Tháng 10 - 1946 lần đầu tiên vấn đề hiểm hoạ chủ nghĩa tư sản dân tộc Do Thái đối với hệ tư tưởng cộng sản được đưa ra. Vừa nhậm chức bộ trưởng an ninh Abakumov trong thư gửi lãnh tụ đã buộc tội các nhà lãnh đạo ủy ban Do Thái chống phát xít, theo ông ta, họ đặt quyền lợi Do Thái cao hơn quyền lợi đất nước Xô Viết. Lời buộc tội tương tự vang lên đầy nghiêm trọng. Kheifets, đã hoàn thành xuất sắc trong thu nhận thông tin về bom nguyên tử và thiết lập các tiếp xúc ở cấp cao trong cộng đồng Do Thái ở Mỹ. Bị thất sủng. Ông tiếp tục làm thư ký về quan hệ với nước ngoài trong uỷ ban Do Thái chống phát xít, thế nhưng buộc phải cắt đứt các tiếp xúc của mình với xã hội Do Thái Mỹ.
Trong bức thư Abakumov buộc tội uỷ ban, rằng cuối chiến tranh nó nhận về mình chức năng đại diện các quyền lợi của dân chúng Do Thái khi trả lại tài sản cho những người hồi hương. Hàng ngàn người Do Thái trong thời gian chiến tranh đã chạy khỏi Kiev, Minxk, Riga, Leningrad và Moskva, trốn tránh quân đội Đức đang tấn công. Bọn quốc xã đi với khẩu hiệu giải phóng dân Ucraina và vùng Baltic khỏi “sự thống trị Do Thái”. Điều đó giúp bọn dân tộc chủ nghĩa chiếm đoạt nhà cửa, tài sản của người Do Thái. Năm 1945 khi những người Do Thái sống sót trở về nhà, họ thấy tài sản mình đã ở trong tay kẻ khác.
Tôi nhớ Khrusev khi đó là bí thư thứ nhất ĐCS Ucraina đã gọi điện thoại cho Uxman Iuxupov, bí thư ĐCS Uzbekixtan và than vãn rằng, người Do Thái tản cư “bay về Ucraina như bầy quạ”. Trong cuộc trò chuyện đó (năm1947) ông ta tuyên bố rằng đơn giản ông ta không có chỗ để tiếp nhận tất cả, bởi thành phố bị huỷ hoại, và nhất thiết phải chặn dòng thác đó, nếu không thì Kiev sẽ bị cướp bóc. Vào lúc đó tôi đang trong văn phòng của Iuxupov, và ông kể lại tôi nghe cuộc trò chuyện, bởi tôi đến chỗ ông yêu cầu về vấn đề định cư ba nghìn người Kurd chạy sang Azerbaizan từ Iran dẫn đầu là Barzani. Để họ lại Kavkaz là cực kỳ nguy hiểm nên lãnh đạo đã quyết định di chuyển họ đến Uzbekixtan.
Chủ tịch uỷ ban Do Thái chống phát xít Mikhoels cố hết sức bảo vệ quyền lợi của người Do Thái trong các vấn đề nhà ở và tài sản. Abakumov cố chứng minh rằng ý đồ của uỷ ban là biểu hiện chủ nghĩa dân tộc tư sản Do Thái. Xử sự của Mlkhoels nhân danh những người Do Thái trở về nhà, sự thông tỏ của ông về những tiếp cận thăm dò tuyệt mật của lãnh đạo Xô Viết đối với những người Do Thái không đơn thuần làm Stalin lo lắng, chúng tăng thêm mối ngờ vực.
Tình hình càng xấu hơn vào năm 1947. Tôi nhớ chỉ thị của Obrutsnikov và Xvinelupov, các thứ trưởng Bộ An ninh và Bô Nội vụ không bổ nhiệm người Do Thái vào cấp bậc sĩ quan trong các cơ quan an ninh. Tôi không thể tưởng tượng rằng một mệnh lệnh bài Do Thái công khai đến thế đã xuất phát từ Stalin, và cho rằng tất cả đó là từ tay Abakumov. Tôi đã rõ rằng kế hoạch vĩ đại sử dụng giới trí thức Do Thái Xô Viết để củng cố hợp tác quốc tế với người Do Thái toàn thế giới đã bị gạt bỏ. Eitingon suốt ngày than vãn những sự chèn ép họ hàng của ông trong các trường đại học và cơ quan y tế, tin chắc rằng chủ nghĩa bài Do Thái là thành tố đáng kể cho đường lối nhà nước. Nhìn lại, tôi thừa nhận rằng ông hiểu tình thế hơn tôi nhiều.
Beria và Bogdan Kobulov thường kể với tôi rằng Stalin thích những câu đùa và chuyện tiếu lâm bài xích đạo Hồi, nói riêng là bài xích Azerbaizan, đặc biệt khi người ta kể chúng trước mặt Bagirov, bí thư thứ nhất ĐCS Azerbaizan, người đơn thuần không chịu nổi giọng điệu dè bĩu của Kobulov, nói tiếng Nga với âm sắc Azerbaizan. Điều đó buộc tôi phải nghĩ rằng sự hài hước nhằm chống nhóm dân tộc này hay dân tộc khác làm Stalin khoái chí và ông, về bản chất, là kẻ bài Do Thái không nhiều hơn so với bài đạo Hồi.
Stalin và các trợ thủ gần gũi của ông thể hiện mối quan tâm đến vấn đề Do Thái nhằm kiếm lợi chính trị trong cuộc đấu tranh vì quyền lực và để tập hợp các lực lượng của mình. Những “trò chơi” bài Do Thái ở cấp cao nhất đã bắt đầu như thế. Sau khi Stalin bắt đầu chiến dịch chống những người theo chủ nghĩa hoàn vũ những năm 1946 - 1947, thành phần lãnh đạo cấp trung và các quan chức đảng cơ sở đã lĩnh hội chủ nghĩa bài Do Thái như đường lối chính thức của Đảng. Thuật ngữ “hoàn vũ nhân không mồm” thành ra đồng nghĩa của từ “Do Thái”: nó có nghĩa là các công dân Xô Viết dân tộc Do Thái chia sẻ thế giới quan của người Do Thái Phương Tây và vì thế không thể hoàn toàn trung thành với nhà nước Xô Viết.
Chiến dịch chống phái hoàn vũ trùng với sự thay đổi sự thăng bằng chính trị quay quanh Stalin. Malenkov bị hạ thấp chức vụ, Beria bị gạt khỏi mọi công việc liên quan đến an ninh. Bắt đầu có những tin đồn rằng Molotov vây quanh mình toàn người Do Thái.
Nỗ lực của Stalin sau chiến tranh hướng tới việc phổ biến ảnh hưởng của Liên Xô đầu tiên sang các nước Đông Âu, sau đó là khắp nơi, ở đâu chúng ta cạnh tranh với nước Anh. Stalin tiên đoán rằng các nước Ả rập sẽ hướng về Liên Xô khi thất vọng vì Anh và Mỹ ủng hộ Israel. Người Arập vì thế phải đánh giá những xu thế bài Do Thái trong đường lối đối ngoại Xô Viết.
“Chiến tranh lạnh” bắt đầu một cách thật sự vào những năm 1946 - 1947 khi đã biến mất những ảo vọng tính đến sự hợp tác của chúng ta với Phương Tây. Các quan hệ đồng minh với Anh và Mỹ trong chiến tranh đã trở thành đối đầu. Cuộc nội chiến ở Trung Quốc càng ngày càng mãnh liệt hơn, tăng thêm sự căng thẳng ở Italia và Pháp nơi những người cộng sản tiến hành cuộc đấu tranh chính trị tàn khốc. Với sự bắt đầu “chiến tranh lạnh” những hi vọng của chúng ta nhận được tư bản Do Thái đã biến mất. Ban lãnh đạo đất nước đã rõ rằng sự ủng hộ của các giới doanh nghiệp Do Thái ở nước ngoài và sự đầu tư của họ là không thể.
Nạn nhân đầu tiên của sự thay đổi đường lối là Mikhoels.
Ngoài ra, có những tài liệu tác chiến đến tay Stalin về việc Mikhoels muốn tìm được sự ủng hộ của con rể ông G. Morozov, để bảo đảm trong ban lãnh đạo Xô Viết quyết định có lợi cho ông cải thiện tình hình dân chúng Do Thái và sự phát triển văn hoá Do Thái. MGB cũng nghi ngờ rằng qua các liên lạc của Mikhoels với các tổ chức Do Thái ở Mỹ đã rõ một số sự kiện bi thảm trong cuộc đời gia đình Alliluevich, họ hàng của Stalin. Hẳn rằng Stalin e ngại rằng uy tín cá nhân của Mikhoels có thể bị lợi dụng bởi phong trào Do Thái quốc tế. Mikhoels nổi tiếng và hiển nhiên, là một nhân cách xuất chúng, vì thế trong điều kiện chính thể chuyên chế thời đó không thể có chuyện ứng dụng đối với ông cái sơ đồ bắt bớ và trừng phạt đã quen thuộc được che đậy bằng bản án ngụy tạo.
Mikhoels bị thủ tiêu trong cái gọi là chế độ đặc biệt vào tháng 1 - 1948. May cho tôi, tôi đã không có một chút liên quan gì tới chiến dịch này. Các chi tiết vụ giết người tôi được rõ vào năm 1953. Còn nhớ rằng chỉ đạo trực tiếp tại chỗ chiến dịch này là phó của Abakumov và bộ trưởng an ninh Beloruxia Tsanava. Mikhoels bị Golubov nhử vào một nhà nghỉ với cuộc gặp gõ với các nghệ sĩ chủ chốt của Beloruxia, và ông bị tiêm mũi tiêm chết người và người ta ném họ xuống dưới bánh xe tải để dàn cảnh cán xe của bọn cướp trên phố ngoại ô Minxk. Sau tay lái chiếc xe tải là cán bộ phòng giao thông MGB tuyến đường sắt Beloruxia.
Golubov là điệp viên MGB trong giới trí thức sáng tạo, điều tất nhiên Mikhoels không biết. Thế nhưng trong tình huống ấy anh ta trở thành nhân chứng không mong muốn, bởi chính nhờ anh ta mới đưa được Mikhoels đến nhà nghỉ.
Tin về cái chết của Mikhoels gợi trong lòng tôi mối nghi ngờ mà tôi đã không hề nói với ai. Thế nhưng tôi không thể tưởng tượng là chính Ogolsov đến Minxk trực tiếp đến chỉ đạo chiến dịch. Tôi đã nghĩ rằng một tên kẻ cướp có tinh thần bài Do Thái nào đó được nói cho biết trước ở đâu và nơi nào có thể tìm ra Mikhoels, tự cho mình là đại biểu cho các quyền lợi Do Thái đã gây ra vụ sát hại.
Số phận Ogolsov là tiêu biểu đối với các nhà lãnh đạo MGB thời đó. Tháng 5- 1953 Beria đã đạt được việc bắt giam ông về hình thức với lý do thủ tiêu bất hợp pháp Mikhoels, tháng 8 - 1953 sau sự bắt giữ Beria, ông được tha. Và không ai cho ông ta có lỗi trong vụ này. Bởi lúc ấy tất cả những ai trong Bộ Chính trị tham dự “vụ án các bác sĩ” đồng tình với vụ này, đang có quyền lực. Chỉ năm 1957, để bôi nhọ Ogolsov, vốn gắn bó với Malenkov, theo uỷ nhiệm của Stalin đã theo dõi Beria từ 1951, người ta khai trừ ông khỏi đảng vì “vi phạm pháp luật xã hội chủ nghĩa trong tiến trình công tác điều tra ở Leningrad những năm 1941 - 1943”.
Phần lớn năm 1948 tôi chuyên trách vụ khủng hoảng Berlin và thành lập mạng lưới bí mật người Kurd ở Iran, Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ với mục đích lật đổ chính phủ Nuri Said và Feisal ở Iraq, cũng như các công việc ở Tiệp Khắc. Tôi bay sang Praha với Zubov để cố gắng vô hiệu hoá những người theo tổng thống Benes khi chuyển giao chính quyền cho chính phủ mới đứng đầu là Hotvald.
Năm 1947 vợ tôi ốm nặng và nhanh chóng về hưu. Từ những năm 1940 cô đã có đủ sáng suốt để xa rời công việc tác chiến, và được cử làm giảng viên chính các bộ môn đặc biệt trong học viện cao cấp của NKVD (sau là MGB). Thỉnh thoảng người ta dùng cô để tiếp xúc với các điệp viên nữ được quan tâm đặc biệt bởi lãnh đạo Tổng cục phản gián, nhưng phần lớn cô ẩn trong bóng tối và tránh bị chú ý. Bệnh của cô phát triển vào thời gian chiến dịch thanh lọc người Do Thái của MVD, MGB và Bộ Ngoại giao. Cô về hưu với quân hàm trung tá năm 1949 và đăng ký trong biên chế bằng tên thời con gái là Kaganova.
Vào những năm 1949 và 1950 khi tôi phải thường xuyên đi sang Praha, Tây Ucraina, Azerbaizan và Uzbekixtan, Eitingon thực hiện các trách nhiệm của tôi về tình báo và công tác phá hoại trong văn phòng. Ông thường đến thăm Emma và kể cho cô nghe về chiến dịch bài xích Do Thái đang càng ngày càng mở rộng phạm vi. Em gái Eitingon, Xonia, một bác sĩ nội khoa nổi tiếng và bác sĩ trưởng bệnh viện nhà máy ô tô, bị bắt, em gái vợ tôi Elizabeta bị đuổi khỏi trường đại học y khoa ở Kiev. Chúng tôi đã tìm cách giúp họ lợi dụng các quan hệ thân tình với Muzưtsenko, giám đốc MONIKI ở Moskva. Những năm 30 ông là điệp viên của NKVD ở Pháp và Áo, nhưng năm 1938 đã rời ngành tình báo và quay về với nghề nghiệp bác sĩ trước đấy của mình, ông đã thu xếp công việc cho Elizabeta, mà, tiện thể nói thêm, đang làm việc tại trường đại học này cho đến tận giờ.
Một đòn giáng bất ngờ đối với tôi là sự bắt giữ Kheifets năm 1948 hay 1949 gì đó, sự chạy chọt của tôi và Eitingon đều vô hiệu, cả tôi lẫn ông đã gán vụ bắt bớ này với chiến dịch bài Do Thái. Kết quả là hầu như toàn bộ các thành viên uỷ ban Do Thái chống phát xít và những nhà hoạt động văn hoá Do Thái khác đã bị bắt và trao cho toà án với tội danh có âm mưu tách Krưm khỏi Liên Xô.
@by txiuqw4