“Vụ án các bác sĩ” đã giật đổ uy tín của các nhà y học trong xã hội và dấy lên một làn sóng mất tin tưởng vào những người thuộc nghề này. Sau sự vạch trần âm mưu dối trá các nhóm cạnh tranh lẫn nhau trong giới y khoa rơi vào tình cảnh khó khăn. Trong những cuộc tranh cãi của các nhà y, cách này hay cách khác đều có sự dính líu của những nhân vật có uy tín trong chính phủ, bởi chính sự tài trợ kinh phí cho các nghiên cứu khoa học phụ thuộc vào họ. Điều này tạo nên không khí bất lợi đối với các tranh cãi khoa học và kéo dài sự phê chuẩn các quyết định chi kinh phí cho bộ y tế của chính phủ. Cho đến giờ người ta vẫn e sợ rằng các đụng độ về vấn đề y học hoặc nghề nghiệp khác có thể được kết thúc bằng sự điều tra tại Lubianka.
Giờ đây người ta nói rằng hình như trước cái chết của Stalin đã tồn tại kế hoạch trục xuất người Do Thái khỏi Moskva. Tự tôi thì chưa bao giờ nghe thấy về nó, nhưng nếu đích thị có kế hoạch như thế, thì trích dẫn nó có thế dễ dàng tìm được trong lưu trữ của các cơ quan an ninh và thành uỷ Moskva, bởi một kế hoạch quy mô rộng như thê hẳn đòi hỏi sự chuẩn bị khá lớn. Chiến dịch trục xuất, công việc khá khó khăn, đặc biệt nó được chuẩn bị bí mật. Vì thế tôi cho rằng đó chỉ là những lời đồn, có thể, dựa trên những phát biểu của Stalin hay Malenkov khi làm rõ thái độ của xã hội đối với người Do Thái liên quan đến “vụ án các bác sĩ”.
Bất kể không khí bài Do Thái nẩy sinh thời Stalin và vẫn còn thời Khrusev, vẫn được tuân thủ cái gọi là cách tiếp cận có lựa chọn đối với giới trí thức Do Thái mà phù hợp với nó những nhóm nhỏ riêng biệt của giới trí thức sáng tạo và các chuyên gia có tay nghề cao được cho phép giữ địa vị đáng kể trong xã hội. “Âm Mưu Do Thái” và sự gạt bỏ Beria đã chấm hết việc tiếp nhận người Do Thái vào những chức vụ quan trọng trong cơ quan tình báo và BCHTƯ đảng.
Từ quan điểm Xô Viết, ý đồ thành lập cộng hoà Do Thái với sự ủng hộ của nước ngoài được xem như sự can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của chúng ta. Sự tham gia của nước ngoài - chuyện chưa từng nghe thấy trong xã hội đóng kín của chúng ta.
Có thời tôi thăm dò thái độ của Harriman đối với sự thành lập cộng hoà Do Thái, tôi đã tuân thủ các chỉ dẫn của Beria. Tôi biết kiểu thăm dò này thường không dẫn đến đâu mà chỉ đơn thuần là thực hiện công việc thu thập tin tình báo. Thời ấy tôi không thể hình dung riêng công việc này có thể đe dọa tôi bằng án tử hình. Bi kịch chính là trong xã hội đóng kín như Liên Xô, sự thành lập nhà nước Israel năm 1948 được xem như sự tồn tại không mong muốn một tổ quốc thứ hai của những người Do Thái. Niềm tự hào của người Israel trước chiến thắng đối với người Ả Rập trong cuộc chiến vì độc lập dẫn tới sự hồi sinh bên trong nước ta niềm khao khát đối với văn hoá Do Thái mà thực tế đã bị thủ tiêu vào những năm 20 - 30. Những người Do Thái Đức và Mỹ vốn có tổ quốc lịch sử ở nước ngoài, không nhận được phép thành lập những nước cộng hoà riêng trong thành phần Liên Xô.
Việc sử dụng chủ nghĩa bài Do Thái và chống chủ nghĩa toàn thế giới trong các áp phe chính trị của mình vốn là đặc trưng của Stalin, đó là sự cởi trói tay chân cho những nhà lãnh đạo nào ẩn chứa trong lòng nỗi thù địch đối với dân chúng Do Thái. Đối với Stalin chủ nghĩa bài Do Thái là công cụ để đạt mục đích, nhưng trong tay thuộc hạ của ông, nó trở thành nguyên tắc đường lối cán bộ của nhà nước. Sự ủng hộ của ban lãnh đạo tối cao đối với chủ nghĩa bài Do Thái rốt cuộc làm mất đi những người tài giỏi của quốc gia đã thừa nhận cách mạng và lao động vì sự thành lập nhà nước Xô Viết. Đến thời kỳ nặng nề và Liên Xô sụp đổ, phần lớn giới trí thức khoa học sáng tạo, những người nhạy bén kinh doanh đã thoát ra khỏi phạm vi Liên Xô và di tản sang Israel hoặc Phương Tây.
@by txiuqw4