sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Chương 492: Hoa Nở Hoa Rụng

- 500 năm trước cũng như 500 năm sau.

Thẩm Mặc cười nói:

- Quyết sách đều là chuyện của số ít người, nhiều người thêm vào cũng chỉ như vịt họp chợ, cho nó náo nhiệt, lời nói cũng không có tác dụng gì.

- Vậy sao đại nhân còn mời mấy vị thần đó tới làm gì? - Quy Hữu Quang có chút choáng váng.

- Như Lai phật pháp lực vô biên vẫn phải có 800 La hán giữ thể diện nữa mà.

Thẩm Mặc cười nói:

- Nếu như ta tự mình làm chuyện này thì chẳng qua đó là hành vi cá nhân. Nhưng nếu mời những đại thần đó tới đây, đó chính là một lần thịnh hội kế thừa cái trước, mở mang cái mới, một lần đại hội đã định trước sẽ được ghi vào sử sách. Vậy hiệu quả nó cũng như nhau không?

Quy Hữu Quang dừng một hồi, lắc đầu cười khổ nói:

- Đại nhân càng làm càng lớn rồi, việc này nhất định ai ai cũng biết, lại trở thành nhân vật đề tài trên dưới triều dã.

- Nếu không thì có cách gì?

Thẩm Mặc lặng lẽ cười nói:

- Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, ta chỉ có thể lộng triều theo gió vượt sóng thôi.

/lộng triều: người có can đảm mạo hiểm có tinh thần tiến thủ.

Thẩm Mặc liển để mặc cho đám Vương môn điệt lão cãi nhau. Mãi cho đến cuối ba tháng, đầu tháng tư, y mới thông qua vị thầy phong thuỷ nổi tiếng của Đông Nam là Hà Tâm Ẩn, truyền đạt một ý thế này -- cách ngày hoàng đạo còn có bảy ngày, chư vị suy nghĩ thế nào rồi?

Thế nào rồi? Bát tự còn chưa có coi mà. Mọi người trợn tròn mắt, cho dù hiện tại quyết định, sau đó mới điêu khắc, không đến một tháng thì không thể hoàn thành được mà? Liền đều nói:

- Trễ thêm mấy ngày nữa đi?

Hà đại sư lắc đầu nói:

- Không nên không nên, thời gian này mà qua thì sẽ phải đợi sang năm.

Mặc dù không biết ngày lành gì mà lại mơ hồ như vậy, nhưng quyền uy nói chung quy sẽ không sai. Lúc này mọi người không ầm ĩ nữa, hai mặt nhìn nhau nói:

- Lần này ai có biện pháp thì sẽ nghe người đó.

Thế là Vương Kỳ đứng dậy, long trọng đưa ra bức tượng cúng bản của Chiết Trung tả phái -- tượng ngồi Dương Minh tiên sinh mặc Yên phục bằng cẩm thạch. Sau khi vén lên vải đỏ, liền thấy Dương Minh tiên sinh thân mặc mãng bào, đầu đội nón quấn khăn bảy vòng, trên nón tô điểm thêm Điêu Thuyền, tay trái mò xích đái, tay phải nâng ngọc hốt, mặt mày gầy gò, hơi mỉm cười, râu quai nón qua vai, vẻ mặt an tường, quả nhiên là vừa sinh động lại thần thánh không được mạo phạm, làm cho Vương Tư Chính như gặp qua lão giả thật, mắt thoáng cái đỏ lên, nói liên mồm:

- Giống! Quá giống!

Còn oán giận Vương Kỳ:

- Có tượng tốt vậy mà sao không lấy ra sớm, làm hại chúng ta tốn bao nhiêu nước bọt.

Vương Kỳ cười mà không nói, thầm nghĩ: "Nếu như lấy ra sớm thì các ngươi nhất định sẽ bắt bẻ, biểu hiện ra quyền uy của mình."

Mắt thấy tượng cúng đã định như thế rồi, mọi người cũng không uổng đi chuyến này, dù sao cũng phải tận chút tâm ý với từ đường của sư tổ. Lục đại học phái đều tự đem ra bút tích bi khắc của Dương Minh đã cất kỹ. Như [Kiểu đình ký], [Thập nhị cảnh văn], [Chí la chỉnh am thư], [Tây hồ thi], đều là trấn sơn chi bảo của bọn họ, hiện tại kính dâng ra để làm rạng rỡ từ đường.

Đợi đến ngày hoàng đạo, môn nhân Vương Học cùng quan viên thân sĩ của thành Tô Châu tề tụ để khánh thành từ đường Dương Minh, cử hành nghi thức long trọng, cung thỉnh Dương Minh công quy vị. Nhìn dáng điệu nụ cười của tiên sinh, nhớ tới vẻ bình dị gần gũi của lão nhân gia hắn năm ấy, đám môn nhân Vương Học không khỏi òa khóc, cuối cùng đồng loạt lập thệ làm vinh dự Tâm học, đoạt lại địa vị nên có cho Dương Minh tiên sinh.

Thẩm Mặc lại thịnh tình chiêu đãi một phen, mới 'lưu luyến không rời' đưa chư vị trưởng bối trở về. Trước khi chia tay còn tặng đặc sản quê nhà, làm cho mỗi người đều thừa hứng mà đến, tận hứng mà về, cũng đem danh tiếng một lòng phục hưng Vương Học của Thẩm Mặc truyền khắp bốn phương tám hướng, truyền tới tai môn đồ các phái.

Làm xong chuyện này, Thẩm Mặc đã không còn gì tiếc nuối, bắt đầu chuẩn bị hành trang, cùng đám đại hộ thân sĩ của thành Tô Châu nói lời chia tay, chỉ còn chờ Yên Mậu Khanh đến đây tiếp nhận, sau đó sẽ bước trên con đường vào kinh.

Đến mùng 8 tháng 4, Yên Mậu Khanh đến ngoài thành Tô Châu, Thẩm Mặc vốn định chuẩn bị một ngày hoàng đạo để cử hành nghi thức tiếp nhận, nhưng lại đột nhiên truyền đến một tin dữ -- bệnh tình của Đường Thuận Chi đã nguy kịch, đã đến thời khắc hấp hối. Hiện tại đang men theo Đại Vận Hà đi về cố hương Thường Châu. Hắn sai thủ hạ đưa tin cho Thẩm Mặc, hy vọng có thể gặp y một lần cuối -- Thẩm Mặc thoáng cái như bị ngũ lôi oanh đỉnh, cũng không còn tâm chí để mà tiếp Yên nào đó nữa, đành phái người để thư lại, rồi đi thuyền xuôi theo Đại Vận Hà nam hạ, sợ không thể gặp sư thúc lần cuối.

Suốt đường đi tâm tình của Thẩm Mặc rất nặng nề, y tự cho là đã nhìn quen sinh ly tử biệt, lòng đã như sắt đá. Không nghĩ tới vừa nghe được tin này lại khiến y cơm không thể ăn, đêm không thể ngủ, cả người đều chìm trong nỗi hoang mang không thể tự thoát ra được. Có thể thấy được địa vị của vị Đường sư thúc người vừa là thầy vừa là bạn này ở trong lòng y...

Suốt đường đi thuyền đạp nước rẽ sóng, rốt cuộc tại Gia Hưng phủ đã gặp được quan thuyền của Đường Thuận Chi đón đầu.

Hai thuyền vừa sát vào nhau, thủy thủ cố định vững vàng bàn đạp, một thanh niên anh tuấn mặc bạch y, sắc mặt tiều tụy đi ra nghênh đón, khom lưng với Thẩm Mặc nói:

- Sư huynh cuối cùng đã đến rồi.

Hắn là con trai của Đường Thuận Chi, tên Hạc Chinh, tự Nguyên Khanh, nhỏ hơn Thẩm Mặc một tuổi, hai người đã từng gặp qua vài lần.

- Nguyên Khanh mau đứng dậy, sư thúc ta thế nào? - Thẩm Mặc vừa bước trên quan thuyền của Đường Thuận Chi vừa lo lắng hỏi.

- Vừa mới ngủ rồi. - Đường Hạc Chinh nhỏ nhẹ nói: - Nói mình còn có thể tỉnh lại một lần...

Nghe lời này của hắn, hiển nhiên Đường Thuận Chi đã đến thời khắc hấp hối. Tim Thẩm Mặc không khỏi thắt lại, người lắc lư, tay vịn lấy lan can mới đứng lại, khàn giọng hỏi:

- Nguyên Khanh, sao lại như vậy được? Sư thúc mới chỉ 50 tuổi thôi mà!

Đường Hạc Chinh rơi lệ nói:

- Vẫn là bệnh cũ phát tác.

Gia Tĩnh năm thứ 37, Đường Thuận Chi bởi vì có chiến công, từ tri phủ Thiệu Hưng thăng nhiệm Thái phó khanh, nắm giữ thủy sư Mân Chiết. Lúc đó Thẩm Mặc liền viết thơ khuyên hắn trên biển xóc nảy, điều kiện ác liệt, thân thể của mình lại không tốt, nên đừng tiếp nhận chức vụ thì hơn.

Đường Thuận Chi viết thơ phản hồi cho Thẩm Mặc:

"Quốc sỉ do vị tuyết, thân nguy diệc tự cam.

Cửu nguyên nhân bất phản, vạn hác khí trường hàn.

Khởi hận tàng cung tảo, chung tri tá kiếm nan.

Ngô sinh phi tráng sĩ, vu thử phát trùng quan."

Đã nói hết tấm lòng thiết huyết đan tâm của vị hiền giả này. Gian nguy không sờn chí, vì đại nghĩa liều thân bước trên hành trình hải cương.

Sau lần đó hắn liền quanh năm bôn ba trên biển kháng Oa. Một năm cả mấy tháng hè không ngừng sinh hoạt trên biển, rất nhiều thuyền viên đều mắc phải một chứng bệnh lạ, da thối rữa, lợi xuất huyết, yếu ớt vô lực. Đường Thuận Chi mặc dù võ công cao siêu, nhưng cũng không không thoát khỏi vận rủi này.

Sau khi Thẩm Mặc nghe nói lập tức đem cuốn [Hàng hải bị vong lục] mà mình tự biên soạn cho Đường Thuận Chi... Đây là cuốn sách hắn ghi lại toàn bộ ký ức của Đại hàng hải thời đại ở trong đầu mình. Tương lai chuẩn bị cho các thuyền trưởng viễn dương dùng để làm sách tham khảo.

Ờ trên thư Đường Thuận Chi đã biết loại bệnh này của họ là bởi vì rời xa đất liền thời gian dài, trong thực đơn thiếu hoa quả, rau dưa, thế cho nên thân thể thiếu một loại là 'vitamin' gì đó, bởi vậy mới xuất hiện chứng bệnh này, biện pháp ứng phó cũng rất đơn giản, ăn nhiều trái cây và rau dưa.

Nhưng nếu ra biển thời gian dài, rau quả sẽ biến chất thì làm thế nào? Hai trăm năm sau cách giải quyết của thuyền trưởng James Cook là 'ăn đồ chua'. Nhưng đáp án của Thẩm Mặc chính là -- trước khi ra khơi thì mang theo các loại đậu như đậu tương, đậu xanh, đậu Hoà Lan, đợi khi thiếu rau dưa thì ngâm đậu nở ra ăn, cũng có thể bổ sung nguồn vitamin thiếu thốn.

Đường Thuận Chi đã chọn dùng phương pháp của Thẩm Mặc, không lâu sau hưng phấn hồi âm: "Các thuỷ thủ bị bệnh đã có chuyển biến tốt, hiện tại bọn quan binh thân thể cường tráng, không phải chịu cơn bệnh quái quỷ này làm khổ nữa rồi."

Lúc đó Thẩm Mặc vẫn còn rất cao hứng, sai người phát triển điều này trong mỗi thủy sư. Sau đó, chỉ nghe nói Đường Thuận Chi suất lĩnh bộ hạ, giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, giết cho giặc Oa nghe tin đã sợ mất mật, cũng không nghe nói qua hắn xảy ra vấn đề về sức khỏe.

Thế mà tại sao thoáng cái đã không xong rồi.

Thẩm Mặc nghe Đường Hạc Chinh nức nở giảng giải:

- Thời trẻ phụ thân khổ tu 16 năm trong một gian nhà tranh trên núi, ông ấy lập chí thực hiện giáo huấn của Mạnh Tử, thoát khỏi dục vọng vật chất, rèn luyện tâm trí, tìm kiếm đột phá. Ở đó trong 16 năm. Bất kể mùa nóng hay mùa lạnh, ông ấy chỉ ngủ trên một tấm ván, mùa đông không nhóm bếp lò, mùa hè không dùng quạt, một tháng ăn thịt một lần, y phục trên người cũng không mặc quá hai lớp, đồng thời lại khổ học chẳng quản ngày đêm, học khắp chư tử bách gia, từ thiên văn, nhạc luật đến địa lý, binh pháp đều nghiên cứu ngọn nguồn của nó, rốt cuộc viết ra sáu bộ kinh thư, tu hành thành công...

Mặc dù nét mặt của hắn tràn đầy đau thương, nhưng vẫn có thể thấy được sự kiêu ngạo trên đó.

- Dựa vào khí công uyên thâm, phụ thân vẫn duy trì tinh lực dồi dào, nhưng dù sao vẫn là thân thể phàm thai, đâu thể chịu nổi khổ tu suốt năm này tháng nọ, đã đến sát biên giới lung lay sắp đổ.

Đường Hạc Chinh rốt cuộc nhịn không được nước mắt chảy ròng, nức nở nói:

- Vốn phụ thân dự định viết xong thư liền nghỉ ngơi, nhằm tiếp tục tuổi thọ, nhưng lúc này giặc Oa hoành hành Đông Nam, bách tính sinh linh đồ thán, triều đình thúc thủ vô sách, phụ thân đâu thể an phận ngồi xem, rồi nhận lời mời, một lần nữa xuất sơn kháng Oa.

- Quanh năm chinh chiến, khiến cho sức khỏe của phụ thân càng xấu đi, sau lần mắc phải 'bệnh bại huyết' ông ấy vẫn không khỏe lên, tinh lực đã không bằng trước, chỉ là ông ấy rất kiên cường, vẫn cố chống đỡ không muốn nói cho người khác.

Đường Hạc Chinh nói:

- Đến năm nay thì cả người đã phù thũng, giơ đũa cầm bút nhiều khi không nổi, vả lại thường xuyên trìm trong hôn mê. Phụ thân biết, thời hạn cách ngày đi đã không còn xa, nên mới thượng sớ khất hài cốt, tháng trước rốt cuộc được phép, lúc này mới rời khỏi Ninh Ba trở về quê nhà Thường Châu...

Nói đến đây, thanh niên có dung mạo rất giống phụ thân hắn đã khóc không thành tiếng, cũng không nói ra lời nữa.

Lúc này, trong khoang thuyền có lão gia nhân đi ra nói:

- Trung thừa, lão gia chúng tôi cho mời.

Thẩm Mặc vỗ vai Đường Hạc Chinh rồi đi vào khoang thuyền.

Thẩm Mặc lòng mang theo tâm tình bi thương đi vào, nhưng không ngửi thấy mùi thuốc đông y nồng nặc, cũng không thấy trên giường có người, thậm chí ngay cả chăn đệm đều chỉnh tề, không giống như có người nằm. Nhưng Đường Thuận Chi quả thật là ở trong phòng, hắn mặc áo vải bào ngồi ngay ngắn ở trên ghế -- vải bào mặc đã hơi cũ, nhưng nếp gấp rõ ràng như mới tinh. Mặc nó ở trên người Đường Thuận Chi, cho dù cẩm bào lộng lẫy vừa người nhất cũng không so được.

Sắc mặt Đường Thuận Chi xanh xao, hai mắt thâm thúy, đang nở nụ cười thản nhiên nhìn sư điệt của hắn. Phong độ phiên nhiên đó khiến người khác như được tắm gió xuân, giống như cảm thụ của người khác khi tiếp xúc với Thẩm Mặc.

Trong nháy mắt này, Thẩm Mặc rốt cuộc minh bạch, thì ra cho tới nay, bất tri bất giác, mình đều đang mô phỏng theo vị sư thúc tiêu sái lỗi lạc, ôn nhuận như ngọc này... Nhưng thủy chung vẫn không bằng vẻ tự nhiên như thường của người ta, chung quy có thể tìm được một vết tích cứng nhắc.

Tất cả trước mắt làm cho Thẩm Mặc không khỏi buột miệng nói:

- Chẳng lẽ sư thúc đang tiêu khiển ta?

Ý tứ của y là, ngươi thực sự bị bệnh nặng đó ư? Tại sao lại không uống thuốc, cũng không nằm trên giường vậy?

Đường Thuận Chi thản nhiên cười, chầm chậm vươn ra hai tay trong ống tay áo. Tâm tình vừa mới thả lỏng của Thẩm Mặc thoáng cái trầm xuống -- chỉ thấy hai tay kia đã hoàn toàn phù thũng đến đen xì, ngay cả móng tay cũng bị tróc hết.

Đường Thuận Chi thu hai tay vào ống tay áo, rồi thản nhiên cười nói:

- Sư thúc ngươi chính là người chết vì sĩ diện, cho dù chết cũng phải có thể diện. Cái loại chờ chết nằm bất động trên giường, ỉa đái không nhịn được thì ta không thể đồng ý.

- Thế thì dù sao cũng phải uống thuốc chứ. - Thẩm Mặc khẽ nói.

- Nhân sinh mà có mệnh, đó là một định số.

Đường Thuận Chi thản nhiên nói:

- Không đến đại nạn, diêm vương không gạch bỏ ta được; đã đến đại nạn thì Hoa Đà cũng không giữ ta, còn hà tất phải uống mấy thứ nước đen làm hại khẩu vị này? Còn không bằng như vậy. Chí ít trong phòng sạch sẽ, ta cũng có khẩu vị ăn uống tốt hơn.

Thấy hai mắt Thẩm Mặc đỏ bừng, hắn lại nhẹ giọng an ủi:

- Chuyết Ngôn không cần như vậy, có câu là hữu sinh giai khổ, con người từ khi sinh ra đời đã khóc thét, suốt đời trải qua bao nhiêu cực khổ giày vò, mà nay ta rốt cuộc sắp dỡ xuống tất cả gánh nặng, hồn du thiên địa tứ phương, có thể nào không vui cười chứ? Ngươi cũng phải cười mà tiễn ta mới được.

Đường Thuận Chi, tự Ứng Đức, hiệu Kinh Xuyên, sinh ra tại Võ Tiến Thường Châu, tổ phụ đều là tiến sĩ xuất thân, tất cả cả đều quan tới ngoài tri phủ, chính là dòng dõi thư hương chân chính, danh môn công tử. Hắn càng thiên tư siêu nhân, khắc khổ hiếu học, 16 tuổi trúng tú tài, 22 tuổi trúng Giải nguyên, năm sau trúng Cống nguyên, mặc dù lúc thi đình chỉ sạt qua Trạng Nguyên, nhưng cũng đạt được thành tích đệ tứ danh 'truyền lư'. Tuổi tác mới nhược quán(khoảng 20t) mà đạt được thành tích như vậy, hắn đủ để người đọc sách trong thiên hạ quỳ bái.

Quan chủ khảo của hắn là Trương Thông, người dựa vào 'đại lễ nghị' để thước khởi. Trương thủ phụ đặc biệt coi trọng hắn, hắn giống như đã bước vào con đường cao tốc của sĩ đồ. Người đương thời đều nói, hắn có thể 10 năm sau sẽ đăng các bách tướng. Nhưng thiếu niên đắc chí Đường Thuận Chi lại không thể tránh khỏi xung động và tự cho mình rất cao, hắn rất hận Trương Thông khởi xướng đại lễ nghị, dẫn đến bề tôi cương trực cả triều hoặc chết hoặc bị giáng chức, từ đó trở đi chính khí trong triều đã không còn tồn tại, kẻ a dua công kích đều thượng vị, cho nên khinh thường nhập bọn với đám người Trương Thông, một năm sau thì cáo bệnh hồi hương, trốn vào núi khổ đọc sách thánh hiền.

/thước khởi: thừa thế để quật khởi.

đăng các bách tướng: vào nội các, thành tướng.

Sau đó lại chịu tang cho mẫu thân, mãi đến 5 năm sau hắn mới phụng mệnh của phụ thân trở lại triều đình, tại Hàn Lâm Viện nhậm chức không được hai năm, mắt thấy quốc sự thối nát, trong triều mịt mù tăm tối, hắn rốt cuộc nhịn không được trong buổi hội nghị phê bình Trương Thông lộng quyền. Điều này đã triệt để chọc giận Trương Thông vốn tính khí hẹp hòi, quyết định cho cái tên hậu sinh tâm cao khí ngạo, không biết điều này nhận một xử phạt tối nghiêm khắc -- cách chức làm dân, vĩnh viễn không dùng lại!

Năm đó hắn mới 28 tuổi.

5 năm sau Trương Thông xuống đài, y theo lệ cũ, phàm là người bị Trương các lão đánh ngã đều có thể xoay người rồi. Từ Giai như vậy, Đường Thuận Chi cũng là như vậy. Hắn trở lại Hàn Lâm Viện biên tu kiêm tả Xuân phường Ti gián. Năm đó hắn 32 tuổi.

Gần nửa năm sau, Gia Tĩnh năm 19 tết Nguyên Đán, dựa theo lệ cũ, hoàng đế muốn tiếp thu lễ triều hạ nghênh xuân của văn võ đại thần. Đường Thuận Chi cùng La Hồng Tiên, Triệu Thời Xuân ba người tiến gián Gia Tĩnh hoàng đế, sau khi đề xuất Gia Tĩnh hoàng đế tiếp thu lễ triều hạ của bách quan, lại mời thái tử Chu Tái Hách xuất điện Văn Hoa nhận lễ triều hạ của bách quan. Đây là bởi vì Gia Tĩnh đế từng mệnh Chu Tái Hách giám quốc hai năm, nhưng văn võ cả triều cũng chưa gặp qua vị hoàng đế tương lai này, tiếp thu lễ triều hạ của bách quan cũng là lễ pháp phù hợp.

/triều hạ: các quan vào chầu và chúc mừng nhà vua.

Bản chức của Ti gián chính là tiến gián. Ai ngờ bổn phận tiến gián này đã gợi lên cái tâm mẫn cảm nghi ngờ của Gia Tĩnh đế, hắn xem xong thì thì giận tím mặt nói:

- Nói trẫm không dậy nổi được hả!

Bởi vì lúc đó hắn vừa lúc có bệnh nằm trên giường, liền cho rằng là đại thần sinh dị tâm, dự liệu hắn sắp băng hà, đã muốn mời thái tử xuất các đảm đương hoàng đế.

Hắn dùng bút son phê hơn 100 chữ nghiêm khắc khiển trách lên sơ trạng của mấy người Đường Thuận Chi, cách chức ba người làm dân, vĩnh viễn không dùng... Vận rủi lần thứ hai lại phủ xuống. Năm ấy Đường Thuận Chi 32 tuổi.

Sau đó là 16 năm khổ tu trong núi, đợi đến khi lần thứ hai được đề cử xuất sơn thì đã là lão nhân gần 50 tuổi rồi -- đã qua 25 năm sau cái tuổi 23 trúng tiến sĩ. Trong 25 năm, hắn chỉ có hơn 4 năm làm quan trong triều, phần lớn thời gian còn lại đều bị 'cách chức làm dân', tại nhà 'vĩnh viễn không bổ nhiệm'.

Gia nhân khuyên hắn, từ trước đến nay ngươi không có sai, nhưng đã nhiều năm cực khổ như vậy, cho dù không xuất sơn thì cũng không ai nói ngươi cái gì. Nhưng hắn lại nói: "Trước nay đã lệ thuộc danh sĩ tịch, thân này không phải là của ta, an ổn có thể nào so với vinh nhục?" Liền kiên quyết xuất sơn...

Mấy năm trên thuyền, chinh chiến cho đến nay, rốt cuộc đã đến lúc ngọn đèn hết dầu, lúc này hắn mới không tiếc nuối mà giải trừ trách nhiệm của mình, ngồi thuyền hồi hương chôn cốt...

Đối mặt với vị hiền giả đã khám phá sinh tử họa phúc, nhìn thân mình như thân xác thối tha, Thẩm Mặc như có điều sở ngộ, cung kính quỳ hai đầu gối xuống, nhẹ giọng hỏi:

- Xin hỏi sư thúc, làm sao để nhìn vinh hoa là vô vật, đặt sinh tử ngoài suy xét?

Đường Thuận Chi mỉm cười, khẽ nói:

- Tiên sinh từng nói: "Ngươi xem như những cánh hoa ở trong thâm sơn, tự nở tự rụng. Khi ngươi chưa nhìn thấy hoa này, hoa và tâm ngươi đồng quy vu tịch. Khi ngươi tới nhìn hoa đó, thì màu sắc hoa lập tức trở nên rõ ràng. Liền biết hoa này không nằm ngoài cái tâm của ngươi."

Bỗng dừng lại một hồi, rồi nói tiếp:

- Đây là chí lý trong Tâm học của ta. Ta đã phải dùng trọn đời để giải mã. Hoa này ở trong lòng ngươi nhất định khác với hoa trong lòng ta, cho nên ta không có cách nào dạy ngươi.

- Ý của sư thúc là, để cho bản thân ta dụng tâm đi thể ngộ sao? - Thẩm Mặc nhẹ giọng hỏi.

- Đúng là như thế.

Đường Thuận Chi chậm rãi nói:

- Nhưng thời khắc sư thúc hấp hối, có thể đem tâm đắc của mình cùng ngươi tham khảo.

- Mời sư thúc nói. - Thẩm Mặc cung kính nín hơi nói.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx