Nghe tới đây, Gia Tĩnh đế ngồi thẳng dậy, đưa tay nhận lấy cuốn Tây Du Ký đó xem, đó là một điển tịch đạo gia, ghi chép về Trường Xuân chân nhân Khưu Xử Cơ, đạo sĩ nổi danh tới Nam Tâm, nhận lời mời Thành Cát Tư Hãn tới Tây Vực giảng chuyện trường sinh, cùng pháp môn trường sinh, tuyệt đối không có Đường Tăng cũng chẳng có con khỉ, càng không có nước Ô Kệ, nước Xa Trì...
Gia Tĩnh đế nghi hoặc:" Sao lại như thế này?" Nghĩ mãi rồi nói với Hoàng Cẩm:
- Bảo Mã Toàn đi hỏi, nếu Thẩm Mặc đọc được đại khái nội dung cuốn sách, thì...
- Thì sao ạ?
Hoàng Cẩm hỏi nhỏ.
- Thì chuyển y tới chiếu ngục trấn phủ ti.
- Trường Xuân Tử hữu đạo chi sĩ. Trung niên dĩ lai, ý thử lão nhân, cố dĩ phi thăng biến hóa. Xướng vân tương nhi hữu hồng mông giả cửu hĩ.
Không hổ là lục thủ trạng nguyên, trí nhớ trời ban, Thẩm Mặc đọc không sai chữ nào.
Mã Toàn vừa cầm sách đối chiếu vừa kinh ngạc, nếu không phải có quan thư ký làm chứng, chỉ y hoàng thượng cho rằng hai người thông đồng với nhau.
- Đừng đọc nữa.
Mã Toàn bảo:
- Đại nhân biết có cuốn sách nào trùng tên với nó không?
Thẩm Mặc nghĩ một lúc đáp:
- Ta biết mỗi cuốn sách này.
- Ghi chép sư đồ Đường Tắc đi Tây Thiên lấy kinh..
Ma Toàn gợi ý, tất cả nhìn chằm chằm vào y xem có sơ hở gì không?
- Ta xem qua mấy cón Đại Đường Tây Vực Ký của Đường Huyền Trang, còn có Đại Từ Ân Tự Tam Tạng Pháp Sư Truyện của đệ tử ông ấy... Nhưng Tây Du Ký thì đúng là ghi chép cuối đời Nam Tống, Khâu Xử Cơ tới Hoa Thích Mô Tử, hai chuyện cách nhau mấy trăm năm.
Mã Toàn hận mình ít học, nghe mà chẳng hiểu liền nói với quan thư ký:
- Tới đây thôi.
Nói xong gật đầu với Thẩm Mặc rời đi, để lại một mình y trong đó.
- Mở cửa.
Qua rất lâu bên ngoài có giọng nói quen thuộc vang lên.
Ánh đèn lồng chiếu sáng khuôn mặt còn mang dấu nước mắt, không ngờ là Cẩm Y vệ Chu Ngũ.
Chỉ thấy Chu Ngũ hướng về phía Tây Uyển chắp tay nói:
- Phụng lệnh đưa Thẩm đại nhân tới Bắc trấn phủ ti trông coi.
Nói xong nghiêng người tránh đường:
- Mời đại nhân.
Thẩm Mặc thiếu chút nữa không kìm được nước mắt, hít sâu một hơi trấn tĩnh nói:
- Chúng ta đi thôi.
Hai người đi ra ngoài, đột nhiên Thẩm Mặc nói:
- Ta phải đi lấy đồ.
- Lấy thứ gì, hạ quan phái người lấy thay.
- Quan phục của ta, để ta tự đi lấy.
Nói xong Thẩm Mặc đi vào sâu trong.
Tới ngoài cửa phòng, Thẩm Mặc lệnh:
- Mở cửa.
- Mở cửa.
Chu Ngũ nói to lặp lại.
- Ngũ gia, không có lệnh bên trên, tiểu nhân không dám mở.
Ngục tốt thận trọng nói.
- Người ở đây cả, sợ gì?
Chu Ngũ đưa tay ra:
- Chìa khóa, ta tự mở.
Ngục tốt biết hắn lợi hại, đành giao chìa khó cho Chu Ngũ mở cửa.
Thẩm Mặc đi vào, Hải Thụy thấy y bình an liền nhắm mắt dưỡng thần.
- Ta phải chuyển chỗ giam rồi.
Thẩm Mặc nói.
- Chuyện tốt, dù sao chẳng có chỗ nào tệ hơn nữa.
Nếu còn chỗ nào tệ hơn chiếu ngục Đông Xưởng, vậy chỉ có địa ngục.
Mình sắp được đi, nhưng Hải Thụy còn phải chịu dày vò, trong lòng Thẩm Mặc rất bứt rứt, lấy ít bánh điểm tâm vừa rồi ở hình phòng đặt trước mặt hắn:
- Huynh bảo trọng, ta bảo trong nhà đưa tiền tới, cần gì cứ nói với ngục tốt.
Hải Thụy gật đầu:
- Đại nhân cũng bảo trọng.
Rời khỏ địa lao chết tiệt của Đông Xưởng, Thẩm Mặc vốn cho rằng được thấy ánh mắt trời, ai ngờ bên ngoài vẫn tối đen, thì ra hiện giờ đang là đêm.
- Phải bảo mật nên chọn lúc này.
Chu Ngũ vén rèm chiếc kiệu che kín mít:
- Mời đại nhân lên kiệu.
Thẩm Mặc hít sâu làn không khí tươi mát tự do, dù lại sắp mất đi, nhưng hẳn không tối tăm âm u như vừa qua.
Góc đông bắc chiếu ngục Cẩm Y vệ, có một tòa viện tử lớn, có chính đường, thư phòng, phòng ngủ... Thỏa mãn đầy đủ nhu cầu sinh hoạt ăn ở. Trong sân rộng còn có đại thụ chọc trời, có bàn đá, nếu là hè còn có thể ra đây hưởng thụ những làn gió mát hiếm có...
Thẩm Mặc từ chiếu ngục Đông Xưởng ra luôn ở nơi này, là "lão thúc tổ" của Cẩm Y vệ, cuộc sống của y đương nhiên được chiếu có chu đáo từng ly từng gì, muốn ăn gì hô một tiếng là có người dâng lên, liên lạc với gia đình cũng thông suốt, muốn lấy cái gì liền có người ân cần làm sai vặt.
Nói chung trừ thiếu tự do ra thì tất cả đều rất tốt.
Sợ để lại di chứng sau nghi ngồi địa lao, Chu Ngũ vài ngày lại tới tẩm quất cạo gió cho y, các đầu mục khác cũng thi thoảng tới uống rượu giải sầu.
Hôm đó Chu Ngũ lại tới cạo gió giúp y, xong việc thở phào:
- Đại nhân yên tâm, hàn khí đã trừ hết, không sợ để lại bệnh đâu.
Thẩm Mặc khoác áo lên cười:
- Ta đúng là sợ bị cái bệnh đó nguyền.
Ở đông nam y lấy danh nghĩa "phong thấp" nên được về kinh thành, Chu Ngũ đương nhiên là biết:
- Nếu ở tròn một tháng trong đó, e rằng là bệnh thật.
Thẩm Mặc buồn bã nói:
- Hải Thụy ở trong đó vừa tròn một tháng rồi.
- Chuyện này ti chức không có cách nào cả, Đông Xưởng và Cẩm Y vệ thế như nước với lửa...
- Ta biết, ta biết...
Thẩm Mặc không muốn không khí nặng nề, nhìn hộp thức ăn Chu Ngũ mang tới:
- Lại mang cái gì ngon đến thế?
Chu Ngũ tươi cười nói:
- Hôm nay là mùng 2 tháng 2, vợ ti chức dậy sớm làm Lại Long, đại nhân bình phẩm xem.
"Mùng 2 tháng 2 ăn Lại Long" đó là thói quen của người Bắc Kinh, nôm na là dùng bột mỳ kéo dài, cho thịt vào, hấp lên, ăn "Lại Long" để trừ lười biếng, sang năm chăm chỉ làm việc.
*** Lại: Lười biếng.
Thẩm Mặc là người phương nam, dù ở trong kinh thành mấy năm, nhưng lần đầu mới được thưởng thức ẩm thực ngày 2 tháng 2, nhìn Chu Ngũ lấy bánh ra hết mời ăn "long lân", lại xẻo "long nhĩ", gặm "long trảo", không khỏi sởn gai ốc, không bết người kinh thành thù hận gì với rồng, phải "phanh thây xẻ thịt" ra ăn như thế.
Nhìn đầy đủ bộ phận con rồng trên bàn, Thẩm Mặc nuốt nước bọt:
- Hoàng thượng cũng ăn cái này sao?
- Đương nhiên, có điều ngự thiện phòng làm tinh xảo hơn một chút mà thôi.
"Chẳng biết ăn món này, hoàng đế có cảm giác ăn đồng loại không?" Ban đầu Thẩm Mặc có chút bài xích, nhưng nghĩ một năm có mỗi một ngày có thể quang minh chính đại "xử tội" con rồng, tức thì muốn ăn ngay, đầu tiên bứt "long tu" sau đó lột "long lân".. Ăn nhiều hơn thường ngày không ít, đoán chừng bách tính cũng có tâm lý này.
Cơm no rượu say, Chu Ngũ lại pha cho y một ấm trà, Thẩm Mặc hỏi:
- Chẳng lẽ cái này là uống long tiên (nước dãi).
- Cái này thì không phải, chỉ là Long Tỉnh thôi, hôm nay ăn uống gì cũng phải có rồng, mang ý cát tường.
Thẩm Mặc thầm cười, ăn rồng cát tường, ăn thịt Đường Tăng thì trường sinh bất tử, giống nhau y hệt.
Hai người đang nói chuyện thì Chu Thập Tam đi vào nói:
- Đại nhân, chiều hôm nay thẩm án.
- Thế à?
Tay cầm chén trà của Thẩm Mặc khựng lại, có điều người bị thẩm án là Hải Thụy không phải y.
- Dấu hiệu tốt.
Chu Ngũ vỗ đùi:
- Bất kể là cố y hay vô ý, chọn ngày hôm nay đều là chuyện tốt.
- Vì sao?
Chu Thập Tam hỏi.
- Biết hôm nay là ngày gì không?
Chu Ngũ hỏi lại.
- Rồng ngẩng đầu.
- Vì sao gọi là rồng ngẩng đầu?
- Cái này.... Chắc chắn là đại nhân biết.
- Huynh làm qua ngày càng giảo hoạt rồi.
Thẩm Mặc cười:
- Tương truyền Võ Tắc Thiên phế Đường Lập xưng đế, chọc giận Ngọc Hoàng đại đế, ba năm liền không cho mưa, Long Vương không nỡ nhìn nhân gian gặp họa, lén làm mưa, bị Ngọc Hoàng bắt về thiên cung, đè dưới núi lớn. Bách tính nhớ ơn Long Vương, ngày ngày khẩn cầu, Ngọc Hoàng cảm động, ngày 2 tháng 2 thả Long Vương ra, cho nên gọi là "rổng ngẩng đầu".
- Đại nhân có khác.
Chu Ngũ khen:
- Giờ đã hiểu chưa, đây là ngày ông trời khai ân.
@by txiuqw4