Mang tâm sự trùng trùng về nhà, trời không còn sớm nữa, đám con đang bị Nhu Nương giám sát, chuẩn bị rửa chân đi ngủ. Thấy cha mở cửa đi vào, A Cát và Thập Phần quấn lấy muốn y kể chuyện đánh thổ phỉ ở đông nam.
Thẩm Mặc cười:
- Rửa cái chân thối đánh sạch răng đã, này Thập Phần, cái chân hôi của con là di truyền của ai đấy, vừa mở cửa đã làm cha chết ngạt rồi, sao còn dám mở miệng đòi kể truyện.
Thập Phần xấu hổ cúi đầu xuống, cho chân vào chậu nước, lầu bầu:
- Không sinh cho người ta cái chân thơm tho còn trách móc...
A Cát ở bên hào hứng nói:
- Cha, chân con không thối, không cần rửa nữa nhé.
Nói rồi giơ chân lên:
- Không tin cha ngửi đi.
- Ngửi cái đầu...
Thẩm Mặc tức giận gõ cho nó một cái:
- Thích tự ngửi cho đã đi, rửa mau.
A Cát ôm đầu lầu bầu:
- Cố bất giáo nhi tru, tắc hình phồn nhi tà bất thắng...
Đó là lời Tuân Tử, ý là không biết giáo dục trước, người ta phạm sai lầm là trừng phạt ngay, làm sao giúp người ta sửa sai được.
Thẩm Mặc bị chọc cười:
- Giỏi lắm tiểu tử, bắt đầu biết nói lý lẽ rồi đấy.
Thập Phần cười hăng hắc:
- Đương nhiên, sao làm cha mất mặt được.
Ai ngờ Thẩm Mặc trở mặt ngay, lại gõ đầu nó cái nữa:
- Giáo nhi bất tru, tắt gian dân bất trừng... Lần sau đọc lời tiên hiền cho hoàn chỉnh.
Ý là dạy mà không trừng phạt thì không răn đe được.
A Cát đoán chừng nói tiếp sẽ ăn đòn nên ngoan ngoãn cùng Thập Phần rửa chân.
Thẩm Mặc nhìn sang Bình Thường, thấy tiểu nhi tử chân co trên giường, ngồi nhìn hai ca ca mà cười.
- Tiểu Bình Thường ngứa da à?
Thẩm Mặc dọa dẫm:
- Sao không rửa chân?
- Cha, con rửa xong rồi, đừng đánh con.
Bình Thường vội ôm đầu nói rất tội nghiệp.
- Thế sao?
Thẩm Mặc bị hai tên tiểu quỷ làm sinh nghi:
- Rửa thật rồi chứ?
- Bình Thường rửa rồi.
Nhu Nương cười nói:
- Đứa bé này như tiểu khuê nữ ấy, không hoạt bát như hai ca ca.
- Hoạt bát, nàng cũng khéo nói quá đấy, ta thấy hoạt bảo (thằng hề, trò hề) mới đúng.
Lúc này A Cát và Thập Phần đồng thanh:
- Con rửa xong rồi.
Rồi cùng trừng mắt nhìn nhau:
- Ta xong trước.
- Huynh rửa sau.
- Đó gọi là đi sau tới trước.
Thế là tranh nhau xem ai thứ nhất.
- Đừng cãi nhau nữa, xong trước cũng không thưởng đâu.
Thẩm Mặc gõ cho mỗi tên xú tiểu tử một cái:
- Không vào chăn đi.
A Cát và Thập Phần lê mề chui vào chăn, thừa lúc cha không chú ý, đứa này đấm đứa kia một cái, không chịu yên lấy một giây.
Nhìn hai đứa chui vào chăn khai chiến, Thẩm Mặc thực lòng nói với Nhu Nương:
- Nàng thật vất vả.
Được lão gia cảm thông, Nhu Nương cao hứng nói:
- Quen rồi là ổn thôi, bọn chúng thực ra rất hiểu chuyện, rất biết chiếu cố đệ đệ, chỉ có hơi chút.. Tinh lực dư thừa.
- Đúng thế, nam hài tử tuổi này như vĩnh viễn không cần ngủ vậy.
- Vậy không ngủ có được không ạ?
Nghe thấy thế, hai thằng tiểu quỷ dừng tay, thỏ đầu ra hỏi:
- Bọn con ra ngoài chơi được không?
- Không được.
Thẩm Mặc sầm mặt xuống:
- Bắt đầu từ bây giờ, ai nói thêm một câu, chẳng những không được nghe kể chuyện, còn phải lãnh mười tám món gia pháp vô địch của Thẩm gia, sống không bằng chết, cả đời khó quên.
- Là gì thế ạ?
Hai thằng tiểu tử rất tò mò, không quên bổ xung:
- Đây là câu cuối cùng.
- Thử là biết.
Thẩm Mặc sắn tay áo lên:
- Đứa nào có hứng thú làm mẫu cho huynh đệ?
Ba đứa bé lắc đầu, không dám thử món gia pháp nghe hết sức đáng sợ kia.
Phí biết bao công sức mới dỗ được ba đứa tiểu tử đi ngủ, đèn trong phòng đã tắt hết, chỉ còn lại một cây nên trên tay Thẩm Mặc. Trong ánh nến, ba đứa bé đã ngủ say trông thật đáng yêu, làm lòng y cũng trở nên êm đềm.
"Đó là con mình, là món quà quý giá nhất của thượng đế." Thẩm Mặc thầm nói với mình:" Để chúng lớn lên vui vẻ hạnh phúc là trách nhiệm không thể trốn tránh của mình." Rồi cẩn thận kéo chăn lên cho mỗi đứa, thơm lên trán, sau đó cầm đài nến nhè nhẹ ra khỏi phòng.
Rón rén đi tới nhà chính, thấy Nhược Hạm khoác áo ngồi bên giường nhỏ ngủ gật, nhưng nàng ngủ rất tỉnh, vừa nghe thấy tiếng động là mở mắt ra, ngáp một cái:
- Dỗ chúng ngủ rồi à?
Thẩm Mặc gật đầu, đi tới bên giường nhìn Bảo Nhi đang ngủ say sưa, khuôn mặt thiên sứ hoàn mỹ vô cùng, làm y muốn nhìn mãi.
Nhược Hạm nhoẻn miệng cười:
- Đừng nhìn nữa, khuê nữ của mình, lúc nào nhìn cũng được. Trên bếp có canh ngân nhĩ, chàng muốn ăn một chút không?
- Không ăn.
Thẩm Mặc tự thấy giọng nói hơi lớn sợ đánh thức Bảo Nhi, vội hạ giọng xuống:
- Ta còn no lắm.
- Ăn ở đâu rồi?
Nhược Hạm hầu hạ trượng phu thay y phục.
- Ở nhà Hải Bút Giá.
Nhược Hạm hơi bất ngờ:
- Ông ấy cũng tới kinh sao?
Tuy tiếp xúc không nhiều, nhưng Nhược Hạm có ấn tượng sâu sắc với vị thanh quan khắc khổ này.
- Ừ, năm nay ngoại sát, ông ấy xếp nhóm thượng đẳng, được chuyển lên hộ bộ, vừa vào kinh vài tháng.
Tuy vẫn là tuần phủ, nhưng ngoại quan điều làm kinh quan là có ý trọng điểm bồi dưỡng, chỉ cần bình an qua một nhiệm kỳ có thể ra ngoài làm tuần phủ rồi.
Lúc này nha hoàn mang nước vào mời lão gia rửa mặt, Nhược Hạm bảo chúng đi ra, nàng tự làm, nói:
- Đáng lẽ gặp lại cố, phải vui mừng mới đúng, sao chàng lại mặt mày ủ rũ, chẳng lẽ có tâm sự gì?
- Đúng là hiểu chồng không ai bằng vợ.
Thảm Mặc nhận lấy khăn lông, ấp lên mặt:
- Trong lòng ta đúng là có chuyện.
- Chàng cứ nói ra, thiếp chia sẻ lo lắng với chàng.
Nhược Hạm vừa rửa chân cho y vừa nói:
- Ít nhất nói ra trong lòng cũng thư thái một chút, phải không?
- Ừ, phu nhân này, vậy ta hỏi nàng, nàng thấy đương kim hoàng thượng thế nào?
Nhược Hạm cả kinh vì Thẩm Mặc chưa bao giờ hỏi cái nhìn của nàng về triều chính, nhưng nàng lên tiếng trước, đành suy nghĩ kỹ mới nói:
- Thiếp nghe nói, đương kim tại vị hơn 40 năm, là hoàng đế lâu nhất Đại Minh.
- Đúng thế, chẳng ai lâu hơn ông ta, nhưng lâu chưa chắc là tốt.
Nhược Hạm giọng cực nhỏ như chỉ sợ bị người ngoài nghe thấy:
- Nghe nói đương kim chỉ quan tâm tới trường sinh, bỏ mặc dân chúng lầm than. Hơn 20 năm không ngó ngàng tới triều chính, quân vương xưa nay ngày trăm công ngàn việc, làm gì có lý đó?
Nhược Hạm tuy không quan tâm tới triều chính, đánh giá Gia Tĩnh đế không chuẩn lắm, nhưng ít nhất kết luận của mọi người là thế, đều thấy vị hoàng đế này chẳng ra làm sao.
- Phụ đạo nhân gia nói lời khó nghe, lão gia đừng để trong lòng.
Ai ngờ Nhược Hạm ngoắt một cái đổi giọng:
- Nhưng, đương kim hành sự hoang đường là sai, có điều quan lớn trong triều vì tước lộc chỉ biết vâng dạ, không ai dám can gián. Theo thiếp, thiên hạ khổ nạn, hoàng đế chỉ có nửa trách nhiệm, nửa còn lại là những kẻ "ăn lộc vua, nhưng không trung quân" kia.
- Nói rất hay.
Thẩm Mặc vỗ tay:
- Phu nhân có kiến thức này làm đám nam nhi phải xấu hổ chết.
Nói xong đứng dậy nói đầy chính khí:
- Nghe phu nhân nói, học sinh như bị đánh một gậy, hổ thẹn vô cùng... Vi phu lập tức viết tấu can gián, dù đụng chạm, cũng phải khuyên hoàng đế hối cải.
Nghe y nói thế, Nhược Hạm mặt tái đi:
- Tướng công, không thể có ý nghĩ nguy hiểm như thế.
Thẩm Mặc không hiểu:
- Ta nghe giáo huấn của phu nhân mà, sao lại không thể, phu nhân làm ta hồ đồ rồi.
- Dù sao chuyện này để người khác làm là được.
Nhược Hạm nuốt lời, vừa thẹn vừa sợ, dậm chân ngúng ngẩy như tiểu cô nương:
- Ài, chàng hiểu mà.
Thẩm Mặc cười đi tới ôm lấy thê tử:
- Đúng thế, ta hiểu, thị phi chỉ vì lắm miệng, phiền não chỉ bởi cố xuất đầu. Nhìn gia đình êm ấm, trong nhà có kiểu thê con nhỏ, ta sao có thể nhẫn tâm đẩy vào lò lửa.
- Tự mình nhảy vào cũng không được.
Phu thê hòa hảo như xưa, ngọt ngào như mật, Nhược Hạm ôm cổ y, nũng nịu:
- Chàng phải an ổn ở bên thiếp cả đời.
- Được, được được, ta ở bên nàng cả đời.
Thẩm Mặc nâng cằm phu nhân lên:
- Có điều hiện giờ ta nghĩ đêm nay sao làm nàng no được đây.
- Ai sợ ai chứ?
Nhược Hạm cười tươi như hoa, lòng xuân rạo rực.
Sao Nhu Nương lại có con được nhỉ
Đêm khuya, Nhược Hạm mang nụ cười thỏa mãn chìm vào giắc mộng. Bên ngoài vặn dặm tĩnh mịch, tựa hồ cả Bắc Kinh đã ngủ say, Thẩm Mặc thì lại chẳng buồn ngủ chút nào, trong đầu y vẫn vấn vít lời Nhược Hạm.
Ở nhà Hải Thủy, Thẩm Mặc quyết định ủng hộ hắn làm việc này, nhưng về tới nhà nhìn vợ con, lại thay đổi suy nghĩ. Việc làm thì đúng, nhưng hậu quả mang lại không chấp nhận được, nếu để bọn họ chịu khổ nạn, y vĩnh viễn không thể tha thứ cho bản thân.
Tâm niệm thay đổi, Thẩm Mặc khoác áo xuống giường, nhớ lại năm xưa mình vì bảo vệ Hồ Tôn Hiến mà bất chấp sống chết, nhưng hiện giờ vì chút nguy hiểm chưa xác định mà lo tới không ngủ được.
Y không biết có phải mình đã già, đã không còn dũng khí nữa.
Đêm nay mất ngủ không phải mình y, Hải Thụy sau khi bảo đảm với mẫu thân cũng ngồi ngây ra trong thư phòng.
Hắn đã 50 tri thiên mệnh rồi, không còn là người trẻ tuổi khí huyết sục sôi nữa, biết hậu quả việc làm của mình, nhưng những điều mắt thấy tai nghe trên đường tiến kinh cùng chuyện ngày hôm nay, hắn cảm thấy mũi tên này không thể không bắn đi.
Song nước mắt của mẹ già làm hắn dừng lại, đó là "trung hiếu không thể vẹn toàn" sao? Trước kia không hiểu, cho tới bây giờ mới biết câu đó là thật.
Biết phải làm sao đây, thực làm người ta buồn đứt ruột, Hải Thụy khổ não vô cùng thực muốn làm theo lời mẹ già, từ quan về quê, chuyên tâm cầy cấy, mặc thiên hạ ô trọc này.
Vừa nghĩ thế, lời giáo huấn thánh nhân lại vang lên, hắn không thể vờ như thấy mà không thấy được. Vẫn là câu nói đó, ta không đứng ra, dựa vào cái gì đợi người khác ra mặt?
Nhưng mẹ già và đứa con chưa ra đời làm sao đây? Hải Thụy ngồi cả đêm, đến sáng mới quyết:" Ta viết tấu chương trước, an bài gia quyến xong rồi hãy nói... Nếu tới lúc đó quyết định không làm, thì đốt tấu chương, từ quan là xong."
Thực ra hắn đã quyết định rồi, chỉ là lừa bản thân, không muốn nhận mà rồi.
Dù sao nghĩ thế lòng hắn nhẹ nhõm hơn nhiều, mệt mỏi ập tới, quyết định không đi làm chỉ để uống trà nữa, về phòng ngủ vùi.
Thẩm Mặc không có phúc đó, y cả đêm không ngủ, nhưng trời chưa sáng phải bò dậy, tới đợi trước khi cửa cung mở, tránh cho tên ác nhân kia cáo trạng trước.
"Đó là cái giá làm việc tốt." Hai mắt y díp lại:" Sao cảm giác nghỉ ngơi còn bận hơn đi làm?"
Vương Kim không ngờ Thẩm Mặc dậy sớm thế, vị "tiên trưởng" đêm đêm hoan ca, mặt trời chiếu tới mông mới chịu bò dậy, tới cung Thánh Thọ còn chưa biết gì, bẩm báo với Gia Tĩnh:
- Hoàng thượng, chúng ta xây Ngọc Đàn bị người ta bảo dừng rồi.
- Dừng là đúng.
Gia Tĩnh đế sắc mặt rất khó coi:
- Vương Kim, sao ngươi phạm sai lầm cấp thấp đó, nếu không phải có người kịp thời bảo dừng, ngươi chết không đáng nói, nhưng hỏng phong thủy hoàng triều thì sao?
- Chuyện này... Chuyện phong thủy tranh luận rất nhiều, không dám nói ai đúng ai sai, xin hoàng thượng minh xét.
- Còn mạnh miệng.
Gia Tĩnh đế nhìn thứ trên ngự án:
- Tự xem đi.
Vương Kim vội bò dậy, tới bên ngự án xem, thì ra bản đồ kinh thành, bên trên còn dùng mực đỏ vẽ hình giống như rồng. Con rồng này nắm ở đường trung trực kinh thành, Đông Tây Trường An là hai cái râu dài, từ Thừa Thiên Môn tới ngọ Môn là sống mũi rồng, thái miếu và xã tắc là mắt rồng. Từ Cẩm Thành chính là thân rồng. Bốn lầu gác quanh thành là bốn móng... Làm người ta vô cùng khiếp sợ.
Vương Kim không dám nói một câu phản bác, thầm nghĩ:" Mình xem không ít sách phong thủy, trình độ không thấp, sao không nhìn ra được chuyện này?"
Gia Tĩnh đế lạnh lùng nhìn hắn:
- Long mạch kinh thành như thế, sao có thể tùy ý động thổ, rốt cuộc ngươi có mưu đồ gì?
Ngọc đàn ở đúng đuôi rồng, mèo bị dẫm đuôi còn nhảy dựng lên, huống chi là rồng.
- Chuyện..chuyện này...
Vương Kim vốn là kẻ xảo trá, phản ứng rất nhanh:
- Thế cự long tỏa châu này thần biết, nhưng xây dựng Ngọc đàn ở đuôi rồng, chẳng phải là vượng phong thủy? Làm long mạch đại minh thêm thịnh vương?
Nói xong hắn phải phục mình:" Vương Kim à Vương Kim, ngươi quá giỏi, chẳng là Trương Nghi chuyển thế?"
*** Trương Nghi: học trò Quỷ Cốc Tử, người bày kế liên hoành chống lại hợp tung, chuyên gia du thuyết.
Tháng năm làm người ta già cả hồ đồ, huống chi là suốt ngày bị đan dược hại, Gia Tĩnh đế anh minh quả quyết bị trì thủy ngân hủy hoại, đã trở nên ngu độn.
Nếu là trước kia, Vương Kim căn bản không thể qua ải, nhưng hiện giờ cái đầu hay quên của Gia Tĩnh đã không còn nhớ lời Thẩm Mặc nói trước đó, thấy Vương Kim có lý. May là Vương Kim không đủ gan, sửa lời:
- Đương nhiên, nếu bệ hạ nghi kỵ, chúng ta đổi nơi khác, chỉ cần phong thủy tốt thì đâu cũng thế.
Gia Tĩnh đế gật đầu:
- Khanh gia mau mau chọn chỗ đi.
Thấy hoàng đế vẫn còn tín nhiệm mình, Vương Kim thầm thở phào:
- Thần tuân chỉ, nhất định mau chóng làm ổn thỏa cho hoàng thượng.
- Phải nhanh vào, không thể làm lỡ sinh nhật Thái thượng lão quân.
Vưong Kim cung kính vâng lời, định lui xuống thì hoàng đế gọi lại:
- Trẫm tới Bồng Lai các xem Đào tiên sư luyện đan, khanh đi cùng.
Chính điện Bồng Lai các hoàn toàn được được bố trí thành phòng chuyên luyện đan, lò đồng trong phòng tỏa khói nghi ngút, nhưng không phải là loại khói đen bình thường đốt than nấu cơm sinh ra đâu nhé, mà là lói khói trắng mờ ảo...
Kỳ thực đó là hiệu quả của ngân than thượng hạng sinh ra, nhưng giá thứ than này còn đắt hơn bạc cùng trọng lượng, nên nói trong lư đồng đang đốt bạc cũng không phải là quá.
Hai bên lò là đạo đồng thanh tú tay cầm pháp khí, ngồi giữa là lão đạo sĩ tay cầm phất trần, chính là Đào Thế Ân tới từ Không Động.
Gia Tĩnh đế tới nơi, không ngờ lại im lặng ngồi ở long ỷ, đợi chuông đồng trong tay lão đạo sĩ vang lên, biết luyện đan kết thúc, mới dám lên tiếng:
- Đào thiên sư.
Đào Thế Ân vờ vịt quay lại thi lễ:
- Bần đạo một lòng luyện đan, không biết bệ hạ tới, xin bệ hạ thứ tội.
- Thiên sư chuyên tâm luyện đan là đốt với trẫm tốt nhất rồi.
Gia Tĩnh đế hết sức rộng lượng:
- Tiên đan bao giờ luyện thành.
- Khởi bẩm hoàng đế, thứ đan này tên gọi cửu chuyển đại hoàn đan, tổng cộng chín lần biến hóa, giờ đã qua tám lần. Đợi công đức viên mãn, vạn tuế uống vài viên là có thể vĩnh viễn hưởng tiên phúc.
- Vĩnh viễn hưởng tiên phúc...
Mặt hoàng đế thoáng hiện vẻ phức tạp:
- Thật sao?
- Đương nhiên ạ.
Đào Thế Ân mồm mép liến thoắng:
- Sư phụ bần đạo sinh năm Vĩnh Lạc thứ tám, chính vì thường dùng thứ đan này nên năm năm trước mới hóa tiên..
Gia Tĩnh đế khơi lên hứng thú:
- Ồ vậy là bao tuổi.
Hoàng Cẩm vội tính toán, đáp:
- Chủ nhân, là 150 tuổi.
Ánh mắt Gia Tĩnh đế sáng lên:
- 150 tuổi đã xứng gọi là thượng nhân rồi.
Đào Thế Ân bốc phét không nộp thuế:
- Hơn nữa sư phụ bần đạo ở trong thâm sơn, không gom đủ nguyên liệu, không luyện được thuốc dẫn, nếu không bạch nhật phi thăng không phải là không thể.
Gia Tĩnh đế rất dễ bị kiểu này dụ, sốt ruốt nói:
- Hay quá, vậy cần thứ thuốc dẫn nào?
- Thứ thuốc dẫn này với người thường tất nhiên khó luyện, với hoàng thượng mà nói, dễ như trở bàn tay. Chỉ cần hạ chỉ, tuyển 100 đứa bé nữ 12 tuổi, 100 đồng nam 12 tuổi. Bần đạo sẽ luyện thuốc này cho hoàng thượng.
Vương Kim dõng dạc nói:
- Còn tưởng là tim rồng gan phượng gì, té ra chỉ là đồng nam nữ, thành Bắc Kinh không thiếu.
- Đúng thế.
Gia Tĩnh đế gật đầu:
- Đào thiên sư, Trẫm lệnh Cẩm Y Vệ mau chóng kiếm đủ thuốc dẫn, khanh đừng làm lỡ cửu chuyện kim đan.
Hoàng Cẩm biết hoàng đế muốn đi, vội cùng Vương Kim đỡ dậy.
Lúc này kiệu đã vào, Đào Thế Ân tới vén rèm:
- Mời hoàng thượng.
Ánh mắt Hoàng Cẩm tập trung lên Gia Tĩnh, Đào Thế Ân nhanh tay ném một thứ trong ống tay áo đúng vào chỗ ngồi trên kiệu.
Việc này mỗi Vương Kim thấy, hắn chỉ cười thầm không nói. Đợi Gia Tĩnh vào kiệu, phát hiện ra thứ đó, ngạc nhiên hỏi:
- Đào ở đâu ra thế?
Hoàng Cẩm vội tới xem, thấy quả đào lớn hồng hào còn cả lá, vội hỏi mấy tiểu thái giám:
- Các ngươi ai đặt vào?
Tiểu thái giám quỳ rạp xuống, vội phân bua:
- Bọn hài nhi khiêng kiệu cho hoàng thượng đều trải qua soát người, sao giấu được thứ lớn như thế.
Hoàng Cẩm hỏi đám cung nữ, nhưng ai cũng bảo không biết, dù có biết cũng không nói. Lần trước có một tiểu thái giám vì phá hỏng mánh mung của đám đạo sĩ, chẳng những không khiến hoàng đế tình ngộ còn bị đánh chết tươi, giáo huấn sờ sờ trước mắt, ai dám lắm lời.
- Bần đạo thấy không phải bọn chúng.
Lúc này Vương Kim nói:
- Giờ sắp nhập đông rồi, bọn chúng kiếm đâu ra đào?
Gia Tĩnh đế tán đồng:
- Ta thấy quả đào này tràn ngập linh khí, rõ ràng không phải đồ thường.... Chẳng lẽ từ trời ban xuống?
- Đúng thế.
Vương Kim phụ họa ngay:
- Nhất định là trên trời ban xuống.
Đào Thế Ân cũng tán đồng:
- Đúng là trời cao ban cho rồi.... Đây nhất định là điềm lành, xem ra ngày hoàng thượng đắc đạo đã sắp tới rồi.
Gia Tĩnh đế kích động:
- Nói như thế mấy chục năm thanh tu của trẫm sắp thành rồi sao?
- Chúc mừng hoàng thượng, chúc mừng hoàng thượng.
Đám đạo sĩ thái giám vội quỳ xuống tung hô.
Trái ngược hoàn toàn, trong Vô Dật điện không khí lại như mây đen bao phủ. Từ các lão và Trương Cư Chính ngồi đối diện với nhau, mặt đầy lo lắng.
- Phán quyết đã có rồi sao?
Từ Giai hỏi.
Trương Cư Chính mấy năm qua trở nên trầm ổn hơn rất nhiều:
- Ý kiến hình bộ là lưu đầy, nhưng Đại lý tự muốn chém lập tức, chia rẽ rất lớn.
Từ Giai tức giận:
- Đại lý tự có thể ngồi ngang hàng với hình bộ từ bao giờ thế?
Tuy Đại lý tự phụ trách xử án quan viên, nhưng từ lập quốc đến giờ, quyền bính chuyển sang hình bộ, đa phần cho hình bộ quyết định cuối cùng.
- Chuyện đã thế, Hoàng bộ đường cũng không làm sao được.
Hoàng Quang Thăng là người phối hợp với Từ Giai giết Nghiêm Thế Phiền, là tâm phúc của ông ta.
Từ Giai khép hờ mắt lại:
- Chẳng qua là đám Cao Củng ở ngoài đổ dầu vào lửa thôi.
Trương Cư Chính không muốn nói nhiều tới Cao Củng:
- Giờ nên nghĩ cách cứu Lưu đại nhân ra sao, không thể để ông ấy mất mạng được.
- Lão phu kỳ thực định ngậm bồ hòn làm ngọt, để Nhân Phủ về nhà tĩnh dưỡng vài năm rồi.
Từ Giai phẫn nộ nói:
- Ai ngờ đám người kia không hiểu chuyện, cứ lấn dền tới, muốn lấy mạng ông ấy, thật quá đáng.
Trương Cư Chính biết Từ Giai nổi giận thật sự rồi, hỏi nhỏ:
- Vậy chúng ta phải làm sao?
Từ Giai ngồi thẳng dậy, âm trầm nói:
- Cao Củng thích cáo mượn oai hùm vậy lão phu tới tìm vương gia cầu xin, xem xem hồ ly có nghe lời hổ không?
- Sư phụ, vậy có ổn không?
Trương Cư Chính hơi lo, Dụ Vương sợ Gia Tĩnh nghi kỵ, chưa bao giờ dám xen vào triều chính. Cao Củng tất nhiên lấy danh nghĩa Dụ vương kiềm chế đại thần, nhưng Từ Giai tìm tới tận nơi nhất định làm Dụ vương không vui.
Từ Giai cười nhạt:
- Vương gia đổ bệnh vào tháng 9, đã hơn một tháng không tới Vô Dật điện, lão phu tới thăm, hẳn không kẻ nào dèm pha chứ?
- Đương nhiên.
Trương Cư Chính cười khổ:
- Nhưng vương gia căn bản không có bệnh, sư phụ tới sẽ rất khó xử.
Từ Giai cau mày:
- Không bệnh.
- Mấy ngày trước học sinh tới vương phủ mới biết, thì ra vương gia thấy suốt ngày xem bao nhiêu tấu chương quá mệt mỏi, nên muốn nghỉ một chút.
- Hoang đường... Cao Củng dậy thái tử thế sao? Thì ra vương gia cứ vài ngày lại ngã bệnh là vì thế đấy.
- Học sinh cho rằng vương gia không muốn tới Vô Dật điện vì quá gần cung Thánh Thọ.
Trương Cư Chính vội nói đỡ Dụ vương.
- Lý do kiểu gì thế?
Từ Giai bất mãn nhưng bỏ ý định ban đầu:
- Vậy lão phu không đi nữa, Thái Nhạc, mang chút đồ bổ tới hộ ta.
- Học sinh tuân lệnh.
Trương Cư Chính hỏi thêm:
- Không biết sư phụ có chuyển lời gì cho vương gia không?
Từ Giai nhìn hắn:
- Không phải là ta, mà là ngươi có lời muốn nói với vương gia.
Trương Cư Chính không ngờ mình có ý tốt nhắc nhở lại phải gánh lấy việc xui xẻo này.
- Ngươi nói với vương gia:
Từ Giai chậm rãi nói:
- Năm xưa vì vương gia, Nhân Phủ chống đối với Nghiêm đảng và Cảnh vương, hiếm có hơn ông ta không nhân thế tiếp cận vương gia, giữ đúng đạo thần tử. Vương gia giữ lại trung thần như thế, tương lai sẽ được lòng nhiều nghĩa sĩ trung hiếu hơn.
- Học sinh hiểu.
Trương Cư Chính đang muốn cáo lui thì bị Từ Giai gọi lại:
- Còn chuyện nữa, ngươi cân nhắc giúp lão phu một chút.
- Xin sư phụ cứ nói.
Từ Giai chỉ phong tấu trương trên bàn:
- Nghiêm Dưỡng Trai lại xin từ chức rồi, lời này ngôn từ càng tha thiết, làm lão phu không nỡ đọc.
- Đây là lần thứ tư Dương Trai công xin từ chức phải không ạ?
Trương Cư Chính hỏi, Nghiêm Dưỡng Trai là thứ phụ Nghiêm Nột, tuy không dám vượt mặt thủ phụ, nhưng vẫn đức cao vọng trọng, tay nắm thực quyền. Vậy mà nhập các chưa tới một năm đã bốn lần xin về quê, hiển nhiên đã quyết ý.
- Mỗi người có chí riêng, Nghiêm Dưỡng Trai là chính nhân quân tử, có người như thế trên triều là phúc khí của Đại Minh.
Từ Giai thở dài:
- Ta không nỡ lòng.
- Có câu "người bỏ ta không thể giữ."
Trương Cư Chính nhìn rất thoáng:
- Nếu ông ấy muốn đi, cứ để cho đi là được.
Trong lòng hắn còn một câu nhịn không nói:" Nội các không phải chỗ cho hạng tầm thường lập thân, rút lui sớm là đúng."
- Ngươi thật siêu thoát.
Từ Giai biết với tuổi tác và địa vị của Trương Cư Chính, đang thời một lòng vươn lên, không hiểu nổi tâm tình của Nghiêm Nột, vì thế chỉ lấy việc luận việc:
- Ông ấy đi, nội các bỏ trống, lần trước lão phu mang tiếng "độc đoán", cho nên lần này tính trước thì hơn. Ngươi thấy ai vào thì hợp?
Trương Cư Chính tim đập thình thịch, tuy nhiên hắn biết mình không thể nhập các lúc này, vội khiêm tốn nói:
- Chuyện lớn như thế, học sinh xen vào.
- Không sao, sư đồ chúng ta tán gẫu thôi, cứ nói thoải mái.
- Vâng.
Trương Cư Chính nghĩ hổi lâu:
- Hiện giờ có tư cách nhập các không qua ba người Lý Hưng Hóa, Cao Tân Trịnh và Quách An Dương. Trong đó Quách An Dương tư cách cao nhất, Quách Tân Trịnh được ủng hộ lớn nhất, với ngu kiến của học sinh khó ngăn hai người này nhập các.
Lý Hưng Hóa là Lý Xuân Phương, Quách An Dương là Quách Phác, Cao Tân Trịnh là Cao Củng, xung hô nguyên quán là tỏ ý tôn kính.
- Ừm, Cao Túc Khanh và Quách Chất Phu khó mà gạt ra ngoài được.... Ngươi tới chỗ Cao Củng một chuyến, nói ta muốn mời ông ta uống rượu, mong được nể mặt.
Trương Cư Chính thống khoái nhận lời, bình tâm mà luận, quan hệ của hắn với Cao Củng không tầm thường, cho nên thấy sư phụ có ý giảng hòa, trong lòng rất vui.
Trương Cư Chính tới Dụ vương phủ phát hiện Thẩm Mặc cũng ở đó, dù bất ngờ nhưng hắn vẫn thân thiết hàn huyên với Thẩm Mặc. Thẩm Mặc tươi cười đáp chuyện, như đôi bạn già lâu năm gặp lại. Nhưng cả hai biết, quan hệ giữa bọn họ đã thay đổi rồi.
Trong mắt Dụ vương, có hai vị tài tuấn tụ hội dưới trướng của mình là may mắn lớn, vui vẻ nói:
- Thẩm tiên sinh vừa về, Trương tiên sinh chưa gặp phải không?
Trương Cư Chính cười:
- Thần nghĩ Thẩm đại nhân đi đường mỏi mệt, chắc phải nghỉ vài ngày, cho nên còn chưa tới thăm.
Thẩm Mặc nói:
- Ta phải tới thăm Thái Nhạc huynh mới đúng.
Hai người cứ thế khách sáo qua lại, lời giả dối nói tới phát ngán, nhưng Dụ vương thích nghe:
- Đừng chỉ biết hàn huyên chứ, Thái Nhạc tới chỗ cô vương có chuyện gì?
Trương Cư Chính nghĩ:" Chuyện này hẳn sư phụ nói với y rồi, nói ra trước mặt y, không chừng y giúp được." Liền chắp tay nói:
- Hạ quan muốn xin vương gia cứu một người.
Dụ vương nghe thế bật cười:
- Cô vương có thể cứu được ai?
- Người chỉ mỗi vương gia cứu được. Nếu vương gia không chịu, ông ta chỉ có đường chết.
- Ai thế?
Dụ vương cau mày, bằng trực giác hắn cảm thấy chuyện này nhất định khó nhằn, cho nên muốn từ chối.
Nhưng Trương Cư Chính không cho hắn cơ hội:
- Là người từng giúp vương gia.
- Ồ ai thế? Nói mau.
Dụ vương hứng thú ngay.
- Lưu Đào.
Trương Cư Chính đồng thời nói ra những lời của Từ Giai.
Dụ vương sắc mặt biến đổi một hồi quay sang Thẩm Mặc:
- Lưu đại nhân đúng là đã nói giúp cô trên triều đình sao?
- Đúng là có chuyện này.
Thẩm Mặc xác nhận:
- Vi thần chính mắt thấy hai lần người Cảnh vương chiếm thượng phong, nhưng lưu đại nhân vẫn một lòng nói giúp vương gia.
Dụ vương rất tin Thẩm Mặc, lẩm bẩm:
- Ta phải giúp...
Rồi chột dạ nói thêm:
- Đương nhiên trong điề kiện có thể.
- Đối với vương gia mà nói chỉ dễ như trở bàn tay.
Trương Cư Chính cười:
- Người chỉ cần nói chuyện với Cao bộ đường, bày tỏ quan tâm với Lưu Đào, ông ấy nhất định sẽ làm tốt... Đương nhiên, vương gia đừng nói là chủ ý của thần.
Dụ Vương suy nghĩ:
- Nói với Cao sư phụ thì được, nhưng cô không đảm bảo ông ấy nghe ta, mọi người cũng biết mà, ông ấy mà ương lên thì trời cũng chẳng lay chuyển nổi.
- Chuyện này Cao bộ đường nhất định sẽ nghe, Chuyết Ngôn huynh nói có phải không?
Thẩm Mặc nghiêm nghị nói:
- Vương gia, vụ án Lưu Đào nói lớn hay nhỏ đều được, người chỉ cần lên tiếng giải quyết, sẽ có lợi không nhỏ cho việc tạo dựng quyền uy.
Dụ vương động lòng, nhưng vẫn lo lắng:
- Không có kẻ nào lấy chuyện này để giở trò chứ?
Nhiều năm sống trong lo lắng thấp thỏm làm hắn mất hết can đảm rồi.
Hai người phải đảm bảo nhất định không có hậu quả gì, Dụ vương mới đồng ý, nhưng lòng rõ ràng là không yên.
Thẩm Mặc và Trương Cư Chính thấy thế liền cáo từ, Dụ vương tiễn hai người khỏi hậu viện rồi quay về. Trong vương phủ rất yên tĩnh, hai người đi trên con đường đầy lá rụng, chỉ nghe thấy tiếng lá khô bị dẫm dưới chân.
- Thái Nhạc.
- Chuyết Ngôn.
Im lặng hồi lâu cả hai đột nhiên cùng lên tiếng:
- Huynh nói trước đi.
- Huynh nói trước đi.
Trương Cư Chính nói:
- Hai ta là nhân vật cỡ nào? Sao học trò vòng vo của đám hủ nho ấy làm gì?
Thẩm Mặc cười ha hả:
- Đúng thế, dù chúng ta không thể dốc lòng với nhau, thì cũng phải thống khoái đối diện, nếu không là sự xỉ nhục với cả hai ta.
- Nói hay lắm.
Trương Cư Chính vỗ tay:
- Vậy từ nay đạt thành công thức chung, phải uống chén lớn. Để ta mời khách tẩy trần cho Chuyết Ngôn.
- Cung kính không bằng tuân lệnh.
Trương Cư Chính dẫn đường, tới một cãi ngõ hẹp, đừng vì thế mà coi thường nó, tuy nhỏ nhưng chỗ này tất đất tấc vàng, hàng cơm mở ở đây, người dân tầm thường không tiêu phí nổi.
Tiểu nhị thanh tú thấy Trương Cư Chính liền khom người nói:
- Thì ra là Trương gia mau vào trong.
Trương Cư Chính mời Thẩm Mặc đi trước, Thẩm Mặc không khách khí, qua cánh cửa sơn đên là một đình viện không rộng lắm, có đủ giả sơn ao nước, cây cối hoa lá, nhìn qua có vẻ không khác gì bình thường.
Nhưng nhìn kỹ phát hiện ba phía tường không ngờ mở mười mấy cánh cửa, nhưng được che dấu khéo léo trong cây núi, nếu chẳng phải cuối thu lá thưa thì Thẩm Mặc cũng không nhìn ra được.
Trương Cư Chính giải thích:
- Mười tám cái cổng này dẫn tới tiểu viện độc lập, không chạm mặt khách khác, người có thân phận rất thích chỗ này.
Thẩm Mặc gật đầu tỏ ý đã hiểu.
Tiểu nhị ở bên nhìn ra Thẩm Mặc tựa hồ thân phận còn cao hơn Trương Cư Chính, tất nhiên hầu hạ chu đáo, hỏi:
- Hai vị muốn phòng kín gió một chút hay sáng sủa một chút.
- Bọn ta quang minh lỗi lạc, đương nhiên là muốn cái sáng sủa rồi.
Trương Cư Chính nói:
- Viện tử lần trước có còn không.
Tiểu nhị nịnh bợ:
- Người khác thì không, nhưng hai vị tới không còn cũng phải còn.
Làm hai người hết sức vui vẻ.
Tiểu nhị dẫn hai người vào tiểu viện trồng hoa cúc đủ mọi kiểu dáng khác lạ, hương thơm ngát như xuân làm người ta dễ chịu.
Vào phòng ngồi xuống, tiểu nhị cuốn rèm ao nước gọn sóng chiếu vào mắt, Trương Cư Chính bảo tiểu nhị mang thức ăn lên, sau đó đuổi hết người hầu ra.
Lúc này Trương Cư Chính mới nói:
- Thế nào, chỗ này không tệ chứ?
Thẩm Mặc lắc đầu than:
- Ta ở Bắc Kinh mấy năm mà không biệt có nơi tuyệt diệu thế này.
- Ta cũng mới biết thôi, huynh biết chủ nhân là ai không?
Thẩm Mặc trầm ngâm:
- Chỗ này tinh túy ẩn giấu hết bên trong, hẳn chủ nhân không tầm thường.
- Nói thế cũng bằng không, thôi, không làm khó huynh nữa, chủ nhân của nó là lão bản Nhật Thăng Long, Vương Sung Nghĩa, chuyện này người ngoài không biết đâu.
- Ồ, sao huynh biết.
Thẩm Mặc lòng máy động, tức thì cười càng rạng rỡ.
- Bởi vì chính ông ta dẫn ta đến.
- Ắt có chuyện muốn nhờ rồi.
Trương Cư Chính đã nói thẳng, y còn giấu diếm sẽ bị hắn xem thường.
- Sao huynh biết người ta không phải chỉ muốn kết bạn.
- Ta hiểu rõ đám Lão Tây Nhi này mà, nghĩa đệ Vương Sùng Nghĩa là Vương Sùng Cố, tổng đốc Liêu Đông; cháu ngoại Trương Tứ Duy, tuần phủ Sơn Đông; thông gia...
Trương Cư Chính giơ tay lên:
- Dừng dừng, sao huynh lại hứng thú với nội tình của người ta thế?
Hắn hỏi một đằng, Thẩm Mặc trả lời một nẻo:
- Người ta cho dù muốn làm tốt quan hệ với Tiểu Trương đại nhân cũng đâu cần Vương Sùng Cố đích thân ra tay.
- Huynh nói đúng, bọn họ tìm ta có chuyện muốn nhờ vả.
Thẩm Mặc cười khẽ:
- Nói thế hôm nay mời ta đến đây không phải là hứng thú nhất thời.
- Huynh hoài nghi thành ý của ta rồi.
Trương Cư Chính vào đề ngay:
- Vương Sùng nghĩa tới tìm ta vì một vụ làm ăn.
Hắn ở lại bộ chưa lâu đã bị điều sang hộ bộ, Từ Giai nói là để hắn mau chóng hiểu chính vị, thực ra là lo hắn bị người Hà Nam lừa đi mất.
- Chuyện gì?
Thẩm Mặc có chút cảm giác quái dị, hắn mời mình tới địa bàn của Lão Tây Nhi bàn chuyện hợp tác với Lão Tây Nhi, mùi quan thương câu kết quá nặng:
- Cần ta phải biết không?
Thấy y đề phòng, Trương Cư Chính cười:
- Chuyết Ngôn, ta mời huynh tới đây là để biểu đạt mình không có lòng riêng, kỳ thực ta không muốn tiếp xúc với đám thương nhân đó chỉ là đề nghị qua dụ hoặc, làm ta không thể cự tuyệt. Huynh yên tâm ta tuyệt đối không câu kết với gian thương làm hại triều đình đâu.
Nói xong rót rượu cho y.
Hai người chạm cốc với nhau, Thẩm Mặc uống cạn:
- Có chuyện gì huynh cứ nói.
- Chuyện này... Vương Sùng Nghĩa muốn xin để bảo sao hộ bộ phát hành giao cho Nhật Thăng Long. Ta vừa vặn quản bảo sao đề cử ti, đương nhiên cầu mà chẳng được, đoán chừng nói với bộ đường cũng đồng ý thôi. Nhưng chuyện quá lớn, ta lo có ẩn họa không nhìn thấy được, cho nên không tùy tiện báo lên. Ta biết huynh là chuyên gia về phương diện này, muốn nghe ý kiến của huynh.
"Ừm.." Thẩm Mặc gắp miệng thịt cho vào mồm nhai thong thả, trong lòng nổi sóng gió.
Sói
@by txiuqw4