sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Chương 751: Sóng Gió Ngày Trở Về

Thẩm Mặc cũng không thể thay đổi cục diện này, vì quy cho cùng y chính là người đại diện lớn nhất của nền công thương nghiệp kia, nếu như phản lại, sẽ thành đối tượng bị đám đại gia tộc kia tiêu diệt.

Song y không mong muốn Đại Minh mãi không thu lợi được gì từ nền kinh tế phát triển.

Y không quên nguyên nhân diệt vong của Đại Minh, là Nữ Chân và nạn dân. Vì triều Sùng Trinh bần cùng không có tiền chẩn tai nên đám Lý Tự Thành, Trương Hiến Trung mới nổi dậy. Vì tài chính suy kiệt không ứng phó nổi với hai cuộc chiến cho nên mới mất nước.

Cho nên công thương nghiệp phải phát triển, quốc lực cũng phải tăng theo, đó là tư tưởng chỉ đạo chấp chính của Thẩm Mặc. Về phương án cụ thể, Thẩm Mặc chưa bao giờ dám nghĩ một cái là làm ngay, mà thông qua điều tra nghiên cứu, làm rõ hiện trạng, mới thận trọng thí điểm, rồi phổ biến ra các nghành nghề.

Về sản nghiệp quan doanh thì Thẩm Mặc dè dặt, nhưng đối với bố cục thương nghiệp đông nam thì y lại cực kỳ mạnh tay dứt khoát, vì các quan lớn trong triều còn chưa ý thức được, những hạng mục cải cách đó có thể thay đổi hoàn toàn diện mạo của một quốc gia.

Nói một cách đơn giản là y đem sản nghiệp chủ yếu của đông nam kết hợp với ưu thế địa khu bố trí lại, khẩu hiệu là "giảm thiểu đầu tư mù quáng, tránh cạnh tranh không lành mạnh, xúc tiến hợp tác đối bên cùng cơ lợi." Như lấy Tô Tùng làm trung tâm tơ lụa, Vu Hồ trung tâm sắt thép, Phúc Kiến chế tạo thuyền..v..v..v..

Tối ưu hóa tổ hợp, là điều thương nhân cầu mà không được, tất nhiên vui vẻ làm theo. Nhưng ảnh hưởng sâu xa của nó thì phải để tương lai mới nhìn ra được.

Cuối cùng là phương diện mậu dịch đối ngoại, Thẩm Mặc tấu xin triều đình mở thị bạc ti ở ba nơi Tuyền Châu, Ninh Ba, Quảng Châu. Đồng thời cho phép tư nhân ra biển làm ăn, chỉ cần đăng ky nộp thuế là được.

Nhưng trên biển khơi vạn dặm, đâu phải chỉ có thương thuyền sáng tạo tài phú, mà còn có hải tặc nhiều như long trâu, thế lực giặc Oa ngoài biển vẫn không nhỏ, hải tặc Phật Lãng Cơ và Hà Lan, càng thường xuyên qua lại Nam Dương, ý đồ cướp đoạt tài phú trên thương thuyền Đại Minh.

Cho nên không có hạm đội hùng mạnh hộ tống là không được, hiện giờ phụ trách tuyến đường biển Nam Dương là Từ Hải, duyên hải Đại Minh do Vương Trực phụ trách, nhưng hai kẻ đó sớm chán chuyện này rồi, Thẩm Mặc cũng không yên tâm về chúng.

Y đem hi vọng gửi gắm lên thủy sư của Đại Minh, chuyện này giao cho Trịnh Nhược Tằng đứng sau thao tác, lấy thủy sư của Du Đại Du làm gốc, chiêu mộ thêm 2 vạn binh sĩ, kế hoạch tiền kỳ là đóng 200 chiến hạm hỏa lực lớn, phòng hộ hoàn thiện.

Nhưng triều đình không gánh nổi số quân phí này, kế hoạch của Thẩm Mặc là các tỉnh duyên hải bỏ một phần, thủy sư thông qua hộ tống thương thuyền kiếm một phần, còn lại y tự bỏ...

Đương nhiên lấy danh nghĩa tập thể phú hào đông nam quyên tặng.

Sở dĩ y gấp gáp như vậy là vì theo báo cáo của Từ Hải, người Tây Ban Nha đã đổ bổ lên phía bắc đảo Lữ Tống, thiết lập cứ điểm. Với kẻ thực dân đầy tai tiếng này, Thẩm Mặc hiểu rất rõ, biết bước tiếp theo của bọn chúng là nuốt cả đảo Lữ Tống.

Lúc này trên đảo Lữ Tống đã có hơn 2 vạn hoa kiều định cư, Thẩm Mặc chỉ thị Từ Hải làm tốt quan hệ với những người này, luôn đợi cơ hội hoàng kim tới để sử dụng. Đương nhiên Lữ Tống là phiên bang của Đại Minh, nên cần kiên nhẫn đợi thời cơ thích hợp cùng chuẩn bị vẹn toàn.

Tháng 9 năm Gia Tĩnh thứ 44, Thẩm Mặc hoàn thành tất cả chuyện giao ban, Thẩm Mặc mang theo lưu luyến vô hạn lên quan thuyền trở về đúng lúc mùa thu Giang Nam đang độ đẹp nhất.

Khung cảnh như họa đó trở thành nổi khắc khoải vĩnh viễn của y.

Không chỉ hi vọng của y gửi gắm ở vùng đất này, mà các huynh đệ y đang ở đây phấn đấu... Từ Vị làm đốc học Giang Tây, Đào Đại Lâm làm tế tửu Nam Kinh quốc tử giám, Tôn Đĩnh làm Chiết Giang án sát sứ, Lục Quang Tổ làm bố chính sứ Phúc Kiến.

Từ này huynh đệ mỗi người một phương, chẳng biết đến bao giờ mới gặp lại, trong lòng Thẩm Mặc có chút buồn bã.

Nhưng làm y cảm thấy vui mừng là bốn vị đại mưu sĩ mình phí bao tâm tư mời lại không theo thông lệ giải tán, mà ở lại ra sức dưới trướng của y. Trịnh Nhược Tằng ở lại Tô Châu chịu trách nhiệm hải quân, ba vị còn lại thì lấy thân phận môn khách cùng y bắc thượng.

Khi qua Huy Châu, Thẩm Mặc muốn đi thăm Hồ Tôn Hiến, liền lệnh đội ngũ dừng lại, hành trang gọn nhẹ tới thôn Long Nham, ai ngờ không gặp được hắn.

Gia nhân nói, đại soái an nhàn ở nhà, thường tới sơn miếu uống rượu đánh cờ với hòa thượng, ít khi ở nhà.

Thẩm Mặc hỏi miều nào, gia nhân không rõ, phái người đi tìm cả ngày trời không kiếm được người, chỉ đem lại một lá thư của Hồ Tôn Hiến.

Thẩm Mặc lấy thư ra xem, thấy hàng chữ quen thuộc:" Nửa đời long đong cũng an nhàn, trăm năm tâm sự về bình đạm. Mài mòn ngạo nghễ chỉ có rượu, rửa sạch hùng tâm say chưa đủ."

Chỉ vài chữ ngắn ngủi đã nói hết tâm tình của Hồ Tôn Hiến, có thể nhìn ra vị đại soái từng nắm quyền nửa giang sơn này sau khi về cố hương, hi vọng có thể quên đi mọi thứ trước kia, sống cuộc đời bình đạm, nhưng hùng tâm cùng sự kiêu hánh của hắn sao chịu nổi sự chênh lệch lớn như tế? Đành dựa vào rượu mê muội bản thân sống qua ngày.

Chuyển bài thơ của Hồ Tôn Hiến cho đám Dư Dần xem, ai nấy đều bùi ngùi, Vương Dần nói:

- Với Mặc Lâm công, vận mệnh thật tàn khốc, nửa đời trước sĩ độ gập ghềnh, khi chính thức nở mày nở mặt đã trên 40. Cho nên khát vọng quyền thế, thành công hơn hẳn đại nhân.

- Nói ta làm gì?

Thẩm Mặc lắc đầu:

- Mười năm trước lần đầu gặp đại soái, ông ấy mới là tuần án thất phẩm, mười năm gian khổ vừa làm ra chút sự nghiệp đã bị người ta tước đoạt hết... Chuyển biến quá nhanh.

Vương Dần hỏi:

- Nếu là đại nhân, ngài có bình thản tiếp nhận được không? Hay cũng như đại soái lấy rượu sống qua ngày.

Thẩm Mặc nhìn rặng núi trùng điệp xa xa:

- Có lẽ ngày nào đó ta mới trả lời tiên sinh được. Nhưng trước khi đạt được mục tiêu, thế nào ta cũng không từ bỏ.

Ánh mắt Vương Dần trở nên phức tạp:

- Nhưng vận mệnh đại nhân luôn nắm trong tay kẻ mạnh.

Thẩm Mặc hiểu ý ông ta:

- Ta đúng là không thể hoàn toàn nắm được vận mệnh của mình.

Vương Dân vái y một cái:

- Bất kể đại nhân muốn làm sự nghiệp kỳ vĩ gì, xin hãy nắm vững vận mệnh của mình trước. Nếu không xin đừng làm những chuyện nguy hiểm.

- Xin tiên sinh chỉ bảo.

Thẩm Mặc biết ông ta nói tới bố cục của y ở đông nam, chuyện đó đương nhiên mang nguy hiểm không nhỏ, nhưng khi đó ở đông nam y nhất ngôn cửu đỉnh, quan lớn trong triều không chú ý, thời cơ quá tốt, Thẩm Mặc không khống chế được bản thân.

Vương Dần nhìn thấy tất cả, lòng như lửa đốt, có điều Thẩm Mặc là tên đã lên giây, không thể không bắn. Tới Huy Châu, mượn cớ Hồ Tôn Hiến, ông ta mới nói ra, nếu câu trả lời của Thẩm Mặc không làm ông ta hài lòng, ông ta sẽ xuống thuyền về nhà.

Nhưng sự khiêm tốn của Thẩm Mặc làm ông ta thấy có thể dạy bảo được. Đệ nhất mưu sĩ của Hồ Tôn Hiến lần đầu thể hiện phong thái của mình:

- Đương kim không còn bao lâu nữa, tân chủ chỉ đợi ngày đăng cơ, lúc giao thời cũ mới, phong vân biến áo, tất cả sau máu đấu đá, tất cả cái gọi là thể diện, tư cách đều vứt bỏ hết, chỉ có ngươi sống ta chết, thắng làm vua thua làm giặc.

Trên thuyền không có người ngoài, giọng ông ta trầm hùng:

- Đại nhân đã chuẩn bị xong chưa?

Thường ngày Vương Dần ung dung nhàn nhã, không xen vào chính vụ, không chỉ chỏ bảo Thẩm Mặc làm gì, lúc này thể hiện sự ngạo nghễ của mình, không hề khách khí nói:

- Đại nhân phải quên đi uy quyền hô phong hoán vũ một tay che trời ở đông nam, trong các phe thế lực ở kinh thành, ai cũng hơn ngài.

Thẩm Mặc gật đầu, Vương Dần nói đúng, về kinh, y chỉ là thị lang mà thôi, còn có mười mấy vị quan chức lớn hơn y.

Vương Dần bình tĩnh phân tích thế cục:

- Bệnh quân đa nghi, thái tử tâm tư khó lường, quyền thần ngang ngược, đám tiểu nhân rình rập ở bên. Càng bất lợi là đại nhân rời kinh lâu ngày, lòng người nguội lạnh, hiển nhiên trong thế yếu mà bị động.

- Phân tích của tiên sinh ta hoàn toàn tán đồng, vậy phải đố diện thế nào.

Y biết Vương Dần thường ngày không nổi bậ, nhưng nắm vững đại cục, luôn đứng cao nhìn xuống, không bao giờ lún vào vũng lầy.

- Đây là già phút tranh hùng, không nên tùy tiện ra mặt gây chuyện thị phi.

Vương Dần lời lẽ kiên định:

- Phải chú ý thu mình lại, ẩn nhẫn đợi thời. Ta có mười sáu chữ tặng đại nhân, xin hãy nghe kỹ.

- Vâng, xin tiên sinh chỉ bảo.

Thẩm Mặc cung kính nói.

- Không gần nhị long, không gia nhập đảng, không gây thị phi, không tranh nhất thời.

Thẩm Minh Thần không nhịn được phì cười:

- Thập Nhạc công nói thẳng là rút đầu làm rùa cho xong.

- Làm rùa rụt đầu có gì không hay.

Vương Dần thản nhiên nói:

- Sống lâu hơn tất cả, là kẻ thắng lợi cuối cùng. Từ Hoa Đình đã trên 60, Cao Tân Trịnh trên 50. Nhìn khắp toàn triều, quan lớn tứ phẩm thì đại nhân trẻ nhất, đó là vốn lớn nhất của đại nhân. Ngài đợi được, chúng ta đợi được, chỉ cần bảo vệ tốt bản thân, nhất định đợi được tới thời kỳ tốt nhất.

- Bảo ta ẩn nhẫn không khó.

Thẩm Mặc cười:

- Sợ là có kẻ không bỏ qua.

- Đại nhân đã thể hiện thực lực của mình rồi.

Vương Dần nói tới đòn đánh trả của y với Bắc Kinh khi ở Cống nam:

- Không cần lo bị coi là kẻ yếu. Kỳ thực có hình mẫu ngay trước mặt mà ngài có thể học.

- Ai?

- Vương Bác, người này công tích trác tuyệt, quan hệ trải rộng, dù Từ Giai và Cao Củng cung không dám đụng chạm, sợ đẩy ông ta sang phe đối phương. Nếu có kẻ muốn gây bất lợi là ông ta đánh trả không dung thứ, nhân vật như vậy không ai dạm đụng vào, cũng không muốn đụng vào... Luận thực lực, thế lực, ông ta đều thuộc hàng kiệt xuất trong triều, nhưng ông ta không hề có hành động gì, không phải là cam nguyện sống bình đạm, mà là thời cơ chưa tới.

Thẩm Mặc cảm khái:

- Năm xưa Nghiêm Đông Lâu luận kỳ tài thiên hạ, cho rằng chỉ có hắn, Lục thái bảo và Dương Bác được coi là anh hùng, chớp mắt chỉ còn lại ông ta.

- Nghiêm Thế Phiên dù nhân phẩm thấp kém, tham lam háo sắc, nhưng ít nhất không nhìn nhầm Dương Bắc. Đại nhân xem lại mấy chục năm sóng gió của ông ta, tin rằng sẽ thu được lợi ích.

- Ta hiểu rồi.

Thẩm Mặc ngầm nhắc nhở mình, Đại Minh ngọa hổ tàng long, không thể đắc ý coi thường anh hùng thiên hạ.

Về sau sự thực chứng minh, đòn cảnh tỉnh này của Vương Dần rất đúng lúc, Thẩm Mặc mới không ngã ngựa trong thời điểm bước ngoặt lịch sử đó.

Cuối thu, qua một tháng hành trình, Thẩm Mặc tới điểm cuối Đại Vận Hà, thành Thông Châu, đã sắp về tới nhà rồi.

Nhưng chưa kịp thở phào đã phát hiện ra Đại Vậ Hà xích sắt chắn ngang sông, thủy môn đóng chặt, trạng thái như đối diện với đại địch. Hiện đang mùa gạo chuyển tới kinh, không ít thương thuyền bị chắn ngoài thành, mặt sông rộng lớn không ngờ xuất hiện cảnh tượng ách tắc không thể tiến lui.

Hồ Dũng vội tới thuyền khác nghe ngóng, không bao lâu về báo cáo:

- Đại nhân, Thát Đát xâm phạm, Thông Châu giới nghiêm rồi.

- Thế à?

Thẩm Mặc thái độ dửng dưng, chuyện này nhiều tới nhàm rồi.

- Không thể chặn chúng ta ở đây chứ, Thát Đát chả nhẽ có thể đánh tới từ đường thủy.

Thẩm Minh Thần lên tiếng.

- Tình hình chưa rõ, đừng nóng ruột.

Dư Dần nói nhỏ:

- Đại nhân, chúng ta mới về cứ ngồi xem tình thế biến hóa đã.

Thẩm Mặc một mặt lệnh thủ hạ đi nghe ngóng, một mặt nấp ở chỗ bí mật an toàn, đợi giới nghiêm giải trừ.

Tới chập tối, Chu Thập Tam tìm tới, hai năm không gặp, hai người thân thiết hàn huyên xong, Thẩm Mặc hỏi tới chiến sự.

Chu Thập Tam thở dài:

- Lần này Hoàng Thai Cát, Đóa Nhan Bộ của Liêu Đông câu kết với nhau xâm phạm. Tổng đốc Kế Liêu là Lưu Đào phát hiện ra cấp báo cho triều đình, kinh sư giới nghiêm, các phủ huyện cũng đóng cửa đề phòng.

- Triều đình có đối sách gì?

- Nội các đã sai tổng đốc Tuyên Đại suất binh cứu viện, triệu tập đại thần nghị luận. Hoàng thượng lệnh kinh doanh trải khắp trong ngoài thành.

Chu Thập Nam đối đáp lưu loát mạch lạc, có thể thấy mấy năm qua hắn cũng trưởng thành không ít.

Lúc này thành Bắc Kinh đang bao phủ trong không khí bất an.

Tới ngay cả Gia Tĩnh đễ đang bệnh cũng bị kinh động, gọi Từ Giai vào hỏi:

- Trẫm thấy ánh lửa cách kinh thành không xa, sao các tướng không ra chặn đánh. Ài, cứ dăm ba năm lại một hồi thế này, trẫm mặt mũi nào đi găp tổ tông nữa.

Từ Giai xấu hổ lắm, lòng thầm hận tổng đốc Tuyên Đại vô dụng, còn Lưu Đào quan hệ với ông ta không tệ, nên nghĩ cách bảo vệ:

- Xảy ra sơ xuất này là do chúng thần vô dụng, làm kinh động bệ hạ, xin người trách phạt.

- Tính sổ là chuyện sau này, cứ đuổi Thát Đát đi rồi hẵng tính.

Gia Tĩnh đế tinh thần phấn chấn, trông sức khỏe tốt hơn trước nhiều, nhưng ánh hồng không bình thường trên mặt làm người ta không khỏi lo lắng.

- Vâng.

Từ Giai biết hôm nay hoàng thượng sẽ chấn vấn nên chuẩn bị kỹ càng rồi, chậm rãi nói:

- Binh bộ đã hạ lệnh truy quét giặc, đồng thời nghiêm thủ châu huyện, phân tán lương thảo, bảo vệ lăng tẩm. Xin hoàng thượng yên tâm, Lưu Đào đã lĩnh binh tới Thông Châu nghênh địch, chỉ cần đại quân tới, Thát Lỗ ắt bại.

Gia Tĩnh đế đột nhiên nổi giận:

- Tên Lưu Đào này làm ăn kiểu gì thế, trẫm nhất định phải giết hắn.

- Lâm trận đổi tướng đã không kịp nữa rồi.

Từ Giai kinh hãi, đánh liều nói:

- Lưu Đào cũng có tài, không thiếu hùng tâm lập nghiệp vì triều đình. Lần này để xảy ra sơ xuất, chắc vì thời gian nhậm chức còn ngắn, chưa rõ tình hình. Mong hoàng thượng cho cơ hội lập công chuộc tội.

Gia Tĩnh thở dài:

- Đánh vậy thôi.

Từ Giai thầm thở phào.

Nhưng không phải phải ai cũng chịu tha thứ, trong thiêm áp phòng lại bộ thượng thư, Cao Củng đùng đùng nổi giận nói:

- Chuyện này là sao? Kế trấn gần 10 vạn đại quân, lại có Trường Thành hiểm yếu, sao để Mông Cổ xâm phạm được?

Quách Phác ánh mắt vô cùng ác liệt:

- Chẳng phải do họ Từ diệt người khác phái, nhất định muốn cánh cửa kinh sư phải là người của mình thì đâu ra kiếp nạn ngày nay.

- Hành vi kẻ này có khác gì Nghiêm đảng?

Quách Phác gật đầu:

- Thật làm người ta quá thất vọng.

Quan điểm giống như bọn họ ở trong kinh không ít. Kỳ thực cách nhìn này có chút bất công, lúc đó tổng đốc Kế Liêu là môn nhân Nghiêm Thế Phiên, thử hỏi triều đình sao an tâm cho người như thế trấn thủ cánh cửa kinh sư?

Mặc dù hai năm qua Từ Giai chuyên quyền độc đoán, dùng không ít thân tín. Nhưng ở chuyện này oan uổng cho ông ta rồi. Từ các lão sao có thể không biết nặng nhẹ đem vị trí trọng yếu nhất thiên hạ đi tặng ân tình được?

Lưu Đào là nho tướng hiếm có của triều đình, thông thao lược, giỏi xạ kỵ, văn võ toàn tài, Từ Giai phái ông ta tới tóa trấn Kế Liêu là coi trọng nơi này chứ không phải là thích dùng người thân.

Lưu Đào nhậm chức rồi cẩn trọng làm việc, nhưng khi xui xẻo thì uống nước cũng giắt răng. Thủ hạ của ông ta phụ trách Lĩnh Tứ khẩu bị Tiêu Cần dụ dỗ thành giáo đồ cuồng nhiệt của Bạch Liên, kết quả đem vùng mình phụ trách dâng lên làm công đầu tặng cho Tiêu giáo chủ.

Có cơ hội đương nhiên người Mông Cổ không khách khí, lập tức tập trung lực lượng thẳng tiến. Bọn chúng biết Thông Châu là kho lương của kinh sư, phòng bị lại kém xa kinh thành, nên nhào bổ vào đó.

Lưu Đào biết chuyện gay to rồi, một mặt điều động bộ đội bao vây, một mặt suất lĩnh binh mã bản bộ truy kích.

Nhưng người Mông Cổ toàn kỵ binh, tới lui như gió, dù Lưu Đào suất lĩnh khinh kỵ chất lượng tốt nhất Đại Minh cũng chỉ có thể ở sau hít bụi.

Có điều Lưu Đào phán đoán chuẩn xác mục đích của Mông Cổ là Thông Châu, gửi bồ câu đưa thư cảnh báo trước, khi Thẩm Mặc tới Thông Châu đúng lúc nhận đư thư đóng cửa thành đón địch, người Mông Cổ thì chưa tới nơi.

Chu Thập Tam phụ trách thăm dò quân tình, thấy tín hiệu liên lạc liền tới gặp mặt. Hắn cho Thẩm Mặc biết một canh giờ trước thám mã của người Mông Cổ đã tới dưới thành, đoán chừng đã đem tình hình về báo cho đại quân rồi.

Nghe xong Thẩm Mặc nhìn ra ngoài, lúc này trời đã tối, chỉ nhìn thấy bóng dáng lờ mờ những chiếc thuyền, cùng ánh đuốc bập bùng.

Thẩm Mặc hỏi:

- Sao không ai bỏ đi, chẳng lẽ không biết người Mông Cổ tới.

- Năm nào người Mông Cổ cũng tới, nhưng chưa bao giờ đến Thông Châu, hẳn là bọn họ xem thường.

Người Mông Cổ xưa nay tới từ phía tây, Thông Châu lại nằm ở phía đông Bắc Kinh, lại có đại quân Kế Liêu trấn thủ phía bắc, cho nên chưa bao giờ phải nghe tiếng cảnh báo giặc tới.

Nhìn những chiếc thuyền còn chưa ý thức được nguy hiểm kia, Thẩm Mặc trầm giọng nói:

- Sáng sớm ngày mai là người Mông Cổ có thể tới nơi rồi, thành Thông Châu có chuẩn bị, bọn chúng không dám đụng vào, nhưng những chiếc thuyền kia thì nguy rồi.

Có hai cách để những chiếc thuyền kia thoát hiểm, một là nhân lúc trời tối mở thủy môn cho bọn họ vào; hai là tổ chức bọn họ rút lui ngay trong đêm. Hiển nhiên cái trước đỡ khó khăn hơn, nguy hiểm nhỏ, có thể chấp nhận.

Nhưng khi Thẩm Mặc sai người đi truyền lời, mời thị lang Vương Quốc Quang trú đóng ở Thông Châu mở thủy môn cho đội thuyền vào thành tránh nguy hiểm, lại bị từ chối, Vương Quốc Quang nói trước khi giải trừ giới nghiêm không mở cửa.

- Cho người Mông Cổ mười lá gan bọn chúng cũng không dám bỏ ngựa lên thuyền đánh vào thủy môn.

Hay tin Thẩm Minh Thần không nhịn nổi:

- Tên Vương Quốc Quang này rõ ràng nhát gan, sợ trách nhiệm.

Thẩm Mặc không nghĩ thế:

- Chức trách của hắn không liên quan tới chuyện này, cẩn thận một chút cũng là bình thường.

Liền hạ lệnh chấp hành phương án thứ hai.

Thẩm Minh Thần vẫn lo lắng:

- Không có chứng cứ gì nói Thát Đát tới, nhưng chiếc thuyền kia ai chịu tin.

- Không cần lo, bọn họ chẳng những tin ta lại còn nghe ta nữa.

- Thật sao?

Thẩm Minh Thần không tin:

- Xem đại nhân có phép thần thông gì.

Thẩm Mặc bảo với Hồ Dũng:

- Lời vừa rồi ta dặn đã nhớ chứa.

- Nhớ rồi, tiểu nhân nhớ kỹ lắm, hồi nhỏ không đọc sách chứ nếu không cũng đã trúng cử nhân rồi.

Hồ Dũng ba hoa.

- Ít nói thôi.

Thẩm Mặc lườm hắn:

- Theo lời ta đi truyền lời từ trong ra ngoài, đợi bọn họ đi rồi mời tới thuyền tiếp theo, thà chậm chứ đừng để loạn.

Hồ Dũng liền dẫn người lên thuyền nhỏ, đi một lúc mới phát hiện ra Thẩm Minh Thần cũng đi theo, hỏi hắn đi làm gì, hắn cười hăng hắc:

- Xem đại nhân làm phép thế nào.

Không đưa hắn về được nữa, Hồ Dùng đành mặc kệ, tới chiếc thuyền thứ nhất gõ chậu đồng.

Người trên thuyền cảnh giác đi xuống, Hồ Dũng chắp tay xong, ngón cái tay phải chỉ lên trời.

- Thiên hà vạn đạo quy nhất tông, thiên hạ tào bang thị đệ huynh, vất vả vất vả rồi.

Người kia vội đáp lễ:

- Vất vả vất vả, thân huynh nhiệt đệ đỡ một tay, có lừa lại có ngựa, vị huynh đệ này có chuyện gì?

Có câu mở miệng nói vất vả nhất định là người giang hồ, cho nên thái độ đối phương trở nên nghiêm túc.

Hồ Dũng hắng giọng nói:

- Đại bàn nhà ta nói, cướp đường tới rồi, mời chư vị tới hoàng đế độ tạm lánh.

Người kia hỏi:

- Xin hỏi là bàn nào? Xuân điển ra sao?

- Chiết hải giang thâm ba lãng lưu, đạt đạo tiêu diêu viễn cận du.

- Thì ra là đại gia ngoài cửa.

Người kia cả kinh, chắp tay nói:

- Lập tức đi ngay.

Thấy thuyền kia lên đường, Hồ Dũng đắc ý nhìn Thẩm Minh Thần:

- Cảm giác thế nào?

Thẩm Minh Thần lắc đầu quầy quậy:

- Chẳng hiểu gì cả.

- Không hiểu là đúng, kỳ thực ta cũng không hiểu, nhưng đại nhân bảo nói thế, đảm bảo không vấn đề gì.

Tới chiếc thuyền tiếp theo truyền lời, quả nhiên cũng ngoan ngoãn tới "hoàng đế độ" quái quỷ gì đó, tới khi trời sắp sáng, cuối cùng toàn bộ đi hết, khi thiết kỵ Mông Cổ tới nơi, thấy trên sông trống không, đâu ra "thương thuyền nhiều như đàn dê"?

Không phải là hoàn toàn không có, có một cái thuyền nhỏ giữa sông, bên trên có một tướng quân mặc khôi giáp vàng sáng loáng nói lớn:

- Cẩu Thát Đát mắc lừa chưa, đại quân chúng ta từ bốn phương tám hương bao vây rồi, Thông Châu là mồ chôn các ngươi.

Nói xong chèo thuyền rời đi, cung tên người Mông Cổ chỉ kịp bắn vuốt đuôi nó.

Người Mông Cổ chẳng kiếm chác được gì, lại nghe quân Minh từ bốn phía tăng viện tới, không dám ở lại, thúc ngựa chạy cho xa, càn quét nông thôn.

Bọn chúng chia ra thành nhiều đội, đồng thời cướp phá các thôn trấn khác nhau, khi quân Minh tới cứu, bọn chúng lập tức tụ lại dùng trọng binh đánh tan quân Minh truy kích mỏi mệt.

Chiến thuật mang tính cơ động cao này khiến quân Minh truy kích cực kỳ khó khăn.

Lưu Đào khốn đốn, quân Minh đối diện kỵ binh Mông Cổ lại không có tường thành bảo hộ, ưu thế binh lực và trang bị không phát huy nổi.

Dưới tình huống bị động đó, điều duy nhất ông ta làm được là từng bước ép Thát Đát rời khỏi kinh sư nơi nhân khẩu đông đúc, giảm tổn thất tới mức thấp nhất.

Bất kể thế nào thì thành Bắc Kinh cũng không có chiến hỏa, mà người Mông Cổ cũng không dừng trong nội địa quá lâu, vừa đánh vừa lui ra ngài Trường Thành. Cho nên hoàng đế ngày ba bận hỏi tới, Từ Giai đem tấu báo của Lưu Đào "Thát Lỗ rút lui", hi vọng làm hoàng đế bớt giận.

Gia Tĩnh xem xong quả nhiên bớt giận không ít, nhưng Từ Giai chẳng thể thở phào.

Theo thông lệ, kinh thành bị người Mông Cổ quấy nhiễu, hoàng đế phải thỉnh tội liệt tổ liệt tông, Gia Tĩnh sức khỏe không tốt, và lại chẳng phải chuyện vẻ vang gì, cho nên sai Cao Củng đi tới thái miếu khấu đầu xin lỗi hộ ông ta.

Cao Củng thay tế phục tới thái miếu ở phía nam Tử Cấm Thành, nhìn cửa cung sập xệ đóng chặt, lại nhìn thái miếu cung phụng liệt tổ liệt tông Đại Minh, nhớ lại hoàng triều năm xưa đánh dẹp thiên hạ, tung hoành thảo nguyên, không ngờ bị bại tướng cũ làm nhục tới độ này.

Nghĩ tới đó Cao Củng không kìm được bi thương, quỳ gối trước thái miếu khóc ròng, cửu khanh đi thỉnh tội cùng chẳng hiểu ra sao. Nhưng lúc này Cao Củng đại biểu cho hoàng đế, bọn họ cùng khóc theo... Tiếng khóc vang vọng trời xanh, ai không biết còn tường hoàng đế băng rồi.

Cao Củng đi ba bước khấu đầu một lần, tới trước đại điện đọc sớ thỉnh tội của hoàng đế, sau đó thiêu trong bồn than, lại khấu đầu tạ tội lần nữa, nếu không phải có thái giám bên cạnh đỡ lấy thì ông ta dập đầu nát gạch mất... Khi được đỡ lên thì trán Cao Củng đã chảy máu tím đen cả mảng.

Mọi người thầm nhủ:" Chẳng trách Cao Túc Khanh hai năm qua quan lộ thuận lợi như thế." Đương nhiên đó chỉ là đám ham quyền mê chức. Ai có đầu óc một chút có thể nhận ra lời không tầm thường trong sớ thỉnh tội vừa rồi, như " nhi thần dùng sai người, bị che tai bịt mắt, làm tổ tông bị sỉ nhục."

Nếu những câu đó xuất phát từ ý hoàng thượng thì Từ các lão nguy rồi, nhưng khả năng Cao Củng bịa ra quá nhỏ, đó là tội khi quân! Cho nên mọi người tin hoàng đế giận thủ phụ rồi, thừa cơ cảnh cáo Từ Giai.

Nhưng đúng không phải là lời hoàng đế thật, khi Gia Tĩnh đế xem bản sao tế văn, tức giận gọi Cao Củng tới, nghiêm khắc chất vấn, vì sao cả gan bịa đặt thánh ý.

Cao Củng chẳng hề sợ hãi đáp:

- Khi thần đưa bệ hạ xem bản nháp, người nói thần tránh nặng tìm nhẹ, hỏi thần sợ đắc tội với ai? Thần nghiêm khắc tuân theo giáo huấn của hoàng thượng, đem lời thật nói ra, không sợ đắc tội với ai cả.

Gia Tĩnh giờ mới nhớ lại đúng thế thật, khi ấy lời Cao Củng quá ôn hòa, đâu phải là chiếu thỉnh tội? Vì thế trách ông ta vài câu, ý tứ là thêm vào vài lời phê bình chẳng ảnh hưởng tới ai, đáng lẽ quan viên xuất thân hàn lâm như ông ta phải lĩnh hội được, ai ngờ cơ sự ra thế này.

Gia Tĩnh đế biết ông ta xưa nay không chịu nổi điều chướng tai gai mắt, thừa cơ chửi đám ăn hại kia, chứ không mang mục đích chính trị gì. Cho nên không làm khó xương sống của Dụ Vương này, vì thế thở dài:

- Ái khanh đừng quá phấn nộ, trị gia khó, trị quốc càng khó, Từ các lão cũng khó, đừng trách ông ta nữa.

Cao Củng nghe thế biết hoàng đế không thiếu Từ Giai được, nghiêm mặt nói:

- Thần không phải giận cái gì, mà vì bọn họ che giấu thánh thượng, coi người là hoàng đế hồ đồ.

- Hả? Nói tường tận nghe coi.

- Thần nghe nói hôm trước Từ các lão bẩm báo với bệ hạ, nói Thát Lỗ đã bị Lưu Đào truy sát khỏi biên cảnh, phải chăng có chuyện này?

Cao Củng hỏi.

Gia Tĩnh gật đầu:

- Đúng là thủ phụ nói thế.

- Thần lại nghe hiện giờ Thát Lỗ ở Bình Cốc? Đám Lưu Đào lại từ Kế Trấn chạy tới Thông Châu. Tựa hồ là tiễn chân chứ đâu phải là truy sát.

Gia Tĩnh đế nghe thế mặt biến đổi liên tục, choàng tỉnh:

- Đúng thế, Lưu Đào lại dám nói là truy sát, định lừa ai đây?

Cao Củng sục sôi căm phẫn nói:

- Hoàng thượng minh xét, nay ngoại binh bốn phương tụ hợp, cấm quân xuất kích, dấy đại binh như thế mà lại như trò chơi đáng cười, còn đâu thiên uy Hoa Hạ?

Gia Tĩnh đế bị Cao Củng khơi lên lửa giận, hừ một tiếng:

- Thể diện của trẫm bị bọn chúng làm mất sạch rồi.

Cao Củng đạt được mục đích liền thôi, thật ra ông ta cũng không muốn đâm lén sau lưng, nhưng không thể nhẫn nhịn được. Vốn khi Nghiêm đảng loạn triều chính đã bị trừ, ông ta hi vọng Từ Giai thay quyền có thể dẹp tà dương chính, mang lại hi vọng chấn hưng Đại Minh.

Nhưng Từ Giai làm ông ta quá thất vọng, khi Nghiêm Tung còn thì ông ta cung kính có thể xem như nhẫn nhịn giữ mình. Nay Nghiêm Tung đã đổ, hoàng đế mang bệnh, mệt mỏi chính sự, là cơ hội để Từ Giai thể hiện hùng tài đại lược.

Song ông ta càng thêm cẩn thận, chỉ mê đắm mỗi chuyện thanh toán Nghiêm đảng, quốc sự chỉ dừng ở chỗ tu bổ, không dám vượt quá giới hạn nửa bước.

Đương nhiên vì triều chính bị Nghiêm đảng làm cho quá thối nát, cho nên Từ các lão với tác phong " trả ân uy cho chủ thượng, trả chính vụ cho các ti, đem khen chê cho công luận" được đại đa số tán thưởng,

Nhưng trong mắt Cao Củng, Từ Giai không khác gì Nghiêm Tung. Thực ra công bằng mà xét, tiếng xấu của Nghiêm Tung đại đa số là do đứa con bảo bối mà ra, bản thân chẳng có tội ác lớn, nhưng thế tức là Nghiêm Tung vô tội?

Theo Cao Củng là ngược lại, thậm chí Nghiêm Tung tội cực ác, thân là thủ phụ mà chỉ làm cảnh là tội lớn nhất, thậm chí là lớn hơn tham ô hối lộ, kết đảng hại nước hại dân.

Chỉ vì vinh hóa phú quý bản thân mà trơ mắt nhìn quốc gia từng bước rơi xuống vực thẳm, cái loại "chiếm nhà xí không chịu ỉa" là hành vi Cao Củng hận nhất.

Đương nhiên Cao Củng cũng thừa nhận Từ Giai hi vọng quốc gia tốt lên, nhưng chỉ giới hạn trong trừ tệ nạn mà thôi, truy cầu lớn nhất là khôi phục pháp độ tổ tiên, chưa từng dám nói tới "cải cách", nói tới "thay đổi", tuyệt đối không dám đụng chạm vào kết cấu chính trị, càng không dám hạn chế hoàng quyền bị lạm dụng vô độ.

Nhân vật như thế thời thịnh thế là tướng quốc hoàn mỹ, nhưng Đại Minh hiện nay các loại mâu thuẫn đã tới mép bờ bùng nổ, hoàng triều đã đối diện với sự tồn vong.

Trong mắt Cao Củng, Từ Giai không quá tệ, nhưng tố chất khí phách, căn bản không nhận được trọng trách xoay chuyển càn khôn.

Cao Củng ngứa mắt với Từ Giai là ở đó, ông ta cho rằng phải đuổi hạng tế tướng chỉ biết viết thanh từ khỏi triều đình, để người có năng lực thượng nhiệm, mạnh mẽ cải cách, mới vãn hồi lại thiên hạ suy đồi.

Đương nhiên người có khí phách đó, nhất định phải là ông ta.

Có câu chó cắn áo rách, Lưu Đào đúng là xui hết cỡ, bên kia Cao Cùng vừa cáo trạng một vố, bên này ông ta lại thua trận...

Thát Lỗ chia quân ra cướp bóc, đám tướng lĩnh Tuyên Phủ không nghe ông ta điều khiển, tự dẫn binh tới cứu, không ngờ Thát Lỗ tập kích, làm ba vị tướng lĩnh chiến tử, tổn thất gần nghìn người, là đại bại.

Vì đương sự đã chết hết, chi tiết cụ thể không phân biệt được nữa, chưa nói uy danh Lưu Đào mất sạch, hình tượng trong lòng hoàng đế cũng chuyển biến ngược hẳn lại.

Trung tuần tháng 10, hoàng đế lệnh nội các đình chức Lưu Đào, giao vị trí cho Giang Đông tổng đốc Tuyên Đại. Hai ngày sau, lệnh Cẩm Y vệ bắt Lưu Đào cùng hơn mười bộ hạ tiến kinh, giam Trấn phủ ti nghiêm hình tra khảo.

Ba ngày sau, tổng binh Đại Đồng kháng địch ở Mật Vân, bại trận. Sau đó Thát Lỗ lui dần, cuối tháng 10 Thát Lỗ rời khỏi Trường Thành, kinh sư giải giới nghiêm.

Lần này Thát Lỗ vào nội địa hơn mười ngày, càn quét hơn ngàn dặm, cướp mười mấy huyện, gần trăm thôn trấn, hàng vạn nhà cửa bị thiêu hủy, mười mấy vạn bách tính gặp nạn, tử thương hàng nghìn, tài sản nữ tử bị Thát Lỗ bắt đi không kể hết, là tổn thất thảm nhất mười năm qua.

Thẩm Mặc cuối cùng cũng xuống thuyền, trên đường về kinh, thấy thôn trấn tan hoang, mộ mới mọc khắp nơi, tiền giấy bay khắp nơi, tiếng khóc vang trời, tâm tình cực kỳ nặng nề. Tới khi nhìn thấy thành Bắc Kinh, y mới nỗ lực điều chỉnh tâm tình, xa cách hai năm, y không muốn đem tâm tình này gặp người nhà.

Thành Bắc Kinh lại khôi phục phồn hoa náo nhiệt ngày trước, trên phố Bàn Cờ người qua kẻ lại vẫn chen vai thích cánh, tiếng người rộn ràng. Nhìn từng cửa hiệu quen thuộc, nghe tiếng rao hàng trầm bổng, Thẩm Mặc tưởng chừng như tới nơi hoàn toàn khác, lòng rối loạn.

Y đi liền một mạch hai năm, không biết phải đối diện với vợ con ra sao.

Nhưng tiến vào ngõ Bàn Cờ, huyên náo bên ngoài thoáng cái bị ngăn cách, đất trời chỉ còn lại y và nhà, Thẩm Mặc chỉ mong lập tức gặp được những người thân yêu nhất của mình.

Hộ viện của nhà nghe thấy động tĩnh ra ngoài xem, vì hộ vệ Thẩm Mặc đã thay người mới, hai bên không nhận ra nhau, nên cảnh giác hỏi:

- Quý vị cần gì ạ?

- Quý cái đầu ngươi ấy.

Trong xe vang lên giọng quen thuộc, thấy Thẩm Mặc vén rèm lên:

- Hầu Tam, ngay cả lão gia cũng không nhận ra à?

Hầu Tam là hộ viện lâu năm rồi, nhìn kỹ lại, chẳng phải lão gia thì là ai? A một tiếng, quỳ xuống đất, không hành lễ mà quay đầu lại kêu lớn:

- Mau bẩm báo với các phu nhân, lão gia về rồi.

- Lão gia về rồi, lão gia về rồi.

Tiếng reo hò nối tiếp nhau, làm Thẩm phủ yên tĩnh tức thì trở nên huyên náo.

Thẩm Mặc hít sâu một hơi không khí trong nhà, y đã rời đây 20 tháng, cuối cùng lại nhìn thấy cánh cửa sơn đen quen thuộc, không đợi người nhà ra đó, liền sải bước đi vào trong.

Còn chưa qua tiền viện, hai bóng dáng gầy nhỏ đã lao vụt tới, Thẩm Mặc chưa kịp giang tay ra đón, hai con khỉ nhỏ đã tung mình nhào vào lòng, xô cho y loạng choạng thiếu chút nữa ngã phệt mông xuống đất.

- Giỏi lắm, đã lớn thế này rồi.

Thẩm Mặc cười hóp mắt lại, chẳng phải nhi tử bảo bối của y thì ai? Hai tên tiểu tử đã cao hơn hẳn rồi, nhưng vẫn gầy như khỉ, một đứa ôm lấy cổ y không chịu xuống.

Thẩm Mặc đành mặc chúng treo trên người, mỉm cười với thê tử.

Nhược Hạm mặc bộ váy màu hồng thêu hoa, khuôn mặt bạch ngọc xanh xao đi không ít, nhưng càng trở nên đẹp không gì sánh nổi, nếu chẳng phải đang ôm nữ nhi, thật khó làm người ta tin, nàng đã là mẹ của ba đứa bé rồi.

Nhìn thấy oan gia của mình, núm đồng tiền trên má thoáng hiện qua rồi mất, nhưng gò má bạch ngọc đã thành hồng ngọc.

Nhu Nương đi tới, giúp Thẩm Mặc tách A Cát và Bình Thường ra, nói nhỏ:

- Lão gia đã về.

Thẩm Mặc gật đầu "ừ" một tiếng, nhìn Bình Thường rụt rè đứng bên cạnh, đưa tay xoa đầu nó:

- Xú tiểu tử, để cha bế nào.

Rồi nhấc nó lên, thơm một cái:

- May tiểu nhi tử vẫn còn nhẹ, có nhớ cha không?

Bình Thường gật đầu, nói rất chân thật:

- Ngày nào cũng nhớ.

- Ha ha, ngoan quá.

Thẩm Mặc lại thơm nó cái nữa, rồi ánh mắt bị cô bé trong lòng Nhược Hạm thu hút.

Cô bé trong rất yếu ớt, lại cực kỳ nhút nhát, rúc trong lòng mẹ, mắt chớp chớp tò mò nhìn Thẩm Mặc.

- Bảo Nhi ngoan, để cha bế đi.

Nhu Nương đón lấy Bình Thường, dỗ cô bé:

- Đó là cha mà con hay tìm đấy.

Thẩm Mặc đưa hai tay ra, Nhược Hạm liền đưa nó cho y cẩn thận ôm vào lòng, trái tim mềm ra, đó là cảm giác mà ba đứa nhi tử chưa từng mang lại cho y. Thẩm Mặc thấy bao u ám, uất ức, phẫn nộ, những cảm xúc xấu bị tiểu thiên sứ xua tan sạch sẽ, chỉ còn lại nhu tình và ấm áp.

"Thật là thần kỳ..." Y đang hưởng thụ thì nghe Bảo Nhi òa khóc, tiểu nha đầu tròn một tuổi đã biết nhận ra người khác, chưa bao giờ bị người lạ ôm lấy, ban đầu chưa sao, đợi nó nhận ra, liền vùng vẫy khóc lên.

Thẩm Mặc vội dùng mười tám ban võ nghệ ra dỗ, Bảo Nhi càng khóc tợn hơn, khóc nấc lên, đôi chân mũm mĩm đạp liên hồi...

- Khó tính quá nhỉ.

Thẩm Mặc ngượng ngùng giao nữ nhi cho Nhược Hạm.

- Nữ nhi cũng không nhận ra chàng nữa.

Nhược Hạm lườm y một cái đón lấy con, thật là kỳ diệu, Bảo Nhi vừa vào vòng tay nàng, tức thì yên tĩnh lại, khuôn mặt nhỏ ép chặp vào lòng mẹ, lại tò mò nhìn Thẩm Mặc như chưa có gì xảy ra.

- Bảo Nhi mau mau gọi ba ba đi, đó là ba ba xấu của con đấy.

U oán trên mặt Nhược Hạm mau chóng bị nhu tình thay thế, nắm bàn tay nhỏ của nữ nhi:

- Gọi ba ba xấu.

- Sợ sợ..

Bảo Nhi mút ngón tay, lúng búng nói.

Thẩm Mặc đầu tiền là buồn bã nghĩ:" Mình đáng sợ vậy à?" Chớp mắt hiểu ra ngay, thì ra là gọi ba ba, hơn nữa còn cắt bỏ phần xấu đi, xem ra khuê nữ còn hướng về mình... Nhưng y không nghĩ thử xem, khuê nữ y còn chưa nói được từ phức tạp. Thẩm Mặc cười ngây ngốc, giọng lấy lòng:

- Gọi mấy tiếng nữa.

( phạ = sợ, phát âm gần giống ba ba)

- Sợ sợ.. Sợ sợ...

Trong sân vang lên tiếng gọi hàm hồ của cô bé, cùng tiếng cười của Thẩm Mặc.

Cả nhà ăn cơm xong, Nhu Nương dẫn ba đứa bé trai đi ngủ trưa, Nhược Hạm bế Bảo Nhi về nhà chính, Thẩm Mặc lật đật theo sau, làm mặt xấu dỗ khuê nữ.

Bảo Nhi ban đầu cười khanh khách, ai ngờ y vừa vào phòng ngủ, nó liền khóc toáng lên, hiển nhiên không hoan nghênh "khách không mời" này.

Bị khê nữ xa lạ Thẩm Mặc xấu hổ lắm, thầm nghĩ:"May mà ta còn có tuyệt chiêu." Liền sai người mang rương gỗ ở gian ngoài vào, lấy ra một cái hũ sứ bọc kín, mở nút xi ra, bên trong thấy bột màu nâu.

Thẩm Mặc lấy chén trà trên bàn, thấy hơi nhỏ, liền bỏ luôn nắp ấm trà ra, múc hai thìa bột nâu cho vào.

Nhược Hạm bế khuê nữ đứng ở bên, Bảo Nhi mở to mắt tò mò, không biết vị "thúc thúc" này muốn làm gì.

Thẩm Mặc rót nước sôi vào ấm, khuấy nhẹ nhẹ. Thấy thứ trong ấm trà đã tan ra, Nhược Hạm hỏi:

- Có uống được không?

- Đương nhiên là được.

Thẩm Mặc cười rót thứ bên trong ra chén:

- Không tin nàng thử xem.

Nhược Hạm hít hít, nửa tin nửa ngờ cầm chén trà lên nhấp một ngụm, cám thấy hương vị chưa bao giờ nếm trải qua, làm lòng nàng ấm áp, rất thỏa mãn... Cảm giác tựa như lần đầu mới yêu.

- Mùi vị thế nào? Hương thuần không?

Thẩm Mặc hớn hở hỏi.

Nhược Hạm gật đầu, cho Bảo Nhi đang sốt ruột đợi bên cạnh một ngụm nhỏ, tức thì lấy lòng của cô bé con, Bảo Nhi chóp chép không ngừng, chớp mắt đã uống hết cả chén, còn liếm quanh miệng một vòng, mắt long lanh nhìn mẹ:

- Muốn, muốn nữa.

- Mẹ không có, phải xin ba ba.

Nhược Hạm lắc đầu.

- Gọi ba ba đi mới cho.

Thẩm Mặc cười như con hồ ly già.

- Sợ sợ...

Bảo Nhi rất dễ thương lượng.

- Để ba ba bế nào.

Thẩm Mặc đưa tay ra bế nó, thơm lên gò má non mềm của khuê nữ, Bảo Nhi bị râu của y đâm phải, mếu máo định khóc, cha nó uy hiếp ngay:

- Khóc là không cho.

Tên gia hỏa này ở ngoài uy hiếp dụ dỗ quen rồi, không ngờ mang ra dùng với khuê nữ.

Bảo Nhi không chịu, chân tay quẫy đạp khóc thét lên, khiến Thẩm Mặc vừa xin lỗi vừa làm mặt xấu, lại dâng ca cao lên, dốc hết chiêu số hầu hạ tiểu tổ tông, Bảo Nhi mới dần ngừng khóc uống ca cao, thỏa mãn chùi miệng lên y phục của y, rồi mơ mang thiếp đi.

Nhược Hạm đứng bên cạnh nhìn, thấy vẻ luống cuống sợ hãi của trượng phu với nữ nhi, trong lòng trào dâng hạnh phúc lâu chưa từng có.

Thẩm Mặc nhè nhẹ đặt nữ nhi vào nôi, đắp chăn cho nó, lúc này mới rảnh nhìn nó. Cô bé con đã nhắm mắt lại, nhưng tựa hồ phát hiện ra có người nhìn mình, mơ màng mở mắt ra nhìn, lại mơ màng khép mắt lại.

Mặc dù khuôn mặt nhỏ bị cha nó làm cho lấm lem, nhưng không hề hao dung mạo xinh xắn của Bảo Nhi chút nào, hàng mi dài, cái miệng nhỏ hồng hồn, giống con búp bê sứ đẹp nhất, đẹp tới làm người ta ngạt thở.

Hạ nhân lui hết, trong phòng chỉ còn đôi phu thê xa cách lâu ngày, ánh mặt trời chiếu qua cửa sổ, buổi trưa đầu đông tràn ngập ôn tình. Nhìn khuôn mặt đáng yêu của nữ nhi, Thẩm Mặc hỏi vợ:

- Lúc còn nhỏ nàng cũng thế này phải phải không?

- Ừ, Lưu ma ma nói khuôn mặt giống nhất, có điều mắt lại giống chàng.

Bảo Nhi gần như kế thừa toàn bộ ưu điểm hai người, mười mấy năm sau, không biết bao nhiêu vương tôn công tử sẽ phải tương tư đứt ruột.

Thẩm Mặc đột nhiên hỏi:

- Nhược Hạm, Bảo Nhi luôn bú sữa của nàng phải không?

Nhược Hạm mặt đỏ lên, nhưng thấy phải để oan gia này biết mình sống chẳng dễ dàng, liền nói:

- Bảo Nhi vừa sinh ra cơ thể đã yếu, đại phu nói tốt nhất là tự nuôi, nên không tìm nhũ mẫu.

- Chẳng trách.

Giọng Thẩm Mặc lập tức trở nên quai quái.

- Chẳng trách cái gì?

Thấy mắt y hấp háy nhìn minh, Nhược Hạm bỗng hoảng loạn, người ta nói tiểu biệt thắng tân hôn, bọn họ đã hai năm không gặp nhau.

Thẩm Mặc đưa tay ra minh họa, giọng khàn khàn:

- Chỗ này rõ ràng to hơn.

- Đáng ghét.

Nhược Hạm mặt đỏ dừ, nhưng lại ưỡn ngực lên, khoe đường cong ngạo nghễ trước mặt trượng phu.

- Nương tử, ta cũng muốn nếm thử.

Thẩm Mặc nuốt nước bọt.

- Không cho.

Nhược Hạm ôm ngực, tư thế dụ hoặc vô cùng, nàng khẽ cắn môi hồng, mắt lim dim:

- Còn chưa tối mà.

- Mặc kệ.

Thẩm Mặc nhào tới, bế thê tử lên, đi qua rèm châu, tới chiếc giường lớn gian trong.

Mây tan mưa tạnh, sau một phen triền miên, Nhược Hạm tóc tai rối loạn lười nhác dựa vào trượng phu, ngón tay thon thon khấy vòng trên ngực y, oán trách một cách ngây thơ:

- Chàng thật nhẫn tâm, đi liền hai năm, bỏ mặc thiếp và con.

Thẩm Mặc nắm lấy tay còn lại của nàng, đưa lên miệng thơm, áy náy nói:

- Làm quan đâu được tự do, ta đương nhiên muốn đi đâu cũng mang nàng theo, nhưng triều đình không cho, phải tách chúng ta ra mới yên tâm.

- Khi nào chàng mới rảnh được.

Nhược Hạm thỏ thẻ:

- Chúng ta sống như những nhà bình thường.

Cả hai đều thông minh, thời gian đã làm lành vết thương xưa, không cần khơi nó lên nữa.

Thẩm Mặc nghe ra ý ngầm của nàng, Nhược Hạm cuối cùng đã nhượng bộ rồi, không còn yêu cầu đãi ngộ mà người ngoài thấy là không thực tế nữa. Y lại không nghĩ thế, nói:

- Ta nói hai năm qua ở ngoài, ta không đụng vào bất kỳ nữ nhân nào, nàng có tin không?

- Ban đầu không tin.

Nhược Hạm người vẫn còn mềm nhũn, khó khăn mới đưa tay xuống, nắm lấy thứ vẫn cứng như đá kia, ánh mắt đầy mật ngọt:

- Giờ thì tin rồi.

Thẩm Mặc cười đắc ý:

- Ngày mai ta vào cung giao công văn, trước năm mới ta ở nhà nghỉ ngơi.

Nói rồi siết chặt tay, hai tấm thân dán chặt vào nhau:

- Trả hết nợ lẫn lãi cho nàng trong hai năm qua.

Nghe trượng phu nói ở nhà lâu như thế, Nhược Hạm vui mừng, không chú ý tới lời xấu hổ của y, hỏi tới:

- Thật không?

- Đương nhiên.

Thẩm Mặc cười tủm tỉm:

- Ta về nhà dưỡng bệnh mà, tất nhiên phải có dáng vẻ dưỡng bệnh.

- Phì phì, nói bậy.

Nhược Hạm bịt miệng y lại:

- Còn trẻ như thế, nguyền mình bị bệnh gì chứ.

- Nương tử không biết rồi.

Thẩm Mặc thơm tay nàng, cười khì khì:

- Ta bị bệnh tương tư, chỉ nương tử chữa được..

Nói rồi xoay người đè nàng xuống:

- Nương tử cứu mạng.

Nhược Hạm chủ động vươn tay ra, ôm chặt lấy y, đón nhận đợt công kích dồn dập của trượng phu, trên đỉnh khoải lạc, nàng vứt bỏ hết khúc mắc, lòng bình an chưa từng có.

Chú Thẩm qua ải nhẹ nhàng quá, hơi thất vọng..

Sói


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx