sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Thế Vận Hội

Năm 1896, Hoa Kỳ đưa đội tuyển Thế vận hội đầu tiên tới Athens, Hy Lạp. Mười ba vận động viên đến bằng đường thủy – một sự cách biệt to lớn so với con số 700 vận động viên tranh tài ở Atlanta năm 1996.

Theo dự định, đoàn người trên thuyền sẽ đến nơi một ngày trước khi Đại hội Thể thao bắt đầu. Những câu chuyện của họ mang giá trị động viên tinh thần mạnh mẽ.

James Connolly, 27 tuổi, nghỉ học trường Harvard và hy vọng sẽ quay lại trường sau kỳ thi đấu. Nhưng thầy chủ nhiệm khoa nói với James rằng ông ấy không thể cam đoan sẽ nhận cậu vào lại. James vẫn muốn thử sức. Cậu có cả một giấc mơ để theo đuổi.

Sau cuộc hành trình 12 ngày vượt qua Đại Tây Dương, cả đội đi tàu lửa xuyên qua nước Ý. Ở Athens, họ được tiếp đón bởi một phái đoàn chỉ biết nói tiếng Hy Lạp – và đương nhiên là họ không hiểu gì cả. Vào ngày khai mạc Đại hội Thể thao, Connolly chiến thắng trong môn nhảy xa ba bước – điều này đã khiến cậu trở thành người nổi tiếng ngay lập tức.

Robert Garrett - 20 tuổi, là sinh viên trường Princeton - chưa bao giờ cầm lấy một chiếc dĩa thực sự nào cả. Nhưng cậu đã nhìn thấy những bức ảnh của một vận động viên đang ném dĩa và nghĩ rằng mình có thể rất giỏi môn ấy. Không thể tìm mua một chiếc dĩa để tập luyện, cậu đã đặt thợ rèn làm một chiếc. Chiếc dĩa thủ công nặng đến 10 ký và Garrett chỉ có thể nâng nó lên mà thôi. Dù thế, cậu vẫn luyện tập bền bỉ.

Khi đến Athens, cậu rất ngạc nhiên và thích thú khi biết rằng chiếc dĩa ném chỉ nặng khoảng hơn 2 ký rưỡi mà thôi. Khi trận đấu bắt đầu, Garrett đối đầu với đương kim vô địch Hy Lạp. Cậu dễ dàng đánh bại đối thủ nặng ký và giành được ngôi vị quán quân. Hôm sau, cậu tham gia môn ném tạ - với hơn 100.000 khán giả Hy Lạp cổ vũ cho nhà vô địch của họ. Nhưng rồi họ lại thất vọng vì Garrett tiếp tục chiến thắng.

Tuyển thủ quần vợt người Mỹ John Boland đến Thế vận hội với ý định chỉ làm khán giả. Nhưng trong một phút ngẫu hứng, anh đã tham gia giải đấu quần vợt và giành được huy chương vàng đơn nam và đôi nam.

Vào thời đó, các vận động viên tranh tài với nhau để giành chiến thắng, không phải vì danh vọng hay tiền bạc. Thi đấu vì những động cơ chính đáng luôn nâng cao những kỳ vọng và thành tích của chúng ta tới mức cao nhất có thể. Hãy luôn phấn đấu để là một tuyển thủ Thế vận hội mỗi ngày, cho dù phần thưởng nhận được là gì đi nữa.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx