Trước khi lên đường, tôi có được những nhận xét tốt nhất:
Đại úy Bigeard đã khẳng định những lời nhận xét, biểu dương từng được nêu lên cho bản thân mình. Sau khi nắm quyền chỉ huy tiểu đoàn cơ động người bản xứ ngày 5 tháng tư 1950, đã ngay lập tức tỏ ra là một vị chỉ huy hết sức xứng đáng. Khôi phục lại tình hình đáng tiếc, đã lấy lại được niềm tin cho sĩ quan và binh lính toàn đơn vị, trong những thời gian ngắn đã thu được những kết quả suất sắt nhất: những trận đánh thắng lợi, bắt dược tù binh, tịch thu được một khối phương tiện chiến tranh quan trọng, bình định nhanh chóng một vùng đất rộng lớn.
Đại úy Bigeand đã dứt khoát giành được những danh hiệu vẻ vang nhất để được bổ nhiệm giữ chức vụ tiểu đoàn trưởng.
Những cuộc diễu binh, chuyển giao quyền chỉ huy. Những cuộc chia tay tạm biệt, khởi hành đi Sài Gòn, ở đó chúng tôi đợi vài ngày trước khi xuống con tàu Marseillaise, một con tầu rất đẹp, ở đó tôi gặp lại trung úy Ayrolles em trai của người tiểu đoàn trưởng nhỏ nhắn của tôi. Anh ta kể lại với tôi tất cả chặng đường của tiểu đường dù số 3.
Đại úy Cazeaux tốt bụng, người đồng ngũ trong nhiệm kỳ thứ nhất của tôi ở vùng thượng du, trở thành lính dù một phần do lỗi của tôi, cuối cùng đã lên chỉ huy tiểu đoàn thay thế thiếu tá Ayrolles bị cách chức... Cazeaux tốt bụng sau này sẽ chết, như tôi đã nói, trong trạm tù binh nổi tiếng số 1. Tôi vẫn còn hình dung ra anh ấy ở Saint Brieuc thường hay đến ăn trưa trong căn hộ hai buồng của chúng tôi, bao giờ cũng có bó hoa tặng cho Gaby.
Ba tuần lễ trên biển. Thực tế đây là chuyến du hành tuần trăng mật thực sự của chúng tôi, chậm mất chừng tám năm... Chuyến đi tuyệt diệu, bị ảnh hưởng xấu vài ngày vì các lý do: sốt rét, kiết lị, và những phiền phức khác... Người ta không dám tận hưởng những thực đơn rất ngon: cơ thể của chúng tôi không chịu nổi những cốc rượu vang ngon và các món nước sốt khác nhau.
Marseille. Gaby bị một cơn sốt rét ác tính. Thân nhiệt của cô ấy dao động giữa 41 và 42 độ. Về phần tôi, tôi bị đau bụng dữ dội. Paris, nơi chúng tôi tới với một cơ thể rất yếu. Bà chị của Gaby, tay dắt Marie France đứng ở bậc lên xuống của toa tầu hoả. Tôi thấy Marie France rắn rỏi, đúng là một cô bé nông thôn vùng Lorraine lắm mồm. Tôi đã không nhìn thấy nó lúc nó sinh ra, đã rất ít thời gian sống với nó, nhưng hai bố con lập tức nhận ra nhau, và quả thật là ích kỷ, tôi nhận thấy là nó thích tôi hơn là mẹ nó.
Khách sạn Terminus, nhà ga xe lửa Saint Nazarre, điểm nhẩy dù vĩnh viễn của tôi ở Paris. Chúng tôi ở lại mấy ngày để đổi mới một cách khiêm tốn tủ quần áo của chúng tôi, mua sắm tất cả những gì mà Marie France thích... Và nó đã biết thứ gì mà nó muốn. Tháng mười hai 1950… Mẹ tôi đơn chiếc đứng trên cái sân ga ma quái ở Toul, cái sân ga ghi dấu những chặng đời của tôi.
Bố tôi, chị tôi không còn nữa. Họ an nghỉ trong khu nghĩa địa nhỏ ở gần cái trạm bẻ ghi của bố tôi nơi tôi bước tới khi xuống tầu ở phía đối diện vào năm 1936. Ông bố chết vì ung thư, đã nói nhỏ trước khi nhắm mắt. “Tôi những mong được gặp lại thằng bé”. Bà chị, nước da nâu, bình tĩnh, chậm chạp, thận trọng, đã chết khi sinh đứa con so. Tôi đau lòng biết bao vì đã không thể ôm hôn cả hai người một lần nữa.
Kỳ nghỉ phép bốn tháng ở cái vùng Lorraine này về mùa đông có phần không mến khách, trú ngụ cùng trong cái gian phòng nhỏ không có vòi tắm hoa sen ở nhà bà mẹ vợ... chúng tôi, những kẻ bị coi là lợi dụng! Làm thế nào đây? Đơn giản chỉ là để cho mình sống một chút, lại tắm mình trong bầu không khí quê hương, nhắc nhớ lại những kỷ niệm, giúp đỡ bà mẹ già của tôi sửa sang lại vườn cây ăn quả, đi ra thăm mộ những người đã khuất. Và nữa, kể cả việc tìm cách mua lấy một căn nhà nhỏ, không quá đắt, để cho Gaby ở một cách đàng hoàng nếu như tôi lại phải ra đi một lần nữa. Chúng tôi tìm được một ngôi biệt thự nhỏ trong khu ngoại ô với giá một triệu bảy trăm ngàn đồng Franc cũ. Toàn bộ số tiền tiết kiệm của chúng tôi chui vào khoản đó.
Tôi vẫn còn chiếc xe của tôi, chiếc Mercédès M.G 6142 nổi tiếng nay cũng đã xộc xệch nhưng được tân trang lại bởi cửa hàng sửa xe vùng ngoại ô, nó vẫn còn chạy được. Và tại trạm xe Domaines tôi đã chỉnh trang lại chiếc xe trung thành này vốn nhắc lại cho tôi những kỷ niệm vẻ vang của mình. Theo nguyên tắc, tôi phải mua nó với giá mười nghìn Franc lúc đó.
Lùi lại thời gian một chút, tôi thử điểm lại tình hình của cái nhiệm kỳ thứ hai, chắc chắn là ác liệt, tích cực, những kết quả nổi bật thu lượm được. Dẫn đầu một đại đội, tôi đã xây dựng một tiểu đoàn trong những điều kiện khó khăn. Nắm quyền chỉ huy một tiểu đoàn cơ động người bản xứ bị suy giảm sức cơ động, tôi đã tích lũy được một khối kiến thức thu được từ trên trường đua. Lại là những đêm dài hành quân, những trận đánh không bao giờ giống nhau, ở trên những vùng đất rất khác nhau.
1936... 1951... Mười lăm năm vừa mới trôi qua, tôi phải cố định một cách tổng hợp trong trí nhớ những kỷ niệm nổi bật nhất, những gian khổ phải chịu đựng, những kilômét đường đã đi qua, những giờ phút hạnh phúc hiếm hoi tôi có được. Vào thời kỳ đó tôi mới chỉ là một đại úy hài lòng với số phận, bị hấp dẫn bởi cuộc sống được tạo thành từ những chuyện bất ngờ, những mối nguy hiểm, nhưng ý thức được phải cống hiến hết mình và tin chắc là phục vụ tổ quốc một cách hoàn toàn vô tư.
Tôi không biết rằng một năm sau, năm 1952 tên họ của tôi lại bùng nổ trên các bản tin thời sự và còn có mặt ở đó hai mươi năm về sau vì những điều tốt nhất và cả vì những điều xấu nhất. Người ta không sao thoát khỏi số mệnh của mình.
Tuy nhiên, tôi nghĩ là tôi có thể làm tốt hơn. Có phần nào quá tự tin, quá tự mãn, tin vào vận may của mình, hơi bị phân tán bởi sự có mặt của Gaby, ở đó, trong cuộc chiến tranh này, liệu tôi đã thực sự chơi ván bài đích thực chưa? Chắc chắn là sung sướng đến điên rồ từng thời gian được gặp lại vợ mình, được thư giãn, sống có phần nào như tất cả mọi người, nhưng luôn luôn có chút hối hận bởi lẽ cuộc chiến tranh tệ hại, khó khăn này không chấp nhận có sự phân tán. Chịu trách nhiệm về những sinh mạng được giao phó cho mình, lẽ ra tôi cần phải dành hết tâm hồn và thể xác cho nhiệm vụ của mình.
Phải, nếu như tôi phải tiếp tục, thì tôi cần phải trở thành một thầy tu khổ hạnh thực thụ, sống vì anh em trong đơn vị, chỉ có nghĩ đến họ, dẹp hẳn những bản năng của mình... Đó đúng là những gì mà tôi sẽ thực hiện trong những năm sắp tới. Gaby đáng thương! Em đã không biết được ý nghĩ đang diễn ra trong óc tôi, khi em đặt ra cho tôi câu hỏi: “Anh đang nghĩ đến điều gì vậy?”.
Tôi vội vã lại ra đi. Tôi thấy ngạt thở trong cuộc sống chật hẹp này. Tướng De Lattre vừa mới tới Đông Dương. Tôi thảo một lá đơn xin tới ở bên ông ấy, trước khi kết thúc kỳ nghỉ phép. Tôi những muốn được phục vụ dưới quyền chỉ huy của một ông chủ như vậy! Gaby không sao hiểu nổi nữa. Cô ấy hi vọng tôi tỏ ra khôn ngoan hơn một chút. Nhưng tôi không thể bỏ mặc các đồng ngũ chiến đấu mà mình không có mặt. Bộ chỉ huy hẳn là cho rằng tôi cần được nghỉ ngơi chút ít và việc bổ nhiệm tôi sẽ là về bán lữ đoàn quân dù ở Vannes, nơi tôi đã ra đi cách đây ba năm và là nơi tôi phải đến trong tháng tư năm 1951.
@by txiuqw4