sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Nhà Thờ Đức Bà Paris - Chương 08 - Định mệnh

Chương 8 - Định mệnh

Bà con xung quanh nhà thờ Đức Bà nhận thấy: từ sau buổi sáng bị bêu tội, cái hăm hở kéo chuông của Quasimodo có phần nguội lạnh đi. Trước kia là những hồi chuông ngân vang buổi sáng, những cung bậc rộn ràng trong những buổi hôn lễ, hay lễ rửa tội cho một bé sơ sinh.

Cái nhà thờ cổ kính rung lên ngân lên vì tiếng chuông, trong niềm vui bất tận. Nay nhà thờ dường như ủ dột, câm lặng. Hội hè, đám tang chỉ có hồi chuông khô khan, trần trụi. Có thể nói không còn nhạc công nào trong những quả chuông. Vậy mà Quasimodo vẫn tồn tại đấy.

Có cái gì đã xảy ra trong hắn? Phải chăng nỗi xấu hổ vì bị bêu tội vẫn tồn tại dai dẳng trong đáy tim hắn? Phải chăng những đòn roi của kẻ gia hình vẫn còn quặn lên bất tận trong tâm hồn hắn?.Năm 1482, lễ Truyền Tin rơi vào ngày 25 tháng 3. Ngày ấy khí trời rất trong thanh, rất nhẹ, khiến Quasimodo lại cảm thấy chút tình yêu đối với những quả chuông của mình thức dậy.

Hắn trèo lên tháp chuông phía Bắc. Bên dưới, người coi nhà thờ đang mở rộng cửa.

Leo tới chuồng treo chuông, Quasimodo ngắm nhìn sáu quả chuông, buồn bã nhún vai.

Nhưng khi rung chuông hắn lại thấy hớn hở.

Hắn quên tất. Tim hắn nở ra, khuôn mặt rạng rỡ. Hắn đi đi, lại lại, chạy từ dây chuông này đến dây chuông khác. Hắn vỗ tay.

Bất chợt nhìn xuống quảng trường, hắn thấy một cô gái có con dê theo sau, một đám đông xúm quanh. Cảnh tượng ấy làm thay đổi đột ngột dòng ý nghĩ của hắn. Hắn ngừng lại, quay lưng lại quả chuông, đăm đăm nhìn cô vũ nữ, mắt mơ màng, dịu hiền, âu yếm.

Một buổi sáng đẹp trời của tháng ba ấy, ngày 29 thì phải, ngày thánh Eustache, cậu giáo đồ Jehan Frollo ở cối xay gió, khi mặc quần áo, nhận thấy túi mình có cái ví không có tiếng xủng xẻng của đồng tiền.

Gã buồn rầu mặc áo: Một ý nghĩ chợt đến khi gã buộc dây giày. Thoạt tiên gã gạt bỏ ý nghĩ ấy nhưng nó vẫn trở lại. Gã mặc ngược áo gi-lê, dấu hiệu chứng tỏ trong hắn đang có một cuộc đấu tranh nội tâm kịch liệt. Cuối cùng gã ném cái mũ nồi xuống đất, kêu lên:

- Mặc kệ! Muốn đến đâu thì đến. Ta sẽ đến ông anh ta. Ta sẽ bị ông ấy vạc cho một trận, nhưng ta sẽ được một đồng tiền vàng.

Gã xuống phố Harpe. Đi vào thành phố qua Cầu Nhỏ, rảo bước qua phố Neuve-Sainte-Geneviè ve. Jehan đến trước nhà thờ Đức Bà. Đến đây gã lại do dự. Gã đi lang thang một lát, băn khoăn tự nhủ:

- †n mắng thì cầm chắc, đồng tiền vàng thì còn mơ hồ.

Gã giữ người coi nhà thờ vừa đi ra, hỏi:

- ông phó giám mục ở đâu?

- Tôi nghĩ ông ấy đang ở chỗ trú ẩn của ông trên tháp. Tôi khuyên ông đừng quấy rầy người.

Jehan quả quyết bước qua cái cửa nhỏ tối om, leo lên cầu thang dẫn tới tầng trên của tháp.

Giữa đường gã thầm nhủ:

- Cái xà-lim trú ẩn giữa tầng mây của ông anh tôn kính của ta đến là lạ..Đến hành lang có hàng cột nhỏ, gã dừng lại thở:

- Chà! Chắc hẳn là ở đây.

Chìa khóa cắm nơi ổ khóa. Cửa ra vào ngay đấy. Gã đẩy nhẹ cửa, thò đầu vào khe mở. Đó là một xó tối tăm, sáng lờ mờ, có một ghế bành lớn, một chiếc bàn lớn, những com-pa, những bình chưng cất, những bộ xương thú treo lủng lẳng trên trần, một quả cầu lăn lóc trên sàn. Nhưng gian xà-lim không hoang vắng.

Một người đàn ông ngồi trên ghế bành, cúi mình trên bàn. ông quay lưng lại Jehan nên gã chỉ trông thấy vai ông và phần sau đầu.

Jehan nhận ra ông anh. Cửa mở ra rất nhẹ nên không có gì báo cho Dom Claude biết sự có mặt của gã. Gã giáo đồ lợi dụng, tha hồ quan sát cái xà-lim.

Quang cảnh chung của gian phòng có cái gì là hoang phế và đổ nát. Tình trạng tồi tệ của các dụng cụ làm cho người ta nghĩ rằng từ khá lâu chủ nhân bị hút vào những mối quan tâm khác.

Chủ nhân đang ngồi cúi mình trên một quyển sách viết tay rộng bản, có những hình trang trí kỳ lạ. Hình như ông bị trăn trở vì một ý nghĩ nào đó cứ luôn luôn xen vào dòng suy tưởng của ông.

Thình lình ông gập mạnh quyển sách lại.

Ông đưa tay lên trán như muốn xua đuổi cái ý nghĩ đang ám ảnh ông. ông cầm trên bàn lên một cái đinh và một chiếc búa, cán có sơn những hình bí hiểm.

Dom Claude đứng dậy, cầm chiếc com-pa, vạch vào tường một từ Hy Lạp bằng chữ hoa.

- Anh ta điên rồi. - Jehan tự nhủ. - Tại sao không viết chữ Định Mệnh, có phải đơn giản biết bao. Có phải ai cũng biết chữ Hy Lạp đâu.

Phó giám mục lại ngồi xuống ghế bành, hai bàn tay đỡ đầu như người ốm, đầu nặng và nóng hầm hập.

Thấy phó giám mục lại rơi vào tình trạng bất động ban đầu, Jehan nhẹ nhàng rụt đầu lại, đi mấy bước mạnh sau cửa như để báo có người đến.

Từ trong xà-lim, phó giám mục nói:

- Cứ vào. Tôi đang đợi ông. Tôi để chìa khóa ở cửa. Vào đi, thầy Jacques.

Chú giáo đồ mạnh dạn bước vào. Phó giám mục giật mình, rất khó chịu vì cuộc thăm viếng ở chỗ như thế này..- Sao! Chú đấy à, Jehan?

- Vẫn là chữ J ấy. - Anh giáo đồ trả lời, trâng tráo và vui vẻ.

Mặt Dom Claude trở lại vẻ nghiêm khắc.

- Chú đến đây có việc gì?

- Thưa anh, tôi đến để xin... một chút đạo lý mà tôi rất cần. - Jehan nói thêm, không dám nói to: -... và một ít tiền mà tôi còn cần hơn nữa.

Giọng phó giám mục lạnh tanh:

- Thưa ông, tôi rất không bằng lòng ông.

- Chao ôi! - Giáo đồ trả lời.

Dom Claude xoay người trên ghế bành, nhìn xoáy vào Jehan. Jehan chuẩn bị cho một cuộc va chạm nảy lửa.

- Jehan, khắp nơi người ta phàn nàn về chú.

Jehan không trả lời.

Linh mục lắc đầu:

- Phải, việc học hành đến đâu rồi?

Giáo đồ kiên quyết ngước mắt lên:

- Thưa ông anh. ông có muốn tôi cắt nghĩa bằng tiếng Pháp hẳn hoi cái từ Hy Lạp trên tường kia không?

- Từ nào?

Gò má võ vàng của phó giám mục hơi ửng đỏ. Giáo đồ thoáng nhận thấy.

- Này, Jehan, từ ấy nghĩa là gì? - ông anh lẩm bẩm, khó nhọc.

- Định mệnh. Anh thấy tôi cũng rành tiếng Pháp đấy chứ?

Phó giám mục im lặng. Bài học tiếng Hy Lạp ấy làm cho ông mơ màng.

- Chú muốn đi đến đâu? - ông nói, giọng khô khốc.

- Vâng, ta vào thẳng vấn đề. Thế này! Tôi cần tiền. - Jehan can đảm trả lời.

Trước lời tuyên bố trắng trợn ấy, nét mặt phó giám mục tỏ vẻ cha chú.

- Chú cần tiền làm gì?

Câu hỏi ấy làm lóe lên tia hy vọng trong mắt Jehan.

Gã làm ra vẻ con mèo ngọt nhạt.

- Thưa anh Claude thân mến, em không dám hỏi anh với ý đồ xấu. Không, anh ạ. Là để cho một việc tốt.

- Việc tốt nào? - Claude hỏi, hơi ngạc nhiên..- Có người bạn em muốn mua một ít tã lót trẻ sơ sinh cho một bà góa nghèo. Cái đó giá ba florin. Em muốn góp phần vào đó.

- Chú đi đi! Tôi không bị bịp đâu. Tôi đang chờ một người.

Gã giáo đồ cố nài một lần nữa:

- Anh Claude, ít nhất anh cũng cho em một chút gì để ăn chứ.

- Tôi sẽ gửi cho chú những thứ chú cần, nhưng tiền thì không.

Phó giám mục nhìn gã, buồn bã, nói thêm:

- Jehan, chú là một cái dốc trơn tuột, chú có biết chú đi đến đâu không?

- Đi đến quán ăn. - Jehan nói.

- Quán rượu dẫn đến cột bêu tội nhân. Cột bêu tội nhân dẫn đến giá treo cổ, giá treo cổ dẫn xuống địa ngục.

Giữa lúc ấy, có tiếng bước chân ở cầu thang.

- Im! - Phó giám mục đặt một ngón tay lên miệng. - Nghe đây, Jehan. - ông khẽ nói. - Chú không được nói hở ra những gì chú sắp trông thấy, nghe thấy ở đây. Mau nấp sau cái lò kia và không được nói gì hết.

Gã giáo đồ nấp dưới cái lò. Hắn nảy ra một ý nghĩ.

- Anh Claude ơi, cho em một florin thì em sẽ không nói gì hết.

- Im! Tôi hứa cho chú.

- Anh phải cho em ngay cơ.

- Cầm lấy. - Phó giám mục giận dữ ném cho gã túi tiền.

Jehan rúc sâu dưới đáy lò. Cửa mở ra.

Nhân vật vừa vào mặc áo đen, gương mặt u ám. Cái làm cho Jehan chú ý ngay từ đầu là vẻ buồn thảm của y phục và nét mặt người mới đến.

(Gã nép trong một góc sao cho có thể nhìn, nghe thấy hết). Người kia tóc rất bột, mặt đầy nếp nhăn, khoảng gần sáu mươi tuổi, mắt nhấp nháy, lông mi bạc, môi trề xuống, bàn tay to bè.

Jehan trông người đó có dáng một thầy thuốc hoặc một quan tòa. Mũi rất xa mồm. Jehan nép mình trong hốc, thất vọng vì phải ở trong tư thế rất khó chịu không biết đến bao giờ, bên cạnh một người hãm tài đến thế.

Phó giám mục không đứng lên đón khách.

Ông ra dấu cho người kia ngồi xuống chiếc ghế đẩu cạnh cửa. Lát sau, ông nói giọng bề trên:.- Chào thầy Jacques Charmolue.

- Xin chào ngài.

Hai người trao đổi với nhau những điều Jehan chẳng hiểu ra sao cả. Họ nói về vàng, về giấy da cũ, cả về tượng.

- à, tôi quên. - Jacques Charmolue hỏi: -Ngà i có muốn tôi làm cho cô bé làm quỷ thuật và con dê ma quái của cô ta sợ không? Phiên tòa đã sẵn sàng. Bao giờ chúng ta bắt đầu?

Phó giám mục mặt tái xanh:

- Tôi sẽ cho ông biết sau. - ông nói không ra hơi.

- Tốt thôi. Tôi còn phải lo hai bị cáo khác.

Về con bé Esmeralda, tôi chờ lệnh ngài.

Dom Claude chìm trong suy tưởng, không nghe thấy gì nữa.

Ông đứng lên như sực tỉnh, nghĩ đến Jehan đang nấp dưới lò, sợ hắn sẽ có trò tinh quái nào đó. ông vội vã ra khỏi xà lim cùng Jacques Charmolue.

- Hai con cú mèo đi rồi! - Jehan kêu lên, chui ra khỏi cái lỗ của gã. Đầu ong ong như một cái chuông. - Xuống thôi, nẫng luôn túi tiền của ông anh, đổi tất cả số tiền này ra những chai rượu.

Gã nhìn vào trong túi tiền, âu yếm và khâm phục. Gã sửa lại quần áo, phủi bụi trên ống tay áo đầy tro xám, huýt sáo, xoay người đẩy cái cửa ông anh gã vừa để ngỏ. Gã xuống cầu thang, nhảy tênh tênh như con chim.

Gã ra quảng trường, giậm chân khi chạm đất.

- ồ! Hè phố Paris mới tốt và đáng kính làm sao! Quỷ tha ma bắt cái cầu thang làm thánh thần cũng phải bở hơi tai kia đi.

Gã đi vài bước, nghe phía sau có tiếng nói oang oang, những câu chửi thề ghê gớm.

Jehan kêu lên:

- Thề có linh hồn ta. Chắc phải là ông bạn đại úy Phoebus!

Phó giám mục và Jacques Charmolue chưa đi xa. Cái tên Phoebus làm Jehan giật mình. Gã quay lại thấy ông anh vừa nói chuyện với một sĩ quan cao lớn. Đúng là đại úy Phoebus de Châteaupers. ông ta tựa lưng vào tường, chửi thề như một tên tà đạo.

Jehan nắm tay ông ta.

- Chà, đại úy thân mến, ở đâu ra cả một suối những lời đẹp đẽ thế?

- Xin lỗi anh bạn quý Jehan! - Đại úy kêu lên, lắc tay gã..- ông có muốn đi uống tí gì không? - Gã giáo đồ hỏi.

- Tôi muốn lắm nhưng không có tiền.

- Tôi có đây.

Jehan chìa túi tiền vào mặt đại úy, vẻ vừa oai vệ vừa đơn giản. Nhưng phó giám mục đã đến gần họ cách vài bước, quan sát cả hai mà không làm họ chú mục đến ông. ông chú ý đặc biệt đến túi tiền.

Phoebus kêu lên:

- Một túi tiền trong túi cậu à Jehan? Khác nào mặt trăng trong xô nước. Người ta nhìn thấy mặt trăng nhưng nó không có đấy. Đánh cuộc đây là những hòn cuội!

Jehan trả lời lạnh lùng:

- Đây là những hòn cuội tôi đã nhét đầy túi.

Không nói thêm một lời, hắn dốc túi tiền vào cái mốc bên cạnh.

- Trời! - Phoebus ngồm ngoàm. - Oách thật!

Jehan vẻ đĩnh đạc và lạnh lùng.

Vài đồng tiền lăn xuống bùn. Đại úy, trong cơn phấn khích cúi nhặt. Jehan giữ ông lại:

- Xì, đại úy Phoebus Châteaupers!

Phoebus đếm tiền, trịnh trọng quay về phía Jehan:

- Jehan, đêm qua cậu ăn trộm của ai đấy à?

Jehan ngửa đầu ra phía sau, cái đầu tóc hung xoăn tít. Hắn lim dim mắt, giọng khinh khỉnh:

- Người ta có một ông anh làm phó giám mục và hơi đần.

- Con người đáng trọng xiết bao!

- Ta đi uống đi! - Jehan rủ.

- Đi đâu? - Phoebus nói. - Đến Pomme d’Eve nhé?

- Thì đến Eve và trái táo của nàng. - Gã giáo đồ nắm cánh tay của Phoebus. Hai anh bạn lên đường.

Phó giám mục đi theo họ, rầu rĩ và ngơ ngác.

Đây phải chăng là Phoebus đã cứu Esmeralda ngày nào? Riêng cái tên ấy đã đủ để phó giám mục lén theo hai anh bạn vô tâm, lắng nghe từng lời, chú ý từng cử chỉ của họ. Chẳng khó khăn gì vì họ nói bô bô.

Đến một góc phố có tiếng trống vẳng lại từ ngã tư kề bên. Dom Claude nghe tiếng viên sĩ quan nói:

- Chết chửa! Bước gấp lên. Mình sợ đứa con gái bô-hê-miêng trông thấy mình mất..- Đứa con gái bô-hê-miêng nào?

- Con bé có con dê ấy.

- Cô Esmeralda à?

- Đúng! Tôi cứ quên cái tên quỷ quái của con ranh ấy.

- Nhanh chân lên. Tôi không muốn ả bám lấy tôi ở ngoài phố.

- Phoebus, ông có quen cô ta không?

Phoebus cười lớn, ghé tai ông bạn nói gì đó, nhưng Dom Claude vẫn nghe được câu chuyện của họ. Phó giám mục rùng mình, răng đánh cầm cập. ông trượt chân rồi lại theo hút hai người đang hát như gào lên một bài hát cổ.

Tiệm Pomme d’Eve nằm trong trường Đại học góc phố Rondelle và Bâtonnier. Đó là một phòng ở tầng trệt khá rộng và thấp, có những bình thiếc treo trên tường. Chỗ nào cũng là bàn.

Lúc nào cũng có bợm rượu. Một cửa kính trông ra đường. Một cây nho ngoài cửa. Trên cửa là một tấm tôn vẽ hình một quả táo và một người đàn bà. Mưa gió đã làm tấm tôn hoen rỉ. Đó là biển hiệu.

Đêm xuống. Ngã tư tối đen như mực. Trong tiệm ăn, nến cháy rực như một cái lò. Tiếng cốc chạm nhau. Tiếng cãi cọ vẳng qua các lỗ kính vỡ. Hơi nóng trong phòng phủ một lớp sương trên kính mặt tiền của tiệm. Qua làn sương người ta thấy hàng trăm khuôn mặt mờ ảo. Thỉnh thoảng một tiếng cười hô hố bật lên.

Một người đàn ông điềm nhiên đi đi, lại lại trước quán rượu ồn ào. ông không ngừng nhìn vào bên trong, không xa rời quán rượu, như người lính canh không xa rời trạm gác của mình.

Ông kéo cổ áo măng tô lên đến mũi. Chiếc áo khoác này ông vừa mua của một tên ăn cắp cạnh quán rượu, chắc hẳn là để chống cái rét tháng ba, nhưng đúng hơn là để che giấu quần áo của ông. Thỉnh thoảng ông dừng chân trước cửa hiệu, nghe ngóng, nhìn ngó và giậm chân.

Cuối cùng cửa tiệm rượu mở. Hình như ông chỉ chờ có thế. Hai khách rượu đi ra. ánh sáng lọt ra từ cửa nhuộm đỏ bộ mặt tươi rói của họ.

Một trong hai người nói:

- Tôi bảo đảm rằng tôi không ở phố Mauvaises Paroles, mà ở phố Jean-Pain-Mollet.

- Anh bạn Jehan, anh say rồi.

Độc giả chắc đã nhận ra hai anh bạn của chúng ta: đại úy và anh giáo đồ. Có vẻ như người.rình họ trong bóng tối cũng nhận ra. ông chậm bước theo đường đi chuệch choạng của họ, chăm chú lắng nghe họ. Người khoác áo măng tô đã nắm được toàn bộ câu chuyện hay ho của họ sau đây:

- Cố đi cho thẳng, ông giáo đồ ơi. ông biết rằng tôi sắp phải rời ông rồi đấy.

- Để mặc tôi.

- Jehan, anh không còn tiền à? Chúng ta đã uống sạch túi tiền của ông anh ư? Anh không còn gì sao? Nói đi, đồ quỷ, anh còn ít tiền nào không? Trả lời đi, nếu không tôi lục túi đấy, dù anh có là hủi. Nhân danh Chúa, hãy tỉnh lại đi.

Tôi cần một ít tiền.

Jehan giả điếc. Đại úy cáu tiết, xô mạnh gã giáo đồ. Tên này trượt vào tường và ngã lăn ra lề đường, Phoebus lấy chân đạp Jehan vào một đống lõi bắp cải. Lão đặt ngay ngắn đầu Jehan lại. Tên này đã ngủ, ngáy khò khò.

- Mặc xác mi. Để cho xe bò tuần phòng lượm mi lên khi đi qua. - Đại úy nói với ông bạn tu sĩ thân mến đang ngủ rồi lảng đi.

Người mặc áo măng tô từ nãy vẫn theo dõi họ, dừng lại một lát trước người giáo đồ đang nằm đó. Một chút phân vân rồi ông cũng bỏ đi theo hút viên đại úy.

Giống như họ, chúng ta cũng để mặc Jehan ngủ dưới con mắt nhân từ của các vì sao và chúng ta cũng đi theo họ.

Đến phố Saint André, đại úy Phoebus nhận ra có người theo mình. Tình cờ đảo mắt, ông thấy một cái bóng trườn theo ông dọc theo bờ tường. ông đứng lại. Cái bóng cũng đứng lại.

Ông bước tiếp. Cái bóng cũng bước tiếp. Điều đó cũng chỉ làm ông lo ngại vậy thôi.

- ồ, ta chẳng có một xu. Hắn chẳng ăn cướp được gì của ta. - Phoebus nhủ thầm.

Ông dừng lại. Phố xá hoàn toàn vắng vẻ.

Ông thấy cái bóng chầm chậm bước lại gần. Lúc đến gần, cái bóng dừng lại, bất động như một pho tượng. Nó nhìn ông. Đôi mắt chiếu vào ông một thứ ánh sáng như mắt mèo phát ra từ đêm tối.

Đại úy là người can đảm. ông không hề sợ một tên trộm, nhưng pho tượng kia bước đi, con người này làm ông sợ như hóa đá. Một vài phút kinh ngạc, rồi phá vỡ sự im lặng ông cố cười:

- Thưa ông, ông là một tên kẻ cắp phải không? ông gây cho tôi cảm tưởng một con diệc tấn công một cái quả cứng. Tôi là con một gia.đình phá sản, ông bạn thân mến ạ. Hãy đi tìm nơi khác.

Bàn tay của cái bóng rút ra từ trong túi áo khoác, và phóng vào cánh tay Phoebus với sức nặng của móng đại bàng. Cùng lúc đó cái bóng lên tiếng:

- Đại úy Phoebus de Châteaupers!

- Sao, đồ quỷ! Anh biết tên ta à?

- Tôi không chỉ biết tên ông mà còn biết rằng ông có một cuộc hẹn tối nay. - Người khoác áo măng tô nói bằng một giọng như cất lên từ nhà mồ.

- Phải. - Phoebus ngạc nhiên trả lời.

- Vào bảy giờ?

- Đúng.

- Với một cô gái Ai Cập, tên là...

- Nàng Esmeralda. - Phoebus nhanh nhảu nói. Tất cả thói vô tâm của ông lại trở lại.

Nghe tên đó, cái bóng giận dữ lắc mạnh tay Phoebus.

Đại úy rút kiếm, giọng nghẹn lại, vì tức điên lên.

- A! Thế này thì tốt hơn, chúng ta sẽ đánh nhau.

- Đại úy Phoebus, ông quên cuộc hẹn của ông rồi. Câu nói giản dị ấy làm cho đại úy hạ thanh kiếm đang lấp lánh trong tay.

Phoebus nói:

- Thưa ông, ông có lý. Ngày mai ta còn thì giờ để đánh nhau. Xem ra ông là một chàng trai khá đấy. Tôi vui lòng giữ lời hứa. Tôi đến cuộc hẹn đây, vì một việc quan trọng. A! Tôi quên mất, tôi chẳng có xu nào.

- Đây, xin giúp ông.

Phoebus cảm thấy bàn tay lạnh ngắt của người lạ mặt luồn vào tay ông một đồng tiền lớn. ông không thể ngăn mình cầm đồng tiền ấy và nắm bàn tay kia.

- Lạy Chúa tôi! ông thật là tốt bụng. - Phoebus kêu lên.

- Với một điều kiện, - người kia nói. - ông phải giấu tôi ở một góc nào đấy để tôi có thể nhìn thấy người đàn bà ông vừa nói tên.

- ồ, được thôi. - Phoebus trả lời. - Hãy theo tôi. Tôi sẽ giấu ông ở một ổ chó để ông có thể nhìn thấy chúng tôi, nghe chúng tôi nói. Tôi chẳng có gì phải giấu giếm cả.

Lát sau Claude Frollo (chúng tôi phỏng đoán rằng độc giả tinh hơn Phoebus, đã nhận ra cái bóng bí mật kia là phó giám mục) đã bị giam mình trong một xó nhà, không cửa sổ, không lỗ tò vò, mái nhà dốc khiến ông không thể đứng thẳng lên được. ông ngồi xổm trên bụi và trên vôi vữa vừa lở dưới sức nặng của thân ông. Đầu ông bốc lửa. Sờ soạng xung quanh, ông vớ được một mảnh kính vỡ. ông áp mảnh kính vào trán, hơi mát làm ông dịu đi đôi chút.

Ông đợi mười lăm phút, tưởng như mình đã già đi một thế kỷ. Bất thình lình ông nghe cầu thang gỗ cót két. Có ai đó đi lên. Nơi cánh cửa mọt của cái hầm giam ông có một vết nứt khá rộng. ông dán mắt vào đó. Bằng cách ấy ông có thể thấy tất cả những gì xảy ra ở phòng bên cạnh.

Chỉ có Phoebus và Esmeralda ngồi trên cái hòm gỗ cạnh một cái đèn.

Cô gái đỏ mặt, chết lặng, bồn chồn. Hàng mi dài của nàng cụp xuống, tỏa bóng trên đôi má hồng.

Máy móc và vụng về, nàng dùng ngón tay vẽ trên mặt hòm những đường không mạch lạc.

Nàng nhìn ngón tay. Người ta không trông thấy bàn chân nàng vì con dê nhỏ ngồi lên.

Cô gái nói:.- ôi, đừng khinh bỉ tôi, thưa ngài Phoebus.

Tôi khổ quá.

- Khinh cô à? Khinh cô à? Vì sao lại thế? -Viên sĩ quan trả lời.

- Chao ôi! Vì tôi đã không làm tròn một ước nguyện... Tôi không tìm được mẹ tôi... Lá bùa mất thiêng. Nhưng tôi cần gì?

Cô nói và chiếu thẳng đôi mắt đen láy của nàng vào đại úy.

- Quỷ quái, nếu tôi hiểu được cô! - Phoebus kêu lên.

Esmeralda im lặng một lát, rồi nói:

- Đại úy Phoebus, ông là người tốt bụng, là người khoan dung. ông đã cứu tôi, một đứa trẻ tội nghiệp bị bỏ rơi.

Cô gái nói âm thầm, tưởng như cô đang mê.

- Cái này là cái gì? - Đại úy chỉ lá bùa đeo trên cổ Esmeralda, hỏi.

- Đừng động vào! - Cô gái kêu lên mạnh mẽ.

- Đây là thần hộ mạng của tôi. Nó sẽ giúp tôi tìm thấy mẹ, nếu tôi giữ mình xứng đáng... ôi!

Để lại cho tôi, thưa ông đại úy. Mẹ ơi! Mẹ tội nghiệp của con! Mẹ ở đâu?

Thình lình cô trông thấy trên đầu Phoebus một bộ mặt có cái nhìn của kẻ sa địa ngục. Gần bộ mặt ấy là một bàn tay cầm dao găm.

Đó là mặt và bàn tay của linh mục. ông ở đây mà Phoebus không thể trông thấy ông. Cô gái im phắc, hóa đá câm lặng trước sự xuất hiện hãi hùng ấy. Cô không thể kêu một tiếng. Cô trông thấy lưỡi dao găm đâm xuống Phoebus và rút lên, bốc khói.

- Tai họa! - Viên đại úy kêu lên.

Hắn ngã ra. Cô gái ngất xỉu.

Tỉnh lại, cô thấy quanh mình toàn lính tuần phòng. Người ta mang đại úy đi, mình đẫm máu.

Linh mục biến mất. Cửa sổ cuối phòng trông ra sông, mở toang. Người ta nhặt được chiếc áo khoác, tưởng là của viên sĩ quan. Cô nghe xung quanh mình, người ta nói:

- Con mụ phù thủy đã đâm đại úy..


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx