sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Chương 308: Trạng Nguyên Gặp Trạng Nguyên

Triệu Biện trên đường đi nói cũng không nhiều, nhưng lúc này, ông vội nhắc nhở Trần Khác không được mơ màng nữa:

- Trần học sĩ, chốc nữa, ngươi phải giữ vững tinh thần, chớ để thua ở trận đầu.

- Hả?

Trần Khác giật mình nói:

- Có chuyện gì vậy?

- Ngươi không thấy bên đối phương cũng cõ trạng nguyên sao?

Triệu Biện trừng mắt nói thẳng.

- Đúng là vậy.

Trần Khác gật đầu nói:

- Nghe nói y là trạng nguyên năm Thanh Ninh thứ nhất …

- Ở đại Liêu năm nay là năm Thanh Ninh thứ năm, y năm nay đã là Xu Mật Trực Học sĩ, có lẽ vị trí tiếp theo sẽ được phong làm tể tướng rồi.

Triệu Tích Tông không bỏ qua bất cứ cơ hội nào chất vấn Trần Khác nói:

- Thế nào, còn cảm thấy mình tiến rất nhanh sao?

Chức quan hiện giờ của Trần Khác chỉ là một chức quan chính lục phẩm chuyên tiếp đón đặc sứ nước ngoài, để làm tốt công tác đi sứ, hắn lại được giao cho lựa chọn hiền tài, tu sửa dịch quán của quốc gia, những tài năng suất chúng trong thiên hạ đều phải vượt qua các kì thi mới được chọn, riêng chỉ có duy nhất trạng nguyên không phải thi, một khi làm chức quan này, liền được làm ứng cử danh tiếng gọi là “Trữ tướng”, trong và ngoài nước đều gọi là học sĩ.

Trần Khác hai mươi bốn tuổi đã được xưng danh là học sĩ, mặc dù được thăng chức trước khi đi sứ, nhưng ở Tống triều nói như thế nào cũng là xuất chúng lắm rồi. Phải biết rằng trong quan trường của Đại Tống rất khó mà leo lên, cho dù là trạng nguyên cũng phải đạt được từ bát phẩm thì mới dần dần leo lên được, trong mười năm mà có thể vươn tới vị trí cao như này cũng là hiếm thấy. Nhưng trạng nguyên của Liêu quốc đã làm quan năm năm, không sớm thì muộn cũng sẽ chạm tới chiếc ghế tể tướng, thật sự khiến người khác phải ghanh tị…

- Ngươi chắc không hiểu rồi?

Trần Khác giọng khinh thường nói:

- Ở Liêu quốc quan vị rất nhiều, trên tể tướng còn có bảy tám quan vị nữa, sao có thể đem so sánh với Đại Tống của chúng ta được?

- Ha ha, ta nhận thấy sự đố kị trắng trợn của ngươi.

Triệu Tông Tích cười ha hả.

- Bình tĩnh đi hai vị.

Triệu Biện đột nhiên ngắt lời:

- Hãy nghĩ cách đối phó sắp tới đi? Ta ở trong nước cũng đã nghe qua danh tiếng của Trương trạng nguyên đó, nghe nói y là nhân tài số một của Liêu quốc, cũng là người qua lại với các cận thận chủ chốt trong triều, vì sao y phải ngàn dặm ra tiếp đón, chẳng phải là muốn khiêu chiến với trạng nguyên Tống quốc hay sao?

Tống Liêu hai nước mấy năm nay đã ngừng giao chiến, nhưng hai bên chưa bao giờ ngừng chạy đua. Trên mặt trận ngoại giao chúng ta cố gắng gìn giữ ưu thế về văn hóa của Trung Nguyên, đa số các sứ thần mà Tống triều phái đến Liêu quốc đều là văn nhân danh sĩ, mà Liêu quốc vì để bảo toàn thể diện, người được cử đi tiếp đón đương nhiên cũng phải là những văn nhân sĩ thần cao nhất của phương bắc rồi.

Khỏi cần nói, mỗi lần đi sứ đều là một trận đấu trí khéo léo, tài năng, đây không chỉ là việc có liên quan đến vinh nhục của cá nhân, mà còn là thể diện của cả một quốc gia.

Sau khi hiểu rõ hoàn cảnh của mình, Trần Khác gượng cười nói:

- Chẳng lẽ lại khai chiến ở cái huyện thành nhỏ bé này?

- Lần này chỉ là tỏ chút uy phong, áp đảo tinh thần mà thôi.

Triệu Biện nói:

- Trò chơi chính thức sẽ được trình diễn trước mặt của hoàng đế Liêu quốc.

- Vẫn còn tiếp tục ư…

Trần Khác buồn bực nói.

- Phải nói như thế nào nhỉ, sứ thần có thể vinh quang trở về, có thể làm tể tướng không, đều phải trải qua quá trình gian khổ này.

Triệu Biện nhìn hắn với ánh mắt thông cảm nói:

- Ta xem trọng ngươi, Trần học sĩ ạ.

- Ta cũng rất xem trọng ngươi.

Triệu Tông Tích cười trên nỗi khổ của người khác.

Đang nói chuyện, thì một viên quan của Liêu quốc đến mời dự tiệc. Triệu Biện lo lắng dặn dò vài câu mới cùng Trần Khác và Triệu Tông Tích tiến vào phòng tiệc. Đây là một đại sảnh xoắn hợp với phòng khách, trong sảnh đường hoàn toàn được bài trí theo phong cách của Tống triều, bố trí hai hàng án kỷ, quan viên hai nước ngồi ở hàng ghế danh dự, những thứ khác cũng được bày biện đúng vị trí.

Không biết là cố ý an bài hay chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên, Trần Khác ngồi đối diện với Trương Hiếu Kiệt. Trương trạng nguyên mỉm cười nhìn hắn, đôi mắt có chút thách thức.

Đôi mắt híp của Trần Khác cũng không tỏ ra yếu thế, đáp trả lại y bằng con mắt khinh miệt.

Không khí phảng phất mùi thuốc súng.

Đương nhiên mọi người đều là những người có địa vị, không thể vừa vào đã bóp cò được.

Tiếng nhạc vang lên, bàn rượu đã bắt đầu khai tiệc. Mặc dù chỉ là một bữa tiệc nhỏ tại dịch quán biên giới, nhưng cũng không thể ngồi xuống là uống, mà phải tuân thủ đúng lễ nghi.

Dựa theo những phép tắc cổ xưa, thì lễ nghi uống rượu gồm có bốn bước: bái, tế, thối (nếm thử), tốt tước. “Bái” là đôi bên phải cúi lạy nhau để bày tỏ sự kính trọng lẫn nhau. Cho nên trong phòng tiệc không nhất thiết phải có bàn, mà chỉ dùng án kỷ thời cổ đại, hai bên sau khi hành lễ mới được ngồi vào chỗ.

Sau khi đã an tọa, rượu trong bình sẽ được đổ xuống dưới đất một ít, để tế tạ ơn sinh dưỡng của trời đất. Sau đó mới nhấp một ngụm nếm thử, nên gọi là “thối”, quan khách sau khi nếm rượu xong sẽ có lời tán dương rượu, làm cho chủ nhân cảm thấy vui mừng.

Cuối cùng là “tốt tước”, là dốc chén cạn sạch, nhất định phải cạn ly để chứng tỏ rượu ngon.

Sau đó, chủ nhân sẽ đi kính rượu các quan khách nên gọi là “thù”, quan khách cũng phải kính rượu lại chủ nhân, cử chỉ này được coi là “ Tô”, cứ theo trình tự lần lượt mà kính rượu gọi là “hành tửu”

Khi mời rượu, người kính rượu và người tiếp nhận đều không được ngồi, khi đứng dậy phải cách chỗ ngồi lúc đầu một chút, lúc kính rượu phải nói mấy câu kính rượu. Kính rượu thường mời ba chén.

Nghi thức mời rượu khác xa với hậu thế sau này, khi người bề trên có lệnh uống rượu, thì bề dưới mới có thể nâng cốc lên; nếu rượu trong cốc của người bề trên vẫn chưa uống hết, thì bề dưới cũng không được uống hết trước. Cho nên sau này chạm cốc để kính nhau, chứ không phải cạn trước vì giáo.

Còn có nhiều nghi thức rườm rà nữa, nhưng đã được bỏ bớt đi, chỉ trừ trong trường hợp ngoại giao thì có khác một chút, từng việc từng việc đều phải được nhấn mạnh.

Tóm lại, hoàn toàn phải tuân thủ theo lễ nghi của một bữa tiệc cổ đại, mọi người đều bị gò bó lại trong các quy tắc, rồi dần dần được nới lỏng ra nên mới có một nền văn hóa rượu đa dạng phong phú như hôm nay…

Sau khi hoạt động kính rượu mang tính lễ nghi kết thúc, phò mã Liêu quốc Tiêu Hồ Đổ mới nói:

- Ở một huyện thành nhỏ, hẻo lánh này, không có các thiếu nữ nhảy múa hát ca, khiến tiệc rượu hôm nay kém vui.

Y vừa nói vừa nhìn Triệu Tông Tích nói:

- Chi bằng chúng ta hành tửu lệnh rượu góp vui hơn đi?

- Không biết bắc triều hành tửu lệnh như thế nào?

Triệu Tông Tích mỉm cười hỏi.

- Cũng không có gì khác biệt với nam triều.

Câu nói của Tiêu Hồ Đổ khiến ta liên tưởng tới tình trạng “chuộng đồ Hàn, đồ Nhật” như hiện nay. Châu Á thời kì này, là tập hợp những thứ sùng Tống, ngay cả hùng mạnh như Liêu quốc cũng không thể bỏ qua “độc trà”, trên thực tế, vì người Hán chiếm đa số, mà sự tiếp xúc giao lưu với triều Tống là thường xuyên, cho nên giới quý tộc Liêu quốc đã bị Hán hóa ở một mức độ cao.

Bọn họ nói tiếng Hán, mặc trang phục Tống, học Luận Ngữ, còn theo lễ nghi Hán… Các phương diện trong cuộc sống hằng ngày cũng học theo các sĩ phu đời Tống. Biện Kinh có trào lưu mới nào, nhiều nhất cũng không quá nửa năm sẽ được truyền đến Trung Kinh, và sẽ được lưu truyền rộng rãi trong xã hội thượng tầng của Liêu quốc. Hoàng đế của Liêu quốc trong những thời đại khởi đầu đều ban bố những pháp lệnh cấm bắt chước trang phục của người Hán, nhưng không thể ngăn được, giới quý tộc Khiết Đan bị Hán hóa ngày càng nhiều, dường như điều này có thể phân biệt với tầng lớp bình dân.

Hiển nhiên người Liêu quốc đã sớm nghe đại danh vang dội khắp nơi của Trần Khác, những bài thơ hắn làm khiến mọi người ai cũng thích. Chỉ sợ cứ vươn theo chí khí của hắn sẽ làm mất đi uy phong của chính mình, mới giả bộ không biết lời đồn đại về hắn như thế nào…

Nếu là hành tửu lệnh, tất nhiên mọi người đều phải tham gia, cho nên khi bắt đầu, trước tiên phải thực hiện một số quy tắc nhỏ, đơn giản. Thí dụ hạn chế nói chữ lệnh. Yêu cầu nói một câu, lấy chữ “tương” làm đầu, chữ “nhân – người” kết thúc. Tiêu Hồ Đổ làm trước:

- Tướng quen biết khắp thiên hạ, tri âm có mấy người?

Triệu Tông Tích tiếp luôn:

- Tương phùng bất ẩm không hồi khứ, động khẩu đào hoa dã tiếu nhân.

Da Luật Đức Dung ngẫm nghĩ một chút, cười nói:

- Tương Châu có một đấng mày râu.

Lệnh chủ Triệu Biện chất vấn:

- Cuối câu yêu cầu có từ “nhân”, trường hợp của ngài không tính.

Da Luật Đức Dung cười phản bác:

- Đấng mày râu không phải là người sao?

Câu phản bác này khiến mọi người trong phòng cười rộ lên, nhưng chính y cố ý giả vờ giả tịch.

Ở đây không phải là những đồ bị thịt, những tên bị thịt không giám có mặt ở đây, hầu hết mọi người đều tiếp đối rất trôi chảy, không khí ứng đối trở lên sôi nổi hơn, mức độ mới bắt đầu khó hơn…

Sau khi cảm thấy sức nóng đã được lan tỏa, Tiêu Hồ Đổ lại đưa ra một luật chơi mới. Luật chơi này yêu cầu mọi người trước hết phải nhắc tới một vật rơi xuống đất mà không có tiếng động, tiếp đó nhắc tới một cổ nhân có quan hệ với đồ vật này, từ cổ nhân này lại dẫn ra một cổ nhân khác, cổ nhân đầu tiên hỏi cổ nhân sau một chuyện, cổ nhân sau phải dùng một bài thơ đường để đáp lại, yêu cầu xâu chuỗi liên kết trước sau với nhau, không được ghép một cách gượng gạo.

Giới hạn yêu cầu ngày càng nhiều, độ khó tất nhiên sẽ cao, đặc biệt hơn là dưới tình huống trường thi kiểu mới này.

Đưa ra điều kiện xong, Tiêu Hồ Đổ lại làm trước tiên:

- Đầu bút rơi xuống đất không tiếng động, ngẩng đầu thấy Quản Trọng. Quản Trọng hỏi Bảo Thúc: “Vì sao không trồng trúc? Bảo Thúc thưa: “Chỉ cần hai ba sào, gió mát tự nhiên đủ.”

Quản Thành Tử là cách gọi khác của bút, hai người Quản Bảo đều là đại phu của Tề Hoàn Công, còn trúc là vật liệu dùng để chế tạo ra ống bút. Trước sau logic với nhau, không gượng gạo, gò bó.

Triệu Tông Tích và Triệu Biện cũng đang vắt óc suy nghĩ, nhiều câu như vậy không thể để xảy ra sơ xuất, về nhà liệt kê ra, tỉ mỉ phân tích may ra mới có thể làm được. Muốn mở miệng cáo lui chứ không thể nào đỡ nổi, bọn họ đành trông chờ từ phía Trần Khác. Cũng chỉ có thằng tiểu tử Trần Khác mới có thể xuất chiêu ứng đối khi Tô Thức và Tiểu Muội tra tấn. Hắn suy nghĩ một chút rồi đọc:

- Hoa tuyết rơi xuống đất không tiếng động, ngẩng đầu thấy Bạch Khởi. Bạch Khởi hỏi Liêm Pha:

“Vì sao không nuôi ngỗng?”, Liêm Pha đáp: “Lông trắng nổi trên mặt nước biếc, chân đỏ đạp trong làn sóng xanh.”

Tuyết có màu trắng, hai người đều là những danh tướng thời chiến quốc, ngỗng có lông màu trắng…”

Triệu Tông Tích và Triệu Biện thở phào nhẹ nhõm.

Chuyện này quả nhiên không làm khó Trần Khác, Trương Hiếu Kiệt lại ứng tiếp:

- Hoa trời rơi xuống đất không tiếng động, ngẩng đầu thấy Bảo Quang. Bảo Quang hỏi Duy Ma: “Tăng đi gần đến nói gì? Duy Ma đáp: “Gặp khách đầu như ba ba, phùng trai hạng như ngỗng.”

Bảo Quang là danh pháp của phật ở Tây Thiên, Duy Ma là một cư sĩ nổi tiếng, cư sĩ thường ăn chay niệm phật. Ba người trên đều có liên quan đến nhau.

Đúng lúc này, Trần Khác lại nảy ra ý đối liền đọc:

- Chú tiết (mảnh vụn bị mọt đục) rơi xuống đất không tiếng động, ngẩng đầu thấy Khổng Tử. Khổng Tử hỏi Nhan Hồi: “Vì sao không trồng mai? Nhan Hồi đáp: “Trước thôn sâu trong tuyết, đêm qua một cành nở.”

Nơi ở của con mối tất có lỗ (Khổng), Nhan Hồi là đệ tử của Khổng Tử, hoa mai có sắc, tương tiếp với “nhan”.

Trương Hiếu Kiệt suy nghĩ một chút lại tiếp lời:

- Nguyệt hoa rơi xuống đất không tiếng động, ngẩng đầu thấy Đỗ Phủ. Đỗ Phủ hỏi Lý Bạch: “Năng phù nhất đại Bạch? (có thể uống một chén lớn không?) Lý Bạch đáp: “Phải uống rượu ngon, thừa lúc nguyệt còn trên đài cao.”

Đỗ Phủ có viết bài thơ “Thạch loạn thượng mây trôi, sam thanh diên nguyệt hoa”. Hai người là bạn tốt, Lý Bạch là tiên rượu.

Lại đến lượt Trần Khác, thấy hắn cau mày rồi đối luôn:

- Tú tuyến rơi xuống đất không tiếng động, ngẩng đầu thấy Hồng Độ. Hồng Độ hỏi Huyền Cơ: “Có muốn làm vợ ta? Huyền Cơ đáp: “Mình có thể nhìn trộm Tống Ngọc, hà tất gì phải hận Vương Xương.”

Hồng Độ là tên của Tiết Đào, còn Ngư Huyền Cơ là tài nữ ở đời Đường, Ngư Huyền Cơ còn được nhiều đời biết đến vì có đời sống tình cảm phong phú…

- Hồng diệp rơi xuống đất không tiếng động, ngẩng đầu thấy Cố Huống. Cố Huống hỏi cung nữ: “Có chuyện gì mà làm bài thơ này? Cung nữ đáp: “Mộng vì viễn biệt khó lòng kêu, thư bị giục khiến mực chưa nồng.

Thời gian suy nghĩ của Trương Hiếu Kiệt ngày càng kéo dài, dưới cái nhìn soi mói của Tiêu Hồ Đổ và Da Luật Đức Dung y vất vả lắm mới xuất ra được một câu.

Đây là nam, nữ, niên…trong bài thơ “Hồng Diệp Thi”

Trần Khác vẫn bình tĩnh như cũ, mỉm cười nói:

- Nguyệt quang lạc địa vô thanh, ngẩng đầu thấy Khổng Minh, Khổng Minh hỏi Nguyệt Anh: “Làm sao không phụ khanh?” Nguyệt Anh đáp: “Phía đông mặt trời mọc, phía tây mưa là vô tình mà lại hữu tình.” Khấu chặt một nguyệt minh.

Có sự liên hệ ba người với nhau.

Trương Hiếu Kiệt lúng túng như gà mắc thóc, cuối cùng cũng đọc liều ra một câu:

- Bạch hồng lạc địa vô thanh, ngẩng đầu thấy Kinh Kha. Kinh Kha hỏi Tiệm Ly: “quân cầm hà sở ý? Tiệm Ly đáp: “Nhân sinh nếu chỉ như lúc mới gặp, thì việc gì phải xót thương họa phong thu phiến.”

- Ha ha, chẳng phải nói dùng thơ Đường sao.

Triệu Tông Tích ngay lập tức vạch trần:

- Câu nói này dường như không giống với thể thơ Đường thì phải?

- Chính xác không phải thơ Đường.

Trương Hiếu Kiệt như trút được gánh nặng, chính là đang chờ y hỏi. Hiếu Kiệt ôm quyền lịch sự hướng về phía Trần Khác nói:

- Tại hạ thật sự phục sát Trần học sĩ….

Những sáng tạo trong khúc “Mộc lan từ” này, khiến hắn không ứng đáp nổi bèn xin dừng ở đây.

- Ha ha ha.

Tiêu Hồ Đổ cười nói tiếp:

- Bất luận như thế nào, thì ngươi cũng đã thua.

- Là thần phạm quy, xin nhận phạt!

Trương Hiếu Kiệt vội uống cạn một cốc.

Thực ra ai cũng nhận ra, tiểu tử này không thể tiếp tục đối được nữa, nhưng người này rất nhanh trí, đây có thể là một kế nhằm nịnh hót khách nhân, mà không tiếc để thua ván này.

Có vẻ như rất có phong cách…

Bất kể như thế nào, buổi tiệc đêm nay, Trần Khác đã không làm mất mặt đoàn sứ giả. Nhưng sau khi quay về hắn lại tỏ ra buồn bực, hôm nay còn bi thảm hơn khi ở Nhật Bản. Lúc đó cho dù có áp lực, nhưng người Nhật đều ngưỡng mộ hắn. Hắn muốn viết câu đối liền viết câu đối, muốn làm thơ thì làm thơ, không muốn làm nữa thì nghỉ ngơi, không cảm thấy có bất kì gánh nặng gì.

Có thể lúc này chẳng khác gì tung trứng qua sông, chuyện này chỉ cần đi sai một bước là có thể trở thành tội phạm quốc gia ngay. Quả thực áp lực lần này nặng như núi trên vai…, đúng như dự đoán, mấy ngày sau trên đường, Trương Hiếu Kiệt nhân mọi cơ hội, mọi lúc mọi nơi đòi lấy lại danh dự.

Một ngày vào thành, trên đường bọn họ gặp một nhà từ đường, nhìn thấy có ba bức tượng gỗ, y liền ra vế đối, mời Trần Khác đối lại:

- Trên xà nhà có con ba ba, khó xào, khó sắc, khó đãi khách.

Trần Khác liếc mắt một cái, nhìn thấy trên cửa từ đường có dán hình hai vị thần trông cửa Uất Trì Kính Đức và Tần Thúc Bảo liền cười đáp:

- Trên cửa có vị tướng quân, không ăn, không uống, không cầu nhân.

Đợi tới khi ra khỏi thành, nghe thấy trên đỉnh núi có một con diều hâu đang kêu, Trương Hiếu Kiệt lại hứng lên, đề ra một câu đối sử dụng hài âm:

- Lĩnh đỉnh ưng minh, lạc uấn binh đinh đình trúc thính.

Trần Khác ngẩng đầu nhìn lên, đúng lúc có một cánh nhạn bay qua, liền đối lại với ý châm chọc:

- Sơn gian nhạn phản, lại tán phiên man vãn đạn đạn.

Trương Hiếu Kiệt cũng nhìn lên thấy con chim nhạn kia, lập tức ra vế đối:

- Đông điểu tây phi, biến địa phượng hoàng nan sáp túc. (chim từ phía đông bay về phía tây, khắp nơi chim phượng khó lòng chen chân)

Ở đây y muốn khoe khoang nhân tài bắc triều nhiều vô kể, còn sứ giả nam triều vì thế mà cảm thấy lúng túng.

Ai ngờ Trần Khác lập tức đối lại một câu:

- Nam lân bắc dược, mãn sơn cầm thú tận đê đầu. (kì lân chạy từ phía nam sang phía bắc, cầm thú khắp núi phải cúi đầu.)

Câu này trực tiếp mắng người Liêu là cầm thú, với giọng điệu ca ngợi sĩ khí bên mình, khiến người nước Liêu không biết dấu mặt vào đâu.

Trương Hiếu Kiệt nóng lòng muốn xoay chuyển tình hình. Nên đến ban đêm dừng lại nghỉ ngơi, y nhìn thấy trên đỉnh núi phía xa có một hòn đá to, y lại tiếp tục đưa ra một câu ẩn chứa hai ý nghĩa:

- Bọ chét và gà trên đỉnh núi, nguy hiểm như khi chồng trứng lên nhau.

Câu này có hàm ý nói tới tình cảnh nguy hiểm của nam triều khi đứng trước bắc triều.

Trần Khác vẻ mặt vẫn bình tĩnh đáp trả:

- Quán trọ trượng nhân nghỉ qua đêm, yên bình như núi Thái sơn.

Tới lúc ăn cơm, thấy tiểu nhị rót rượu, Trương Hiếu Kiệt lại nói:

- Rượu như sợi chỉ tìm kim.

Trần Khác đáp lại:

- Bánh như nguyệt, gặp thực thì khuyết.

Dọc theo đường đi, Trần Khác cứ giặc đến tướng chặn như thế, luôn hóa giải được hết những công kích của Trương Hiếu Kiệt, lại còn thừa cơ làm bẽ mặt người Liêu một phen.

Thực ra ở trong nước hắn cũng biết được “Khoan dung độ lượng với người là khoan dung độ lượng với chính mình”. Nhưng trong chuyến đi sứ này hai bên đều muốn lật tẩy đối phương, chỉ có thể xin lỗi tiểu Trương thôi. Mấy ngày sau, trạng nguyên Đại Liêu Trương Hiếu Kiệt cảm thấy dằn vặt vô cùng... hai hõm má lõm vào, hốc mắt thâm quầng, chắc là bị người Hán làm nhục nhiều quá, khiến ý chí hăng hái ban đầu biến đâu mất rồi?

Y ngồi trên lưng ngựa, hai mắt đỏ ngầu, giọng khàn khàn nói:

- Ta lại ra một câu đối nữa, ngươi nếu đối được, cả đời ta không bao giờ giám đối nữa!

- Cần gì phải làm thế?

Trần Khác niềm nở nói:

- Chúng ta nên đặt tình hữu nghị lên trên hết.

- Ngươi im đi!

Trương Hiếu Kiệt nóng quá không kìm được bèn quát lên một tiếng,

- Danh dự của ta hai mươi năm qua tất cả đều bị chôn vùi trong tay ngươi cả rồi, khốn kiếp lại còn nói đến tình hữu nghị nữa!

Da Luật Đức Dung bên kia thấy không ổn, nhỏ giọng cười nói:

- Xin bớt giận, xin bớt giận…

- Ngài cũng câm miệng lại đi!

Trương Hiếu Kiệt giận dữ không chịu nổi nữa nói:

- Tên tiểu tử kia, nghe cho rõ, chỉ có năm chữ thôi “Tam quang nhật nguyệt tinh”, đối đi!

Vế đối này là của phụ thân y Trương Kiệm, ông được coi là “Nhất đại chi bảo” của Liêu quốc, là câu đối của ông lúc về già đã để lại.

Phụ thân y cho rằng, đây là một câu tuyệt đối. Vì vậy số lượng từ sử dụng trong câu, nhất định phải dùng số lượng từ để đối lại.

Vế trên dùng chữ “Tam” thì vế dưới không được đối lặp lại. Còn phía dưới chữ “Tam quang” chỉ có ba chữ, bất luận dùng lượng từ nào đối lại, thì số từ theo sau đó cũng không được nhiều hơn “ba” hoặc ít hơn “ba”, cho nên không có cách nào có thể đối được!

Câu này vốn là chiêu bài dùng cho buổi tiệc cuối cùng, nhưng bây giờ, y chẳng quan tâm nhiều như vậy, trước mắt phải đòi lại vinh quang cho y đã, chuyện khác nói sau.

- Đối không được sao?

Nhìn vẻ mặt quái dị của Trần Khác, cảm thấy vô cùng khoái chí.

- Không phải, ý của ta là, đây thật sự là độc chiêu của ngươi?

Trần Khác thành tâm thành ý hỏi:

- Làm sao có thể đơn giản như thế được, hay đổi lại câu khác đi…

- Đơn giản thì ngươi đối đi!

Trương Hiếu Kiệt cười lạnh nói, ngu xuẩn, xem ra ngươi còn không nhận ra sự lợi hại của câu đối này.

- Được rồi.

Trần Khác liền đọc to rõ ràng:

- Tứ thơ phong ngã tụng.

- Không thể…

Trương Hiếu Kiệt phủ nhận, nhưng hắn đối chỉnh từng từ từng chữ một. Trời ơi “Tứ kinh” thực sự chỉ có ba phần “phong, nhã, tụng”! Vì chữ “Nhã” trong “Kinh Thơ” là một bộ phận, phân ra thành “Đại nhã” và “Tiểu nhã”, y chết điếng người, một cơn gió nhè nhẹ thổi qua, con ngựa kêu phì phì, mọi người đều thấy trong khóe mắt của Trương Hiếu Kiệt có nước mắt đang chảy ra…

- Ông trời ơi! Người đang chọc tức ta đó sao...

Trương Hiếu Kiệt mặt trắng bợt, miệng phun ra một ngụm máu tươi, rồi dần dần mềm nhũn ngã xụp xuống.

Nếu không có bọn thị vệ phát hiện sớm chắc y không ổn, đường đường là trạng nguyên của Liêu quốc, bị ngã một vố đau như thế không chết không được.

Trần Khác vẫn lắc đầu, cuối cùng đã hiểu, ta nói rồi câu đối này làm sao đạt tới độ tuyệt khó được?

Trong giai đoạn lịch sử trước kia, sau mười mấy năm, người Liêu quốc đã từng dùng câu đối này để làm nhục Đại Tống, kết quả là bị Tô Tiên phá giải được. Câu chuyện này được lưu truyền lại, vì vậy mặt chữ đơn giản trở thành tài liệu trong sách giáo khoa để nhận biết chữ.

Thảo nào…

Trần Khác bỗng nhiên tỉnh ngộ, trong lòng thầm nghĩ, người anh em ngươi bị đánh bại không oan, ta không phải là đang đấu đá một mình…

Lúc này đằng sau hắn hiện ra bóng dáng cao lớn của Đại Cữu Ca.

- Khinh người quá rồi!

Chứng kiến đường đường là trạng nguyên của Đại Liêu, nhưng lại bị trạng nguyên Tống triều làm cho hôn mê bất tỉnh, vẻ mặt của Tiêu Hồ Đổ dường như không chịu được nữa, mặt gã đằng đằng sát khí nói:

- Muốn cho các ngươi biết rõ đang đứng trên địa bàn của ai?!

Cùng với tiếng rống này của gã, toàn bộ quân binh của Liêu quốc đều giơ binh khí ra.

Bọn thị vệ của Tống Triều nhanh chóng rút đao ra ngăn cản, tình hình vô cùng căng thẳng!

Mới vừa rồi hai bên còn vui vẻ đối đáp lẫn nhau, vậy mà bây giờ trong nháy mắt, đã giương cung khua kiếm!

Những nét già nua hằn lên trên khuôn mặt trắng bệch của Triệu Biện, ông vội vã nở một nụ cười làm hòa nói:

- Phò mã xin hãy bớt giận…

Ông chưa dứt lời, đã bị Triệu Tông Tích kéo lại phía sau, chỉ thấy tiểu Vương Gia giận tím cả mặt nói:

- Tiểu Hồ Đổ, ngươi đừng vội đổi trắng thay đen? Từ đầu đến giờ Trần học sĩ của chúng ta chưa đưa ra một vế đối nào?!

Tiêu Hồ Đổ nhìn các vương tử Đại Tống cành vàng lá ngọc, nhất thời không biết nói thế nào.

Suy nghĩ như một kẻ ngang ngược, chẳng phải nghĩ ta ức hiếp người khác sao, ngươi không thể chọc ta tức giận, nên phải thành thực chấp nhận, ai bảo ngươi là kẻ yếu.

Người Liêu quốc là những người cậy mạnh như vậy.

Tuy nhiên tiếng là tiếp đãi bạn, nhưng đâu đâu cũng muốn chiếm thế thượng phong, đâu cũng chèn ép, sau đó thấy thẹn quá mà phát giận, càng làm mình mất mặt hơn... Nghĩ đến đây, gã hung tợn trừng mắt với bọn thuộc hạ nói:

- Con mẹ nó, ai cho phép các ngươi rút đao ra vậy?

Binh sĩ Liêu quốc lúc này mới thu đao về, nhưng vẫn gầm gừ nhìn sứ thần nhà Tống.

- Ta vì sao nói các người ăn hiếp người chứ.

Tiêu Hồ Đổ một chút mơ hồ, gã phun ra một tràng nói:

- Bởi vì người Tống các ngươi từ nhỏ đến lớn, có thời gian là đọc sách, ngâm thơ đối đáp. Còn hắn lại là trạng nguyên...

Gã vừa nói vừa chỉ tay vào Trần Khác, nhìn thấy Trần học sĩ trên mặt còn nở một nụ cười đắc thắng, mà không tỏ ra sợ hãi, gã càng tức chí phun tiếp một tràng nữa:

- Nhất định trình độ đối của Tống triều các vị là lợi hại nhất.

- Thật sao?

Triệu Tông Tích ngoảnh đầu lại nhìn Trần Khác hỏi:

- Ngươi sao?

- Thật xấu hổ.

Trần Khác cúi đầu nói:

- Trong nhà ta còn có hai người lợi hại hơn ta, nếu xét trong Đại Tống, người như ta nhiều vô kể...

- Sự khiêm tốn thái quá của ngươi chính là sự cao ngạo.

Triệu Tông Tích nói.

- Ta chỉ nói sự thật...

Trần Khác giơ hai bàn tay ra phân giải.

Trong lúc này, Trương Hiếu Kiệt kỳ sự xấu hổ vô cùng, đành phải giả vờ bất tỉnh. Nghe thấy lời nói này, hai mắt hoa lên, lần này thì y ngất thật...

Trong lòng Triệu Biện thầm than thở, hai tổ tông cũng không biết cái gì gọi là nhìn thấy hợp lý thì thu về?

Sững sờ trong chốc lát, Tiêu Hồ Đổ lúc này mới nhớ tới cần nói cái gì. Liền giơ tay lên nói:

- Bất luận nói như thế nào..., cũng không thể so sánh nổi những thứ là sở trường của các ngươi, cũng phải chơi qua trò chơi của người Khiết Đan chúng ta chứ!

- Chúng ta đều là văn nhân...

Triệu Biện không đồng ý nói:

- Sẽ không vung đao múa gươm.

- Không biết hai nước giao tranh, là vung đao múa gươm hay là vẩy mực viết văn!

Tiêu Hồ Đổ cất tiếng cười châm chọc nói:

- Đừng tưởng rằng lên giọng là giành thắng lợi nhé, trong mắt đàn ông Khiết Đan chúng ta, Trần học sĩ cao to lực lưỡng kia cũng chẳng khác gì bọn dê đợi làm thịt!

Bọn võ sĩ Khiết Đan nghe đến đây thì cười ầm lên.

- Nhất định phải dạy cho gã một bài học

Trần Khác nói với Triệu Tông Tích.

- Thôi bỏ đi, ngộ nhỡ xảy ra án mạng.

Triệu Tông Tích thở dài nói:

- Thì việc này phiền lớn.

Hai người không cố ý nói nhỏ, nên cuộc nói chuyện của bọn họ đều bị Tiêu Hồ Đổ nghe rõ mồn một, gã nghe thấy vậy cười to nói:

- Yên tâm, ta sẽ xuống tay lưu tình, nhiều lắm cũng chỉ đánh gãy tay, què cái chân mà thôi...

Nói xong gã lại cười ha hả.

- Nếu ngươi còn lèo nhèo, ta sẽ nổi đóa lên đấy!

- Ngươi cứ thế mà xông lên đi…

Triệu Tông Tích nói, lại không yên tâm nói tiếp:

- Thôi để ta đến, người nhà lão Trần ngươi không biết nặng biết nhẹ.

Y nghĩ tới lần Lục Lang bắn Tiêu Diên trên đường…

Da Luật Đức Dung bên kia cũng đang nghĩ tới sẽ phát sinh một cảnh tượng vô cùng đáng sợ.

Y đột nhiên ý thức được, nếu mình không ra tay ngăn cản, thì chắc chắn sẽ xảy ra chuyện lớn, liền nói bằng ngôn ngữ Khiết Đan:

- Thôi đi, đánh nhau, ngươi nhất định sẽ không thể thắng được.

Tiêu Hồ Đổ hai mắt đang híp lại ngay lập tức trợn trừng lên.

- Bọn họ rất có thể là những cao thủ võ thuật.

Da Luật Đức Dung nói tiếp:

- Tiêu Diên, chẳng phải cũng bị người anh em của Trần học sĩ tay không đánh chết đó sao. Hơn nữa là thiên về một phía…

Mắt của Tiều Hồ Đổ trợn lên lại càng lớn.

Lúc này, Trần Khác và Triệu Tông Tích đang chơi trò đoán số để quyết định người xuất trận, kết quả là tiểu Vương Gia thắng…

- Đừng làm liều nữa.

Tim của Triệu Biện đập thình thịch, vội khuyên nhủ:

- Các ngươi chán sống hay sao mà còn như thế?

- Ngài yên tâm đi.

Trần Khác an ủi lão:

- Tiểu Vương Gia rất lợi hại.

Triệu Tông Tích thúc ngựa xông lên, ngạo nghễ nhìn khuôn mặt bối rối của Tiêu Hồ Đổ nói:

- Còn muốn thi đấu nữa không?

- Thi.

Tiêu Hồ Đổ không lên tiếng, Da Luật Đức Dung nói thay gã:

- Nhưng tiểu Vương Gia là quý khách của bệ hạ chúng ta, ngộ nhỡ bị thương tí tẹo teo nào, thì bọn ta khó lóng ăn nói với bệ hạ.

- Ta sẽ nói là chính ta bị thương.

Triệu Tông Tích thản nhiên nói.

- Này…

Y càng như vậy, Da Luật Đức lại càng tin tưởng vào phán đoán của mình:

- Chúng ta không thể lừa gạt bệ hạ.

- Cho nên?

Triệu Tông Tích buông tay xuống nói:

- Chúng ta tiếp tục lên đường chứ?

- Không đấu võ mà có thể đấu văn.

Da Luật Đức Dung sớm đã không ưa gì đám oắt con này, sao có thể bỏ lỡ cơ hội dạy cho chúng một bài hoc được:

- Ta đề nghị thế này, phò mã và Vương tử có thể thi bắn tên xem sao. Môn thi này tương đối công bằng. Ta nhớ trong lục nghệ của Nho Gia, hình như có “Bắn” thì phải?

- Được.

Triệu Tông Tích gật đầu, than nhẹ một tiếng nói:

- Người Liêu quốc thật phiền phức…

Sắc mặt của Tiêu Hồ Đổ tái mét. Gã từ nhỏ đã tật nói lắp, sau khi lớn lên mới thay đổi được. Nhưng không được quá lo lắng, hay quá tức giận nếu không lại mắc phải, cho nên vừa rồi gã mới để cho Da Luật Đức Dung nói.

- Tốt lắm.

Triệu Tông Tích đồng ý, Da Luật Đức Dung nói:

- Ta sẽ nói qua một chút về luật chơi.

- Khoan đã.

Người thốt ra là Trần Khác, hắn thúc ngựa tiến lên phía trước nói:

- Tiểu Vương Gia của chúng ta thân là sứ giả của Đại Tống, mọi cử chỉ hành động đều phải hợp với lễ nghi. Nếu Da Luật Đức Dung đại nhân nhắc tới lục nghệ, thì cũng phải biết rằng Khổng Phu Tử đòi hỏi nhất cử nhất động đều phải hợp với Chu lễ.

- Tất nhiên rồi…

Da Luật Đức Dung lúc này mới nhớ tới, bọn họ là quan chức ngoại giao, trước mặt người Tống tuyệt đối không được thất “lễ” bằng không con đường làm quan coi như tiêu luôn… Liêu quốc có thể là một quốc gia lớn mạnh thứ nhất thế giới hay không là phụ thuộc vào chính mình, không muốn thua người Tống trong chuyện này.

- Vậy sẽ dựa theo Chu lễ.

Trần Khác nói chắc như đinh đóng cột:

- Lễ không thể bỏ.

- Này…

Da Luật Đức Dung có chút luống cuống, người Tống không bắn cung rất nhiều năm, đối với họ, cái này cũng chính là sơ hở.

Vào đúng lúc đó, Trương trạng nguyên tỉnh lại, y lấy tay áo lau khô vết máu trên miệng nói:

- Cái này không thể theo Chu lễ được. Trong Chu lễ, lễ bắn phải tuân thủ theo bốn nghi thức, đầu tiên là đại xạ, là thiên tử bắn để tế lễ; thứ hai là binh xạ, lần này sẽ là lần bắn của các chư hầu vào bái kiến thiên tử; ba là yến xạ, là lần bắn mọi người trong yến tiệc; bốn là hương xạ là lần bắn của các tài sĩ ở địa phương.

Y dừng một lát rồi lại nói:

- Hiển nhiên đều không thích hợp.

- Vẫn là Trương trạng nguyên có học thức.

Da Luật Đức Dung nắm chắc lấy cơ hội này, tiếp sức cho “Trương tiểu thư”.

- Trời…

Trần Khác không đành xát muối vào vết thương của “Trương tiểu thư”. Trong lòng thầm nghĩ, tên trạng nguyên này chưa bao giờ thi hay sao vậy?

- Ngươi than thở cái gì vậy?

Trương Hiếu Kiệt nuốt cục tức nói.

- Phu Tử ngữ lục, ngươi đã xem qua chưa?

Trần Khác không thể không nói.

- Cái gì?

Trương Hiếu Kiệt sửng sốt, y cảm thấy đầu mình vẫn còn choáng váng.

- Chính là “Luận Ngữ”.

Triệu Tông Tích đứng bên giải thích.

- Hứ.

Trương Hiếu Kiệt phẫn nộ, tuy là trạng nguyên, nhưng trạng nguyên ta đây cũng phải dựa vào bản lĩnh mà vượt qua các kì thi! Bằng không đã không phải là ta.

Nội dung và sách giáo khoa sử dụng trong các khoa thi của Liêu quốc đều là bản sao của Tống triều. Chỉ là bởi vì vấn đề về trình độ giáo dục, cho nên cuộc thi khó khăn hơn, khó khăn này tương tự như những khó khăn gặp phải trong các cuộc thi ở vùng núi cao phía đông và khu vực Tây Tạng sau này… Ngoài ra, phụ thân của Trương Hiếu Kiệt Trương Kiệm được coi là vật báu của Liêu quốc là “Nhất thế chi kiệt?

Trong biên thứ nhất của “Bát Giới” có đoạn “Quân tử không nên tranh cãi” Trần Khác cố gắng không chọc tức y nói:

- Có ấn tượng chứ.

Trương Hiếu Kiệt hai mắt như tối sầm lại, lại muốn ngất đi…, cái gọi là “Quân tử vô sở tranh, tất dã xạ hồ! Ấp nhượng nhi thăng, hạ nhi ẩm, kỳ tranh dã quân tử”. Đây cũng là câu mà ngay cả Da Luật Đức Dung cũng có thể học thuộc.

Nếu nói theo văn bạch thoại thì đó nghĩa là “Quân tử không tranh giành gì cả. Mà có tranh nữa thì ắt như là việc bắn thi chăng! Vái nhường rồi mới thi, thi xong mời nhau uống rượu, không tổn hại hòa khí.”

“Tranh như vậy mới gọi là quân tử”. Hình thức quyết đấu ở phương Đông này cơ bản vẫn là theo nghi lễ điển hình của Chu lễ. Trong cung đình đời Đường, hoàng đế sẽ quyết định thời gian tổ chức kì thi bắn cung, chính điều này đã làm giải hòa những căm hận, cũng như những tranh chấp giữa các công thần… Nhưng sau này, nhưng sĩ phu của Trung Quốc không được mở cuộc thi này, lễ bắn cung cũng từ đó mà bị mai một. Nhưng Trần Khác đến Nhật Bản, nhìn thấy ở đó vẫn bắt chước những nghi lễ đời Đường, cho nên hắn mới hiểu rõ như vậy.

Trên dòng lịch sử ban đầu, sau mười mấy năm, võ sĩ bắt đầu phát triển, người Nhật Bản mở ra những cuộc tranh đấu vô cùng kịch liệt giữa các võ sĩ. Khiến cho văn hóa của Nho gia chỉ có Hàn Quốc kế thừa lại những nghi lễ bắn cung thôi. Đây là nguyên nhân vì sao người Hàn Quốc sau này lại trở thành bá đạo trong cuộc thi bắn cung tại olimpic… Đó thực chất là cuộc thi được diễn biến từ Chu lễ!...

- Thể diện đều bị ngươi làm mất hết rồi…

Người Liêu hai mắt đăm đăm nhìn Trương trạng nguyên, rồi đều thở dài:

- Vẫn là chết thôi…

Nếu Chu lễ còn tồn tại, thì tất nhiên cuộc thi bắn cung phải tuân theo những lễ nghĩa này. Mà người Liêu đã mất đi quyền phát ngôn, họ chỉ có thể làm theo sự “chỉ đạo” của Trần Khác. Kỳ thực Trần Khác cũng không muốn việc này một chút nào, nhưng nếu để người Liêu làm chủ, thì nhất định sẽ là cuộc thi cưỡi ngựa bắn tên, tiểu Vương Gia sẽ rơi vào thế bị động…

Đầu tiên là “Bị lễ” tức là làm tốt công tác chuẩn bị cho dâng lễ. Chủ yếu là bố trí sân thi đấu, sắp xếp ngay ngắn vị trí của những người đến dự lễ, và giảng giải những quy tắc khi xem. Đồng thời chuẩn bị đầy đủ những dụng cụ cần thiết như cung, tên, ống vv….Ti xạ, Hữu ti, thí sinh đứng bên các dụng cụ này xếp thành các hàng hướng về phía nam. Nhận được vị trí nào thì về chỗ ấy.

Bởi vì là một vùng hoang vu nên không có khách khứa, cho nên công việc “tiếp khách” được cắt bỏ, trực tiếp mở giáo… đoán chừng cũng không cần mở, bởi vì tên “Tiểu Hồ Đồ” kia sắp phát điên lên rồi.

Sau khi mở lễ, Ti xạ do Trần Khác đảm nhiệm, điều khiển bắn, đối với “hữu ti”… chẳng qua chỉ là chủ nhân tổ chức thiết lập, việc này đều do Triệu Biện và Da Luật Đức Dung đảm đương… nói:

- Cung tiễn vừa đủ, hữu ti mời bắn.

Chính là muốn hỏi “chúng ta bắt đầu nhé?” hai người khước từ, nói:

- Ta không thể, để nhị tam tử.

“Nhị tam tử” có nghĩa là “chư vị” câu này là muốn nhường lại quyền quyết định cho mọi người.

Mười vị quan thân thuộc của hai bên giả bộ làm ra vẻ khách quý, liền gật đầu cho phép.

Trần Khác thông báo cho chủ nhân biết:

- Xin phép bắn, quan khách cho phép!

- Bắn!

Quan lại đều gật đầu nói.

Triệu Tông Tích và Tiêu Hồ Đổ đã thay bộ đồ màu đen sẫm, đầu buộc đai đen, chân đi giày trắng, tiến vào sân.

- Cám ơn sự ủng hộ của mọi người.

Lễ bắn phục sức là một nghi thức có quy định, khách và chủ đều mặc triều phục, nhưng triều phục phát triển đến thời đại này đã không còn phù hợp vói bắn tên nữa, cho nên lấy huyền y, và giày trắng thay thế.

Sau khi đợi hai người thi lễ trước chủ tọa và quan khách, Trần Khác cho bọn họ lấy một cung tiễn, và bốn mũi tên, đây gọi là “Nạp xạ khí”, sau đó lệnh cho “ Hoạch Giả” sau này gọi là nhân viên kiểm tra kết quả, vì thí sinh tham gia phải đứng cách bia trong phạm vi ba mươi bước, vị trí của hai thí sinh song song, và ngang hàng nhau.

Chờ khi lá cờ hạ xuống, Trần Khác mới ra lệnh:

- Chuẩn bị bắn.

Triệu Tông Tích và Tiêu Hồ Đổ bỏ ống tay áo bên trái xuống vái chào nhau, ngón cái tay phải đeo một chiếc nhẫn, sau đó dùng chân trái giẫm lên vạch quy định, hai mắt chăm chú nhìn vào hồng tâm bia, sau đó cúi đầu nhìn xuống hai chân, điều chỉnh tư thế chân.

- Theo thứ tự mà bắn, không được bắn lẫn lộn.

Sau khi chờ bọn họ chuẩn bị xong, Trần Khác hạ lệnh:

- Bắn lượt thứ nhất.

Kỳ thực theo lệ còn có “Dụ bắn”, cũng là làm mẫu, nhưng Trần Khác nghĩ đến việc chín quá hóa nẫu, tên Tiêu Hồ Đồ kia đã muốn nổ tung, không cần phải kích thích nữa rồi…

Hai vị xạ thụ nín thở lấy lại bình tĩnh đợi Trần Khác hạ lệnh.

Một tiếng trống vang lên, Trần Khác hô lớn:

- Không Xạ hoạch, không liệp hoạch.

Câu này có nghĩa là “không được bắn thương người báo bia, không được làm sợ họ”, au đó hai bên có thể bắn.

Bia bắn sử dụng trong cuộc thi gọi là “Hầu” là vật sử dụng da mông của trâu, trên đó có vẽ hình thù những con mãnh thú hoặc những hoa tiết khác, vị trí trung tâm này được gọi là “Chính” hay còn gọi là “Đích”... Câu “Một mũi tên trúng đích..” chính là lấy từ đây.

Triệu Tông Tích sau khi bắn ra một mũi tên lại rút ra một mũi tên khác bên hông, rồi dương cung lên, sau đó đến Tiêu Hồ Đổ bắn lần lượt từng bia một, đến khi bốn mũi tên được bắn ra hết.

Người báo bia cao giọng báo cáo kết quả cho quan chủ tọa, sau đó rút tên từ bia ra… bởi vì lượt bắn này là lượt bắn thử, nên không tính điểm.

Chờ tới khi bia được làm sạch thì bắt đầu tiến hành lượt bắn thứ hai, lượt bắn thứ hai này mới là lần bắn phân chia thắng bại.

Hai hồi trống vang lên, Trần Khác tuyên bố:

- Bất quán bất thích.

Ý là “Không được bắn thủng bia tên” mọi mũi tên chưa bắn trúng bia đều không tính điểm.

Hai vị xạ thủ cũng giống như lần bắn thứ nhất, lần lượt thay phiên bắn….

Mặc dù người Khiết Đan càng ngày càng không bị chìm đắm vào những thứ gọi là văn hóa Hán, nhưng nhờ phúc của “Tứ thời nại bát”, thì tuyệt kỹ đời đời cưỡi ngựa bắn cung của họ không bị mất đi.

Tiêu Hồ Đổ tự là Ất Tân, thuở nhỏ đã có tật nói lắp, mắt lé, tóc xoăngười, bá phụ của gã có viết:

“Vẻ bề ngoài của con, trong tộc khó có”. Bởi vì gã lớn lên với một diện mạo riêng, nên từ nhỏ không có bạn chơi, nhưng đôi mắt lé không ảnh hưởng tới việc bắn tên, mà ngược lại còn giúp gã ngắm rất chuẩn.

Sau khi phát hiện mình có thiên phú về bắn cung, vì vậy từ nhỏ đến lớn Tiêu Hồ Đổ đã đầu tư lượng lớn thời gian và công sức vào việc rèn luyện bắn cung. Mũi tên gã bắn ra đếm trên trăm vạn, cung tiến, đối với gã sớm trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của gã. Bất luận tâm tính gã luôn cáu bẳn, chỉ cần ngón tay đặt lên cây cung là có thể nhanh chóng bình tĩnh trở lại, trong lòng tĩnh như nước, người cung hợp làm một….

Lắp tên, cài dây, dương cung, nhắm, buông dây và một mũi tên trúng đích.

Đến lượt Triệu Tông Tích, cây cung trong tay y là cây cung Trần Khác mới tặng y năm trước, nhưng y luyện tập bắn tên đã mười sáu năm rồi, một phần cũng bởi vì tính nhạy cảm của mình mà y cũng có rất ít bạn, vì vậy y luôn chuyên chú rèn luyện bắn tên; mặt khác khi nghe kể chuyện Tống Hạ ác chiến năm xưa trong lòng người thanh niên trẻ này luôn nuôi dưỡng một lý tưởng cháy bỏng – hướng về tây bắc, bắn Thiên Lang.

Mười mấy chục năm sớm tối tập luyện thói quen bắn tên của y chẳng khác nào thói quen ăn cơm uống nước hằng ngày, tất cả những kĩ năng bắn cung của y vô cùng điêu luyện thành thục, điển hình như động tác dương cung bây giờ sẽ tạo ra một sức đột phá lớn, cây cung dương ra nhắm khá lâu, dây cung liên tục được kéo căng, điều này khiến cho cánh tay liên tục dùng sức run lên.

Đoạn cổ tay cũng run lên một chút, tên bắn ra cách bia thấp hơn tám thước, cho nên khi bắn tên cần phải nhanh chóng ngắm trúng mục tiêu rồi nhanh chóng bắn, như thế bắn rất chuẩn.

Vèo một cái, mũi tên đâm xuyên không khí vun vút lao đi nhẹ như một cơn gió, lực bay của tên rất mạnh xuyên thấu trung tâm bia, phi vút ra ngoài, cắm phụt vào một chiếc xe ngựa ở phía xa.

Tất cả mọi người trong sân đều ngây ngất.

Da Luật Đức Dung đoán rằng, kỹ thuật bắn cung của tiểu Vương Gia nhất định đạt tới trình độ cao thâm, bằng không sao có thể tranh tài cùng người Khiết Đan? Nhưng lão không ngờ rằng đạt tới trình độ cao này, lão không khỏi lén lút quệt mồ hôi.

Cũng may Tiêu Hồ Đổ đang chìm đắm trong thế giới của cung và tên, mặc kệ Triệu Tông Tích tình hình như nào, gã cũng toàn tâm toàn ý bắn mũi tên thứ hai – một mũi tên trúng đích.

Triệu Tông Tích khống chế tốt lực của mình cũng bắn ra mũi tên thứ hai, lần này không khoa trương như trước nữa, nhưng phần đuôi vẫn ngập vào hồng tâm.

Trong nháy mắt, hai người đã bắn xong bốn mũi tên, toàn bộ đều trúng hồng tâm, mặc dù Triệu Tông Tích bắn xuyên qua một mũi, nhưng theo quy định sẽ không có sự đối đãi phân biệt nào cả.

Hòa. Ba mươi bước cũng là yêu cầu thấp nhất của Tống triều về cung thủ.

Tiếp theo sẽ tiếp tục bắn lần ba, lần này bia ngắm sẽ được đặt lùi lại hai mươi bước, tức là thí sinh phải cách bia năm mươi bước, đây là yêu cầu thấp nhất của Liêu quốc đối với cung thủ.

Ba hồi trống vang lên, hai người lại theo thứ tự bắn ra bốn mũi tên, kết quả vẫn như cũ đều trúng hồng tâm, nếu làm một phép so sánh với đời sau, thì nội trong chín vòng đều tính là trúng.

Lại hòa,

Lượt bắn thứ tư, bia ngắm được dịch chuyển ra sau cách bảy mươi bước.

Bốn hồi trống vang lên, lần này thời gian ngắm của hai người kéo dài hơn, nhưng vẫn như cũ toàn bộ đều trúng mục tiêu.

Lần bắn thứ năm, bia ngắm được dịch chuyển đến chín mươi bước mục tiêu vẫn bị hạ gục.

Lần bắn thứ sáu, bia ngắm dịch chuyển đến một trăm bước, cái này gọi là bách bộ thiện xạ, nếu bắn trúng ở mục tiêu này được coi là thần xạ thủ.

- Cái này, Trần Học Sĩ.

Triệu Biện nhỏ tiếng hỏi Trần Khác:

- Ta phải ghi như thế nào, Chu lễ chỉ có ba lần thôi.

- Hỏi một chút, bây giờ dừng lại, họ có đồng ý không?

Trần Khác lắc đầu nói:

- Không thể quá gò bó trong cổ lễ được…

- Khụ, đều là lý của ngươi.

Triệu Biện bật cười nói.

Trần Khác cười rồi im lặng, lúc này, đã biết được thành tích bắn lần thứ sáu, hai người đều có ba tên trúng đích, một tên trúng hầu.

Điều này không thể nói rằng tài bắn cung của bọn họ không hoàn thiện. Hai mươi tư mũi trong sáu lượt bắn, bởi còn các yếu tố như tiêu hao thể lực, ảnh hưởng của gió, nhưng trạng thái trong nháy mắt đó đều đã xuất hiện những sai lệch.

Lúc này, khán giả đều hồi hộp, bọn họ mắt mở to, nín thở, căng thẳng nhìn chăm chú vào trường thi. Một nghìn người xem trên sân, vậy mà chỉ nghe thấy tiếng dây cung và tiếng tên cắm phụp vào bia.

Lần thứ bảy bắn, lần này là một trăm mười hai bước, hai người sau khi điểu chỉnh xong, toàn bộ đều bắn trúng.

Lượt bắn thứ tám, một trăm hai mươi bước, hai người dường như có sự trao đổi, mà mỗi người đều có hai phát trúng đích, hai phát trúng hầu.

Lần bắn thứ chín, cự ly là một trăm ba mươi bước, cái này được gọi là nhất tiễn chi địa, và được cho là giới hạn bắn của môn bắn cung, trên sa trường, quan quân phải đứng ở vị trí cách quân tiên phong của địch là một tầm bắn, như thế mới có thể bảo đảm được an toàn.

Nhưng, hai người không ngờ rằng đều bắn trúng, mặc dù chỉ có một mũi tên trúng, ba mũi tên còn lại cũng xuyên qua bia ngắm…nhìn từ cự ly này, bia ngắm chỉ to như một quả táo, có trời mới biết hai người bọn họ làm thế nào mà lại bắn trúng, và chỉ có trời mới biết bọn họ làm sao đạt được tầm bắn xa như thế.

Hai ngươi lại tiếp tục với cự ly là một trăm bốn mươi, cho dù không có tên nào trúng, mà Tiêu Hồ Đổ một tên bắn trượt bia, một mũi tên cũng không xuyên qua, Triệu Tông Tích hai mũi tên không trúng bia, nhưng vẫn khiến khách quan hai bên giật mình kinh hãi, đây đã vượt cự ly bắn tên.

Đến một trăm năm mươi bước, Tiêu Hồ Đổ có một mũi tên trúng đích, còn Triệu Tông Tích có tới hai mũi tên.

Nhưng hai người đều không có ý dừng lại, bia ngắm dời đến vị trí một trăm sáu mươi bước.

Tiêu Hồ Đổ đều bắn không trúng bia, Triệu Tông Tích vẫn như cũ một mũi trúng…

Chán nản gã đưa cây cung cho thuộc hạ, Tiêu Hồ Đổ buông hai tay xuống, nhìn Triệu Tông Tích nói:

- Ta có thể xem cây cung của ngươi không?

- Thật không phải.

Triệu Tông Tích gượng cười nói:

- Ta không còn sức đưa cho ngươi.

Cánh tay y cũng buông xuống, chiếc cung liền rơi xuống tay thị về thiếp thân của y, thị vệ này trong thời gian ngắn đã thu cung vào trong hộp, chặn đứng tầm mắt của Tiêu Hồ Đổ.

Tiêu Hồ Đổ biết, người này muốn giữ bí mật, nhưng khéo léo chút thôi.

Thực ra luận bàn về bắn tên, thì Triệu Tông Tích được coi là đứng đầu trong số những người Hán, nhưng so với xạ thủ hàng đầu của Liêu quốc Tiêu Hồ Đổ vẫn chênh lệch lắm, không nói y chỉ biết một tư thế bắn, nói đơn giản thể lực, độ tinh chuẩn, sự chịu đựng của y so với Tiêu Hồ Đổ cũng kém một chút nữa.

Y sở dĩ thắng được trận này, hoàn toàn dựa vào cây cung màu đen thần bí đó – đó là cây cung hàng đầu tập trung tất cả những ưu tú của thời đại, kinh nghiệm tiên tiến sau này trải qua hơn hai mươi năm, thử nghiệm hết lần này đến lần khác mới có thể tạo thành ròng rọc, cung có thiết bị ngắm.

Khoa học kĩ thuật là lực lượng sản xuất thứ nhất, cũng là lực lượng chiến đấu thứ nhất. Đối với những nghiên cứu cải tiến của vũ khí, người triều Tống vẫn luôn thiếu chí khí, lại vô cùng chú trọng. Thậm chí là tể tướng của một quốc gia, cũng đều đã từng sáng tác chuyên ngành vũ khí như “Võ kinh tổng yếu”.

Trần Khác đến Đại Tống, đương nhiên vì quốc gia của mình mà bỏ một chút công sức, hắn rất muốn đem kiến thức đời sau vận dụng vào thời đại này, nhưng đáng tiếc hắn chỉ hận mình đã học y, mà không phải học vật lý hóa học, nên không thể tạo được pháo được súng, cũng không thể cải tiến thuốc nổ, chỉ có thể sáng tạo một số binh khí lạnh hiện có.

Súng pháo thì không rành, chỉ có cung nỏ. Trần Khác nghĩ tới hai loại cung nổi tiếng nhất thế giới, một loại là trường cung của nước Anh, loại kia là tổ hợp cung uy danh thiên hạ của người Mông Cổ, tầm bắn của hai loại cung này khó phân cao thấp, nhưng cái trước cần phải có người cao một mét bảy mươi lăm mới có thể sử dụng chúng, nếu thấp hơn thì còn phải mang theo ghế băng… Hiển nhiên là không thích hợp với người Tống có chiều cao trung bình là một mét sáu.

Chỉ còn lại phục hợp cung là thích hợp nhất, hơn nữa trong “Võ kinh tổng yếu” lại hạn chế trang bị quân sự, điều vui sướng nhất là biết được, cung hoàng hoa, cung bạch hoa, cung ma bối của Đại tống đều là phục hợp cung.

Từ sau khi biết được các chế tạo bốn loại cung từ Quảng Tây Đô Tác Viện, Trần Khác lại gặp được nhà khoa học điên Thẩm Quát và nhà chế tạo siêu cấp Tô Tụng. Thẩm Quát bản thân cũng là một thợ lành nghề trong chế tạo cung, hơn nữa lại có tinh thần nghiên cứu của một nhà khoa học. Về phần Tô Tụng, bạn cho ông ta một sáng ý rất hợp lý, ông ta có thể làm cho bạn một sản phẩm đúng như yêu cầu.

Hai người cùng nhau phối hợp đã tạo ra chiếc phục hợp cung đạt tiêu chuẩn cao tên là “Xạ hổ” này, lực mạnh, mà tiết kiệm không ít sức, nói là chiếc cung đầu tiên trong thời đại này cũng không có gì là quá khoa trương.

Khuyết điểm duy nhất là chi phí quá cao, chi phí trước mắt cho một cây cung là hơn một trăm lượng vàng, cơ bản không có khả năng để trang bị cho quân đội.

Từ đó trở đi, người Liêu không giống như trước kia nữa, cũng không giám khiêu khích gì. Nhưng điều này chỉ là vẻ bề ngoài, trên thực tế, uy thế của họ chưa từng dừng lại, mà còn áp dụng những phương thức mà khiến cho người Tống không thể phản bác được.

Ví dụ như bọn họ cố ý đưa các sứ thần đi đường vòng, để cho họ thấy lãnh thổ Liêu quốc rộng lớn ra sao, phong cảnh núi sông của đại quốc mỹ lệ đến nhường nào, cuối cùng còn tóm lại một câu:

- Thật không hiểu, núi sông hùng vĩ như thế này, người Hán các ngươi vì sao phải chắp hai tay đem tặng.

Thoạt đầu Triệu Biện còn có thể giải thích rất nghiêm túc, nói Thạch Kính Đường là người Sa Đà. Nhưng ngược lại lại càng khơi dậy những hồi tưởng đắc ý của người Liêu:

- Những ông vua bù nhìn thời Hậu Tấn và Bắc Hán, và con cháu của họ thật sự là rất biết điều…

Sau đó Triệu Biện chẳng khác nào như con châu chấu chui vào quả hồ lô, tất cả là một đám ruồi nhặng vo ve loạn cả lên. Triệu Tông Tích và Trần Khác thì ngay từ đầu đã không nghe tiếng om sòm của bọn họ, chỉ tâm tâm niệm niệm du sơn ngoạn thủy. Những viên quan Liêu quốc cùng đi cũng không biết hai người bọn họ đang khảo sát các ngọn núi lớn và những lưu vực sông, những cửa quan ải hiểm yếu ở Yến Vân… Mặc dù triều đình cũng đã có tư liệu về các phương diện này, nhưng trăm nghe không bằng một thấy. Đến đấy được nhìn tận mắt là một điều kiện tiên quyết để có thể phán đoán chính xác.

Cứ thế đoàn người hướng về phía bắc, từ huyện Tân Thành đi về phía trước bảy mươi dặm là đến Trác Châu, còn từ Trác Châu đi khoảng sau mươi dặm sẽ đến Lương Hương. Do từ Lương Hương đến U Châu mất sáu mươi dặm, U Châu lại là Nam Kinh một trong năm kinh thành của Liêu Quốc, đi vào trong thành ba mươi sáu dặm, dân số trong thành vô cùng đông đúc, các phường thị, công đường, miếu mạo mọc lên như nấm, xem ra còn phát triển hơn so với Đại Lý, nhưng tất nhiên không thể so sánh với Biện Kinh.

Từ U Châu đi về phía bắc thẳng tới Thuận Châu, còn từ Thuận Châu đi mất bảy mươi dặm thì đến được Đàn Châu, đây cũng là một huyện được bao phủ bởi một lớp mây dày như Bắc Kinh bây giờ. Từ Đàn Châu đi về phía trước gần hai trăm dặm nữa là đến Cổ Bắc Khẩu, Cổ Bắc Khẩu còn được gọi là Hổ Bắc Khẩu. Đây là một cửa ải nổi tiếng hiểm yếu, sau này còn được gọi là chìa khóa của Kinh Sư. Ở đó Liêu quốc có cho xây dựng một dịch quán, hôm nay mọi người sẽ nghỉ ngơi ở đây.

Sứ thần đại Tống cũng ngủ lại ở đây, có một nơi cần phải đi, đó chính là “Đền thờ Dương Vô Địch” tức Dương Nghiệp, là một tướng nhà Tống hy sinh trong trận chiến với người Liêu, nhưng lại nhận được sự tôn kính, coi trọng của người Liêu, bọn họ thậm chí còn lập miếu tưởng nhớ ông, ngày ngày hương khói đầy đủ…

Triệu Tông Tích và Trần Khác không ăn tối, họ mang đèn nhang, rời khỏi dịch quán, tiến về phía Bắc Sơn. Lúc này mặt trời đã ngả về tây, xung quanh những rặng tùng xanh mướt, muôn vàn ráng chiều chiếu xuống. Đập vào mắt mọi người là một chiếc cổng cao hai trượng, rộng một trượng, được làm bằng những viên gạch nhẵn bóng ghép lại với nhau, hai bên cửa còn có hai đầu hổ đối xứng nhau.

Hai bên cổng có hai câu đối, vế thứ nhất là “Lệnh công Dương lão tố sự trung thực bất nhị” vế sau là “Chuyên từ nhất tọa biểu dương anh hùng vô song”, bức hoành phi trên cổng viết “Khí thế ngất trời”. Đôi câu đối vừa đơn giản vừa hùng tráng này, nghe nói do chính tay Thánh Tông của Liêu quốc viết.

Đi lên tới cửa, nhìn thấy một từ đường lớn hướng về phía bắc nam, có hai sân trước sau. Lúc này hoàng hôn đã buông xuống, trong viện chỉ có một vị sư tiếp đón, vô cùng yên bình.

Một đoàn sứ giả Đại Tống đi vào chính điện của từ đường, thấy một bức tượng tạc lệnh công Dương lão. Lão tướng quân mặc kim giáp, bên ngoài khoác áo bào. Một tay vuốt râu, một tay nắm lấy chuôi kiếm, uy phong lẫm liệt ngồi trên tòa bảo ngọc.

Hai bên lão lệnh công còn có người con cả Dương Diên Ngọc, và thuộc hạ Vương Quý cùng đồng sinh ra tử với ông.

Đôi mắt của ba người tuy được tạo nên bằng vàng, nhưng ánh mắt nhìn rất linh hoạt sắc bén. Ánh mắt đó khiến cho người khác không dám nhìn thẳng, cảm thấy thẹn với lão lệnh công.

Ngoài việc dâng hương, Trần Khác đến là chịu sự ủy thác của Dương Hoài Ngọc, hắn thay mặt con cháu Dương Thị đến bái tế lệnh lão công.

Trong đền thở lệnh công, hương khói lượn lờ, Trần Khác và Triệu Tông Tích cùng đốt giấy vàng trong lư đồng, ánh lửa đỏ rực đưa hai người về bảy mươi năm trước…

Đó là một khúc bi ca về cuộc phục hưng thất bại của dân tộc Hán…

Khi đó, dân tộc Hán là một dân tộc làm chủ một dải đất rộng lớn, là dân tộc kiêu hùng nhất, tự tin nhất. Trước đây bốn mươi năm, sự phồn vinh thịnh vượng của dân tộc Hán kéo dài từ thời Chu Thế Tông Sài Vinh, cho tới thời kì Ngũ Đại cuối Đường, bọn họ đánh đông dẹp bắc, vô địch thiên hạ. Luôn tiến hành những áp chế mạnh mẽ đối với người Liêu quốc, tấn công không ngừng, và cũng giành được chiến thắng liên tiếp, thậm chí cả nước khởi binh và dành lại được những vùng đất cũ.

Điều không may là bọn họ liên tiếp mất đi hai vị lãnh tụ, ngôi vị hoàng đế lại rơi vào tay một người âm mưu giết huynh. Nhưng tướng quân và đội quân bách chiến bách thắng vẫn còn, trong họ vẫn còn lý tưởng và niềm kiêu hãnh. Để thống nhất hoàn toàn, để xóa sạch vết nhục trăm năm qua, cũng để tạo sự uy tín của chính mình đối với nhân dân, kẻ âm mưu đã tập trung sức mạnh của cả dân tộc phát động cuộc chiến tranh Ung Hi Bắc Phạt cướp lấy U Yến.

Cuộc Ung Hi Bắc phạt năm đó, quân Tống phân ra làm ba hướng tấn công quân Liêu. Ở Phan Mỹ, Dương Nghiệp thống soái quân đội theo đường phía tây tấn công thành bắt được tướng địch, đang trên thế chủ động đội quân nhanh chóng đánh chiếm ba châu, bỏ lại phía sau quân chủ lực ở phía đông… vị tướng hàng đầu của Đại Tống Tào Bân, nhưng ông lại để mất quyền khống chế quân đội của mình. Đội quân phía đông do ông chỉ huy vì muốn tranh công, nên đã không đợi hợp lực với cánh quân phía tây, làm trái với thánh chỉ, tự ý tiến về phía bắc tấn công Trác Châu, và vì lương thực cạn mà ra sức lui binh.

Cánh quân phía đông sau khi lui binh cảm thấy không có lợi, lại tiến quân, kết quả là binh lính vì mệt mỏi không chịu nổi đã bị quân chủ lực của Liêu quốc đánh bại. Triệu Quang Nghĩa nhanh chóng hạ lệnh tăng binh ở phía biên giới, lệnh cho ba cánh quân cùng lui quân.

Cánh quân phía đông hoảng sợ cũng rút khỏi chiến trường… Quân Liêu có thể toàn lực đối phó với hai cánh quân còn lại của quân Tống. Rất nhanh, Điền Trọng ở trung lộ cũng rút quân khỏi chiến trường, toàn quân vô sự trở về nước. Nhưng cánh quân phía tây sau khi liên tiếp dành thắng lợi không cam tâm tình nguyện, bọn họ và Liêu quốc không ai chịu nhường ai, muốn xem xem cuối cùng ai là người mạnh nhất!

Nhưng kết quả của cuộc chạm chán này là Úy Châu, Hoàn Châu lần lượt thất thủ, mấy ngàn quân đều bỏ mạng nơi xa trường…

Gặp thế giặc mạnh canh chừng xung quanh, thế thua đã định, Phan Mỹ không động tĩnh, Dương Nghiệp lại không muốn tình hình im lặng như vậy, nên đã đề nghị:

- “Tặc thế thịnh, không thể tham chiến” tạm thời di chuyển dân chúng của ba châu xuống phía nam.

Giám Quân Vương Sân lại cho rằng nên đón đánh địch chính diện. Dương Nghiệp lắc đầu nói, như vậy thì thua chắc rồi…

Sắc thái của Vương Sân biến đổi thất thường, trong ánh mắt tràn đầy lòng khinh miệt căm thù quân địch, liền châm chọc ông ấy:

- Quân hầu mang tiếng là vô địch, ra lệnh cho hàng vạn tinh binh, vậy mà nhìn thấy địch vì sợ hãi mà trốn tránh sao?

Thất bại? Ngài không phải là tướng quân vô địch tiếng tăm lừng lẫy đó sao? Thống soái hàng vạn binh, chỉ nghĩ đến chạy trốn, ngài không phải muốn làm phản đi theo địch sao!

Lời này người khác nghe xong, sẽ có rất nhiều người vì thế mà tức giận, nhưng đối với Dương Nghiệp mà nói, lại là rất có ích cho ông! Bởi vì ông vốn là tướng lĩnh của Bắc Hán, sau khi Tống diệt Bắc Hán, ông đi theo Lưu Kế Nguyên đứng trong hàng ngũ Tống, mặc dù không phải do ông chủ động đầu hàng, nhưng đạo lý “Trung thần không thờ hai chủ” đối với Dương Nghiệp lại cảm thấy hổ thẹn với lương tâm, trước sau thì cũng trở thành tâm bệnh.

Dương Nghiệp tức giận không chịu nổi, vì sự tôn nghiêm của chính mình, ông lập tức đồng ý xuất trận.

Nhưng trước khi đi, ông đột nhiên hướng về phía người cộng sự lâu năm Phan Mỹ, giọng ông trầm xuống nói:

- Lần này đi dù có thất bại cũng không hối tiếc, ta vốn là tướng bại trận đầu hàng, đáng chết từ lâu, vậy mà chủ thượng lại còn ủy thác trọng trách cho ta, hôm nay ta xin lấy cái chết để báo đáp.

Im lặng một lúc, ông hạ giọng nói:

- Chỉ có điều ngươi có thể cho quân cung tiễn mai phục ở hai bên khe núi Trần Gia không? Khi ta thua, nếu không có tiếp viện thì toàn quân sẽ bị diệt rồi…

Phan Mỹ gật đầu, mong ông cứ yên tâm.

Dặn dò xong, Dương Nghiệp thống lĩnh đội quân của mình ra trận. Tiếng áo giáp cọ vào nhau leng keng, ba quân im lặng, họ tự biết rằng hướng về phía bắc thì chỉ có con đường chết, con đường bại trận mà thôi, chặn đầu đoàn quân Liêu quốc, chỉ mong chứng minh lòng trung trinh của mình.

Ngoài Nhạn Quan Môn, thống soái Liêu quốc Da Luật Tà Chẩn không dám tin vào mắt mình, “Dương vô địch” đã giao chiến với Liêu quốc được ba mươi năm, nhổ trại phá rào, bách chiến bách thắng, không ngờ ngay lúc này lại quyết định tiến công, trừ phi đầu óc ông có vấn đề?

Nhưng thịt đưa đến miệng hổ rồi, sao có thể bỏ qua?

Khi gặp kẻ thù, hai mắt tức giận đến đỏ ngầu, hai bên chém giết, chém giết rồi lại chém giết, đánh nhau suốt một ngày ròng rã. Dương Nghiệp thấy bộ hạ đã vượt qua giới hạn, liền dẫn quân vừa đánh vừa lui.

Quân Liêu sao có thể để cho “Dương vô địch” hành hạ bọn họ ba mươi năm qua chạy thoát? Lập tức bám đuôi đuổi theo.

Cứ như vậy, hai bên một rút một truy, tới khe núi Trần Gia.

Hoàng hôn lúc này vừa buông xuống, Dương Nghiệp dẫn quân lui về cửa cốc, chỉ thấy hai bên im lìm yên ắng, không một bóng quân cứu viện nào...

Phía sau, quân địch trùng trùng lớp lớp đã đuổi tới, đội quân của Dương Nghiệp xuất binh từ sáng, đến giờ đã không có hạt cơm giọt nước vào bụng, tất cả đều mệt mỏi rã rời. Nếu hoảng hốt rút lui, chỉ có thể bị chết dưới gót ngựa của thiết kỵ Khiết Đan.

Bộ hạ muốn yểm hộ ông đột phá vòng vây, nhưng Dương Nghiệp cự tuyệt, ông ngửa mặt lên trời than rằng:

- Đây chính là số mệnh của ta! Bệ hạ, trời xanh chứng giám, Dương Nghiệp vì ngài mà tận trung!

Cuối cùng Dương Nghiệp cho phép những binh sĩ nào là con một trong gia đình, hay có phụ nữ phải chăm sóc, cả những huynh đệ đã vào sinh ra tử với ông hãy chạy trốn đi, còn mình thì dẫn số quân còn lại khoảng mấy trăm người quyết tử quyết sinh với quân Liêu, con trai của Dương Nghiệp Dương Diên Ngọc và bộ hạ Vương Quý cũng đã hi sinh...

Ánh trăng nhuộm màu máu, trên khe núi Trần Gia, lão tướng hơn mười vết thương trên người, cả người đẫm máu, râu tóc dựng đứng cả lên, xông lên liều chết, một tay đâm mấy chục đến trăm quân Liêu.

Cuối cùng, danh tướng Liêu quốc Tiêu Đạt Lẫm, âm thầm bắn lén, bắn trúng chiến mã của ông, ngựa ngã quỵ xuống đất, khiến ông cũng ngã dúi xuống đất. Liêu quân thừa cơ xông tới, bắt lấy ông...

Liêu quân thắng trận, miệng họ hô to bắt sống được “Dương vô địch”, đây là chiến công mà có nằm mơ bọn họ cũng không nghĩ tới.

Nhưng điều mà bọn họ có được chỉ là thi thể của Dương Nghiệp. Lão lệnh công bị bắt, đã tuyệt thực ba ngày mà chết...

Sau này điều tra đội quân cứu viện hôm đó đã đi đâu? Thì được biết rằng bọn họ đợi mãi không thấy Dương Nghiệp đến, Vương Sân vui mừng khôn xiết, y cho rằng Dương vô địch một lần nữa lại tạo lên kì tích, như vậy bao nhiêu công lao đều bị Dương Nghiệp cướp hết, y liền lệnh cho Phan Mỹ dẫn quân lập tức đi khỏi. Ai ngờ rằng đi tới nửa đường, mới biết Dương Nghiệp đã thua trận, bọn họ vội rút lui, không một quân binh nào đến cứu viện...

Hoàng hôn xuống đã sâu, đứng trong từ đường, cũng đã không nhìn rõ gương mặt của lão lệnh công, Trần Khác hạ giọng nói:

- Ý của Dương gia chính là muốn xem xem có thể mang hài cốt của lão lệnh công về quê hương được không...

- Liêu quốc có thể đồng ý sao?

Triệu Tông Tích nhỏ nhẹ nói.

- Không thể, từ sau khi lão lệnh công tử trận trên sa trường, Đại Tống vẫn đàm phán xin lại hài cốt.

Trần Khác nói nhỏ:

- Nhưng người Liêu nói, người Tống chúng ta có lỗi với Dương vô địch, ông ấy không về nữa...

Nghe xong những lời này, với lòng tự tôn mãnh liệt của Triệu Tông Tích, y cũng không thể nói thêm gì.

Một lúc sau, Triệu Tông Tích mới chậm rãi nói:

- lão Lệnh công đã yên mồ, quả thật không nên kinh động đến ngài.

Ngập ngừng một lúc, y từng câu từng chữ, ghi lòng tạc dạ nói:

- Hay để chúng ta cướp lại Yến Vân đi!

Một con thiên nga bay qua nóc nhà, nó kêu một tiếng rung trời...

Trên đường trở về, hai người im lặng suốt nửa đường. Cho mãi tới sau khi xuống núi, mới ngoái lại nhìn lên triền núi âm u tĩnh mịch, Triệu Tông Tích mới buồn bã nói:

- Ngươi nói xem, cái chết của Dương lão lệnh công rốt cuộc là lỗi tại ai?

-…

Trần Khác nghĩ một lúc lâu, nhưng cuối cùng hỏi một đằng hắn lại trả lời một nẻo:

- Thực ra, những kiến thức lịch sử mà chúng ta học được đều là những chuyện lừa người. Thống soái nước Liêu Da Luật Tà Chẩn không bao giờ tôn trọng Dương lão lệnh công. Mà y còn chặt thủ cấp của người, mang đến Mạc Bắc Liêu Đình nhận công, sau đó mới loan truyền khắp vùng biên cương để cho quân Tống và quân Liêu đều nhìn thấy kết cục của Dương vô địch.

- Ta hỏi ngươi đó thuộc về trách nhiệm của ai mà?

Triệu Tông Tích hơi sửng sốt một chút, có phần tức giận hỏi:

- Tại sao Phan Mỹ nhát gan đến thế? Ông ta cũng là một đại tướng của Đại Tống, lại còn có vô số danh tướng diệt quốc như Tào Bân thể hiện thiếu bản lĩnh như thế, bọn họ coi như là dùng đầu ngón chân cũng không nên đánh trận hèn nhát như thế, lẽ nào hơn mười năm đánh giặc, bọn họ đã biến chất rồi hay sao?

- Theo những kết luận từ triều đình, thì Tào Bân là kẻ chủ mưu gây nên thất bại trong cuộc Bắc phạt này.

Trần Khác vẫn lẩm bẩm như cũ nói:

- Tội danh của gã chính là làm trái với thánh chỉ của hoàng thượng, tự tiện hành động, khiến cho chiến cuộc bị nghịch chuyển. Lẽ ra tội danh này ở bất kì triều đại nào cũng bị khép vào tội chết, không chu di cửu tộc là hoàng ân to lớn lắm rồi. Nhưng hoàng đế Thái Tông đối với gã rất tốt, đành phải nhún nhường, không ngờ chỉ giáng chức gã, chức vụ mà gã đảm nhiệm lúc đó cũng không có thay đổi lớn. Phan Mỹ và các tướng lĩnh khác cũng như vậy, mọi người đều bị phạt, nhưng cũng chỉ bị giáng chức bình thường thôi.

Ngừng một lúc, hắn thản nhiên nói:

- Kì lạ hơn là, chỉ có một năm, Tào Bân chưa lập được công tích gì nhưng đã được nâng cấp làm Thị Trung, Tiết Độ Sứ quân Võ Ninh, sau đó hoàn toàn được khôi phục chức quan mà trước kia gã giữ trong cuộc chiến Ung Hi Bắc phạt. Lâu sau đó, gã lại được thăng chức làm Tiết Độ Sứ Bình Lư Quân. Đến thời của tiên đế, lại leo lên làm Kiểm Giáo Thái sư, cùng Bình Chương Sự là những đại thần trụ cột của triều đình, càng ngày càng mở mày mở mặt hơn so với lúc chiến tranh Bắc phạt thất bại.

- Ngươi rốt cục có ý gì?

Triệu Tông Tích có ngốc cũng thấy được những ngụ ý của Trần Khác. Y không hỏi căm tức nói:

- Ý ngươi nói, nghĩa là lịch sử đều bị bóp méo, sự thật không phải như thế, đúng không?

Kỳ thực Triệu Tông Tích cũng sớm đã nghĩ mà không ra. Tại sao tang sư nhục quốc, những tướng sĩ bại trận, bình yên vô sự không nói làm gì, nhưng lại được hưởng vinh quang phú quý, giữ chức vị cao trong triều. Hơn nữa năm tháng sau này, con gái, cháu gái gã còn có thể trở thành hoàng hậu, mẫu nhi thiên hạ của Đại Tống.

Dựa vào cái gì? Họ xứng đáng sao? Triệu Tông Tích nghĩ mãi không ra…

- Nói đến đây rồi, ngươi hãy nói cho ta biết rõ chân tướng sự việc!

Trở về dịch quán, Triệu Tông Tích vẫn không buông tha những ấp úng của Trần Khác.

- Ta không biết sự thật nào cả.

Trần Khác giơ hai tay tỏ vẻ bất lực nói:

- Quyển sách mà ta xem cũng chỉ là những tư liệu sử do các triều đình ghi lại.

Hắn ngập ngừng một chút rồi nói:

- Cuốn “Đại Tống thực lục”, ngươi nhất định đã đọc rồi?

- Ừ.

Triệu Tông Tích gật đầu.

- Còn nhớ rõ trong thời gian xảy ra chiến tranh Ung Hi Bắc phạt, có lời bàn của Thái Tông về Tào Bân chứ?

Triệu Tông Tích lắc đầu, trên đời này còn có mấy người, có trí nhớ siêu phàm như Trần Khác?

- Trong Thực Lục nói, khi Tào Bân có những bước tiến mạnh trong thời kì đầu của cuộc chiến tranh, Thái Tông “Kinh ngạc vô cùng”, khi Tào Bân vì lương thực hết mà lui quân, Thái Tông vô cùng kinh sợ “nhỡ có quân địch ở phía trước, hơn nữa lui binh để vận chuyển lương thực ư?”. Mà đợi đến khi Tào Bân tiến công, người lại hạ lệnh “dù thế nào cũng đừng nóng vội mà tiến về phía trước, phải hợp lực Mễ Tín…”

Trần Khác chậm rãi nói:

- Ngươi có ấn tượng gì chưa?

- Ừ.

Triệu Tông Tích gật đầu.

- Ngươi nghĩ như thế nào về đoạn này?

- Thái Tông anh minh hơn người, người đoán nhận được tất cả các tiên cơ, những nguyên nhân thất bại người đều tính đến cả rồi. Chỉ là Tào Bân làm trái với thánh chỉ, cho nên cuối cùng mới dẫn đến thất bại.

Triệu Tông Tích như đọc từ trong sách ra nói:

- Các sư phụ chẳng phải đã dạy như thế sao.

- Ngoại trừ lần này thì sao?

- …

Triệu Tông Tích suy nghĩ một lúc rồi nói:

- Hẳn phải có người chỉ trích hành động của đám bọn Tào Bân kia. Lúc nào cũng phải báo cáo trước tiên cho quan gia ở đó!

Ngừng một lát, y lại nói tiếp:

- Ngươi nói tới Giám quân sao?

- Đúng. Chỉ có giám quân mới có tư cách nắm vững tình hình quân sự đã xảy ra. Và phải vận dụng những phương thức nhanh nhất để có thể báo cáo lên hoàng đế. Hoàng đế lại thông qua mỗi một giám quân, để bất cứ lúc nào có thể giám sát các tướng quân của người.

Trần Khác trầm giọng nói:

- Mà quyền lực trong tay giám quân tỉ lệ nghịch với mức độ tín nhiệm của hoàng đế đối với các tướng sĩ của mình!

- …

Trống kêu không cần đến trọng chùy, nói chuyện với người thông minh chính là có được lợi thế này. Triệu Tông Tích đã hiểu ý của Trần Khác. Bơi vì sự không tín nhiệm của hoàng đế Thái Tông đối với các tướng sĩ của mình, đã dung túng tính kiêu ngạo của các giám quân. Những bọn thiếu hụt kinh nghiệm nghiêm trọng này đều là những người cũ ẩn náu được đề bạt lên sau khi Thái Tông hoàng đế đăng cơ. Bọn họ ỷ vào là tâm phúc của hoàng thượng ra uy xúc phậm các tướng sĩ, trở thành người người phát động mệnh lệnh trên thực tế.

Cảnh ngộ của Dương lão lệnh công chính là một ví dụ tiêu biểu nhất. Trong tấn bi kịch của Dương lão lệnh công, người thật sự nắm quyền lực chính là giám quân Vương Sân, còn người làm chủ soái và phó soái như Dương Nghiệp và Phan Mỹ chỉ có thể nghe theo sự bài bố của y.

Hơn nữa, bi kịch của Dương Nghiệp không phải là một ngoại lệ. Trên thực tế, từ trước đến giờ đã nảy sinh vài chuyện tương tự như vậy. Trong đó bi kịch lớn thứ năm trong Đại Tống thuộc về võ tướng Quách Tiến, ông đã bị bức tới mức phải tự sát, đây chính là kết cục của những ai dám đối đầu với giám quân!

Cho nên Dương Nghiệp biết rõ, nếu tự ý kháng lệnh, thì một kết cục bi thảm hơn đang chờ đợi ông. Kẻ tiểu nhân để có được sự tín nhiệm của hoàng đế, sẽ có rất nhiều cách để đẩy ông đến bước đường tử.

Mà Phan Mỹ cũng biết rõ điều này, gã không thể không phục tùng Vương Sân, bằng không kết cục của Quách Tiến cũng chính là kết cục của gã…

Cho nên lúc phán xử tội công, Phan Mỹ chỉ bị giáng chức, còn Vương Sâm bị đi đày, có thể thấy triều đình cũng biết rất rõ, đó là trách nhiệm chủ yếu của ai. Chỉ có điều so với Phan Mỹ, thì danh tiếng của Vương Sâm thật sự quá nhỏ, cho nên tiếng xấu muôn đời một mình Phan Mỹ gánh chịu hết.

Hiểu rõ điều này, lại nhìn thấy sự đãi ngộ khác thường của Tào Bân, lập tức rút ra một kết luận vô cùng chuẩn xác –gã là người gánh tội cho một người nào đó! Nếu không Triệu Quang Nghĩa vì sao không truy cứu gã? Trái lại cho gã địa vị và vinh dự cao, còn chọn con gái gã làm con dâu của mình nữa.

Rất dễ nhận thấy, đây là sự bồi thường cho gã. Bồi thường cho danh tiếng anh hùng một đời mà gã đã vứt bỏ, đền bù những tiếng xấu mà gã phải gánh chịu sau này…

Như vậy Thái Tông hoàng đế đang vì ai mà phải trả nợ?

Không cần đoán, chỉ cần so sánh một chút, nếu Phan Mỹ cùng với Tào Bân có thể gọi là “Đại Tống song bích”, thì bất luận nhìn từ góc độ nào, tội của Phan Mỹ cũng nhẹ hơn rất nhiều so với Tào Bân, nhưng Phan Mỹ từ sau chuyện này đã thất bại hoàn toàn, cuối cùng cũng đã chết già ở biên cương, vãn cảnh vô cùng thê lương.

Đương nhiên gã đáng bị trừng phạt như thế - cho dù giám quân có làm mạnh tới đâu, thì gã mới là chủ soái, quyền ra lệnh mới nằm trong tay gã. Tại sao lại nghe gã hoa chân múa tay như vậy chứ? Cho nên tội danh “Nhát gan ích kỉ, không làm tròn bổn phận”, như thế nào gã cũng không thoát được.

Cho nên ít nhất trong lòng Thái Tông, Tào Bân nhất định là kẻ có tội mà không có công. Đây chỉ có một khả năng, đó là vị “giám quân” của Tào Bân rất đặc biệt! Người đó chính là bản nhân của hoàng đế…

Cũng chỉ có mệnh lệnh của hoàng đế mới có thể phải phục tùng vô điều kiện. Cũng chỉ có tiếng xấu của Hoàng đế mới xứng đáng để đổi lại vị trí quân nhân đứng đầu Đại Tống này, mới đáng để gã hi sinh cả một đời danh tiếng lẫy lừng… bất kể trong cuộc chiến nào cũng phải “Hình trận đồ, quy miếu thắng, tuân thủ đúng kỷ luật, hạn chế ích lợi, thi hành theo đúng mệnh lệnh của chủ soái, đôn đốc quan sát các quý thần.” đây là những gia pháp của tổ tông nhà Tống.

Là do sự chỉ huy mù quáng của hoàng đế, nên đã dẫn đến những thất bại trong cuộc chiến tranh bắc phạt, là vì không khống chế được sự lộng quyền của giám quân, nên đã giết chết Dương Nghiệp. Đây cũng là câu trả lời của Trần Khác đối với Triệu Tông Tích.

Ở quốc gia mà coi tổ tông còn nặng hơn cả hoàng đế này, muốn chỉ trích tổ tông người khác, chỉ có dùng phương thức này, lại còn phải có quan hệ thân thiết mới có thể khiến đối phương nghe theo.

Đối với Trần Khác, nói ra những lời này thật không có chút lợi ích nào cho hắn. Động cơ duy nhất của hắn là nếu thật sự trong tương lai Triệu Tông Tích có ngày như vậy thì có lẽ có thể thay đổi hai thói quen xấu này của Đại Tống, đem lại chút niềm tin và lấy lại quyền chỉ huy cho văn võ bá quan. Bằng không, việc quân của Đại tống không thể cứu vãn nổi… cho dù không có Kim quốc cũng sẽ có Ngân quốc, Đồng quốc tới tiêu diệt nó.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx