệ tổ quốc của mình. Khởi sự xâm lược của ai? Của những người lính da đen Châu Phi như thế đó.

Có lẽ, người ta đã nói với người da đen Châu Phi, rằng người Việt Nam gồm phụ nữ, trẻ nhỏ, các cụ già là kẻ thù chính của tự do trên trái đất.

Người lính da đen, cậu đến đây bảo vệ sự tự do nào? Phải chăng không là sự tự do ở Châu Phi, do những người hạ đẳng bảo vệ?

Người lính da đen bị găm lỗ chỗ những viên đạn chì, quằn quại đau đớn. Máu chảy khắp người. Đất Việt Nam thấm máu này, từ người lính quân đội nước ngoài chảy xuống. Anh nghĩ thoáng qua chăng, vì cái gì anh chết? Vì cái gì nào?

- Vì tự do ư!

Ở Châu Phi, cậu chỉ được xem là công dân trên giấy. Có được hưởng cái gọi là thế giới tự do, vì thế giới có cậu đến Việt Nam để chết, nhưng có được quyền sống trong những điều kiện cũng giống như người da trắng đang sống không?

Những bàn tay mềm mại của những người mảnh khảnh gây nên mưa đạn trên thân thể da đen to lớn của cậu...Vì sao cậu trở thành kẻ thù của người Việt Nam. Người có tiếng cười giòn giã? Vì cậu đến chiến đấu cho tự do, cái mà chính cậu chưa bao giờ được hưởng... Còn chống ai? Chống những người đang bảo vệ tổ quốc và độc lập của mình.

Thương cậu, người lính da đen... Cậu khuỵu xuống đất với tiếng kêu rên bên cạnh người Việt Nam đau đớn. Sự không cùng tiếng nói chia cách các anh – Hãy nói bằng mắt... Cậu hãy nhìn vào đôi mắt nhỏ nhắn, long lanh này.

Có thể, chết, người lính da đen, cậu hiểu, chết vô ích...

Chàng Memet làng Emet

Năm 1937 tôi là một thanh niên cân đối khoẻ mạnh. Nhưng tôi phải đeo ba lô nhập ngũ. Tôi đã đi chơi thoải mái dọc phố xá trong áo xám xẫm phấp phới theo gió cùng các bạn bè vui vẻ, tạm biệt nhé! Tôi phải thay đôi giày da bóng loáng với đôi ống ngắn bằng đôi bốt da to bốc mùi ẩm có buộc dây quân sự.

Sang tháng thứ hai được thông báo sẽ tiến hành thanh tra trong đơn vị.

- Chính tư lệnh tập đoàn quân đến kiểm tra, - xét hỏi chúng tôi, những trung uý trẻ, đại đội trưởng, - Công việc đầu tiên ông sẽ hỏi những sĩ quan về tên các lính, còn lính phải nói tên các vị chỉ huy của mình.

Các sĩ quan bắt đầu học gấp tên những người dưới quyền, phải học thuộc lòng họ tên trong giấy khai sinh và cả tên các vị chỉ huy.

Như mọi năm, tư lệnh trưởng đến vào thời gian đã định, dừng ô tô gần một đại đội và hỏi người lính đầu tiên, tên anh là gì, quê quán ở đâu, và sau đó ra lệnh kể ra tên các vị chỉ huy tiểu đội, trung đội, đại đội... Người lính kể lưu loát các chỉ huy tiểu đội, trung đội, rồi lúng túng yên lặng. Tư lệnh trưởng bực bội nói dằn từng tiếng:

- Người lính, không biết tất cả các chỉ huy của mình, không thể được gọi là người lính.

Ông không hỏi tiếp nữa, đi vòng hàng quân rồi ra đi.

Ở đó, đội viên quân nhu trung đoàn đã kể câu chuyện sau:

- Tai vạ với những việc kiểm tra này. Khi tôi là trung uý, chúng tôi cũng muốn ghi nhớ các lính dù chỉ trong đại đội của mình. Thậm chí còn những sổ con chuyên dùng và ghi vào đó tên và đặc điểm: Akhmet Boilu, da bánh mật, mũi tẹt; Ali Mertoglu, mắt xanh. Lính, nhắc đi nhắc lại tên các chỉ huy của mình như đọc kinh. Chỉ còn Memeta từ làng Emet tôi không sao có thể thuộc lòng được. Ngoài làng của mình tên Memet này không có ở đâu. Ngay cả anh ít có mặt trong làng mình: anh, người chăn gia súc luôn mất hút trong núi với súc vật. Lần đầu anh rơi vào thành phố, do người ta gọi anh vào quân ngũ. Khi còn nhỏ, anh dễ thương, mỉm cười trìu mến, hiền từ. Bản thân cao, khoẻ mạnh, tầm vóc một mét chín mươi. Trên vai anh súng tự động nằm khéo và nhẹ nhàng. Với Memet, trong thành phố, tất cả đều mới, anh muốn biết càng nhiều càng tốt. Không nên nói rằng anh ghi nhớ tuyệt vời, thế nhưng cái gì đã lắng đọng trong đầu, thì rất lâu. Anh có thể lắp ghép súng tự động sau đúng bảy phút – tôi theo dõi trên đồng hồ. Anh đeo nó suốt ngày, như bé gái với búp bê thân yêu. Trên đôi chân khổng lồ của Memet những chi tiết súng tự động được coi như đồ chơi. Hãy hình dung bàn tay anh to hơn tay tôi hai lần. Nói thật, tôi kết thân với Memet. Anh còn non trẻ dễ thương.

Tình cờ một chiến sĩ nổi tiếng đến trung đoàn chúng tôi. Anh ta đã đấu đá với Memet làng Emet. Memet chưa biết kỹ thuật đánh nhưng biết chống đỡ, và trên mặt có nụ cười như của đứa trẻ. Chiến sĩ nổi tiếng lúc thì nhảy phía này, lúc phía kia. Như vậy nhảy suốt một giờ, nhưng không đánh bại được Memet. Trận giao đấu đã kết thúc hoà.

Khi bắt đầu nói về Memet, tôi không thể dừng lại. Thế mà tôi không biết bằng cách nào có thể buộc chính Memet này thuộc lòng tên các chỉ huy. Đối với anh ai chỉ huy trưởng quân đoàn, ai chỉ huy trung đội, ai đại uý, ai tướng – rất lẫn lộn, tất cả như một...

- Này con trai Memet, hãy lưu ý hơn... Bắt đầu từ người binh nhất. Tên anh ta là gì? – tôi hỏi Memet. Anh chớp chớp mắt tự nghĩ, rồi bật nói:

- Mekhmet Ali!...

- Chà, không đúng, Mekhmet Ali – trung sĩ, không là binh nhất.

- Tôi không thể ghi nhớ, thưa chỉ huy, - Memet rầu rĩ trả lời.

- Hãy cố lên, con trai, nào bắt đầu...

Đúng hai tháng, tôi hoài công vật lộn với Memet.

Nhưng chúng tôi chẳng thu được gì. Khi đó tôi bắt anh học mỗi ngày một tên. Hôm nay, suốt ngày anh nhắc tên tiểu đoàn trưởng, ngày mai – trên trung đoàn trưởng... Nhưng đến ngày thứ ba lại bắt đầu lẫn lộn.

Tôi đã bắt đầu nổi giận. Con người khổng lồ này, như một cô gái xấu hổ, đưa mắt nhìn xuống và đỏ mặt.

- Tôi bị phạt gì, thưa chỉ huy?! – Anh bối rối nói thủ thỉ.

Lúc đó trước kiểm tra một ngày.

- Hãy coi chừng, Memet, tư lệnh sẽ trị tội tôi và chỉ huy trưởng của chúng ta. Chà anh là người gì vậy! Dường như anh không có đầu, mà có cái lưỡi, tất cả đều lọt qua. Tư lệnh vớ được, anh tự biết gỡ bí như thế nào?

Tôi giận dữ, chứ không nói đùa.

Hôm sau, đại đội đứng thành hàng rất sớm. Thậm chí tôi nhìn về phía Memet sợ sệt. Thế là ô tô tư lệnh trưởng đã đến. Cánh cửa bật mở. Trung đoàn trưởng chào ông, rồi dâng báo cáo, sau đó lại chào... Tư lệnh đi dọc hành quân và dừng lại đúng chỗ đối diện với Memet làng Emet. Tôi như chết đứng. Bây giờ tai hoạ sắp giáng xuống đầu tôi. Tức thì đôi giày trở nên chật cứng, còn thắt lưng với quai đeo kiếm bó ních vào lưng... Nhìn vào Memet, tôi thấy hình như anh không chút sợ hãi. Viên tướng nhìn vào mắt Memet và nói:

- Hãy kể chứng nhận khai sinh của mình.

- Quân đoàn năm, sư đoàn... trung đoàn... tiểu đoàn ba, đại đội hai, trung đội một, tiểu đội một, Khasan Memet làng Emet, sinh năm 1333.

Tôi cầu thánh Alla cho vị tướng mau chóng đi sang người lính khác.

- Tên binh nhất của anh là gì?

Memet không chớp mắt, nói to:

- Ali Iusuf!

- Ai là trung sĩ của anh?

- Osman Khuzur!

- Trung đội trưởng?

- Khusein!

- Đại đội trưởng?

- Đại uý Mekhet...

Dường như Memet bị tấn công. Anh cứ nói liến thoắng, liến thoắng... Vị tướng chưa kịp chấm dứt câu hỏi, Memet đã trả lời trôi chảy.

- Tiểu đoàn trưởng?

- Osman-bay!

- Trung đoàn trưởng?

Memet làng Emet nói họ tên không ấp úng.

Vị tư lệnh, thể hiện rõ, thích người lính nhanh nhẩu này.

- Cám ơn, - ông nói.

Rồi quay nói với trung đoàn trưởng:

- Hãy tiếp tục tự kiểm tra.

Ngồi vào ô tô và ra đi.

Sau hiệu lệnh báo yên, tôi bổ đến Memet:

- Nghe đây, Memet, anh giải quyết việc này thế ư?

Memet cúi đầu, mặt anh đỏ ửng.

- Nào, trả lời! Trả lời đi, con trai!

Đôi mắt Memet đỏ hoe:

- Thưa trung uý, tôi có lỗi, nhưng biết làm gì? Tôi học thuộc lòng tên tiểu đoàn trưởng và tên tư lệnh trưởng. Còn những người khác, nhớ tên ai nói nấy.

- Ra vậy! Ái chà Memet, thế mà bình tĩnh được!...

- Tôi lẫn lộn tất cả, thưa ông. Ông là trung uý, tôi quen, nên trước ông lưỡi tôi không thể nói được gì. Còn trước tổng chỉ huy, hoàn toàn lúng túng nên tất cả từ trong đầu tôi bay vọt ra. Nào bắt đầu nói cho vui, chà lạy Thánh Alla bỏ quá cho con!...

Rất may, vị tư lệnh không biết ai cả!

Giữa bạn bè.

Trong giao tiếp tôi chưa thấy người nào dễ chịu hơn những người Nga. Thậm chí tiếng nói khác nhau nhưng không khó khăn lắm.

Đêm thứ bảy, lúc gần hai giờ rưỡi. Tôi quay về khách sạn của mình từ nhà Điện báo Trung tâm. Tôi đi thong thả theo phố Gorki. Ở quảng trường Puskin, trên đường tôi gặp người đàn ông, anhh ta hỏi tôi gì đó bằng tiếng Nga.

Lúc đầu tôi nghĩ, khách qua đường hơi say xỉn thuốc lá. Tôi moi bao thuốc từ trong túi. Chúng tôi đi bên nhau. Anh không biết một tiếng Thổ Nhĩ Kỳ nào, còn tôi không biết tiếng Nga. Nhưng chúng tôi nói luôn miệng, không ngừng. Thật khó tin, nhưng chúng tôi hiểu nhau. Khi chúng tôi đến đài kỷ niệm Puskin, anh nói:

- Nào chúng ta ngồi.

Tôi hiểu điều anh nói.

Chúng tôi ngồi vào một ghế dài ở vườn hoa nhỏ.

Anh bắt đầu kể về Puskin, còn tôi nói:

- Tôi rất yêu Puskin.

- Anh biết thơ của ông? – Anh ta hỏi.

- Rất ít, - tôi trả lời, - nhưng Puskin biết yêu như người Thổ (Thổ Nhĩ Kỳ). Do đó tôi yêu Puskin. Khi nào trong tim người Thổ tình yêu cháy bỏng, sẽ không tiếc mạng mình bảo vệ tình yêu đó.

- Không, Puskin đã chết, cứu lấy danh dự của mình...

- Anh trả lời.

Chúng tôi tranh luận. Tranh luận chân chính, mặc dù bằng tiếng khác nhau.

Chúng tôi đứng dậy. Đi tiếp. Bây giờ tôi nói. Thỉnh thoảng anh ngắt lời tôi, hỏi gì đó, tôi trả lời.

Chúng tôi đến quảng trường Maiakovski. Tiếp tục trao đổi ở đài kỷ niệm nhà thơ. Sau đó ôm nhau thân thiết và chia tay. Tôi vô cùng hài lòng cuộc gặp gỡ này. Tôi cho rằng, anh cũng vậy. Tôi chợt nhớ ra quên không hỏi anh tên gì. Gọi với theo, nhưng anh không nghe thấy. Anh cũng không hỏi tên tôi, không quan tâm đến, tôi là ai.

Khi tôi vào khách sạn, đồng hồ điểm bốn giờ.

Sáng hôm sau – chủ nhật... Tôi cùng người bạn phiên dịch đến Hội nhà văn để nhận thư vợ. Vào chủ nhật nên cửa đóng. Chúng tôi gọi điện thoại. Một phụ nữ bước vào. Chúng tôi đề nghị chị có thể cho nhận những bức thư. Chị không nói "Hôm nay chủ nhật" hoặc "Anh không thể nhận thư". Trước hết chị mời chúng tôi vào. Chị nói gì đó chừng năm phút. Rồi người đàn ông đến. Tôi rất mong, hy vọng hơn sẽ được nhận thư.

- Anh biết đấy, hôm nay chủ nhật, - anh nói.

- Đúng, - tôi trả lời.

- Vào chủ nhật, tất cả đều đóng cửa.

- Chào tạm biệt – tôi nói ngắn bằng tiếng Nga và đi ra cửa.

Nhưng anh nhận ra tôi quen, người đã cùng nói chuyện và không muốn để chúng tôi đi nhanh như vậy:

- Nếu như các anh đến vào những ngày thường thì nhất định nhận được thư.

- Đúng thế.

- Rất tiếc, tôi không thể giúp các anh được.

- Rất cám ơn! chào tạm biệt, - tôi nói bằng tiếng Nga.

- Anh biết, hôm qua chủ nhật.

- Phải.

- Nếu như các anh đến hôm qua, thì nhận được thư.

- Đúng vậy.

- Nhưng hôm qua anh cần đến trước bữa trưa, sau ăn trưa anh không gặp được ai... Tất nhiên anh có thể nhận thư nếu thư đến, còn nếu không anh nhận sao được.

- Rất cám ơn... Tạm biệt.

- Bây giờ nói với anh: ngày mai thứ hai.

- Tôi biết.

- Nếu anh đến ngày mai, các anh sẽ nhận thư.

- Cám ơn.

- Nhưng đừng đến trước mười hai giờ trưa và sau năm giờ: sẽ không gặp được ai. Anh có thể đến vào ba giờ chiều không? Nếu mai anh có việc bận, có thể đến vào thứ ba hay thứ năm.

Anh chân thành muốn giúp, nên không thể bực bội vì lời nói cởi mở của anh, và anh tiếp tục tiễn chúng tôi.

- Nếu thư của anh đến, nhất định anh nhận, tôi nghe thấy giọng của anh sau cửa.

Hôm sau – thứ hai. Tôi phải gặp một người bạn Nga ở Nhà hát trào phúng. Bạn tôi nói rằng, Nhà hát trào phúng rất gần khách sạn tôi ở.

Thực vậy, đúng đối diện khách sạn "Bắc Kinh", nơi tôi ở. Nhưng tôi không biết chữ cái Nga nên không đọc được những chữ lớn trên toà nhà: "Nhà hát trào phúng".

- Xin lỗi, - tôi nói với người bộ hành, - Nhà hát trào phúng ở đâu?

Người Thổ chỉ ngón tay nói: "Đây, đối diện". Nhưng người Nga cởi mở, sẵn sàng làm ơn giúp đỡ bắt đầu giảng giải:

- Anh đi sang phải ba trăm mét. Ở đó anh thấy đường ngầm. Theo đó anh đi sang phía bên kia, rồi...

Một phụ nữ đội mũ đến chỗ chúng tôi:

- Các anh cần đi đâu?

- Đến Nhà hát trào phúng!

- Vì sao anh chỉ cho họ đường xa? Bà ta nói với anh kia. Rồi quay lại tôi:

- Tôi chỉ cho anh đường gần. Anh thấy đài kỷ niệm Maiakovski không? Anh biết Maiakovski chứ? Ông là nhà thơ vĩ đại của chúng tôi. Mỗi lời ông là viên đạn đại bác. Vậy anh cứ đi đến đài kỷ niệm...

Người đàn ông phản đối bà:

- Ở đó nhiều xe qua lại! Anh ấy không qua được. Theo đường hầm tốt hơn.

Một người đàn ông đứng tuổi bước đến.

- Anh là người nước ngoài à? - Ông hỏi bằng tiếng anh.

- Đúng vậy.

- Anh định đến Nhà hát trào phúng?

- Vâng.

- Tại sao hai người không chỉ cho anh ấy đường gần nhất? - Ông trách hai người kia, và bắt đầu giải thích, đi đến Nhà hát trào phúng hoàn toàn bằng đường khác ra sao.

Sau đó cả ba người bắt đầu tranh luận, đi đến Nhà hát trào phúng như thế nào. Trong khi họ tranh cãi, một cô gái Nga dễ thương bước đến. Cuộc tranh cãi đạt đến đỉnh cao nhất.

Tôi quyết định đi sang bên, đứng theo dõi họ. Cô gái khẳng định rằng, tốt hơn cả, tôi cần ngồi vào taxi. Một người đàn ông nữa bước đến. Họ tranh luận sôi nổi, có vẻ đã quên về tôi, và tôi tự bước đi. Đột nhiên người bạn tôi hẹn gặp xuất hiện trước tôi. Hình như anh đã đợi tôi. Tôi chỉ việc đi qua đường.

- Anh tìm tôi dễ dàng chứ? – Anh hỏi.

- Rất dễ dàng, - Tôi trả lời.

Rồi bạn tôi cũng bắt đầu giải thích tìm Nhà hát trào phúng đơn giản nhất như thế nào. Trong khi đó chúng tôi đã đang đứng trước cửa chính nhà hát.

- Tôi biết, - Tôi cám ơn.

- Lần sau anh tìm đường hoàn toàn dễ dàng.

Những người Nga tốt bụng và cởi mở. Khi biết rõ hơn không thể yêu họ từ thâm tâm.

Gửi bạn đọc kính mến!

Các bạn đọc Liên Xô kính trọng và quý mến!

Được biết, trong văn học, thư của các nhà văn chiếm một khoảng lớn. Nó được xuất bản bằng những chính sách riêng khi tác giả còn sống hoặc sau khi chết.

Thường trong đó đa số là nhân cách và thế giới quan của nhà văn.

Nhưng tôi cảm thấy, rằng những thư của người đọc hấp dẫn hơn nhiều, so với những thư của chính các nhà văn. Tôi đi đến ý kiến này bằng con đường kinh nghiệm của mình. Nói về các lá thư, nhà văn nhận được tôi cho rằng, không phải những gì do nhà nghệ thuật, người nổi tiếng, nhà hoạt động quốc gia viết, mà do hàng loạt người đọc viết.

Tôi chưa biết, Khi nào đó xuất bản sách như người đọc không. Trong rất nhiều dự định của tôi có dự định sau: sẽ xuất bản sách như tôi nhận được từ người đọc. Sách tốt hơn nhiều sách khác, sẽ mở mắt cho chính tôi, và tôi làm quen với nhiều người khác. Khen ngợi hoặc chỉ trích, khâm phục hay lên án, thương yêu hay ghét bỏ – Nói chung, những gì người ta cảm thấy đối với tôi và tác phẩm của tôi, sẽ được bày tỏ trong đó một cách thẳng thắn.

Ba bức thư khiến tôi nghĩ ra xuất bản sách như vậy: hai do công nhân Thổ gửi cho tôi, một do người Nga.

Từ khi tôi trở thành nhà văn chuyên nghiệp, tôi thu thập các thư của độc giả, xếp nhóm và đưa vào lưu trữ. Tiếc rằng bây giờ tôi không còn những thư trước năm 1955, - bị cảnh sát lấy đi trong lúc nhiều lần khám xét nhà tôi và không đưa trở lại. Tôi hy vọng những thư này còn nằm đâu đó trong lưu trữ cảnh sát. Tất cả những gì tôi nhận sau năm 1955 đang ở tôi, được xếp gọn theo ngày tháng. Gần bốn mươi cặp đầy gom góp thành tài sản của tôi.

Năm 1958, một công nhân Thổ ở thành phố Adan gửi cho tôi thư đầu tiên. Thư viết xấu, không mạch lạc. Tất cả bốn trang đầy lời chửi bới, lăng nhục, tục tĩu thô lỗ nhất. Anh thấy tôi, tên phản bội Tổ quốc.

Để minh hoạ thêm lời chửi bới, anh vẽ đầu lâu, con dao găm đang nhỏ máu, súng lục và giá treo cổ, còn doạ rằng, chủ nhật tới từ Adan đến Ytambul xem đá bóng giữa hai đội "Fenerbakhtre" và "Galantasarai" và tiện thể giết tôi, hoàn thành nghĩa vụ yêu nước cao cả - tiêu diệt tên phản bộ tổ quốc.

Nhiều người bắt đầu doạ tôi theo bưu điện nhưng cách làm với hình vẽ như vậy còn chưa có. Tôi bóc thư bằng những ngón tay run run và rồi đặt bên cạnh những bức khác.

Trận đá bóng qua nhưng chẳng ai giết tôi.

Ba năm trôi đi. Năm 1961 tôi lại nhận được thư từ Adan, từ chính người công nhân này. Lần này thư được bắt đầu: "Sau đó tác giả thư nhắc đến đã viết bức thư ba năm trước và đe doạ giết chết ra sao. Khi đó đã khẳng định, thực sự dứt khoát sẽ giết tôi, nhưng không hoàn thành được âm mưu của mình, chỉ do không thể đến Stambul xem đá bóng, vì người chủ đã đuổi việc anh, nên anh không tìm đủ tiền cho chuyến đi. Còn viết rằng, từ thời gian đó anh đã thay đổi rất nhiều, bây giờ anh rất xấu hổ về bức thư anh đã viết vô ý thức từ nhứng lời người khác. Hoá ra không lâu anh đọc được một truyện ngắn của tôi trên báo và từ đó anh bắt đầu tìm những truyện khác. Còn bây giờ anh không bỏ sót một quyển sách nào của tôi. Bây giờ anh nhìn những gì xảy ra xung quanh bằng đôi mắt khác hẳn.

Các bạn biết không, đối với tôi điều gì quý nhất trong thư này? Người công nhân từ Adan không dấu tên và địa chỉ của mình cả trong thư thứ nhất lẫn thứ hai. Thường những tác giả gửi lời đe doạ bưu điện, những người nhút nhát, thấp kém nên để mình nặc danh.

Tất nhiên, tôi nhớ người công nhân này. Lục trong lưu trữ và tìm được bức thư trước của anh.

Tôi đã nhận nhiều bằng danh dự, tiền thưởng, phần thưởng dân tộc và quốc tế. Nhưng không gì làm tôi vui sướng như bức thư thứ hai từ Adan.

Khi tôi ở Liên Xô, bức thư của một công nhân Nga ở Gorki, đề tên tôi gửi đi Maskva, đến Hội nhà văn năm 1966, cũng gây cho tôi cảm nghĩ như vậy. Tôi đã đề nghị dịch bức thư sang tiếng Thổ. Tác giả viết rằng đã trông thấy tôi vào lúc truyền hình. Hoá ra anh đọc những truyện ngắn của tôi, xuất bản bằng tiếng Nga. Anh thông báo rằng vào những ngày nghỉ phép mời tôi sang làm khách nhà anh ở Gorki, hứa sẽ giới thiệu tôi với các đồng chí của mình, chở đi câu cá, đề nghị nghỉ ngơi trong gia đình anh.

Rất tiếc, sự có mặt của tôi ở Liên Xô được định ra sớm hơn, nên không thể nhận lòng mến khách của anh. Nhưng mãi cho đến nay tôi ước mong được phúc đáp lại lời mời của anh.

Ý tưởng soạn sách từ những bức thư của độc giả vẫn thôi thúc tôi. Nếu cơ hội xuất bản sách thuận lợi đến với tôi, tôi sẽ đặt tên sách – "Những bức thư gửi cho một nhà văn" và thông báo bằng hàng chữ này: sách được viết để tặng các bạn. Với tình cảm nồng ấm và tấm lòng tri ân, tôi nhớ hai bạn công nhân.

Các độc giả kính yêu và quý mến! Tôi chúc các bạn sức khoẻ và niềm vui!

Còn bây giờ cho phép tôi mời các bạn xem truyện ngắn về đời tôi.

Cha tôi mười ba tuổi đến Stambul từ làng xa xôi hẻo lánh. Sau vài năm ông gặp mẹ tôi, là một cô bé đến thành phố lạ này từ một làng hẻo lánh khác. Để tôi sinh ra, họ cần vượt qua đường dài, gặp nhau ở thành phố lớn và cưới nhau.

Tôi không định được thời gian và địa điểm sinh ra tôi.

Tôi chào đời vào lúc rất không thích hợp – năm 1915. Những ngày đẫm máu nhất của Thế chiến I. Không chỉ thời gian mà cả nơi sinh cũng không hợp – Kheibeliada, một trong những hòn đảo Printrevưi, góc Thiên đường, nơi không quy định người như tôi sống. Khu dinh thự mùa hè này của những người Thổ phú hào có ảnh hưởng nhất, trở thành sinh quán của tôi. Ngày nay thế giới giàu có không thể xuôi chèo mát mái nếu thiếu những người nghèo. Những người sống rất thiếu thốn trong bàn tay gân guốc của họ. Chính vì vậy chúng tôi sống được ở Kheibeliada.

Tôi cho rằng may mắn lớn lao của mình là không sinh ra từ gia đình giàu có, dòng dõi trâm anh hoặc có danh tiếng.

Người ta đặt tên Ả Rập cho tôi Nucret, có nghĩa là "được ông chủ giúp đỡ", - tên thích hợp với tôi ư!... Tôi không trông cậy vào ai, ngoài đức chúa trời. Cả nhà tôi cầu mong sự cứu giúp của Người.

Những người khổ hạnh xưa kia tự tay mình giết những đứa con gầy gò, ốm yếu, chỉ những trẻ dẻo dai, khoẻ mạnh có quyền sống. Ngày nay chính cuộc sống và xã hội lựa chọn người đáng kính trọng. Nếu nưh trong bốn anh em của tôi chỉ mình tôi sống được, thì các bạn hiểu cho, tôi dã dẻo dai đến mức như thế nào, sẽ kiên trì bám lấy cuộc sống ra sao. Mẹ tôi chỉ sống được hai mươi sáu tuổi, không thể chịu đựng hơn nữa những cuộc đấu tranh sinh tồn, đã từ bỏ thế gian tuyệt đẹp này, được lập nên cho cuộc sống và hạnh phúc.

Là cậu bé mười tuổi tôi tâm niệm rằng, nhất định tôi trở thành nhà văn. Nếu như lúc còn nhỏ tôi nghĩ được như bây giờ, thì cuộc sống không hắt hủi tôi đến nỗi như thế.

Để trở thành nhà văn trong nước tư bản lạc hậu khi đó tôi như Thổ Nhĩ Kỳ đã khó, huống chi tôi lại xuất thân từ một gia đình mà không ai biết được chữ bẻ đôi.

Cha tôi như mọi người cha, nghĩ về tương lai của con trai mình, nói: "Con hãy từ bỏ ý nghĩ nhà văn đó đi, hãy đọc một việc chân chính để nuôi mình". Ôi, tôi đã không làm theo lời khuyên của ông!

Tôi thường không được làm việc gì tôi muốn, mà phải làm việc gì đó tôi không thích. Tôi định tâm trở thành nhà văn, nhưng đã mặc quân phục. Người ta đưa vào tay tôi vũ khí thay cho ngòi bút. Vào thời ấy chỉ trong các trường quân sự, trẻ nhỏ các gia đình nghèo có thể học không phải trả tiền. Tôi được vào học trong trường này, và từ đó bắt đầu những không may của tôi.

Năm 1934 ban bố điều luật, quy định mỗi người Thổ phải nhận một họ. Công dân được tự do lựa chọn họ cho mình, thế là bỗng dưng những điều vẫn dấu diếm, mờ ám, thấp hèn nay có dịp bộc lộ ra. Kẻ keo kiệt nhất chọn cho mình họ "Sedrưie" (Hào phóng), kẻ nhút nhát nhất bắt đầu được gọi là "Otvaznưie" (Can đảm), kẻ quá lười nhác – lấy "Prilezrưie" (Cần mẫn). Một giáo viên chỉ ký dưới công văn do người khác viết, chọn họ "Lovki" (Khôn khéo).

Những gì liên quan đến tôi, thì tôi không đạt được họ đẹp để tôi có thể ngạo mạn, nên tôi lấy họ "Nesin" ("Anh là gì"). Tôi hy vọng rằng, khi người ta hô gọi tôi theo họ, tôi trở nên suy nghĩ, tôi là ai và tôi là gì.

Năm 1937 tôi được phong sĩ quan và quyết định trở thành gần như Napoleon.

Mỗi sĩ quan trẻ trong thâm tâm coi mình là Napoleon. Với một vài người nào đó sự suy tưởng thái quá ở lại suốt đời. Cho nên từ bỏ nó càng nhanh càng tốt, nếu không bệnh này nguy hiểm và truyền nhiễm. Nhưng triệu chứng của bệnh: các nạn nhân mộng tưởng về chiến thắng của Napoleon nhưng quên những thất bại của ông. Đặt bàn tay phải giữa các cúc áo cổ đứng, họ vạch bút chì trên bản đồ những mũi tên đỏ đậm, trong năm phút chinh phục toàn thế giới. Những ý tưởng mê sảng hành hạ cái đầu nóng bỏng của họ, nung nóng không gian xung quanh. Bệnh có cả biến chứng. Trong các bệnh nhân, nguy hiểm nhất những ai coi mình là Timur. Thành Cát Tư Hãn Attila, Ganhibal, Moltke, và có cả người coi mình là Hitle.

Năm hai mươi ba tuổi tôi được bổ nhiệm sĩ quan, mỗi ngày cũng một vài lần chinh phục thế giới, bò trên bản đồ với bút chì đỏ trong tay. Bệnh của tôi chỉ kéo dài một năm rưỡi, và may thay không có biến chứng gì.

Trong quân ngũ tôi bắt đầu viết những truyện ngắn.

Lúc này trong quân đội, đưa đăng báo, người ta nhìn hằn học. Dưới truyện ngắn của mình tôi viết tên cha tôi Aziz. Bút danh này dấu tên thật, Nucret Nesin bị lãng quên, tôi bắt đầu được biết là Aziz Nesin.

Giống như nhiều người, tôi bắt đầu từ thơ. Có lần Nazưm Khikmet khuyên tôi đừng phí thì giờ cho việc này, vì rằng thơ của tôi không đi đến đâu. "Anh hãy viết truyện ngắn và tiểu thuyết" - ông nói. Những năm trẻ tuổi tôi nghĩ rằng, Nazưm Khikmet ganh tị tôi. Bây giờ tôi trả lời những ai hỏi tôi, tại sao tôi ngừng làm thơ: "ở nước Thổ sáng tác thi ca không sống được". Nhưng nói thật, tôi không làm thi ca chỉ vì rằng tôi rất kính trọng loại sáng tác văn chương này. Nếu ai đấy còn nhớ thơ của tôi, lật lại, chỉ vì rằng thơ đó được ký bởi tên phụ nữ. Vào thời bấy giờ dòng thác thơ tình yêu đổ ập xuống "người phụ nữ bất hạnh vì vạ lây này".

Khi tôi kết thúc truyện ngắn đầu tay của mình, (tôi cho rằng, người đọc sẽ đổ nước mắt trên đó) tôi mang đến tạp chí, nhà biên tập, người rất gần gũi, thay vào khóc, ông lại cười vang vui vẻ và thốt lên: "Giỏi lắm... Tuyệt vời. Anh hãy viết những truyện ngắn như thế nữa và mang đến cho chúng tôi..."

Chính từ đây tôi bắt đầu thất vọng. Nỗi thất vọng bám tôi suốt đời. Tôi trông chờ, đọc truyện ngắn của tôi, người ta sẽ khóc, nhưng họ lại cười. Ngay cả giờ đây, khi tôi được nổi tiếng là nhà hài hước, tôi không thể giải thích tính hài hước là gì. Tôi học được gây cười, sáng tác ra những truyện ngắn buồn. Người ta rất hay hỏi tôi, tác phẩm hài hước được sáng tác như thế nào. Như vậy có đúng người ta không muốn moi ở tôi đơn thuốc để nhận những viên thuốc có sẵn không? Xuất phát từ kinh nghiệm của mình, tôi có thể với đầy đủ trách nhiệm nói rõ: "hài hước là một công việc quan trọng".

Khi báo "Tan" nơi tôi được cộng tác vào năm 1945, bị đám người phản bội đánh tan, theo sự xúi giục của chính quyền, tôi mất tiền công. Lâu tôi không thể tìm được việc làm. Không ai mua những truyện ngắn được ký tên "Aziz Nesin". Trong những ngày này tôi viết cho các báp tạp chí, cảnh sát nhiều bút danh. Đã sáng tác xã luận, văn châm biếm, phóng sự, lính cảnh sát và các tiểu thuyết tình yêu, truyện ngắn. Tôi đã làm nhiều thể loại. Rồi chính các chủ báo nhận ra tôi, tự đặt tên mới.

Vì những bút danh này xảy ra sự rắc rối lớn. Thí dụ, liên kết tên của con gái và con trai "Oia Atios", tôi xuất bản sách truyện thiếu nhi. Người ta nói văn hoa những truyện này ở các buổi ban sáng hầu hết trong tất cả các trường tiểu học. Nhưng không ai nhận ra tác giả quyển sách không phải người phụ nữ Oia, mà là đàn ông có tên Aziz Nesin. Một truyện tôi ghi tên người Pháp được đưa vào tuyển những tác giả hài hước thế giới coi là truyện của tác giả người Pháp. Còn truyện khác đã đứng tên người Trung Quốc được xuất bản như dịch từ tiếng Trung Quốc...

Trong thời gian gián đoạn giữa sáng tác các truyện ngắn, để sao đó sống được, tôi làm khuân vác thực phẩm, bán hàng rong, nhân viên kế toán, bán báo, thợ chụp ảnh, nhưng không một lĩnh vực nào tôi thành đạt.

Bằng những truyện ngắn của mình, tôi đã làm được năm năm rưỡi ở tù. Ngoài ra nửa năm tù nữa do vua Eghipta Faruk buộc tội tôi đã lăng nhụ công, nhất là trong truyện ngắn, và trong sự tiếp tay của viên đại sứ của ông ở Ankara buộc tôi ra toà.

Tôi có hai con với người vợ đầu và hai từ người vợ sau.

Lần đầu tôi làm lễ thành hôn dưới những thanh kiếm chéo nhau của các sĩ quan đồng nghiệp và có nhạc tăng gô xập xình. Lần sau người ta trao nhẫn cưới cho tôi qua song sắt nhà tù. Nhưng, có lẽ, kết hôn như vậy không là cách tốt nhất.

Năm 1956 tại cuộc thi tuyển Các nhà văn Hài Quốc Tế tôi được nhận giải thưởng đầu tiên và huy chương "Cành cọ bằng vàng".

Báo và tạp chí trước kia không in truyện ngắn của tôi bắt đầu dành những trang của mình mời chào. Nhưng việc này diễn ra không lâu. Trong một ngày đáng buồn, trên các trang báo lại mất tăm tên tôi. Rồi, tôi lại thắng trong cuộc thi tuyển mới và được nhận một "Cành cọ bằng vàng" nữa, khi đó tên tôi lại thấp thoáng trong các báo và tạp chí. Năm 1965 tôi được đưa vào vị trí số một tại cuộc thi tuyển Các nhà văn Hài Quốc Tế, và tôi được nhận huy hiệu "Con nhím bằng vàng".

Vào ngày 27 tháng 5 năm 1960 ở Thổ xảy ra cuộc đảo chính chính trị, với niềm hân hoan tôi trao tặng làm quà một "Cành cọ bằng vàng" cho ngân khố quốc gia. Sau đó ít tháng người ta lại bỏ tù tôi. "Cành cọ bằng vàng" thứ hai và "Con nhím bằng vàng" tôi giữ gìn phòng sau này cần đến – trong những ngày vui sướng.

Số lượng truyện ngắn tôi viết, hơn hai nghìn, làm nhiều người ngạc nhiên! Nhưng có gì ngạc nhiên ở đây? Nếu như gia đình tôi nuôi không dưới mười người mà đến hai mươi người, tôi buộc phải viết hai lần hơn.

Đối với người xung quanh tôi chỉ dấu được hai điều: sự mệt mỏi và tuổi tác của tôi. Ngoài hai điều này tôi cởi mở hết cả. Người ta nói tôi trông trẻ hơn tuổi. Có lẽ tôi không kịp già đi, vì rằng tôi luôn bận đến tận cổ, không có giờ rỗi cho mình.

Tôi không tin, rằng đã lặp lại theo sau số người nào đó: "Nếu như tôi sinh ra lần nữa, thì tôi cũng làm như thế". Tôi sinh lần thứ hai, tôi làm được nhiều hơn nhiều, so với bây giờ, và tốt hơn nhiều.

Tiếc rằng, trong lịch sử loài người, không hề có một người khéo léo, biết tránh được cái chết, - nếu có tôi noi gương người đó ngay. Nhưng làm gì được, không có tấm gương như vậy, và không là lỗi của tôi, nếu tôi chết, sẽ như tất cả mọi người...

Tôi rất yêu thương các con cái và cuộc sống và hay giận mình về việc này.

Đấy, câu chuyện chưa kết thúc về đời tôi: theo kinh nghiệm tôi biết rằng, độc giả không thích truyện dài, họ mong muốn nhanh chóng hiểu được đến đoạn kết... Đoạn này rất hấp dẫn chính tôi, anh ấy sẽ ra sao.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx