sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Hồi 27 - Văn Trọng Ban Sư Về Nước

Hoàng Phi Hổ thấy cử chỉ của Tỉ Can làm thinh lăm lăm đi thẳng ra ngọ môn, liền sai Hoàng Minh, Châu Kỷ lên ngựa theo sau coi Thừa Tướng đi đâu cho biết. Hai tướng ấy vâng lệnh ra đi.

Lên lưng ngựa Tỉ Can ra roi đánh ngựa như bay, ước chừng 6, 7 dặm đường thì trước ngựa có một người đàn bà tay xách giỏ miệng rao rằng:

- Ai mua rau vô tâm không?

Tỉ Can lấy làm lạ hỏi:

- Rau vô tâm là giống gì?

Người đàn bà ấy vòng tay đáp rằng:

- Tôi là đàn bà nghèo khó, đi bán rau vô tâm.

- Nếu người ta vô tâm thì sao?

Người đàn bà trả lời:

- Nếu trống ruột thì sống, người vô tâm thì chết tức thời.

Tỉ Can la lớn lên một tràng té xuống ngựa, máu ra thấm áo tắt thở.

Có thơ thương tiếc Tỉ Can đề:

Cúi dâng ngự trát nghĩ mà thương

Ðắt Kỷ bày mưu hại đống lương

Bởi phép linh không ngậm miệng

Khiến nên bõ mạng tại bên đường

Người đàn bà thấy Tỉ Can té xuống ngựa, không hiểu nguyên do vì đâu thất kinh bỏ chạy.

Hoàng Minh và Châu Kỷ thúc ngựa chạy theo thấy Tỉ Can té dựa mé đường máu ra lai láng, nằm ngửa dưới đất hơi đã dứt rồi.

(Nguyên khi trước Tử Nha để lại một điệu phù, và viết một lời trong ấy dặn Tỉ Can uống bùa thì mổ bụng không chảy máu và phải làm thinh về phủ thì còn. Bởi Tỉ Can tới số nên khiến hỏi người đàn bà mà chết. Có kẻ bàn rằng: phải chi người đàn bà ấy nói: người vô tâm cũng sống thì Tỉ Can chắc bình an. Nhưng nghĩ sống thác tại mạng, nào phải nơi miệng đàn bà đã hỏi Tỉ Can).

Hoàng Minh, Châu Kỷ thảy công việc xảy ra như vậy không có cớ gì, liền giục ngựa trở về đền thưa sự tình cùng Hoàng Phi Hổ.

Hoàng Phi Hổ, Vi Tử nghe tin ấy thì thảm thiết vô cùng. Có quan Ðại phu là Hạ Chiêu hét lớn lên rằng:

- Hôn quân giết chú ruột, trái lẻ quá chừng, để tôi vào ra mắt.

Nói rồi đi thẳng lên Lộc đài.

Trong lúc ấy vua Trụ đang cầm quả tim của Tỉ Can hối quãn gia đi nấu thì thấy Hạ Chiêu lên đài, trợn mắt tròn vo, nhướng mày đựng ngược đựng ngó vua, chẳng chịu thi lễ mặt đỏ phừng phừng.

Vua Trụ thấy thế phán hỏi:

- Trẫm không cho chỉ đòi, khanh có chuyện chi vào ra mắt?

Hạ Chiêu tức căm gan nói:

- Tôi đến giết vua đây.

Trụ Vương cưòi nói:

- Tử xưa đến nay lẽ nào tôi thí chúa?

Hạ Chiêu sỉ nhục:

- Hôn quân đã giết đằng tôi không lẽ thì cháu sao cháu lại đi thí chú ruột của mình, khác nào con đẻ giết cha mình. Vả lại, Tỉ Can là em ruột của Ðế Ất, chú ruột hôn quân nỡ nào nghe lời Hồ Ly Ðắt Kỷ nấu tim chú cho nó ăn? Vì lẽ đó mà xét cháu giết chú được thì sau tôi giết vua là vậy.

Nói rồi rút Phi Vân Kiếm treo trên đài chém Trụ Vương. Tuy nhiên Trụ Vương là một người văn hay giỏi võ nên tránh khỏi ngọn đao. Hạ Chiêu là quan văn nên chém hụt Trụ Vương mất đà té nhào xuống. Vua Trụ đùng đùng nổi giận gọi võ sĩ bắt liền. Bọn võ sĩ dâng lời áp lại, Hạ Chiêu nói lớn lên:

- Ngừng tay lại, đừng bắt hôn quân đã giết chú thì Hạ Chiêu phải giết vua, ấy là lẽ công bình, không lỗi chi cả.

Hạ Chiêu sợ ở lâu chúng bắt, nói rồi nhảy xuống đài tự vận, thương ôi nát thịt tan xương chết vô cớ.

Có thơ đề rằng:

Hạ Chiêu nóng giận cũng không hờn

Bởi tại hôn quân ở bất nhơn

Dạn bấ tiếng tâm phân chẳng vị

Khá thương xương thịt nát chi sờn

Lòng vàng một tấm nên khen nữa

Mật đỏ ngàn cân muốn nặng hơn

Mình vóc tuy là gieo xuống đất

Oai linh còn để trước sân đơn

Bá quan văn võ nghe tin Hạ Chiêu gieo mình xuống đất tự tử liền kéo nhau ra ngoại Bắc môn thăm thấy Hoàng Thúc, Vi Tử Ðức có tang thọ chế, lạy tạ bá quan.

Hoàng Phi Hổ, Vi Tử, Cơ Tử và Vi Tử Ðức khóc than nước mắt vắn dài rồi tẩn liệm thân xác Tỉ Can vào quan quách để ngoài Bắc môn cắt nạp cúng tế.

Xảy nghe quân báo:

- Văn Thái Sư thắng trận trở về. Bá quan đồng lên ngựa ra ngoài mười dặm trước viên môn nghinh tiếp.

Vãn Thái Sư nghe tin, liền truyền cho văn võ trở về đợi tại Ngọ môn.

Từ đàng xa người ta đã thấy Thái Sư Văn Trọng cỡi hắc Kỳ Lân đi ngang qua cửa Bắc, nhìn thấy có rạp tang, quàn linh cửu bên đường thì lấy làm ngạc nhiên liền hỏi:

- Linh cửu của ai đó.

Quân thưa rằng:

- Linh cửu của ông Á Tướng.

Văn Thái Sư thoáng nghe thất kinh trong lòng vội tiếp tục nhắm Lộc đài trực chỉ.

Ðến ngọ môn thì gặp các quan đón tiếp.

Văn Thái Sư xuống ngựa cười bảo:

- Các ông vẫn mạnh? Ðã mười mấy năm nay tôi đi dẹp giặc Bắc, về xem phong cảnh khắc xưa khá nhiều.

Hoàng Phi Hổ đáp lời:

- Thái Sư ở Bắc Hải có lẻ cũng hay tin, thiên hạ ly loạn, triều chính đảo điên, lê thứ phân tán, chư hầu phản bội rồi chớ?

Văn Thái Sư tỏ vẻ suy nghĩ cất tiếng trả lời:

- Năm nào cũng nghe tin như vậy, song lẽ mắc bận việc binh gia buộc ràng nên không về được. Nay nhờ ơn trời và hồng phúc Thiên tử dẹp xong Bắc Hải chỉ muốn bay đến tận Triều Ca ngay.

Văn Thái Sư ngước nhìn văn võ bá quan rồi vội vả vào triều, thấy ngự ấn trước ngai đóng bụi biết là vua vắng lâm triều.

Văn Thái Sư ngó phía Ðông hỏi rằng:

- Mấy cột đồng dựng chi đó?

Quan chấp điện quì thưa:

- Thiên Tử mới chế vật để hành hình gọi là Bào Lạc.

- Bào Lạc ra làm sao?

Võ Thành Vương bước tới thưa:

- Thái Sư ôi! Những quan Giám Nghị nào lòng ngay vì nước thì ba từng Bào Lạc cháy đỏ rồi xiềng tỏa trói người can ấy bó ốp vào cột đồng nổi lửa đốt bay hôi tanh khắp cả đền, một phút đã ra tro mạt.

Từ khi chế ra Bào Lạc quan trung nạp chức, kẻ trí ẩn mình, tôi ngay liều tấm thân.

Nghe những lời phân giải, Văn Thái Sư giậm chân tức tối, trợn ba con mắt gần tóe lửa, con mắt giữa là mắt thần nên hào quang chiếu sáng. Ông truyền quan Chấp điện nổi trống giống chuông, mời Thiên tử lâm triều.

Tất cả bá quan văn võ thấy thế lấy làm đẹp dạ hài lòng.

Trụ vương sau khi sắc tim Tỉ Can lấy nước trị bịnh cho Ðắt Kỷ phục hồi trở lại, người đang yêu mơn trớn cùng người đẹp, bỗng quan Ðương giá vào tâu:

- Văn Thái Sư từ Bắc Hải mới về, nổi trống đền để mời bệ hạ lâm triều yết kiến.

Trụ vương cúi đầu ngẫm nghĩ, rồi truyền cho đẩy xe rồng, ngự đền lớn.

Bá quan văn võ bái lạy Thánh hoàng đã trở về an vị.

Văn Thái Sư cũng làm lễ ra mắt. Trên bệ rồng Trụ Vương nghiêm nét mặt giả ơn:

- Thái Sư đánh Bắc Hải người ngựa đều mệt mỏi, nay đắc thắng trở về thì công trạng ấy sẽ được hậu tạ xứng đáng.

Văn Thái Sư quì tâu:

- Ðó cũng nhờ ơn trời và phước chúa, trải qua mười lăm năm chinh phạt, trăm trận đều bình an, nguyện với lòng đem hết sức bình sinh đền nợ nước. Dù ngoài xa ngàn dặm thần vẫn nghe rằng thiên tử lỗi nghi cũng lắm, các nước chư hầu bội phản, triều chính rồi ren, dân tình đồ thán. Những chuyện ấy có thật như vậy chăng? Xin bệ hạ phân giải tận tường.

Vua Trụ nhíu mày suy nghĩ trịnh trọng phán rằng:

- Khương Hoàng Sở dùng mưu thí trẫm, Ngạc Sùng Võ lòng nghịch mắng vua, lổi lầm ấy không thể nào tha thứ được nên trẫm hạ lệnh bêu đầu, riêng về hai người con chư hầu lập mưu báo cừu trẫm lấy làm giận lắm.

Văn Thái Sư thấy nhà vua ngụy biện, lòng giận hỏi:

- Khương Hoàng Sở thí chúa, Ngạc Sùng Võ mắng vua ai sẽ đứng ra làm chứng cho bệ hạ?

Vua Trụ lặng người không nói, Văn Thái Sư thấy thế nói:

- Tôi đánh Bắc Hải những mười lăm năm, chốn triều nội bệ hạ chẳng tu nhơn tích đức, chỉ biết đắm say tửu sắc, giết chết tôi trung, làm một lòng chư hầu sanh tâm phản bội.

Ngừng lại Văn Thái Sư chờ xem phản ứng nhà vua rồi tiếp:

- Thần lấy làm thắc mắc về mấy trụ cột đồng dựng ở hướng Ðông để làm gì?

Vua Trụ phán:

- Quan Giám Nghị mắng vua, nên trẫm chế Bào Lạc mà trị tội loạn thần.

Văn Thái Sư lại hỏi:

- Còn đài chi xây cao choán chổ, cả công trình vĩ đại?

Vua Trụ giả vờ ngạc nhiên.

- À! Vì trời hè nóng bức trẫm xây cất Lộc đài để hóng gió, tuy nhiên nó còn có công ích, cho nên từ trên cao ngó xuống thấy đủ mọi điều.

Văn Thái Sư nghe lấy làm bất mản lớn tiếng nói:

- Nay bốn bể chẳng an, giặc giả khuấy phá, chư hầu trở mặt, bởi bệ hạ vô ơn bạc nghĩa, cứ miệt mài trong tửu sắc, vậy còn chế ra Bào Lạc giết tôi can, xây Lộc đài cho dân khổ, tiền bạc tiêu xài thỏa thích để cho lương thực cạn dần, quân đói khổ phải bỏ chúa, dân vì sưu cao thuế nặng oán vua.

Văn Thái Sư ngừng lấy giọng rồi nói tiếp:

- Tâu bệ hạ, quan quân, dân đều là tứ chi của bệ hạ nếu tứ chỉ lành lẽ thì thân thể mạnh, tứ chi nghịch thì thân thể ngữa nghiêng. Vậy Chúa lấy lễ đãi bầy tôi, tôi lấy ngay thờ chúa. Tiên Vương ngày trước tứ phương tám hướng dâng lễ, vòng tay, cơ nghiệp vững vàng, nhân dân vui vẻ. Nhưng từ lúc bệ hạ lên ngôi Bắc Hải dấy loạn, tôi phải chinh phạt hèn lâu mới yên một cõi, thế mà bệ hạ không biết lo cho vận nước đảo diên còn chọc giận chư hầu, lê thứ lầm than, gây điều tác tệ, luật lệ chẳng ngó ngàn. Hôm nay tôi trở về đây tu chính lại, bệ bạ vào cung an nghĩ đợi tôi viết sớ dâng.

Vua Trụ rời long sàn trở về Lộc đài một nước.

Vua Trụ đi xong Thái Sư Văn Trọng quay sang bá quan nói:

- Xin các ông khoan về dinh! Thẳng đến phủ tôi thương nghiệp. Bá quan văn võ đồng theo Văn Thái Sư hầu việc, Văn Thái Sư mời bá quan an tọa đâu đó, rồi mới nói:

- Lão phu chinh phạt miền Bắc lâu năm, chẳng dám phụ lời tiên vương gởi gắm, nên thường hỏi thăm tin tức tại triều, tôi được nghe bệ hạ bấy lâu nay bỏ phép làm nhiều chuyện phi nhân. nhưng chỉ nghe thế thôi không làm sao hiểu tường tận được, xin các quan thuật lại rõ ràng rồi chúng ta cùng nghị luận, tìm cách khuyên vua sửa mình trị nước.

Quan Ðại Phu Tôn Dung đứng dậy bày tỏ:

- Lâu nay Thiên tử xa hiền, nghe nịnh, đắm mê tửu sắc, bỏ đạo vua tôi, làm lắm điều tội ác, kể sao cho xiết. Nếu Thái Sư muốn rõ đầu đuôi, chúng tôi xin tiến cử Võ Thành Vương Hoàng Phi Hổ thay mặt chúng tôi kể lại.

Bá quan đồng thanh nói:

- Như vậy rất phải.

Hoàng Phi Hổ liề n đứng dậy thưa:

- Tôi xin vâng lệnh Vãn Thái Sư kể rõ đầu đuôi, không việc gì dám dấu.

Kế đó, Hoàng Phi Hổ đem các việc của Trụ Vương từ chân tóc kẽ răng thuật lại một hồi, và kết luận:

- Nước thịnh thì hiện điềm lành, nước gần mất sanh điều yêu mị. Thiê n tử lỗi đạo như vậy mà chúng tôi dâng sớ can ngăn, thiên tử xem như mớ giấy lộn không hề để ý tới cứ xem việc tửu sắc là hơn, xem lũ nịnh là trọng. Sau này thiên tử không lâm triều nữa, vua tôi cách mặt dù có chuyện gì muốn nói cũng không biết đâu mà mở lời. Nay Văn Thái Sư về đây xin lấy uy thế của ngài chấn hưng xã tắc đưa vua trở lại con đường chính cho bốn bể được yên vui, được như thế chúng tôi cảm đức Thái Sư không cùng.

Văn Thái Sư nghe rõ mọi việc, giận quá không dằn được, hét lên một tiếng thấu trời, và nói:

- Cơ nghiệp Thành Thang không ngờ ngày nay đổ nát như vậy. Bởi tôi lo đi dẹp giặc Bắc Hải, nên Thiên tử mới hư hèn, sa đọa thế nầy. Tôi xét thấy, tôi có tội lớn với tiên vương, phụ lời gởi gắm! Thôi, các ông ai về dinh nấy an nghĩ, đợi ba ngày nữa tôi làm sớ xong sẽ mời vua ra để dâng sớ can qua.

Thái Sư Văn Trọng tiển bá quan ra cửa xong rồi dặn Kiết Lập và Dư Khánh đóng cửa ba ngày, không cho ai đến hỏi han gì cả, để có đủ thời giờ thanh tịnh làm sớ can vua, rồi sẽ mở cửa tiếp kiến dân chúng.

Người sau có thơ khen Thái Sư Văn Trọng:

Dẹp loạn mấy năm cõi Bắc an

Nào hay triều chính đă tan hoang

Ðắm mê, Thiên tử buồn can kỷ

Làm phản chư hầu phá ải quan

Mười khoản khuyên vua không vị kỷ

Chín trùng kiêng nể, khó than van

Quyết lòng sửa chữa, khuyên vua dữ

Tiết giải trung trinh tựa đá vàng

Nội trong ba ngày đêm, Thái Sư Văn Trọng làm sớ khuyên vua, bên trong hội đủ mười điều buộc vua Trụ phải từ bỏ.

Ngày thứ tư, Thái Sư Văn Trọng vào đền hai bên văn võ bá quan ứng hầu đủ mặt.

Trụ Vương thấy mặt Thái Sư, cũng phải lâm triều. Ðã mấy năm, người ta mới thấy một cảnh triều kiến huy hoàng như vậy.

Văn Thái Sư quì dưới bệ dâng sớ tâu:

- Kẻ hạ thần có mấy lời ngay, xin bệ hạ soi xét.

Nói rồi trải tờ sớ trên Long án, trước mặt Trụ vương.

Vua Trụ xem sớ, thấy viết như sau:

- Tôi dâng sớ là Thái Sư Văn Trọng, vì thấy quốc biến gia vong, phong hóa suy đồi, muôn dân muốn loạn, nên không ngại búa riều đem lời ngay can gián.

Tôi ghi: Trước kia vua Nghiêu tước vị, lo việc thiên hạ không dám vui riêng, giết kẻ nịnh tìm người hiền, nên mới có vua Thuấn, Vua Vỏ, Ông Tắc, Ông Khiết đồng ra giúp sức. Ðó là bực vua thánh tôi hiền, lấy đức dạy dỗ muôn dân, lấy nhơn nghĩa mà trị nước, lấy lễ nghi mà sửa mình. Nay bệ hạ nối ngôi nhà Thương, muốn cho xã tắc được yên, trăm họ kính vì, không phải lấy uy quyền mà làm oai, lấy vui riêng làm trọng, mà phải thương dân, yêu quân, kính văn trọng võ, xem công đức của các bậc tiên vương để lại làm một sự nghiệp lâu dài. Cái gì thuận thì còn, cái gì nghịch thì mất. Ðó là luật vũ trụ thế mà bệ hạ xa trung gần nịnh đắm rượu mê hoa, bỏ dở can thường khoét mắt, đốt tay Hoàng hậu, dứt tình phụ tử, hại mạng đông cung, làm Bào Lạc đốt tôi thần, chế Sái bồn diệt Cung nữ. Hành động như vậy đâu phải hành động của một chân chúa.

Xin bệ hạ từ nay bỏ lỗi trước, lấy gương xưa sửa mình, may ra xã tắc được yên trăm họ chầu về, cơ nghiệp Thành Thang mới duy trì được.

Tội can tội, dâng mười điều răn, kễ sau:

Ðiều thứ nhất: Xin phá Lộc đài cho yên lòng thiên hạ.

Ðiều thứ hai: Xin bỏ Bào Lạc cho đẹp dạ trung thần.

Ðiều thứ ba: Xin lấp Sái Bồn cho cung nga khỏi hại.

Ðiều thứ tư: Xin hủy Tửu Trì, phá Nhục Lâm cho các trấn khỏi chê.

Ðiều thứ năm: Xin đày Ðắt Kỷ, lập chánh cung, cho mỹ nhân khỏi lợi dụng sắc đẹp bày điều hại nước..

Ðiều thứ sáu: Xin chém Vưu Hồn, Bí Trọng cho tôi nịnh giật mình.

Ðiều thứ bảy: Xin phát lúa gạo trong kho chẩn thí cho dân đói.

Ðiều thứ tám: Xin sai sứ chiêu an Ðông và Nam Bá Hầu.

Ðiều thứ chín: Xin tìm người hiền lương ở non cao rừng rậm đem về dùng.

Ðiều thứ mười: Xin phong thêm quan Giám Nghị để sửa lỗi vua.

Dâng sớ xong, Văn Thái Sư đứng dựa một bên ngai, mài mực, chấm viết đưa cho Vua Trụ, buộc vua Trụ phải phê vào lập tức để triều đình theo đó mà thi hành.

Nhưng vua Trụ xem xong lại lưỡng lự, nói với Thái Sư:

- Trẫm cất Lộc đài hao tốn công của nhiều lắm, để trẫm nghĩ lại phá vội không đành. Còn Ðắt Kỷ phạm tội gì mà đày đọa. Ðến như Bí Trọng, Vưu Hồn là hai kẻ có công lao với trẫm, không làm lỗi điều gì, sao gọi là nịnh thần, bảo trẫm giết đi sao cho được. Trong mười điều, trẫm chỉ bỏ điều thứ nhứt, điều thứ năm, và điều thứ sáu mà thôi.

Văn Thái Sư tâu:

- Lộc đài càng tốn của tốn công càng làm cho dân chúng điêu linh khổ sở, phá đi là trấn an lòng giận dữ của dân. Ðắt Kỷ xúi giục bệ hạ làm Bào Lạc, chế Sái Bồn, hại nhiều người thác oan. Vậy phải đày Ðắt kỷ tôi trung mới theo về người hầu mới thỏa mản. Còn Vưu Hồn, Bí Trọng chém đi là để trong triều khỏi còn nịnh thần xúi vua làm bậy. Ðược như vậy nước mới trị dân mới yên. Xin bệ bạ đừng dụ dự. Chúng tôi đang mong mỏi được hầu gần một minh quân.

Bị Thái Sư ép buộc, vua Trụ túng thế vừa đứng dậy vừa quát:

- Thái Sư tâu mười khoản trẫm chỉ bằng lòng bảy khoản mà thôi. Còn ba khoản kia đình lại, để trẫm xét đã.

Văn Thái Sư tâu:

- Bệ hạ chớ xem ba khoản ấy là việc nhỏ, chính khoản ấy là căn bản cho việc trị loạn trong triều đình đó.

Xảy có quan Trung Ðại Phu là Bí Trọng bước lên thềm ý muốn tâu trình việc gì.

Văn Thái Sư không biết mặt, nên hỏi:

- Ông là ai?

Bí Trọng thưa:

- Tôi là Bí Trọng, làm chức trung Ðại Phu.

Văn Thái Sư cười gằn, nói:

- Quan Trung Ðại phu định lên đây có việc gì!

Bí Trọng nói:

- Thái Sư ngồi cao cực phẩm, lẽ ra phải trọng đạo tôi thần lại còn viết ép vua phê là trái lẽ vua tôi, đòi đày Hoàng hậu là lỗi đạo, đề nghị giết tôi thần vô cớ là trái phép. Thái Sư cậy mình hiếp chúa, thật khi dể bá quan.

Văn Thái Sư nổi giận, trợn mắt dựng râu thét:

- Bí Trọng bình nhật uốn lưỡi mà cám dỗ vua, nay lại dám chọc gan ta nữa!

Nói đoạn đấm cho một đấm Bí Trọng té xấp xuống đơn trì, xiêm y tơi tả, mặt mày bầm tím.

Vưu Hồn thấy thế bước ra nói:

- Thái Sư đánh Ðại thần trước mặt vua, phải là đánh Bí Trọng đâu mà là đánh bệ bạ đó.

Thấy người ăn nói càn gở Văn Thái Sư hỏi:

- Còn người là ai?

Vưu Hồn nói:

- Ta là Vưu Hồn.

Văn Thái Sư nhìn thẳng vào mặt Vưu Hồn cười nói:

- Nếu vậy hai đứa bây là cặp giặc, thao túng triều nội, và che chở cho nhau.

Thái Sư cũng không quên tặng cho Vưu Hồn một quả đấm.

Vưu Hồn văng ra mười mấy thước. Ðoạn Văn Thái Sư truyền kẻ tả hữu dẫn Vưu Hồn, Bí Trọng ra ngỏ bêu đầu.

Văn võ bá quan trong triều ai cũng đều ghét Vưu Hồn, Bí Trọng nên nghe lệnh truyền đã nắm cổ lôi đi.

Văn Thái Sư mặt giận phừng phừng, Trụ Vương làm thinh không dám nói gì hết, thầm nghĩ:


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx