Về phần những ghềnh đá nguy hiểm khác, trước tiên cũng cần đắp đập ngăn nước, đục bỏ những tảng đá lớn ở đáy nước, không làm cho thuyền va phải đá ngầm; đồng thời ở vách đá hai bên bờ, tạo thành những đường dẫn cao thấp, để cho thuyền bè lên xuống có thể có người kéo thuyền đi… … Cái gọi là đường dẫn, chính là con đường nhỏ mà những người kéo thuyền dùng để đi khi kéo thuyền. Khi gặp phải tình huống hai bên bờ đều là vách đá, thì chỉ có thể đục các đường dẫn trên vách đá như vậy.
Chỉ miêu tả một lúc mà đầu đầy mồ hôi, nếu không để đám thợ thủ công tự mình đi làm thì họ cũng chẳng biết phải làm gì… Nếu không phát hiện đá núi ở lòng sông và hai bên bờ đều là đá vôi có độ cứng không lớn, Trần Khác có cho bao nhiêu tiền thì bọn họ cũng không làm.
Công trình được triển khai với khí thế sục sôi ngất trời, dù rằng trước đó đã chuẩn bị rất chu đáo chặt chẽ, nhưng các vấn đề phát sinh vẫn theo nhau mà đến, làm cho Trần Khác và Thẩm Quát thân là tổng chỉ huy rất vất vả, không phải ở chỗ công trình trị thủy thì cũng phải chạy tới các công trình trên đường, giải quyết các vấn đề kỹ thuật, xử lý các loại quan hệ phức tạp.
Cũng may được ông trời phù hộ, năm ngoái trời mưa nhiều, năm nay lại hạn lớn, mực nước sông cực thấp, thấp hơn so với năm trước tới năm sáu trượng. Dưới tác dụng của các cửa dốc, đầu mùa xuân ở trung hạ du có thể khô cạn, tất cả các ghềnh đá nguy hiểm dưới lòng sông đều lộ ra, thi công vô cùng thuận lợi.
Trên công trường, từng hàng dài dân phu, thợ thủ công vận chuyển than đá, dùng lửa đốt các khối đá bãi lớn, bởi vì đá vôi khi gặp phải nhiệt độ cao sẽ chuyển thành vôi sống, rời rạc xốp giòn. Chờ khi lửa tắt chỉ cần dùng chùy đục là tan rã. Hơn nữa vôi sống lại là loại nguyên liệu cần dùng tiêu hao rất lớn, đúng là một công đôi việc.
Nếu mà không dùng lửa, đám thợ thủ công phải dùng khoan sắt mở một lỗ nhỏ trên tảng đá, rồi đóng đinh gỗ vào, tưới nước lên, sau khi ngấm nước, đinh gỗ nở ra sẽ làm tảng đá trướng lên và nứt ra. Cứ như vậy lấy được lượng lớn đá vôi, đều được mang đi nung khô cùng đất sét để chế biến thành xi măng.
Đường thuyền mà bọn họ khai mở ra, đều là các hình máng được mở rộng đào sâu từ chỗ nước gần với các ghềnh đá, giúp cho các thuyền ngược xuôi men theo bờ mà đi, để tránh những chỗ sóng lớn ở lòng sông. Đồng thời, đục đường dẫn hơn hai vạn trượng trên vách đá hai bên bờ. Chỗ dốc nguy hiểm, đều do thợ thủ dùng dây thừng buộc eo, nhẹ nhàng đục đẽo từng chút một để tạc ra khe đá, sau đó dùng khoan sắt dài gắn vào làm giá, dùng xi măng đổ bê tông, cứ như thế con đường dẫn được tạo ra…
Còn có tình trạng khó khăn hơn, trong đó sửa chữa ghềnh Song Nham và ghềnh Ác là hai ghềnh có tính đại biểu nhất.
Ghềnh Song Nham được người ta xưng là chìa khóa của Hồng Thủy, giữa sông đột nhiên nhô lên hai ngọn núi, giống như hai cánh cửa, dòng nước ở trong chảy ra rơi xuống mấy trượng tạo thành sóng to hủy diệt bờ bắc, dâng cao hơn trượng, khác hẳn dòng nước xoáy, vô cùng nguy hiểm! Đầu tiên là kế hoạch mở rãnh đá ở bờ bắc, kéo thuyền đi lên, nhưng đến khi thao tác thực tế mới phát hiện ra rãnh đá chợt bị phá hủy, vách đá đâm ra, đoạn xuống nước không thể đi được.
Bất đắc dĩ, lại phải thảo luận lại bản thiết kế, kế hoạch tại bờ nam mở ra đường thủy dài năm mươi ba trượng, sâu hai trượng, chiều rộng bốn năm trượng, có như vậy thì tàu thuyền ngược xuôi mới có thể đi qua. Nhưng cứ như vậy, cho dù đá vôi khá là dễ đục, khối lượng công trình phải làm cũng quá lớn, tự nhiên có rất nhiều người phản đối.
