sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Chương 001: Tam Lang, Ngũ Lang Và Lục Lang

Giới Thiệu:

Mùa xuân năm Khánh Lịch thứ năm, cải cách chính sách mới của Phạm Văn Chính (Phạm Trọng Yêm) thất bại. Phú Bật nối gót bị tước quyền lực. Đằng Tử Kinh trùng tu lại lầu Nhạc Dương, Âu Dương Tu chìm trong men rượu, Hàn Tướng công lại vẫn hoàn mỹ vô khuyết. Văn Ngạn Bác hoàn toàn thành tinh. Địch Thanh trở thành thần tượng của cả Đại Tống. Ảo tướng công và Tư Mã Ngưu vừa mới tham gia công tác. Bao Thanh Thiên còn chưa có tư cách ngồi ở phủ Khai Phong, Hoàng đế Nhân Tông nỗ lực chọn lựa nhân tài…

Đây là một thời đại, mà tất cả các tên tuổi kiệt xuất nhất của cả Đại Tống, thậm chí cả dân tộc Trung Quốc, đều tập trung và cùng hóa trang lên sân khấu. Đây là thời đại hoa lệ rực rỡ nhất với bầu không khí khiến người ta phải say mê.

Nhưng thời đại tuyệt vời này sắp bị hủy diệt dưới gót sắt của phản đồ, dị tộc... Đây rốt cuộc là vì sao, Đại Tống có thể may mắn thoát khỏi?

Một con bướm, xuyên qua thời gian nghìn năm, đi tới thời đại đầy màu sắc này. Nó sẽ đưa bạn đi dạo khắp phố phường phồn hoa, nó sẽ khiến bạn đắm chìm vào một thế giới đầy thi ca. Nó sẽ mang bạn đi tìm mọi đáp án.

Chỉ có điều không biết đôi cánh nho nhỏ của nó, có thể mang đến cho thế giới này bao nhiêu đổi thay…

Mời các bạn hãy cùng theo dõi nhé!

Đường Ích Châu biên thùy phía tây Đại Tống, là bồn địa Tứ Xuyên mọi người đều biết đến.

Sông Dân giống như đai ngọc rộng và dài, chạy dọc theo chiều nam bắc phía tây Tứ Xuyên. Trong lt;Sơn Hải Kinhgt; nói: ‘Dân tam giang, thủ đại giang, xuất Vấn sơn’ (Ba nhánh sông Dân: đầu nguồn chảy ra từ Vấn Sơn). Từ triều đại Tiền Tần đến vương triều này, mọi người đều coi nó là nguồn chính của Trường Giang. Tuy rằng Sông Dân chảy theo hướng nam, nhưng vẫn bị nhiều văn nhân coi là——Đại Giang Đông Khứ (dòng Trường Giang chảy về hướng đông).

Lúc này đang là thời điểm lũ của mùa xuân, nước sông từ trong dãy núi trùng điệp giao giới với Xuyên Cam cuồn cuộn đổ xuống, dường như bất cứ lúc nào cũng hung hãn, trào lên đe dọa tám phương. Nhưng may thay đã có đập Đô Giang, nước sông dữ tợn và hung hăng bị thuần phục trở nên hiền dịu, bồi đắp cho miền trung Tứ Xuyên. Bắt đầu từ lúc đó, từ một vùng hạn hán lũ lụt thay đổi trở thành vùng đất Tứ Xuyên trù phú không biết đến mất mùa, đói kém.

Có người nói rằng, công trình tuyệt vời nhất của Trung Quốc, không phải là Vạn Lý Trường Thành, mà là đập Đô Giang. Nghìn năm sau, người Hán đã mất đi sự bảo hộ của Trường Thành, nhưng bách tính Tứ Xuyên vẫn như xưa được sự che chở của đập Đô Giang, có đất đai rộng lớn phì nhiêu, có núi rừng bạt ngàn, có rau trái phong phú, có gạo có cá có tôm ấm no, cuộc sống người dân ngập tràn niềm vui, không còn buồn lo về những năm mất mùa, điều đó mang lại niềm hạnh phúc cho họ.

Vào tháng ba, đi tám mươi đến một trăm dặm về phía nam Thành Đô bên ngoài huyện Thanh Thần là núi non trùng điệp. Núi nối tiếp núi, cạnh đó là những khe núi sâu thẳm, những đám mây mịt mờ, khắp nơi nơi là những cây trúc, phủ lên một mầu ngọc bích cho rừng cây trùng điệp.

Thôn Thạch Loan gần xa có tiếng, nằm tọa lạc giữa rừng trúc rộng lớn, bốn bề được bao bọc bởi núi non, phía đông của thôn có một hồ lớn, nước hồ quanh năm trong tựa gương.

Dồi dào về trúc mộc và nguồn nước, khiến thôn Thạnh Loan có đầy đủ điều kiện về chất đốt là than trúc, phía bắc đại Tống dùng than đá, phía nam nhiều than củi, nhưng nước Thục chủ yếu dùng than trúc, dùng những cây trúc to bản địa đốt thành than, dễ cháy không khói mà cháy được lâu, dân trong thành rất yêu thích.

Bên cạnh hồ rải rác các hầm lò than, điều đó chứng tỏ rằng người dân nơi đây không phụ lòng thiên nhiên đã dành cho họ. Thực tế, than trúc của thôn này làm ra, ở toàn bộ đô Trúc Hải là tốt nhất, không chỉ ở thị trấn, tại Mi Châu cũng có tiêu thụ, thậm chí người buôn ở Thành Đô cũng tới mua, tự nhiên giàu có.

Tại nơi đây dường như chỉ có niềm vui không có lo âu, đẩy lùi những tiếng khóc âm ỉ vọng tới…

Chăm chú lắng nghe, cái âm thanh này phát ra từ hầm lò to nhất. Đúng vào lúc nghỉ trưa, nơi lò rất yên tĩnh, chỉ có thể nghe thấy âm thanh trong một túp lều ở góc phía tây bắc.

Cái túp lều nhỏ hình vòm, tường được làm bằng trúc, chiếu làm mái, có vẻ rách nát, chỉ có thể trú tạm, không thể che được gió mưa, so sánh với trong thôn nào là tường trắng mái ngói xanh đen trở thành một sự đối lập rất rõ ràng.

Xuyên thấu qua khe cửa phòng, có thể nhìn vào bên trong ngoại trừ một tấm trúc ở trên giường, không có vật bài trí khác, đương nhiên là cũng không bày được cái gì. Một cậu bé gầy gò nằm trên tấm trúc, trên người đắp một chiếc chăn mỏng, hai mắt nhắm nghiền, khuôn mặt nhợt nhạt.

Ngoài ra có hai bé trai một lớn một bé, quỳ bên cạnh giường, nhìn giống như nằm, nắm chặt lấy tay của hắn. Đứa nhỏ chỉ ba, bốn tuổi, chỉ biết nằm bên cạnh khóc, một bên khóc lóc một bên dùng tiếng Quan Thoại lặp lại câu nói:

- Tam ca ca tỉnh lại đi, Tiểu Lục không ăn bánh hấp nữa…

Nó khóc lóc không ngừng, thấy vậy đứa còn lại cảm thấy như có những vết dao cứa vào trong tim, nước mắt cũng ứa ra trên khóe mắt, dùng hết sức mình nắm lấy tay kia, như sợ người nằm trên giường sẽ chợt biến mất.

Nó nắm chặt tay đứa kia, thì liền nghe thấy tiếng yếu ớt kêu đau, hai đứa bé lập tức mở to hai mắt.

Một lúc sau, người nằm trên giường dần dần mở mắt ra, khi con ngươi từ từ làm quen với ánh sáng, nhìn hai đứa nhỏ, không nhịn được cười. Tuy rằng còn rất yếu, nó rất vui nói:

- Đại nhân nhà ai lại hồ đồ như vậy, nghĩ mình là Ngư Ma Vương, biến đứa trẻ, khụ khụ, trở thành Hồng Hài Nhi?

Giọng hắn nghe là lạ, nói rất mơ hồ, hai đứa nhỏ nghe không hiểu, hồn nhiên không để ý, đứa nhỏ hơn liền bổ nhào lên, ôm và cọ vào cổ hắn nói:

- Tam ca ca, huynh tỉnh rồi…

Đứa lớn hơn cũng không nhăn nhó mặt mày nữa, vừa gạt nước mắt vừa cười, ồm ồm nói:

- Tam ca, huynh làm cho bọn đệ một phen hết hồn.

Người nằm kia, tuy nghe cũng tốn sức, nhưng những câu đơn giản, nghe còn hiểu, hắn trừng to mắt:

- Ngươi…các ngươi, gọi ta là gì?

Nói xong tay từ từ nâng lên, xoa nhẹ vào má đứa bé:

- Cậu bé à, lau nước mũi nên dùng khăn, mà không phải là mặt của chú…

Nói chưa dứt lời, hắn ngay lập tức ngây người ra, bởi vì dơ tay lên, hắn nhìn thấy một cái cổ tay như cây gậy. Kinh sợ khi nhìn từ cổ tay xuống, từ cổ tay xuống cánh tay, từ cánh tay xuống bắp tay, sau đó nhìn chính cơ thể của mình…

Thật khủng khiếp, đây đâu phải cánh tay của một người trưởng thành, chẳng lẽ khi bị rơi xuống nước bị thủy quái ăn chỉ còn khung xương rồi sao? Sự kinh hãi lan ra khắp thân thể, hắn lấy tay sờ quai hàm của mình, nhẵn thín như trứng gà, tiếp tục nhìn xuống dưới, không có cục ở yết hầu, chim không có lông... Cả người hoàn toàn ngây dại.

Hai đứa nhỏ cũng đần người ra, nhìn hắn nằm ở đó như quỷ nhập vào người tựa như tự sờ vào cơ thể mình, không giám thở mạnh. Tiếp đó thấy hắn đang cố gắng ngồi dậy, đứa lớn hơn bước nhanh tới giúp hắn. Vì còn nhỏ cũng không biết nói gì, chỉ biết lẳng lặng nhìn hắn.

- Đừng có chỉ nhìn không như thế, cầm cái gương lại đây ta nhìn xem nào.

Hắn nhìn đứa nhỏ thật thà chất phác đỉnh đầu trọc lốc, hai bên đầu được tết thành bím tóc nhỏ, lại cảm giác rất gần gũi.

- Tam ca chẳng nhẽ cần gương đồng?

Đứa nhỏ kia mông mang đoán, thấy hắn gật đầu, mới giám nói:

- Đại nương nương nhất định không cho…

- Được rồi được rồi…

Hắn không phí lời với đứa nhỏ nữa, chậm rãi nằm trở lại nói:

- Tìm người lớn trong nhà đến đây, chính là đại nương nương gì đó…

- Nhất định sao?

Đứa nhỏ kia rụt rè nói, hiện rõ vẻ nhút nhát sợ sệt đại nương nương.

Hắn bây giờ cũng không yêu cầu, đứa nhỏ này nói rõ ràng, có thể do giọng của nó như vậy. Vì thế rất nhanh bình tĩnh trở lại…cảm thấy tình hình rất kỳ lạ, vì vậy trước khi làm rõ tình hình, có lẽ là không nên làm ầm lên thì tốt hơn:

- Thôi để ta yên tĩnh một lát.

Hai đứa nhỏ ngoan ngoãn không nói gì, ngồi xuống bên cạnh giường, để cho hắn yên tĩnh.

Yên tĩnh rồi, hắn bắt đầu suy nghĩ kỹ xem…mình vốn đang tập thể dục bên bờ sông, ai ngờ gặp phải chiếc xe ô tô nhỏ mất tay lái lao xuống nước, lúc đó không nghĩ gì, nghĩ cũng không nghĩ thì đã nhảy xuống rồi. Và cũng không nhớ cứu được mấy người, cuối cùng kiệt sức, sặc nước, chìm xuống, tiếp theo đó thì bất tỉnh nhân sự.

Thế mà lúc tỉnh dậy, lại từ ‘Tam Trương” quay trở thành một đưa trẻ con rồi? thế này là thế nào? Hoàn toàn không thể tin được! Càng nghĩ càng đau đầu, càng lúc càng đau, dường như muốn nứt ra! Lúc đau đến tột cùng, gầm lên một tiếng, sọ não dường như nứt ra rồi, những ký ức rõ ràng là không thuộc về mình, và giống như thủy triều từ bốn phương tám hướng cùng tiến vào, trước mắt bỗng tối sầm lại, rồi lại ngất đi.

Đợi hắn tỉnh lại một lần nữa, trời đã tối rồi, trong túp lều lại càng tối, nhưng hắn cũng không thèm để ý tới, bởi vì bóng tối có thể che đi những nỗi sợ hại trước mắt…Trong đầu hắn, giờ đây thêm vào một phần ký ức một đứa bé mười tuổi thời xưa.

Trong ký ức đó, đưa bé này họ Trần, có cha không mẹ, có bốn huynh đệ…hai đứa ở trước mắt, là hai đứa em trai của hắn, đứa lớn tên là Ngũ Lang, đứa nhỏ là Lục Lang. Nghe có vẻ phức tạp, bởi vì niên đại này, thúc bá huynh đệ đều cùng bậc thứ. Hai huỵnh đệ phụ thân, tổng cộng có sáu đứa con trai, xếp thứ tự từ lớn đến bé.

Hắn là Tam Lang, còn có ca ca là Trần Nhị Lang, năm trước bắt đầu lên huyện đèn sách. Về phụ thân của đứa nhỏ này, là lão Nhị nhà họ Trần, là một thư sinh, may mắn trong đại hội năm, ông gặp được bạn hiền vì thế đi ngao du thiên hạ, để lại đứa nhỏ này và hai đứa em ở lại nhà…

Có thể thấy rằng căn lều nhỏ này không phải nhà của lão Nhị nhà họ Trần, nhà của ông ta ở trong thôn, là ngôi nhà rất rộng lớn. Nói chính xác là, là nhà chung của lão Đại và lão Nhị nhà họ Trần, hai huynh đệ tuy rằng đều đã thành gia sinh con, mấy năm vừa rồi cha mẹ đều đã mất, nhưng vẫn không ra ở riêng.

Trần gia đốt trúc làm than để làm giàu, có được lò làm than lớn nhất thôn Thạnh Loan, tuy rằng không được coi là giàu có, nhưng trong nhà có đến hai nha hoàn, nơi lò than có mười người làm, đã trở thành một gia đình có tiếng thôn Thạnh Loan.

Nhưng ba đứa con của lão Nhị nhà họ Trần tại sao lại ở căn lều nhỏ cạnh lò than?

Đứa bé mười tuổi còn khá ngây thơ, chỉ biết rằng khi phụ thân vừa đi khỏi, ba huynh đệ bị đại nương đuổi đến nơi này. Hai đứa lớn hơn là Tam Lang và Ngũ Lang, ngày ngày còn bị bắt phải làm việc…đốt than cần rất nhiều nước, vốn dĩ lò than có guồng nước, nhưng đã hỏng vào mùa xuân, đại nương cũng không gọi người đến sửa, bắt hai huynh đệ hắn cùng nhau mang nước về, mỗi ngày phải cung cấp đủ nước thì họ mới có cơm tối ăn.

Đứa bé mười tuổi cho dù dùng hết sức lực của mình cũng không thể mang đủ nước dùng, cũng may mắn những người làm tốt bụng nhìn hai huynh đệ họ đáng thương, mỗi khi có thời gian đã giúp đỡ phần nào. Như vậy ba huynh đệ mới có cơm ăn.

Cho dù có người giúp đỡ, cho dù mỗi xe nước chỉ đựng một phần ba, nhưng đối với hai đứa trẻ chừng mười tuổi mà nói thì vượt quá sức chịu đựng của chúng. Từ lúc guồng nước hỏng đến nay đã hơn một tháng, hai huynh đệ đều phải sống như thế này, thảo nào khuôn mặt của Trần Ngũ Lang nhìn khổ cực và toát lên sự căm thù sâu sắc…

Nhưng hôm nay, đại nương không như mọi hôm đến lò xem qua rồi về, mà cả buổi sáng đều ở đó trông coi. Hai huynh đệ vất vả từ sáng sớm múc nước và vận chuyển, làm liên tục gần hai canh giờ, đầu choáng váng mắt đã hoa, tay chân dường như không có lực. Và rồi lần cuối cùng lấy nước, Tam Lang thể chất kém hơn đệ đệ, khi đôi chân không còn vững đã rơi xuống nước…đó là ký úc cuối cùng của đứa bé ấy.

Tại sao mọi người đều rơi xuống nước, kết quả lại biến thành người sống? Rốt cuộc bây giờ ta là hắn, hay là hắn là ta, hay là trong hắn có ta, trong ta có hắn? Điều đó làm hắn không hiểu nổi, cho dù nghĩ hàng trăm năm cũng không nghĩ ra được.

Hắn là một người lạc quan, quyết định trước khi chưa tìm ra biện pháp, tạm thời sẽ tiếp tục giả làm đứa trẻ này, để tránh bị người khác coi là yêu quái.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx