Đầu năm 1972, Mao trải qua một cơn bệnh hiềm nghèo, đã có lúc hôn mê. Sau sự kiện này, sức khỏe của ông không hồi phục được nữa. Khi tình huống nguy cấp đã qua, Mao liền biểu diễn màn kịch “trao quyền bên giường bệnh”, cài bẫy Chu Ân Lai. Theo những người có mặt kể lại: Mao ngoảnh đầu về phía Chu:
- Tôi không qua khỏi được rồi, tất cả dựa vào ông.
Chu nói ngay:
- Sức khỏe của Chủ tịch không có vấn đề lớn, vẫn phải dựa vào Chủ tịch.
Mao lắc đầu:
- Hỏng rồi, tôi không qua khỏi được nữa rồi. Sau khi tôi chết, mọi việc do ông lo liệu.
Giang Thanh đứng bên trợn tròn mất, hai tay nắm chặt, toàn thân như sấp nổ tung.
Chu Ân Lai thu đôi chân lại, tay đặt trên đầu gối, ngồi thông lưng, hơi ngả về phía trước, như đông cứng lại. Những câu nói trên của Mao rõ ràng là trao cho Chu quyền quản lý đảng, chính quyền và quân đội, mà lại nói trước mặt Giang Thanh. Mao nói tiếp:
- Quyết định thế nhé, các người thực hiện đi.
Một con người được tôi luyện về chính trị như Chu Ân Lai tất nhiên không nhẹ dạ tin vào lời hứa trao quyền của Mao như Lâm Bưu. Nếu thật sự muốn trao quyền, Mao phải triệu tập cuộc họp Ban chấp hành trung ương, ít nhất là Bộ Chính trị, tuyên bố trước mọi người, rồi Trung ương ra nghị quyết tương ứng, mới có giá trị. Đóng kịch trước giường bệnh, trước mặt Giang Thanh, lão Mao già dặn kinh nghiệm muốn gì? Chu Ân Lai biết câu trả lời Mao chờ đợi ở ông là “Tôi kiến nghị trong thời gian Chủ tịch lâm bệnh, để đồng chí Giang Thanh làm Quyền Chủ tịch. Tôi sẽ phụ tá đồng chí Giang Thanh như phụ tá Chủ tịch”.
Nếu Chu trả lời như vậy, ông sẽ được Mao cho ngay điểm 10, rồi đưa kiến nghị của Chu vào văn kiện Trung ương, phân phát trong toàn đảng, để chứng tỏ đây là Chu giới thiệu Giang Thanh kế tục, chứ không phải Mao thực hiện gia đình trị. Còn nếu Chu tiếp nhận quyền lực, ông sẽ bị đánh đổ. Chu lựa chọn đáp án thứ ba: lần lữa kéo dài thời gian. Mấy ngày sau, sức khoẻ của Mao ổn định, Chu trịnh trọng nói với Phó Văn phòng Trung ương Trương Diệu Từ:
- Nhờ đồng chí báo cáo Chủ tịch, chúng tôi vẫn làm việc dưới sự lãnh đạo của Người.
Từ khi xảy ra vụ Lâm Bưu, Chu giúp Mao cứu vãn cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất của chính quyền ĐCSTQ, tiếp đó mở ra cục diện mới trong quan hệ Trung-Mỹ, chỉnh lại hướng đi đúng cho sự phát triển của nước cộng hoà trong tương lai, lập nên công trạng lớn mọi người đều biết. Nhưng Mao lại coi Chu là trở ngại lớn nhất cho việc thiết lập vương triều họ Mao, công lớn không thưởng, mà tăng cường hãm hại. Qua các tư liệu tham khảo của Tân Hoa Xã, Mao lo ngại thấy từ xử lý vụ Lâm Bưu đến đón tiếp Nixon, uy tín của Chu đã vượt mình ở cả trong nước và trên trường quốc tế. Cộng thêm trước đó Chu không có câu trả lời khiến Mao hài lòng trong màn kịch “trao quyền”, Mao quyết tâm trị Chu.
Ngày 18-5-1972, các bác sĩ phát hiện Chu bị ung thư tế bào thượng bì bàng quang. Các chuyên gia cho trọng bệnh tình còn ở giai đoạn đầu, nếu sớm trị liệu, khả năng khỏi bệnh là 80 đến 90%. Nếu bỏ lỡ cơ hội, để phát triển thành ung thư bàng quang giai đoạn cuối, thì hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Tổ điều trị báo cáo lên Trung ương phương án điều trị sớm. Mấy ngày sau, Uông Đông Hưng truyền đạt chỉ thị 4 điểm của Trung ương, thực tế là của Mao:
1. Phải giữ kín, không cho Thủ tướng và phu nhân biết;
2. Không kiểm tra;
3. Không phẫu thuật;
4. Tăng cường chăm sóc và dinh dưỡng.
Các chuyên gia điều trị biết rằng bỏ lỡ thời cơ điều trị sớm chẳng khác nào để Thủ tướng chờ chết. Họ đề nghị trực tiếp gửi thư trình bày với Mao, nhưng Uông Đông Hưng ngăn lại:
- Các ông phải nghe lời, phải theo luồng tư duy của Chủ tịch. Người đang xem xét vấn đề toàn diện, có thể qua một thời gian tính sau.
Việc điều trị bị buông trôi tới 9 tháng. Đến tháng 2-1973, Chu tiểu tiện ra máu rất nhiều, Diệp Kiếm Anh trực tiếp gặp Mao trình bày, Mao mới miễn cưỡng cho điều trị, nhưng lại hạn chế các biện pháp trị liệu. Thượng tuần tháng 5-1974, tế bào ung thư di căn, Tổ trưởng điều trị Ngô Giai Bình yêu cầu cho nhập viện phẫu thuật, Trương Xuân Kiều thay mặt Mao trả lời không thể tính chuyện phẫu thuật vì “không ai có thể làm thay” công tác của Chu lúc đó.
Cứ dềnh dàng như vậy, mãi đến 1-8, Chu mới được đưa vào Bệnh viện 305 phẫu thuật. Tuy các chuyên gia đã cắt hết mọi chỗ nghi ngờ, vết mổ mau lành, nhưng chỉ 2 tháng sau, Chu lại đi tiểu ra nhiều máu, dấu hiệu tế bào ung thư tiếp tục di căn, và ngây 8-10 phải phẫu thuật lần hai.
Nghe báo cáo, Mao biết rằng những ngày còn lại của Chu không nhiều nữa. “Vấn đề toàn diện” mà Mao xem xét, nói thẳng ra, là cho Chu “đi trước một bước”, để Mao sắp xếp cho phe Giang Thanh nắm quyền, Nếu Mao đi trước, Giang tuyệt đối không phải là đối thủ của Chu. Để thực hiện giấc mơ gia đình trị, Mao Trạch Đông những năm cuối đời tâm lý vô cùng tối tăm, phẩm chất hết sức xấu xa. Ông ta quyết không cho Chu Ân Lai yên tâm dưỡng bệnh, liên tiếp tổ chức ba đòn đả kích Chu. Lần thứ nhất cuối năm 1973, họp Hội nghị Bộ chính trị mở rộng phê phán “đường lối đầu hàng” của Chu. Lần thứ hai phê Lâm, phê Khổng, phê Chu công. Lần thứ ba phê truyện Thuỷ Hử, quay lại vấn đề “phái đầu hàng”. Mao muốn làm cho Chu đi nhanh tới điểm tận cùng của cuộc sống trong nỗi sợ hãi, từng bước thực hiện kế hoạch nham hiểm cho Chu “đi trước một bước”. Nguyên nhân và mục đích Mao liên tục tổ chức phê phán Chu Ân Lai đã được gói gọn trong câu Đặng Tiểu Bình góp ý kiến với Chu tại một cuộc họp Bộ Chính trị mở rộng:
- Vị trí của ông hiện nay chỉ cách Chủ tịch một bước chân, đó là điều những người khác đâu có thể thấy song không tới được, còn ông có thể thấy và có thể tới được, mong ông hết sức cảnh giác điểm này.
Song điều Mao không ngờ tới là những đòn đả kích liên tiếp của ông ta chẳng làm tổn thương được nhân cách vĩ đại và hình ảnh sáng ngời của Chu Ân Lai mà ngược lại, còn tự bôi tro trát trấu vào mặt mình. Từ tháng 6-1974 đến hạ tuần tháng 10-1975 trên thực tế là 17 tháng cuối cùng Chu Ân Lai đảm đương chức vụ Thủ tướng. Trong thời kỳ then chốt nây, Chu ứng phó đến cùng với Mao, không đề cho chính quyền rơi vào tay “lũ bốn tên”, ngăn chặn âm mưu gia đình trị. Sự kiện ngày 5-4-1976 trên thực tế là một cuộc bỏ phiếu toàn dân “cần Chu Ân Lai. không cần Mao Trạch Đông”, báo trước chiều hướng chính trị của Trung Quốc sau Mao.
Trước khi bước vào cuộc phẫu thuật lần thứ 4. Chu nắm chặt tay Đặng Tiểu Bình, ráng sức nói lớn trước mặt mọi người: “Đồng chí Tiểu Bình, công tác hơn một năm qua chứng tỏ đồng chí mạnh hơn tôi rất nhiều!” Khi bánh xe lăn tới sát cửa phòng mổ, Chu Ân Lai dùng hết sức bình sinh, lên tiếng cực lực kháng nghị: “Tôi trung thành với Đảng, trung thành với nhân dân! Tôi không phải là phái đầu hàng!” Đứng bên Chu, Đặng Dĩnh Siêu bình tĩnh nói với Uông Đông Hưng: “Đem lời Ân Lai báo cáo Chủ tịch”.
@by txiuqw4