Cuối cùng Trần Khác ra sức gạt bỏ lời khuyên can của mọi người, sai người đục thông hai địa đạo dài đến năm mươi trượng, sau đó nhồi thuốc nổ, dùng bê tông đóng kín rồi cho nổ.
Vụ nổ chấn thiên hám địa, làm cho đất rung núi chuyển! Vô số đá, sạn, nhánh cây bị phun lên bầu trời, khiến cho thiên địa đều biến sắc, tạo thành một trận mưa đá.
Mặc dù tất cả mọi người đã lùi xa ra bên ngoài tới hơn một dặm, nhưng vẫn bị chao đảo. Sau khi định thần lại đi qua thăm dò, bọn họ phát hiện ra nơi đó đã bị vụ nổ mở thành một đường hầm rộng vài trượng, dài đến bốn năm mươi trượng.
Còn một chỗ khác được gọi là ghềnh Ác, là ghềnh nguy hiểm nhất khu vực trung du, ghềnh đá dài năm dặm, vách đá dốc, nhiều xoáy nước, sóng dữ bất ngờ, hung hiểm khó có thể tả bằng lời. Ít ra thì Thẩm Quát cũng sáng tạo ra được phương pháp “xây đập vòm”, đục hết gốc những tảng đá lớn trong nước, thuyền ngược dòng sẽ được kéo đi từ bờ bắc; lại dùng phương pháp đập vòm đục mấy chục trượng đá lớn bên bờ nam, mở ra thành một đoạn sông tĩnh, giúp cho tàu thuyền có thể di chuyển qua…
Trần Khác đứng trên tảng đá lớn bên bờ sông, nhìn cảnh tượng náo nhiệt, mấy nghìn người đang vất vả thi công tuyến đường. Không thể đếm được có bao nhiêu người thợ đang đục những tảng đá, không thể đếm được có bao nhiêu dân phu khuân vác đá chuyển tới bên bờ sông. Trên vách đá bên bờ là giàn giáo cao cao, bên trên có những người thợ thủ công được buộc dây thừng, ở đó đục đẽo mặt tường. Bên tai vang lên thanh âm đinh đinh đang đang, đó chính là âm thanh của những người thợ thủ công đang làm việc, thỉnh thoảng còn có tiếng phá hủy ù ù truyền đến …
Cảnh tượng khí thế làm việc ngất trời này cảm nhiễm thật sâu trong lòng Trần Khác, hắn thở ra một hơi thật dài nói:
- Mấy tháng trước nơi này vẫn còn sóng lớn ngập trời, ít ai lui tới, ai có thể nghĩ rằng vẻn vẹn chỉ vài tháng sau đã biến thành hình ảnh kích động nhân tâm đến như vậy!
Đâu phải Liễu Nguyệt Nga không cảm nhận được cảm xúc này? Nàng tựa hồ hiểu rõ được động cơ Trần Khác lúc đầu phải gây nên sức ép như vậy… Hắn thực ra không cần quan tâm mình có thể đạt được cái gì, cái hắn say mê chính là cảm giác hô mưa gọi gió này, khiến cho thế giới nhờ hắn mà thay đổi làm niềm vui.
Nói trắng ra, đây là lúc hắn biểu hiện tính tự kỷ một cách điên cuồng…
“Tuy nhiên hắn cũng có tư cách để tự kỷ.”
Liễu Nguyệt Nga thầm nghĩ trong lòng:
“Không biết trên đời này còn có … ai mang suy nghĩ kỳ lạ như hắn hay không, đồng thời lại là người có thể làm nên mọi chuyện…”
Nàng nghe được người khác đánh giá công trình sông Hồng Thủy như một kỳ tích, đều cảm thán Trần Khác hào phóng khẳng khái, tiêu tiền như nước, cho rằng bọn dân phu sở dĩ có thể duy trì khí thế ngất trời như vậy đều là do đống tiền đó. Nhưng Liễu Nguyệt Nga rõ ràng nhất, nếu chỉ dựa vào tiền thì cũng không mua được sự ủng hộ toàn lực của mọi người như vậy!
Nàng tận mắt nhìn thấy, mỗi khi đến một chỗ, xử lý xong công vụ mà còn thừa thời gian, Trần Khác nhất định sẽ đi lên công trường lao động cùng với bọn dân phu, hơn nữa là làm việc khiêng đá nặng nhọc nhất, nhận trọng trách, một mình làm việc của hai người. truyện copy từ tunghoanh.com
Vùng trung du sông Hồng Thủy núi cao mây dày, cho dù mùa đông cũng có nhiều mưa. Bình thường chỉ cần một trận gió thổi qua là đã nổi lên hạt mưa dày đặc, làm ướt hết quần áo của mọi người trên công trường.
Nhưng bởi vì sớm có thói quen, dân phu vẫn làm việc dưới mưa, không có ý định nghỉ ngơi. Bọn quan viên sợ Trần Khác nhiễm bệnh, mời hắn đi lên tránh mưa:
- Đại nhân, trời mưa đường trơn, nếu chẳng may có chuyện, chúng ta không thể đảm đương được…
- Không cần lo ngại, thể trạng của ta còn tốt hơn so với bọn họ.
Dáng người Trần Khác đúng là như hạc giữa bầy gà. Bọn quan viên vẫn tiếp tục khuyên bảo, bị hắn ngắt lời nói:
- Muốn cho ta nghỉ ngơi sớm một chút thì nhanh chóng tránh sang một bên!
Hắn bướng bỉnh như vậy làm cho không chỉ bọn quan viên không hiểu, mà bọn dân phu cũng không hiểu được, lúc đầu không dám hỏi, nhưng thấy hắn bình dị gần gũi, cũng có người can đảm tìm lời giải đáp từ hắn.
Trần Khác cười nói:
- Không có biện pháp nào, ta lỡ lời nói quá, trong vòng một năm sẽ hoàn thành công trình. Không liều mạng sao được? Công việc các ngươi làm được thì ta cũng làm được mà.
Nghe hắn nói như vậy, sự khẩn trương nhiệt tình trên công trường lại tăng lên không ít. Đợi đến lúc ăn cơm, không ngờ phát hiện ra lượng việc làm được nhiều hơn một nửa so với hôm qua.
Tuy nhiên, khi Liễu Nguyệt Nga lén hỏi Trần Khác, hắn lại trả lời:
- Ta làm vậy, chỉ có một nửa phần là để cho bọn dân phu xem, bọn họ không có sức kháng sự nhất đối với luận điệu này. Một nửa khác là để cho bọn quan viên xem đấy… Tổng phụ trách đường sông cũng gấp gáp đến nỗi tự mình đi xuống làm việc, bọn họ làm sao còn dám làm việc buông thả?
- Ta biết ngay động cơ của ngươi không trong sạch, ngươi cũng quá gian trá rồi.
Liễu Nguyệt Nga cười khinh bỉ hắn nói.
- Làm quan chính là thể hiện, càng là quan lớn lại càng phải thể hiện ra sự chững chạc đàng hoàng.
Trần Khác cười khổ nói.
- Thể hiện?
Liễu Nguyệt Nga nghe Trần Khác bỗng nhiên xuất hiện từ ngữ ngạc nhiên cổ quái, đã thấy nhưng không thể trách được, nàng giả bộ đùa giỡn nói:
- Nói như vậy, ngươi cùng ta nói chuyện cũng là thể hiện rồi hả?
- Thế nào mà câu chuyện lại nảy sinh đến đây?
Đối với nữ nhân có lối suy nghĩ tò mò, Trần Khác thật sự không thể giải thích vì sao, hắn đành phải đáp:
- Đối với cuộc sống của mình, ta cũng không muốn thể hiện.
- Chỉ sợ ngươi diễn quá nhập tâm, không phân biệt được mình có đang diễn trò hay không.
Liễu Nguyệt Nga hạ giọng nói.
- Sẽ không đâu.
Trần Khác lắc lắc đầu, vẻ mặt đáng tin nói.
Trải qua lễ mừng năm mới, chả mấy chốc đã tới tháng hai, bởi vì xảy ra một số chuyện ngoài ý muốn, công trình sông Hồng Thủy đã không có khả năng làm xong đúng thời hạn…
Căn cứ theo tình huống tiến độ thi triển công trình, trong bốn mươi ba ghềnh bắt buộc phải tu sửa khi khai thông đường thủy, hiện nay đã sửa xong ba mươi sáu chỗ, còn lại bảy chỗ khó khăn chưa hoàn thành. Mặc dù đám thợ thủ công đã hợp lực đào bới, nhưng vẫn cực kỳ nguy hiểm, mấy lần may mắn mới có thể thực hiện được.
Tính ra còn khoảng trăm dặm đường sông chưa được khai thông, trở thành tiêu điểm của các cuộc tranh luận. Xét thấy nơi này chỗ nguy hiểm xuất hiện liên tiếp, đá hẹp khó đi, Trần Khác, Thẩm Quát cùng với Tô Tụng ba người tổ chức bàn luận lại. Vì cục diện chung của công trình, cuối cùng Trần Khác đành nhượng bộ, đồng ý tạm thời tránh qua bảy chỗ này, chuyển sang đường bộ… Cùng lúc với tu sửa đường sông, đường núi dọc theo bờ sông cũng đã được xây dựng cải tạo xong, đường xi măng bằng phẳng rộng lớn, cứ sáu mươi dặm ven đường lại có một dịch trạm, trở thành tiêu chuẩn của quốc lộ Tống triều.
Thật ra thì Trần Khác đương nhiên không thể chịu được việc lưu lại thiếu sót, thất vọng vì thất bại trong gang tấc, nhưng đám thợ thủ công cũng đã cố gắng hết sức, chỉ có thể tạm thời sử dụng đường bộ, chờ đợi năm sau tiến hành tu sửa tiếp đường sông. Tuy nhiên mặc dù đối với bảy chỗ nguy hiểm không có hy vọng gì lắm, hắn vẫn không hạ lệnh đình công, ngược lại tăng cao tiêu chuẩn mức thưởng, ủng hộ cả thể xác lẫn tinh thần đều đã mệt mỏi của nhóm dân phu, không cho họ lơi lỏng, có thể tận dụng được chút nào hay chút đó.
Quả thật cho tới hôm nay tình cảnh rơi vào như vậy, không phải do Thẩm Quát đánh giá thấp thời hạn công trình mà do thiên tai là chủ yếu…
Công trình lớn như vậy khiến cho quốc nội Đại Lý vô cùng chú ý và cảm thấy bất an.
Họ bất an cũng là chuyện bình thường. Ngàn dặm sông Hồng Thủy, hàng ngàn năm nay vẫn tồn tại là “Man di coi là rạch trời, thương lữ coi là con đường nguy hiểm”, cũng là điều kiện trọng yếu giúp cho Đại Lý an toàn. Khó có thể tưởng tượng, Đại Lý nếu không có điều kiện núi cao nước sâu làm lá chắn, thì năm xưa Tống Thái tổ có thể ra lời nói “Thử địa phi ngô sở hữu”. (Nơi này không thuộc sở hữu của ta.)
Mặc dù quân thần Đại Lý đã hiến đất quy hàng, nhưng ai cũng biết đó chẳng qua chỉ là việc xưng thần trên danh nghĩa mà thôi. Có câu “Trời cao Hoàng đế xa”, phải chăng miêu tả rất chính xác tình huống này? Hiện nay Đại Tống lại đem sông Hồng Thủy tu sửa trở thành tuyến đường an toàn, từ một lạch trời biến thành một con đường thông suốt, lực khống chế của triều đình đối với Đại Lý đã tăng mạnh lên rất nhiều.
Các lộ chư hầu vẫn còn tràn đầy lòng tin muốn làm thổ hoàng đế tại Đại Lý, không ai nguyện ý nhìn thấy sự việc như vậy xảy ra. Nhưng hiện tại Đại Lý đã trở thành lãnh thổ của Đại Tống, bọn họ đã là thần tử của Đại Tống, triều đình muốn tu sửa sông trên lãnh thổ của mình cũng không cần trưng cầu ý kiến của bọn họ.
Trời sập thì có người lớn đỡ đòn, mọi ánh mắt bây giờ đều tập trung lên tam đại gia tộc. Đương nhiên, Dương gia vừa mới thất bại, lại ở xa tận Điền Tây, rõ ràng dưới sự che chở của Đại Tống mới duy trì được thế chân vạc, lúc này họ tuyệt đối không dám đưa ra vấn đề này.
Chỉ có thể nhìn vào Đoàn gia và Cao gia. Đoàn Tư Liêm là Điền Vương, cảnh nội Đại Lý trên lý thuyết là do gã quản lý; Cao gia lại là chủ nhân thực tế của Điền Đông, Đại Tống tu sửa sông Hồng Thủy nằm trên địa bàn của họ, về tình về lý cũng nên hỏi đến một phen.
Thực ra ngay từ đầu Cao Thăng Thái đã nghe được tin tức, nhìn thấy công trình lớn như thế, y cảm giác bắp chân như bị chuột rút, khó khăn lắm mới hỏi được Trần Khác một câu:
- Đại nhân, đây là thiên triều muốn làm gì vậy?
- Thế tử sao vẫn còn xưng hô là “Thiên triều”?
Trần Khác thản nhiên cười nói:
- Chẳng lẽ Thế tử không phải là quan viên triều đình sao?
- Ồ, thói quen nhiều năm, nhất thời thuận miệng nên nói vậy.
Cao Thăng Thái khẩn trương sửa lại lời nói:
- Là triều đình chứ không phải thiên triều.
- Cần phải chú ý, chúng ta quen thuộc thì không xảy ra vấn đề gì.
Trần Khác nói:
- Nhưng nếu để cho người ngoài nghe được, khó tránh khỏi sẽ có suy nghĩ đến việc Thế tử không coi mình là người Tống đấy.
Như cười như không nói:
- Thế tử chắc chắn sẽ không nghĩ như vậy phải không?
- Không có, tuyệt đối sẽ không.
Cao Thăng Thái thề thốt phủ nhận, khẩn trương tỏ thái độ nói:
- Có thể trở thành một thành viên của Đại Tống, hạ quan cảm thấy vô cùng vinh dự.
- Vậy là tốt rồi.
Trần Khác thoải mái cười nói:
- Thế tử nhất định không phải nói một đằng nghĩ một nẻo đấy chứ?
- Không phải, không phải. Tuyệt đối không phải.
Cao Thăng Thái đầu lắc như trống bỏi. Liễu Nguyệt Nga nãy giờ vẫn thờ ơ, lạnh nhạt ở một bên không kìm nổi than thầm một tiếng, lại một tên ngu ngốc bị nắm mũi dắt đi…
- Đúng rồi, vừa rồi thế tử hỏi triều đình tu sửa sông làm gì?
Trần Khác lúc này mới quay trở lại vấn đề, nói:
- Chẳng lẽ phụ thân của Thế tử không nói cho Thế tử biết sao?
- Gia phụ có đề cập qua, triều đình muốn vận chuyển lương thảo cho quân đội đóng ở Đông Xuyên nên phải cải tạo lại sông Hồng Thủy.
Cao Thăng Thái bị làm cho mất hết khí thế nói:
- Lúc đầu không nghĩ tới tu sửa sẽ hao tài tốn sức như thế, nếu không để Cao gia chúng ta cung cấp cho đại quân thì tốt hơn.
- Ý tốt của thế tử, bản quan nhớ kỹ.
Trần Khác thản nhiên nói:
- Nhưng tu sửa đường này không chỉ dành cho việc vận lương, đây cũng là lễ gặp mặt của triều đình dành cho Đại Lý. Đại Lý sản vật phì nhiêu, ngựa và trà đều rất nổi danh, nhưng khổ nỗi đường núi khó đi, không thể vận chuyển giao dịch với bên ngoài. Vì thế cuộc sống của dân chúng vẫn còn rất khốn khổ.
Hắn dừng lại một cái rồi cười nói:
- Một khi tàu thuyền được thông thương, hàng hóa của Đại Lý có thể vận chuyển ra bên ngoài, có thể giao dịch trong nước cũng như với nước ngoài, đời sống của dân chúng sẽ trở nên khá giả hơn rất nhiều, phủ khố của nha môn các ngươi cũng sẽ trở nên tràn đầy…
Tài ăn nói của hắn vô cùng tốt, thao thao bất tuyệt, làm cho Cao Thăng Thái nhất thời nảy sinh cảm kích đối với triều đình. Một lúc sau mới hồi phục lại tinh thần, y thầm than thở trong lòng:
“Cái gì chứ cái gì chứ, rõ ràng là Tống triều muốn khống chế Đại Lý thật chặt chẽ, nếu không thì sao mà chi trả nhiều vốn đầu tư vào đến như vậy?”
Nhưng mà Trần Khác đã nói lời đưa đẩy, đặt y vào vị trí trung thần của Đại Tống, không thể nhúc nhích, Cao Thăng Thái đành phải buồn bực nghe cho xong diễn thuyết, rồi mang vẻ mặt xám xịt trở về.
Tuy nhiên Cao gia không thể nào cứ như vậy mà bỏ qua, làm địa đầu xà tại Điền Đông, bọn họ cũng không thiếu những phương pháp xử lý trong bóng tối. Cao Thăng Thái đầu tiên hạ lệnh cho các bộ tộc ven bờ tìm cách gây phiền toái cho các công trình thi công. Nhưng y chờ thật lâu cũng không thấy có động tĩnh gì, sau khi nghe ngóng mới biết hóa ra Trần Khác đã hứa hẹn cho các bộ tộc rất nhiều ưu đãi, bọn họ còn đang ngóng trông cho đường sông này mau chóng hoàn thành, làm gì còn tâm tư nào mà đi quấy rối?
Một kế không được thì phải làm ra kế khác. Rất nhanh trong các bộ tộc ven bờ truyền lưu lời đồn, Tống triều tu sửa thượng du sông Hồng Thủy, xây dựng vô số đê đập, sẽ làm cho trung, hạ du khô kiệt, các bộ tộc ven bờ sẽ bị chết khát… Năm đó lại có hạn hán lớn, dân chúng cũng nhìn thấy dòng sông hoàn toàn khô cạn, vì vậy lời đồn đại lan truyền vô cũng nhanh chóng.
Có câu phúc vô song, tới họa vô đơn chí. Đúng lúc này thì ven bờ lại có một bộ tộc phát sinh ôn dịch, tình hình dịch bệnh vô cùng nghiêm trọng, cứ bốn người phát bệnh thì có một người tử vong, ba người còn lại cũng bị hủy hoại dung nhan. Ngay sau đó xuất hiện lời đồn đại vì người Tống gây nổ đá ngầm, san hô làm đập, quấy rầy tới Hà Bá sông Hồng Thủy, làm cho Hà Bá nổi giận. Nếu không lập tức đình công sẽ càng nhiều người bị trừng phạt.
Thêm vào đó, trong nhận thức của mọi người thì mùa đông ở Đại Lý vốn là thời gian xảy ra dịch bệnh ít nhất, bây giờ lại bạo phát ôn dịch khiến cho đám dân bản xứ đứng ngồi không yên. Bọn họ tuy yêu quý tiền tài nhưng còn muốn mạng sống hơn, tuy rằng kính sợ Đại Tống nhưng càng kính sợ thần linh. Cũng may mối quan hệ của Trần Khác và thủ lĩnh các bộ tộc rất sâu sắc, bọn họ ngại ngùng không dám vạch mặt ngay lập tức nên cũng chưa xảy ra những hành động quá khích nào. Một mặt họ triệu hồi các tộc nhân đang làm việc ở công trường, một mặt tìm Trần Khác nói có việc muốn nhờ vả.
Hiển nhiên Trần Khác sẽ không tin Hà Bá sông gây ra dịch bệnh, nhưng việc các bộ tộc ven bờ ủng hộ sẽ quan hệ trực tiếp đến việc đảm bảo an toàn cho tuyến đường, thậm chí liên quan tới việc Đại Tống có được sống yên ổn ở Đại Lý hay không, hắn không dám sơ suất chút nào. Hơn nữa lời đồn đã lan truyền tới dân phu trung gian, khiến cho lòng người bàng hoàng, nếu có náo loạn xảy ra, sợ rằng không những sẽ kiếm củi ba năm thiêu một giờ, có khi còn sẽ xảy ra đại sự.
Tuy rằng kỳ hạn hoàn thành công trình rất gấp gáp nhưng hắn vẫn phải hạ lệnh tạm thời dừng lại việc thi công, ngay lập tức đi thăm dò tình hình dịch bệnh. Việc này bị Liễu Nguyệt Nga phản đối kịch liệt, nàng nghe nói bệnh dịch lây lan rất mạnh, kiên quyết không đồng ý cho Trần Khác đi mạo hiểm.
Cho dù ở bên ngoài, Trần Khác đã cố gắng điềm tĩnh, nhưng trên thực tế áp lực rất lớn. Hắn tưởng rằng chỉ cần mình trêu chọc nàng vài câu như thường ngày, sẽ khiến cho Liễu Nguyệt Nga ngoan ngoãn nghe lời, ai ngờ tiểu nương quyết tâm không buông lỏng, dù có nói gì đi chăng nữa cũng nhất quyết không cho hắn đi.
- Cô tránh ra cho ta.
Trần Khác trầm giọng nói.
Liễu Nguyệt Nga chặn cửa, kiên quyết lắc đầu nói:
- Không cho.
- Công trình đang bị dừng thi công, mười vạn nhân công đều đang chờ đợi,
Trần Khác tức giận nói:
- Cô vẫn còn ở chỗ này mà kéo chân ta sao?
- Ta phải kéo.
Liễu Nguyệt Nga mày liễu nhíu chặt, quật cường nói:
- Ta không quản được nhiều việc như vậy, nhưng ta không thể để cho ngươi đi tìm chết.
- Không chết được, mạng của ta lớn lắm.
- Ngươi cho rằng mình là tinh tú hạ phàm?
Liễu Nguyệt Nga vốn cũng không phải nữ tử dịu dàng gì, giờ phút này lại quýnh lên, lời nói đã kèm theo một chút đao thương:
- Nếu bị dính vào ôn dịch thì ngươi cũng giống như những người khác, không thể sống được.
- Ta hiểu y.
- Thầy thuốc cũng bị bệnh mà chết…
- Cô…
Trần Khác không nghĩ tới, mình cãi nhau với Liễu Nguyệt Nga mà lại thua, tức giận thở hổn hển nói:
- Cô tránh ra cho ta.
- Không cho.
- Làm phản rồi.
Trần Khác tức giận nói:
- Cô là người thế nào của ta, còn quản lý được việc ta sẽ đi tới đâu?
Ý tứ của hắn là, ngươi là mẹ của ta sao? Còn không cho ta ra ngoài.
- Ta…
Liễu Nguyệt Nga nghĩ tới đó, lập tức người cứng lại. Đúng vậy, ta là gì của ngươi đâu mà lại quản lý việc ngươi đi tìm chết?
Thừa dịp nàng sửng sốt, Trần Khác lắc mình ra ngoài, nhảy lên ngựa vội vã mà đi, đám vệ sĩ đuổi sát theo phía sau.
Đi ra ngoài gần hai mươi dặm thì thấy Liễu Nguyệt Nga cưỡi hãn huyết bảo mã của nàng đuổi theo.
- Cô đi theo làm gì?
Trần Khác ghìm chặt cương ngựa nói.
- Không cần ngươi phải xen vào.
Đôi mắt Liễu Nguyệt Nga đỏ bừng, dường như vừa mới khóc xong, một lúc lâu sau mới thốt ra một câu.
- Tại sao ta không thể xen vào?
Trần Khác cười khổ trong lòng, sao tình thế lại bị đảo ngược rồi?
- Ta là binh lính của ngươi hay là thủ hạ của ngươi?
Liễu Nguyệt Nga lạnh lùng phản kích nói:
- Ngươi là người thế nào của ta, quản lý được việc của ta sao?
- Được rồi, đừng làm rộn lên nữa.
Trần Khác cười khổ, bất đắc dĩ nói:
- Vừa nãy thái độ của ta không được tốt, ta xin lỗi, đừng đi theo ta, được không?
Dừng một cái, thanh âm dịu dàng nói:
- Sẽ xảy ta tai nạn chết người đấy.
- Ngươi cũng biết được sẽ xảy ra tai nạn chết người.
Vẻ mặt Liễu Nguyệt Nga vốn quật cường, nhưng nghe xong lời hắn nói, nước mắt lại không ngăn được chảy ra:
- Vì sao còn muốn đi?
- Vì ta không đi không được.
Trần Khác thở dài nói.
- Ta cũng có lý do không đi không được…
- Lý do gì?
- Phải chết thì cùng chết.
Liễu Nguyệt Nga cắn chặt môi dưới, đôi mắt phượng nhìn hắn, ánh mắt buồn bã nói:
- Nếu không ta không có cách nào hồi báo lại kết quả công việc cho Tiểu Muội…
Tình hình dịch bệnh phát sinh ở khu vực trại Hoàng Thảo - Trung du sông Hồng Thủy. Để tránh cho dịch bệnh khuếch tán, Trần Khác phái binh bao vây sơn trại, nội bất xuất, ngoại bất nhập. Việc này dẫn tới mâu thuẫn lớn với dân chúng trong trại, tuy vậy quan binh cũng đã tuyên bố, trong hai ngày tới Trần đại nhân sẽ đến trại xem xét, tình hình dịch bệnh chưa diệt trừ thì tuyệt đối không ly khai.
Cảm xúc của nhóm dân chúng trong trại lúc này mới sơ sơ ổn định lại.
Giữa trưa hai ngày hôm sau, Trần Khác quả nhiên đã tới. Hoàng Thảo trại chủ Hoàng A Phúc đã sớm đi tới chỗ Thẩm Quát, ở chân núi sẵn sàng chờ đón.
Trần Khác đầu tiên biểu thị an ủi Hoàng A Phúc, rồi chuyển sang Thẩm Quát nói:
- Sao Tồn Trung huynh lại tới đây?
Thẩm Quát là bảo bối của hắn, tất nhiên Trần Khác không muốn để cho anh ta phải mạo hiểm, đây là Thẩm Quát tự mình đi đến.
- Ha hả…
Thời gian dài bên ngoài làm việc đã làm cho Thẩm Quát vừa đen vừa gầy, khác hẳn như hồi đầu mới gặp, lúc anh ta vẫn còn mang bộ dạng văn sĩ. Anh ta cười cười nói:
- Hạ quan đang ở gần đây, nghe xong tình hình bệnh dịch, có cảm giác như đã từng gặp qua ở đâu đó nên cả gan chạy tới xem một chút.
- Đã xem qua chưa?
Trần Khác xoay người xuống ngựa, Hoàng trại chủ đã về trước chuẩn bị trong trại, hắn và Thẩm Quát từ từ đi ở phía sau.
- Ừ, xem qua rồi.
Thẩm Quát gật đầu nói:
- Hai mươi ba người dân trong trại bị bệnh, thời gian phát bệnh rất nhanh, phần lớn đầu tiên là đau đầu, đau lưng, rét run hoặc sốt cao, kèm theo buồn nôn, nôn mửa, mất ngủ, táo bón. Sau khi phát bệnh ba đến năm ngày, toàn thân xuất hiện chứng phát ban, triệu chứng hiện tại là phát ban màu đỏ…
Trần Khác đã xem qua giản lược miêu tả ở trong báo cáo, bây giờ nghe Thẩm Quát miêu tả lại tỉ mỉ, trong lòng cũng đã có chủ ý rồi. Chờ Thẩm Quát nói xong, hắn hỏi:
- Tồn Trọng huynh nghĩ thế nào đối với tình hình dịch bệnh này?
- Hạ quan nghĩ đây là triệu chứng của bệnh đậu, còn được gọi là “Thiên hoa”.
Thẩm Quát hạ giọng, dừng một cái nói:
- Ngoài những triệu chứng như trên vừa nói, còn có phát lở toàn thân, chẳng mấy chốc sẽ lan nhanh, hình dáng như bị lở mồm…Năm Vĩnh Huy thứ tư, bệnh này từ phía tây lan ra phía đông, lây lan đến cả vùng biển.
Hắn lấy thái độ như một nhà khoa học, đưa luận cứ của mình ra trình bày từng việc.
- Đi xem người bệnh trước đã.
Mặc dù hắn đã có dự đoán, không cần tra xét. Nhưng để thận trọng đạt được mục đích, Trần Khác vẫn muốn nhìn thấy tận mắt người bệnh.
- Đại nhân, ngài không thể đi.
Thẩm Quát lại quả quyết nói:
- Bệnh này cực kỳ mãnh liệt, chỉ cần tiếp xúc với người bệnh đều sẽ bị lây lan.
- Vậy sao ngươi không sợ?
Trần Khác lại không sao cả, cười nói.
- Hạ quan…
Thẩm Quát chậm rãi nói:
- Hạ quan không thể bị nhiễm bệnh được.
- Ngươi đã từng bị bệnh đậu rồi?
Trần Khác nhìn gương mặt của anh ta, thấy có chút ổ mụn, nhưng so với những người bệnh bây giờ, tuyệt đối bóng loáng, trong như gương:
- Không giống lắm.
- Không có.
Thẩm Quát có chút tự đắc cười nói:
- Hạ quan học được phương pháp đề phòng bệnh đậu từ trong sách cổ. Hạ quan đã từng sử dụng thử trên người mình. Năm Gia Hựu thứ nhất, Hải Châu bùng phát dịch bệnh đậu, huyện của hạ quan lòng người bàng hoàng. Hạ quan đã dùng biện pháp ngừa bệnh cấp cho dân chúng toàn huyện. Cuối cùng, sau khi dịch bệnh kết thúc, người bị nhiễm bệnh ở huyện hạ quan rất ít, hơn thế nữa phần lớn không bị đến mức trí mạng.
- Biện pháp thế nào?
Trần Khác cười nói:
- Ngươi cũng không nên… giữ bo bo cho mình…
- Cứu một mạng người hơn xây bảy tầng tháp, huống chi là cứu ngàn vạn mạng người.
Thẩm Quát cười nói:
- Biện pháp kia của hạ quan đã truyền ra khắp Hải Châu rồi, có lẽ hiện nay toàn bộ Giang Nam cũng đều biết.
- Ngươi cũng đừng thừa lúc nước đục thả câu nữa.
Trần Khác xì giọng nói:
- Bây giờ ngươi không nhiệt tình giúp đỡ, thực sự muốn ta đánh ngươi mới chịu nói.
- Hắc…
Thẩm Quát lúc này mới nghiêm mặt nói:
- Theo sách cổ thì hạ quan được biết, Dược vương Tôn Tư Mạc dùng dịch mủ ở miệng vết loét trên người nhiễm bệnh đậu, thoa lên trên da người khỏe mạnh, khiến cho người đó bị lây bệnh nhưng chỉ bị rất nhẹ mà thôi. Bệnh này chỉ nhiễm một lần sẽ không bị lại nữa, cho nên sau khi khỏi bệnh… người đó đã đề kháng được với dịch bệnh đậu rồi.
- Đọc sách nhiều đúng là việc tốt.
Trần Khác khen:
- Tuy nhiên lá gan của ngươi cũng khá lớn đấy.
Đây là phương pháp phòng bệnh đậu trên người cơ bản nhất, nhưng thực ra vẫn có một chút nguy hiểm nhất định.
- Dịch bệnh trước mặt, dù có lá gan lớn hơn nữa cũng không quá phận.
Thẩm Quát hạ giọng nói.
- Cũng đúng.
Trần Khác gật gật đầu.
Trong khi nói chuyện đã đi tới cửa trại, thấy hắn còn đang muốn đi vào trong, Thẩm Quát ngăn hắn lại nói:
- Đại nhân, ngài chưa từng nhiễm qua bệnh đậu, đi vào sẽ bị nhiễm bệnh đó. Tốt hơn vẫn nên ở bên ngoài chờ, đã có hạ quan xử lý mọi chuyện bên trong.
- Ha ha ha…
Trần Khác lớn tiếng cười nói:
- Ta cũng đã ngừa bệnh đậu rồi!
Tại thời đại này, thường hay bùng nổ dịch bệnh đậu mùa, sao hắn có thể không làm tốt dự phòng cho mình và người nhà từ trước được?
- Ồ, thật không?
Thẩm Quát cảm thấy thoáng bất ngờ, nhưng anh ta nhận thức Trần Khác là người không chuyện gì mà không biết, cho nên cũng không giật mình nói:
- Hóa ra đại nhân cũng từng xem qua quyển sách kia.
Trần Khác hàm hồ cười cười. Hắn đang muốn đi vào trong, Liễu Nguyệt Nga gắt gao bám phía sau hắn, khuôn mặt xinh đẹp giờ đang xanh mét, hiển nhiên đã căng thẳng gần chết… Đây chính là dịch bệnh được xưng đệ nhất thiên hạ đấy! Nghe nói sau khi nhiễm bệnh, nếu không chết thì cũng sẽ bị thành người mặt rỗ. Nguyệt Nga lại là một cô gái, tuy rằng sợ chết nhưng càng sợ dung nhan bị hủy hoại hơn. Nàng hạ quyết tâm, một khi bị nhiễm bệnh thì sẽ lập tức tự sát, không có khả năng bị thành mặt rỗ.
Tuy vậy nàng vẫn còn muốn đi theo hắn…
- Liễu huynh đệ cũng từng ngừa bệnh đậu rồi sao?
Thẩm Quát và Liễu Nguyệt Nga đã rất quen thuộc, biết nàng là gái giả nam trang, hiển nhiên sẽ đoán nàng và Trần Khác có mối quan hệ mập mờ. Chắc rằng Trần Khác đã cho nàng ngừa bệnh đậu rồi, nhưng vẫn hỏi một câu không thích hợp chút nào:
- Nếu không phải như vậy thì cũng đừng nên đi vào.
Trong lòng Liễu Nguyệt Nga thầm nhủ, làm sao ta lại biết ngừa bệnh đậu? Biện pháp ngừa bệnh này nàng cũng chỉ mới được nghe nói lần đầu tiên. Nàng đưa ánh mắt nhìn về phía Trần Khác, thấy hắn dường như không nghe thấy gì, ngẩng đầu nhìn trời thầm nghĩ:
- Hắn đang khinh thường ta không dám đi theo, muốn nhìn thấy ta trở nên yếu đuối đây mà.
Nàng không khỏi có tức khí trong lòng, nói:
- Chẳng lẽ mạng của ta trong lòng ngươi không quan trọng chút nào sao? Nếu đã như vậy thì không bằng ta chết đi…
- …. Cho xong.
Nàng lắc đầu, nước mắt trào mi nói.
@by txiuqw4