- [Tây Tần thập nhị biểu pháp]?
Thẩm Mặc trầm ngâm, tờ báo này là do Tô Châu thông dịch cục xuất bản, y cẩn thận đọc tiếp.
Thì ra cái gọi là Tây Tần [Thập nhị biểu pháp] chính là [Thập nhị biểu pháp] của La Mã cổ đại mà y đã biết, bộ pháp điển này là của người La Mã cổ đại sở hữu khoảng năm 500 trước công nguyên, cũng chính là thời đại của Tiên Tần, do tầng lớp thị dân lập lên, lập pháp thành văn. Nói đến bối cảnh lập pháp, lúc đó khi thể chế cộng hòa được xác lập ở La Mã, cảnh ngộ của công dân cũng không có gì khác trước, bọn họ phần lớn là tiểu nông và thương nhân, thời gian chiến tranh phải liều chết mà đánh, nhưng khi hòa bình lại bị gạt bỏ ra ngoài, có khi vì nợ nần mà phải bán mình làm nô. Pháp luật khi đó là luật rừng trong tay nguyên lão viện, đương nhiên sẽ bị quý tộc lợi dụng, trở thành công cụ hãm hại và tiêu diệt dân chúng.
Sau đó một thời gian dài giới bình dân tụ nhau lại tạo phản, khiến cho nguyên lão viện phải đồng ý cho bình dân tuyển cử Bảo dân quan để bảo hộ quyền lọi của mình. Năm 450 trước công nguyên, bình dân yêu cầu ban hành [Thập nhị biểu pháp], lấy hình thức pháp luật điều khoản, quy định quyền lợi và nghĩa vụ của công dân trong lĩnh vực chính trị, kinh tế và pháp luật. Mặc dù mười hai điều trong đó có tới mười điều bảo vệ quyền lợi của quý tộc, nhưng dù sao vẫn còn có hai điều phản ánh ý chí của bình dân, ít nhiều cũng hạn chế được sự kiêu ngạo của các các quý tộc, vốn là tiêu chuẩn của người La Mã cổ từ xưa đến nay.
Đến thời kỳ La Mã đế quốc, [Thập nhị biểu pháp] từng bước được hoàn thiện làm pháp luật của La Mã. Thừa nhận tài sản tư hữu có thể buôn bán, hợp tác, đã thể hiện được tính dân chủ. Công dân toàn quốc cũng nhất trí pháp luật áp đảo quân chủ, nếu có vị vua nào phản đối điều này thì trong mắt dân chúng chính là bạo quân, bị vạn người sỉ vả.
Thẩm Mặc đọc bài này, đầu tiên giới thiệu sơ qua [Thập nhị biểu pháp], sau đó dùng lời lẽ nghị luận nội dung của nó. Trong bài có viết: [Thập nhị biểu pháp] có quy chế, nơi ở của công dân và xung quanh đó hai xích rưỡi, chính là tài sản của cá nhân, công dân có quyền sở hữu cao nhất với tài sản này. Ngạn ngữ phương tây có câu: Gió có thể vào, mưa có thể vào, chỉ có quốc vương không thể đi vào, đó chính là nói về các biện pháp này... nghĩ tiên hiền của Hoa Hạ ta, Dương Chu cũng có khí phách đường hoàng như vậy, nói: nhổ một cọng lông của ngươi để làm lợi cho thiên hạ là điều không đúng. Mà lấy lợi ích thiên hạ phục vụ một người lại càng không đúng. Nếu như người người đều có thể tự thỏa mãn lợi ích của mình, thì thiên hạ sẽ thực sự được gọi đại trị.
Nghe nói Dương Chu cùng học sinh Cầm Hoạt Ly của Mặc tử có một hồi biện luận. Cầm Hoạt Ly hỏi hắn: nếu ngài bị tổn hại một sợi lông mà người trong thiên hạ được lợi, thì ngài có làm hay không? Dương Chu hồi đáp: Vấn đề của người trong thiên hạ, không thể vì nhổ một sợi lông mà có thể giải quyết được.
Cầm Hoạt Ly lại hỏi: Giả sử có vấn đề như thế, thì ngài có nguyện ý không? Dương Chu không thèm nhìn hắn, bởi vì điều này không bao giờ xảy ra được.
Cái gọi là nhổ một cọng lông làm lợi cho thiên hạ chẳng qua là lời nói dối của kẻ thống trị, ngày hôm nay có thể lấy của ngươi một sợi lông, ngày mai có thể là một mảnh da, ngày sau nữa lại đòi ngươi miếng thịt, càng ngày càng lấn tới, ngươi chịu được sao? Ngày hôm nay có thể làm ngươi bị thương, ngày mai đã có thể giết ngươi. Thiên lý chi đê, hối vu kiến huyệt: miệng đã mở rộng, không thể vãn hồi. Cho nên nếu muốn giữ tính mệnh của bản thân, thì nhất định không để bị mất một sợi lông nào cả.
(Thiên lý chi đê, hối vu kiến huyệt: đê dài nghìn dặm vì tổ kiến mà bị vỡ)
Có thể thấy được Dương Chu đã hiểu thấu đáo, lấy tài sản của bình dân phục vụ quốc gia chỉ là uống rượu độc giải khát, không giải quyết được vấn đề. Người viết bài này có thể hiểu đến như vậy, đã là rất giỏi rồi.
Thẩm Mặc đọc tiếp: Hậu thế lại không như vậy, thế nhân luôn sợ bị đả kích, dù có người làm vì mình thì cũng rất khó để mở miệng. Mà nói: đất trong thiên hạ là của vua, người trong thiên hạ đều là bề tôi! Cho nên lấy vua làm chủ, lấy dân làm nô, tất cả điều lợi đều dành cho vua, tất cả điều hại đều dồn cho dân! Đó là vì sao? Đều vì người trong thiên hạ không dám tự tư tự lợi.
Cho nên bạo quân độc tài lại có thể có được thiên hạ. Dân đen cuối cùng cũng sẽ mất hết tài sản, đến khi cùng đường lại khởi nghĩa vũ trang, làm cho thiên hạ đại loạn. Thê nên mới nói nếu lợi ích của dân đen mà không giữ được, để bên trên tùy ý cướp đoạt, thì thật là cái hại to lớn của thiên hạ! Giả sử người người có can đảm tự tư tự lợi, thì làm sao có sưu cao thuế nặng, cường hào ác bá? Thiên hạ sẽ yên ổn, thái bình.
Hỡi ôi, Mạnh tử lại không thích Dương Chu, nói: Ẩn sĩ phóng túng, trong lòng không có vua mới nói như vậy! Nếu cứ như Dương Chu nói, thì thiên hạ Hoa Hạ ta làm gì còn bách tính loạn ly, làm gì có vương triều thay đổi, thiên hạ đã sớm đại đồng rồi.
- Nhất, nhất, nhất khảm nhất, nhất, nhất, nhất, nhất, nhất, nhất, nhất, nhất, nhất, nhất, nhất, nhất, nhất, nhất, nhất khảm nhất, nhất, nhất, nhất, nhất, nhất, nhất, nhất, nhất khảm nhất, nhất, nhất, nhất, nhất, nhất, nhất, nhất.
Đọc xong mấy chữ này, sau lưng Thẩm Mặc toát cả mồ hôi, y nhìn đi nhìn lại tên tác giả, "Thanh Đô Tán Khách", hiển nhiên người này cũng biết bài luận của y thuộc vấn đề nhạy cảm, muốn tránh phiền phức nên đã dùng bút danh.
- Ta quả thực đã coi thường cổ nhân!
Thẩm Mặc liên tục thở dài, trong lòng dâng trào cảm xúc, kích động không nhịn được. Điểm tâm giờ ăn không vào nữa, y đứng dậy đi tới cửa sổ nhìn ra hồ, nhìn lũ chim bên ngoài đang bay lượn trên sen.
Hai tay y nắm lấy song cửa, gắng sức thở sâu, hạ giọng nói:
- Con đường ta chọn không sai!
Bây giờ y đã bỏ được tảng đá đè nặng trên ngực, khiến y cảm thấy dễ chịu đôi chút. Tức giận.
Nhìn hai mắt đỏ ngầu của Thẩm lão, tất cả bọn hạ nhân đều sợ hãi, thầm nghĩ chuyện này là sao vậy? Lẽ nào món ăn mặn quá?
Bọn họ đâu biết rằng, Thẩm Mặc đã đợi thời khắc này tròn mười năm, khi y còn vẫn còn ở Đông Nam, đã mơ về một ngày y có thể mở rộng cửa ra thế giới, du nhập tư tưởng khoa học của phương tây, cũng dùng cả báo chí để tuyên truyền văn hóa, nhưng y không có khả năng thay đổi tư tưởng của mọi người, y chỉ có thể làm chuyện nên làm, gieo mầm suy nghĩ, chờ cho đến ngày đơm hoa kết trái.
Lúc đầu Thẩm Mặc cũng lo lắng, không biết người dân có lòng tự cao tự đại quá không, chẳng phải thánh nhân đã nói, ngu muội vô tri, chỉ tin vào truyền thống tổ tông hay sao? Nhưng sự thực đã chứng minh là y quá coi thường cổ nhân, y vốn tưởng rằng phải ba mươi năm sau, thậm chí năm mươi năm sau hạt mầm y gieo mới có kết quả. Nhưng bây giờ mới chỉ có hơn mười năm, đã có người thảo luận tài sản cá nhân không được xâm phạm. Đây chính là hạt mầm bảo đảm dân quyền, hạn chế độc tài mà y mong muốn.
Bởi vì tất cả quyền lợi đều có thể quy về quyền tài sản, chỉ bao giờ tư tưởng tài sản cá nhân không được xâm phạm ăn sâu vào lòng người, thì Đại Minh mới tiến đến khế ước xã hội. Mà chỉ có khế ước xã hội, mới không có chuyện có quyền lực vô hạn, mới có thể thực hiện lý tưởng của mình... Theo sự phát triển kinh tế hàng hoá của Đại Minh, tài sản cá nhân không chỉ thuộc về tầng lớp quyền quý, mà còn thuộc về tiểu thương, công nhân...
Thật ra ý thật của Dương Chu tuyệt đối không thể nhìn nhận một cách phiến diện. Ý trong lời nói của hắn, không chỉ có tổn hại một sợi lông của ngươi mà làm lợi cho thiên hạ là điều không đúng, lấy lợi ích thiên hạ thỏa mãn một người lại càng không đúng. Hai câu này còn chỉ ra một điều, phải bảo vệ lợi ích của bản thân, đồng thời cũng không được xâm phạm đến lợi ích của người khác.
Dương Chu thấu hiểu kết quả của việc hi sinh cá nhân để thỏa mãn một số ít người, điều đó vô cùng ích kỷ. Vấn đề là loại hành vi này lại hô hào lấy thiên hạ làm công, đại công vô tư. Mà chủ trương của Dương Chu lại là tự tư trên bản chất chân chính vô tư.
Tư tưởng của Dương Chu khiến người khác khó tiếp thu chính là vì chỗ này, nhưng mà sâu sắc nhất cũng là ở chỗ này. Thực hiện bất cứ mục tiêu xã hội gì, cũng không thể hi sinh lợi ích của mỗi cá nhân. Bởi vì hạnh phúc của thiên hạ chính là hạnh phúc của từng cá nhân tạo thành, là hạnh phúc chung của tất cả mọi người. Nếu như từng người không được hạnh phúc, thì còn nói thiên hạ hạnh phúc được sao? Nếu như nói vì hạnh phúc của thiên hạ, mà mỗi cá nhân phải hi sinh hạnh phúc, như vậy thì là hạnh phúc kiểu gì?
Vô tư hiến dâng đương nhiên là cao thượng. Mỗi người hoàn toàn có thể làm như vậy. Nếu như ngươi chân thành làm như vậy, ta tỏ ra kính trọng với hành động của ngươi. Thế nhưng nếu như ngươi vì vậy mà yêu cầu ta, hoặc bất cứ ai khác phải làm như vậy, thì ta có thể nói, ngươi không có quyền yêu cầu như thế.
Bởi vì vô tư hiến dâng là một loại đạo đức, một loại tinh thần cao thượng, chỉ có thể đề xướng chứ không thể cưỡng chế. Một khi cưỡng chế thì không còn gọi là vô tư hiến dâng, mà gọi là bị cướp đoạt, chỉ bao giờ sinh mệnh của mỗi người không bị tổn hại, lợi ích của mỗi người không bị tổn hại, thì thiên hạ có thể nói là đại trị, cũng gọi là đại trị, cái này gọi là người người không tổn hại chút nào, người người đều bất lợi thiên hạ, thì thiên hạ có thể trị rồi. Đây chính là quan điểm chân chính của Dương Chu, cũng là quan điểm của lão Trang.
Nói thẳng ra là, Dương Chu cũng tốt, [Thập nhị biểu pháp] cũng tốt, đều là vì bảo vệ lợi ích dân chúng bình thường. Nói xong mới hiểu ra một chút, chính là không nên cái gì cũng lấy danh nghĩa quốc gia đại cục mà xâm phạm quyền lợi cá nhân của dân chúng.
Nếu như "Thanh Đô Tán Khách" có thể làm theo chân lý trong đó, thì bài văn này có thể coi như là "Tuyên ngôn nhân quyền" đầu tiên trong lịch sử rồi. Nhưng mà hắn cũng không nói rõ ràng, cho nên chờ đợi hắn chính là công kích cùng chửi rủa...
Tuy như thế, nhưng đối với người lần mò trong bóng đêm, điều này chẳng khác gì có được ngọn đèn sáng soi đường, cũng đủ cho y phải vui mừng khôn xiết.
- Ta không phải chiến đấu một mình, càng ngày sẽ càng có nhiều người gia nhập cùng ta, góp từng cây củi nhỏ, cháy ra cả đồng to.
Đúng vậy, ta tin tưởng! Để bảo vệ ngọn lửa này, ta nguyện chiến đấu với bất kỳ ai, cho dù phải gánh chịu tiếng xấu muôn đời.
- Nhất, nhất, nhất khảm nhất, nhất, nhất, nhất, nhất, nhất, nhất, nhất, nhất, nhất, nhất, nhất, nhất, nhất, nhất, nhất khảm nhất, nhất, nhất, nhất, nhất, nhất, nhất, nhất, nhất khảm nhất, nhất, nhất, nhất, nhất, nhất, nhất, nhất.
-oOo-
Ăn điểm tâm xong, Cảnh Định Hướng đã có hẹn trước qua mời y. Mặc dù Thẩm Mặc lần này người mang hoàng mệnh, không tiện tham gia vào nhiều hoạt động, nhưng y vẫn vui vẻ đáp ứng thỉnh cầu của Cảnh Định Hướng, tới Sùng Chính thư viện giảng một khóa. Sau khi nhận được sự đồng ý của Thẩm Mặc, Cảnh Định Hướng liền trở về tích cực chuẩn bị, nào ngờ tin tức đã lan truyền nhanh chóng, dẫn tới học sinh mỗi phủ học Giang Chiết đều chen chúc đi tới Sùng Chính thư viện, háo hức mong được gặp y.
Tình hình này đương nhiên Thẩm Mặc không thể lỡ hẹn, vì vậy thay nho bào xong, liền cùng Cảnh Định Hướng ngồi xe đi tới chân Thanh Lương sơn.
Xe vừa tới nơi, Thẩm Mặc liền nhìn thấy một đám rất đông học sinh đứng ở hai bên đường lên núi, không khỏi quay sang hỏi Cảnh Định Hướng:
- Không ngờ đã làm cho Thiên Thai huynh phải nhọc công rồi.
- Ngươi đừng nghi oan cho ta.
Cảnh Định Hướng lắc đầu nói:
- Ta biết ngươi xưa nay không thích phô trương, làm sao lại làm ra loại chuyện này?
Nói rồi cảm khái:
- Còn không thấy sao, đây là tự thân các học sinh tự đến.
- Vậy phải đa tạ Thiên Thai huynh rồi.
Trên mặt Thẩm Mặc nở nụ cười.
- Đừng khách khí vậy.
Cảnh Định Hướng vui lòng nhận lấy.
Câu đầu tiên của Thẩm Mặc thật ra có ý bất mãn, cảm thấy Cảnh Định Hướng đã quá vuốt mông ngựa y rồi; nhưng câu sau lại không giống, đây là lời cảm ơn chân thành của y tới Cảnh Định Hướng, mấy năm nay hắn đã hết sức tuyên truyền cho y, cho nên mới có một ngày hôm nay đông đảo người đến thế này.
Hai người cười nói từ trong xe đi ra, thấy học sinh trên núi ùn ùn cúi chào, đồng thanh như thủy triều nói:
- Cung nghênh tiên sinh.
Không cần biết ngươi lừng lẫy ở bên ngoài thế nào, nhưng khi tới thư viện, chỉ có thể có hai thân phận, học sinh và tiên sinh, đây là quy củ từ ngày bắt đầu có thư viện năm trăm năm trước.
- Chư vị mời đứng lên.
Thẩm Mặc thản nhiên cười, vẫy tay ra hiệu cho mọi người đứng lên, sau đó đưa tay sang Cảnh Định Hướng nói:
- Sơn trưởng, mời.
- Tiên sinh mời.
Nét mặt Cảnh Định Hướng đã không còn vẻ khiêm tốn như lúc trên quan trường, mà thay vào đó là một vẻ mặt trang nghiêm.
Hai người cùng bước trên thạch lộ, trong vòng vây của học sinh mà tiến vào thư viện. Dọc đường nhìn lên thấy cổ thụ che trời, núi non trùng điệp, mây trắng lãng đãng, như lạc vào tiên cảnh... Thư viện ở sườn núi phía đông, như lời Cảnh Định Hướng giới thiệu, tương truyền ở đây có cất giấu nhục thân Địa Tạng Vương. Thẩm Mặc nghe xong cười nói:
- Địa Tạng Vương Bồ Tát nói, còn địa ngục thề không thành phật, còn Cảnh Thiên Thai ngươi thì nghề dạy học chưa thịnh hành thì chưa dừng lại.
- Quá khen rồi.
Cảnh Định Hướng cười ý vị. Lúc này đã có thể nhìn thấy toàn cảnh thư viện, dựa vào núi chia làm ba điện, nhất điện thông với hai bên nhị điện bằng hành lang uốn lượn, nhị điện cách tam điện một bình đài lớn, chính là chỗ dạy học.
Lúc này trên bình đài đã chuẩn bị một bục giảng, trên bục giảng đặt một lư hương, một chiếc ghế nhỏ, cùng nước trà, khăn trắng. Các học sinh chen vai nhau đứng quanh thạch đài, trông xuống chỉ thấy toàn là đầu người đen thui.
Đợi các học sinh ngồi vào chỗ của mình, trên sân yên tĩnh lại, Thẩm Mặc bước lên bục giảng, khoanh chân ngồi vào chỗ của mình, đưa mắt ra nhìn xung quanh, ngẩng đầu nhìn về nơi xa, tất cả thu vào trong đáy mắt.
Khung cảnh khoáng đạt làm y nhớ lại bài luận về Dương Chu, nhưng ở Sùng Chính thư viện, Thẩm Mặc không thể nào giảng điều này được. Thân là quan viên cao cấp của Đại Minh, là người sĩ lâm chăm chú nhìn vào, trong lòng y có muốn thế nào cũng phải kìm chế lại, lời nói và cử chỉ phải tuân theo khuôn phép cũ, tuyệt đối không thể nói ra những lời kinh thế hãi tục như vậy.
Cho nên bài giảng của y vẫn là về Tâm học, cùng là một kiểu với học thuyết Vương học. Ở Bắc Kinh thì gây xôn xao, nhưng ở đây trước mặt các học sinh phương nam lại phát huy hiệu quả, bởi vì chỗ này phái Vương Học chiếm đa số, bàn suông nói suông, thoát ly thực tiễn, rất khác với phương bắc...
Trên Thanh Lương sơn, dưới sự chứng kiến của năm nghìn học sinh, lại xuất hiện thêm một tên hủ nho diễn thuyết...
Được các đồ đệ thịnh tình giữ lại, Thẩm Mặc lại nói một hồi, mới có thể đến hậu đường nghỉ ngơi.
Cảnh Định Hướng nhìn Thẩm Mặc hơi mỏi mệt, cung kính nói:
- Giang Nam huynh, từ nay về sau có thể khai tông lập phái rồi.
- Đều là không chuyên sâu nghiên cứu mà thôi.
- Thân phận của ta mẫn cảm, chỉ có thể nói một chút bên ngoài. Thay đổi trọng trách của ta, còn phải dựa vào Thiên Thai huynh toàn lực ứng phó.
- Tất nhiên không phụ trọng thác.
Cảnh Định Hướng ôm quyền nói, dừng một chút, có chút do dự nói:
- Long Khê Công vốn muốn tới, nhưng do tuổi cao, lại có chút bệnh...
- Ha hả... Thiên Thai không cần an ủi ta, sư phụ là giận ta, không muốn gặp kẻ đồ tôn 'Ăn cây táo, rào cây sung' này thôi.
- Không có chuyện đó.
Cảnh Định Hướng vội vàng nói:
- Long Khê Công rất là tự hào về Giang Nam huynh.
- Điều này ta tin.
Thẩm Mặc cười gượng nói:
- Nhưng điều này cũng không cản trở việc thầy giận ta.
"..." Cảnh Định trong lòng nghĩ lại giận chính mình, chuyện giữa thầy trò người ta, còn cần mình lắm miệng, liền chuyển tới chủ đề chính nói:
- Hiện giờ ta vương học thế đại, nhưng mà tranh giành của ba phái, đã càng ngày càng gay gắt, nếu là tiếp tục phát triển, sợ là không cần phải công kích của lý học, sẽ tự giết lẫn nhau.
- Đúng vậy.
Thẩm Mặc gật gật đầu, tỏ vẻ đồng ý với lời nói của hắn... Trong thất phái Vương môn, ba phái Thái Châu, Chiết Trung, Giang Hữu là mạnh nhất. Trong đó Giang Hữu phái cũng xưng vương học chính thống phái, duy trì quan điểm cơ bản của vương học, tuân thủ nghiêm ngặt, nhân vật đại biểu là Trâu Thủ Ích, Niếp Báo, Âu Dương Đức và Từ Giai. Mà Chiết Trung phái của Vương Kì thống lĩnh và Thái Châu phái của Vương Cấn gây dựng lên, đều là cách tân phái, cùng với quan điểm của nho giáo truyền thống có sự khác biệt rất lớn, trong thổ lâm hiện nay cũng có thị trường.
Vương Kì và Vương Cấn đều là đệ tử thân truyền của Dương Minh Công, xưng là Vương môn nhị vương, có thể nói trong hậu nhân vương học, là hai vị tư tưởng cự phách quan trọng nhất. Hiện tại Vương Cấn đã đi, chỉ còn lại có Vương Kì một trụ chống trời, cho nên địa vị của ông có thể biết. Mà cho tới nay, Vương Kì và Quý Bổn đều ở sau lưng âm thầm ủng hộ Thẩm Mặc, nhìn y trưởng thành từng bước, mở rộng ảnh hưởng từng chút một, cuối cùng từ một gốc cây ma, trở thành một cây đại thụ che trời, hai vị lão nhân tất nhiên là vô cùng vui mừng.
Hiện tại Thẩm Mặc đã cơ bản thực hiện được lý tưởng trước kia của hai người bọn họ, trở thành người thay thế Từ Giai được Thái Châu học chấp nhận. Nhưng mà Vương Kì giờ phút này không thể vui mừng được nữa, bởi vì theo ông, đây là Thẩm Mặc đổi lấy từ Thái Châu học phái, Chiết Trung phái và Thái Châu phái mặc dù đều là cải cách phái, đều nhấn mạnh về giải phóng cá tính và tự do của tư tưởng. Nhưng mà Vương Kì Chiết Trung phái, càng có sắc thái phần tử trí thức, mà Vương Cấn vương học tả phái càng bình dân hóa, quan điểm của song phương trống đánh xuôi, kèn thổi ngược, thật ra bất đồng với Giang Hữu chính thống phái còn lớn hơn.
Cho nên Vương Kì không thể không tức giận Thẩm Mặc, nhưng mà Thẩm Mặc dù sao cũng là đồ tôn của ông, có thể làm đến ngày hôm nay như thế này, đã là giành vinh dự thật lớn cho ông, cho nên ông cũng vô cùng vui sướng. Trong loại mâu thuẫn tình cảm này, lão nhân gia liền cáo ốm không đến Nam Kinh -- Thẩm Mặc cũng không thể về Chiết Giang thăm ông, bởi vì thân là khâm sai đại thần, có việc cần thiết phải quay về triều, không thể tiện đường về quê.
- Đây quả thật là vấn đề lớn.
Thẩm Mặc gật đầu nói:
- Long Khê Công bên kia, ta đã chuẩn bị lễ vật, lại viết một phong thư ngươi mang qua, giúp ta giải thích một chút.
Dừng một chút nói tiếp:
- Ta là đồ tôn của ông ấy, đương nhiên sẽ vĩnh viễn đứng bên cạnh ông ấy, mong lão nhân gia yên tâm.
- Đành như vậy.
Hai người đang nói chuyện, bên ngoài truyền đến tiếng đập cửa nói:
- Đại nhân, bên ngoài có một đám dệ tử cầu kiến, nói là đệ tử muốn tới tiếp kiến thầy.
- Oa, đệ tử của ta?
Thẩm Mặc cười ồ lên nói:
- Vậy thì đi gặp thôi.
Khi Thẩm Mặc xuất hiện trên điện đại đường của hậu điện thư viện, gần trăm thanh niên cùng nhau hành lễ nói:
- Bái kiến sư tôn.
- Mau đứng lên đi.
Thẩm Mặc cười đi đến giữa bọn họ nói:
- Mấy năm không gặp, hiếm có được các ngươi còn nhớ ta.
- Một ngày là thầy, cả đời là cha.
Một người tuổi còn trẻ giọng cung kính nói:
- Huống chi sư tôn vẫn luôn ân cần dạy bảo với các học trò, con suốt đời khó quên.
Thẩm Mặc nhìn hắn, cười mắng một tiếng nói:
- Được, quả là miệng lưỡi trơn tru.
- Hắc hắc...
Người thanh niên này bộ dạng có bảy phần giống với Thẩm Minh Thần, đây thật không phải trùng hợp, bởi vì hắn đúng là cháu ruột của Thẩm Minh Thần, tên là Thẩm Nhất Quán. Được hai người thân thích của Thẩm gia kéo lên, luận mà nói, hắn còn phải gọi Thẩm Mặc là đường thúc. Nhưng hắn là người khôn khéo, sao có thể làm loại chuyện này, cho nên cũng không nhắc đến mối quan hệ của mình với Thẩm Mặc, nhưng sau khi nhìn thấy Thẩm Mặc, lại biểu hiện vô cùng thân thiết. Thật không hổ là cháu chắt của Thẩm Minh Thần, hiểu rõ lòng người, có vẻ là trò giỏi hơn thầy.
Ghế trong đại điện không đủ, Cảnh Định Hướng gọi người lấy ra trên một trăm cái đệm hương bồ, Thẩm Mặc mời mọi người ngồi xuống, cũng không nói gì, liền cười tủm tỉm nhìn đệ tử của mình... Đây đều là đệ tử của y ở Tô Châu phủ tự mình dạy dỗ, hiện giờ đã hoàn thành việc học, cũng thuận lợi qua thi Hương, sang năm sẽ đi Bắc Kinh, vinh dự khởi xướng khiêu chiến với người đọc sách cao nhất.
Các đệ tử ngồi xếp bằng dưới đất, ngẩng đầu nhìn y, trong không khí một thứ tình cảm nồng đậm dịu dàng đang lan tỏa.
- Được, được. Đều đang chuẩn bị kỳ thi mùa xuân đấy chứ?
Trong các đệ tử này, có một nửa là trúng cử năm nay, một nửa còn lại là cử nhân của năm ngoái. Các đệ từ đều gật gật đầu đồng ý.
- Tốt lắm.
Thẩm Mặc liền bắt đầu kỳ kiểm tra học vấn của bọn họ, đều là về thời văn chế nghệ, luận về học vấn tài hoa, y có thể không xếp vào một trăm vị đứng đầu Đại Minh, nhưng mà nói về đạo bát cổ ứng thí, cũng tự nhận là thứ hai, không ai dám nhận là thứ nhất.
Các đồ đệ cũng đều trừng mắt lên, các bài thi theo quy chế như thế, sợ là cả nước cũng không tìm thấy nhà thứ hai, nào dám không tập trung để nghe? Đối với vấn đề của Thẩm Mặc, bọn họ cũng hăng hái đáp lại, trước mặt thầy để biểu hiện chính mình, sẽ không bị người khác nói thích chơi trội, lại có thể để cho thầy lưu lại ấn tượng sâu sắc, cớ sao mà không làm?
Cả một buổi sáng hỏi đáp, Thẩm Mặc lại ra một đề 'Ma miện, lễ dã',để cho bọn họ ở tại chỗ phá đề viết văn. Đợi thu bài xong, trời cũng đã khuya, y không bình phán tại chỗ, mà mượn nhà ăn của thư viện, mở tiệc chiêu đãi đám đệ tử này. Trên bàn tiệc, y thăm hỏi cổ vũ mọi người cho bọn họ lại tiếp lại mài, không được lơi lỏng, cho đến lúc trăng lên đến đỉnh đầu, mới tạm biệt bọn họ.
Các đồ đệ ở trong thư viện ngủ lại, còn y trở lại công quán của mình. Sau khi tắm rửa thay quần áo, đã đến canh ba, nhưng Thẩm Mặc vẫn không cảm thấy buồn ngủ, liền ở trong thư phòng lầu hai châm lò đàn hương, dựa vào ánh trăng sáng, chấm các bài thi của đồ đệ.
Đến trình độ này của Thẩm Mặc, nhất cử nhất động đều có thâm ý, y kiểm tra hành động của đệ tử, thậm chí ra đề về bản thân mình, đều là mục đích của y.
Trước tiên là nói về đề 'Ma miện, lễ dã’; Ý tứ của toàn câu, mang tri bố quan chính là lễ chế, nhưng hiện tại đều dùng ti chế phẩm tiết kiệm thay thế, ta thà rằng phạm cổ lễ, cũng muốn quần chúng; thần tử ở trên công đường hành lễ quân vương, nhưng mà hiện nay bái kiến trên công đường, quả thật là cử chỉ ngạo mạn, ta thà rằng phạm ý tứ của mọi người, cũng muốn ở công đường bái kiến quân vương.
Rất rõ ràng, đây là một đề mang đậm tư tưởng bảo thủ, một trời một vực với ngôn luận bình thường của Thẩm Mặc... Các đồ đệ đầu tiên nghĩ đến, đây là thầy khảo nghiệm năng lực toàn diện của bọn họ, mới ra một đề như vậy. Nhưng sau khi trở về, không ít người càng nghĩ càng cảm thấy trong đó có thể có huyền cơ, chẳng lẽ... Có thể là quan chủ khảo của thi hội, chính là phong cách này?
Vì thế bọn họ liền suy đoán rằng, trong cả triều công khanh, có ai là có giọng này, lại có tư cách trở thành quan chủ khảo của lễ vi? Nghĩ như vậy, chọn người có khả năng thật là không nhiều lắm... Tuy rằng lại nói ra cũng là có chút thần hồn nát thần tính, nhưng chư vị hồi tưởng lại lúc mình ở đại học, đêm trước cuộc thi, thầy đột nhiên cho mấy cái đề, mình sẽ có cảm tưởng thế nào? Cho nên cũng không có gì chê cười bọn họ.
Nhưng, bọn họ sẽ không nói suy đoán này cho người khác, thậm chí với nhau cũng là lòng đã hiểu lòng, sau khi trở về trắng trợn sưu tập văn tập của vị đại nhân kia, nhanh chóng lợi dụng mùa đông này, tìm hiểu rõ những cái đó, cũng điều chỉnh văn phong của mình, tận lực đi trên con đường công bằng chính trực và bảo thủ...
Các bài văn của đồ đệ, Thẩm Mặc xem vô cùng cẩn thận, suốt một buổi tối, lại thêm cả ngày hôm sau, khó khăn lắm mới xem xong tất cả... Thực tế khi chấm bài thi, đương nhiên không thể chậm như vậy, nhưng phải từ từng bài văn, nhìn ra trình độ đích thực của đồ đệ, sẽ không thể không cẩn thận đánh giá.
Y sau khi xem xong, lại để cho Tôn Đĩnh và Cảnh Định Hướng lại xem qua một lần, cũng nói yêu cầu của mình cho hai người, rồi cũng không ở công quán quấy rầy hai người nữa, lặng lẽ đi đến nơi hẹn.
cuonghv
@by txiuqw4