sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Lưu Ý

VỀ CHÚ THÍCH

Xin tạm viết tắt như sau:

GĐTC: Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức, bản dịch của Tu Trai Nguyễn Tạo, do Nha Văn hóa Phủ Quốc vụ khanh đặc trách Văn hóa xuất bản năm 1972, gồm ba tập Thượng, Trung Hạ. Nếu ghi chú: GĐTC Trung, 17 tức là bản dịch nói trên thuộc tập Trung, trang 17.

QTCB: Quốc Triều Chánh Biên Toát Yếu, nhóm nghiên cứu Sử Địa Việt Nam, Sài Gòn, 1972.

MMCY: Minh Mệnh Chánh Yếu, bản dịch của Ủy ban Dịch thuật Phủ Quốc vụ khanh đặc trách Văn hóa xuất bản năm 1972, đã ra hai tập 1 và 2.

ĐNNTC: Đại Nam Nhất Thống Chí, Lục Tỉnh Nam Việt, bản dịch Tu Trai Nguyễn Tạo gồm hai tập Thượng và Hạ, Nha Văn hóa Bộ Quốc gia Giáo dục xuất bản năm 1959.

Những tài liệu của Nha Văn khố Sài Gòn có số hiệu ghi trong văn kiện, đại khái:

SL. 1678, tức Services Locaux, 1678.

CP. 615, tức Conseil Privé, 615.

Riêng về số hiệu SL. 1742 là tài liệu chữ Nho, đa số về đời Minh Mạng; SL. 1755, đa số thuộc đời Tự Đức; và SL. 1743, thuộc loại linh tinh đời Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức (chưa sắp loại từng văn kiện).

Về các tỉnh Rạch Giá, Bạc Liêu và Cần Thơ mà chúng tôi đề cập riêng rẽ, thí dụ E/7 tức hộp tài liệu đánh số E/7, trong mục về tỉnh Rạch Giá, là của văn khố thuộc Rạch Giá. Thí dụ như T/1 ở đoạn nói riêng về tỉnh Cần Thơ là tài liệu lưu trữ về tỉnh Cần Thơ, hộp T/1.

VỀ ĐỊA DANH, TÊN NGƯỜI...

Chúng tôi dùng theo ranh giới cũ và địa danh cũ, hồi trước 1945, thí dụ như vùng Trà Vinh, là vùng tỉnh Trà Vinh, theo ranh giới trước 1945. Hoặc Rạch Giá là Rạch Giá theo ranh giới thời Pháp thuộc, cũng như Cà Mau tức là quận Cà Mau. Bạc Liêu là tỉnh Bạc Liêu ngày xưa với ranh giới bao gồm luôn quận Cà Mau, xin bạn đọc chịu khó nhớ lại là xong, cho in lại bản đồ Nam Kỳ với ni tấc quá nhỏ thì chẳng lợi ích gì cả.

Về tên người, chắc độc giả hẳn tha thứ khi chúng tôi viết không phân biệt Nguyễn Ánh, Gia Long tẩu quốc, vì đó là thói quen được chấp nhận.

Cũng như chúng tôi không phân biệt rõ ràng từng giai đoạn, khi người Pháp mới đến "Inspecterur", gọi là Tham biện, vì là tiếng gọi thông dụng và chánh thức thời đó; khu vực hành chánh "Inspection" và "Province" đều gọi là Hạt, trong dân gian và một số văn kiện chánh thức. Vì vậy, khi hành văn chúng tôi không phân biệt Chủ tỉnh và Tham biện (Administrateur) cũng như chức vụ Thống đốc Nam Kỳ, không phân biệt giai đoạn quân sự hay dân sự. Thời Pháp thuộc, danh xưng chánh thức là "quan tham biện chủ tỉnh" (Administrateur, chef de province), nhưng làm việc tại tòa bố (Inspection) tỉnh X.

Với một số độc giả còn trẻ, có thể chúng tôi chưa chú thích đầy đủ, thí dụ như thuế thân, công sưu, cai tổng, hội đồng quản hạt. Nhưng nếu chú thích quá tỉ mỉ thì lại hóa ra vô ích đối với những độc giả cỡ 45 tuổi. Xin lượng thứ vậy.

Phần quan trọng nhứt của việc khẩn hoang là làm ruộng. Chúng tôi không đề cập tới việc khai thác lâm sản, hải sản, ngư nghiệp và các đồn điền cao su, đồn điền trà...

SƠN NAM


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx