sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Chương VII (7) - G. Văn Hoá

Về chính trị, Minh đã đáng chê mà về văn hoá, cũng không có gì đặc sắc, kém hẳn với đời Hán, Đường, Tống. Không có sáng chế, phát minh gì quan trọng, văn học, triết học, nghệ thuật chỉ rập lại những khuôn cũ. Thời Minh là thời Trung Quốc đứng yên một chổ, trong tình trạng thời trung cổ để cho Tây Phương vượt xa về cả mọi phương diện. Những trang sử rực rỡ nhất của dân tộc Trung Hoa đã lật qua rồi.

1. Xã Hội - Tôn Giáo

Xã hội đời Minh là một xã hội phong kiến của các vương hầu ruộng đất mênh mông hàng chục, trăm ngàn héc ta, nuôi cả ngàn nô tì mà tình cảnh tệ hơn hạng nông thời Trung Cổ châu Âu, vì chú có thể bán họ cho người khác được. Ngoại thương suy hơn đời Nguyên vì sau khi Trịnh Hoà chết, vua Minh lại theo chính sách bế quan, không muốn buôn bán với phương Tây; nhưng nội thương phát đạt hơn; nhờ công nghiệp phát triển và một số phú thương liên kết với giới phong kiến, với bọn hoạn quan làm chủ những điền trang lớn, do đó, mà một số sử gia phương Tây cho rằng thế kỷ XVI, XVII, chủ nghĩa tư bản đã bắt đầu phát sinh ở Trung Quốc.

Nông dân rất khổ vì thuế nặng, đời sống đắt đỏ, đồng tiền sụt giá và vì nạn tham nhũng của quan lại. Nhiều kẻ phải bán ruộng, số dân lưu vong tăng lên.

Tôn giáo cũng suy. Phật giáo, đạo giáo được vài ông vua cuối đời nhà Minh tặnh cho nhiều quyền lợi: phát ruộng cho chùa, phong chức cho giáo chủ vào hàng đại thần ( nhị phẩm) để mua chuộc họ mà để trị dân; chính vì vậy mà họ hóa ra sa đọa. Đạo giáo càng ngày càng hóa ra mê tíndị đoan, mà Lạt Ma giáo thì giới tu hành bận áo đỏ ( gọi là Hồng Giáo, có vợ con, sống xa xỉ dăm dật quá đổi ttới nổi triều đình cấm họ lập gia đình, và buộc họ phải bận áo vàng ( gọi là Hoàng Giáo).

Chính vì lúc Phật giáo suy thì Ki Tô giáo theo bọn thương nhân - cùng Phật giáo đời Hán - vào Trung Quốc, không dùng đường bộ qua Trung Á mà dùng đường biển qua Ấn Độ Dương. Họ được phép dựng vài giáo đường ở Bắc Kinh, ở Quảng Châu, Áo Môn, và cuối đời Minh thì có vài người Trung Hoa theo đạo trong số đó có vài người là quan lại, còn đa số là thị dân ở miền duyên hải.

2. Triết học

Đạo Khổng vẫn là quốc giáo của Trưng Hoa. Trường học vẫn dạy học thuyết Trình Chu ( Trình Di và Chu Hi) coi nó là đạo Nho chính thống.

Trong tiết về Triết học đời Tống tôi đã nói đồng thời với Chu Hi và mở đường cho phái Duy Tâm học đời sau mà lý thuyết gia nổi danh nhất là Vương Dương Minh ( 1472 - 1528)

Vương rất thông minh hiếu học, lại hào hùng, chịu tìm tòi suy nghĩ. Hồi 17 tuổi ông cưới vợ, buổi chiều ngày rước dâu, ông tản bộ đi chơi, gặp một đạo sĩ, ngừng bước lại, bàn luận với đạo sĩ về phép dưỡng sinh rồi quên về nhà, làm cho hai họ hoảng hốt, sai người đi tìm.

Đời ông biến chuyển 6 lần: lần đầu say mê về nghĩa hiệp, lần thứ nhì tập cưỡi ngựa bắn cung, học binh pháp ( nhờ vậy mà sau ông dẹp được loạn Thần Hào và các giặc trong nưóc đời Võ Tôn và Thế Tôn như trên chúng ta đã biết) lấn thứ ba chuyền về thư pháp và từ chương ( ông có một lối viết rất đạc biệt: cả một hàng mà liền một nét, ngọn bút không rời mặt giấy); lấn thứ tư chìm đắm trong thuật tu tiên, lần thứ năm nghiên cúu về đạo Phật và lần cuối cùng vùi đầu vào lý học.

Thoạt tiên ông đọc Chu Hi, Chu Di giảng 4 chữ " Cách vật trí tri "trong sách Đại học là xét " đến cái lý của sự vật, muốn cho những chữ nho" nhặt ttói đâu cũng hiểu được thấu đáo ". Vương theo lời giảng đó mà bỏ ra 7 ngày liền ngồi dưới một bụi trúc để tìm cái " lý " của cây trúc; nhưng mất công toi, ông sinh ra chán nản.

Mãi ba chục năm sau, ông bổng nhiên tỉnh ngợ, thấy rằng không thể đến vơí sự vật để tìm ra đạo lý được, mà đạo lý ở trong tâm ta, hễ ta tu dưỡng làm lành lánh ác, diệt tà niệm cho tâm được sáng suốt thì sẽ thấy Đạo Trời và Đạo Người. Đó là thuyết của Lục Cửu Uyên từ đời Tống. Có lẽ ông không đọc Lục cho nên mới mất 30 năm để tìm lại ra được nó.

Nhưng ông cũng có công phát huy thuyết của Lục đến cực điểm. öng Bảo hễ diệt được tà niệm trong tâm, thì cái " lương tri " ( chử của Mạnh Tử ) bẩm sinh ai cũng có, sẽ phát hiện và tự nhiên ta biết được ( ngày nay ta nói đó là trực giác mà biết được) thế nào là thiện, thế nào là ác; và làm thiện bỏ ác tức là cách vật. Chữ cách vật đó không có nghĩa là đến sự vật, như Chu Hi giảng, mà có nghĩa là làm cho cái vật, cái tâm hóa chính đáng ( cách).

Tóm lại học thuyết của ông kết tinh trong bốn câu dưới đây:

- Không thiện không ác là cái thế của Tâm

Có thiện, có ác là ý phát động

Biết thiện, biết ác là lương tri,

Làm thiện, bỏ ác là cách vật.

Học thuyết đó hoàn toàn duy tâm, có màu sắc Phật giáo ( 1) hơn là Khổng giáo. Chính Vương cũng nhận rằng ông chỉ muốn sửa lại cái tệ của một thời - theo ông thì thời ông, người ta theo đuổi sự vật quá mà quên cái tâm- chứ học thuyết của ông không phải là chân lý tuyệt đối.

Chu Hi chủ trương hành còn quan trọng hơn tri, biết mà không làm thì cái biết đó vô dụng. Vương sửa lại bảo: Biết tức là hành rối, tri với hành là một ( tri hành hợp nhất). Ông cho chữ hành một nghĩa mới:

- Mắt ta thấy sắc đẹp là thuộc về phần tri, bụng ta thích sắc đẹp là thuộc về phần hành. Ngay lúc trông thấy sắc đẹp ta đã có ý thích rồi, không phải sau khi trông thấy rồi mới tập tâm để thích.

Ghét mùi hôi thúi cũng vậy,thuộc về phần hành rồi. Vậy trong tâm có ý gì phát động xảy ra thì là hành rồi đấy. Ý ông muốn khuyên ta " khi có một ý nghĩ bất thiện xảy ra thì phải mau mau từ từ bỏ, dù chẳng đem nó ta thực hành thì cũng thế ". " Người học đạo phải như con mèo rình chuột, để hết tâm vào mồi, hể thấy phát động ý nghĩ bất thiện nào thì diệt nó liền. Phép luyện tâm của ông nghiêm cấm như vậy đó.

Học thuyết của ông truyền qua Nhật Bản, được sĩ phu Nhật rất hoan nghênh, áp dụng nó vào việc trị tâm mà đào luyện được một tâm hồn cao cả, giúp quốc gia cường thịnh lên. Nhưng ở Trung Quốc cuối đời Minh thì trái lại, nhiều kẻ không hiểu thuyết của ông chủ yếu là diệt vật dục như một lớp bụi cho tấm gương đi đã, rồi tấm gương ( tức tâm ) mới sáng mà lương tri mới hiện, biết được thiện ác, và làm thiện, bỏ ác, tâm họ còn đầy vật dục mà cứ theo ngay cái tâm, thích cái gì thì làm cái đó, ghét cái gì thì chống cái đó, hóa ra càn dỡ, vô sở bất vi; họ gây phong trào lãng mạn ở cuối Minh, mà bọn cầm quyền thì tìm cách tăng cường thêm uy quyền của thiên tử, dùng mọi thủ doạn quỷ quyệt như Hàn Phi ở đời nhà Tấn, Machiavel, người đồng thời với Vương ở Ý. Vì các hành vi xấu tới mấy cũng có thể dùng thuyết trực giác ( lương tri của Vương ) mà biện hộ được.

Năm chữ " cách vật tại trí tri " của Khổng Tử chỉ có nghiã là muốn có tri thức chân chính xác đáng thì phải xét kỷ sự việc". Khổng không hoàn toàn duy tâm như Vương.

Ngoài ra còn vài ba triết gia nữa phản đối Vương Dương Minh nhưng ảnh hưởng không lớn như:

- Cổ Hiến Thành cho sự học phải lấy việc đời làm cốt, mà việc đời thời đó là chính sách của triều đình, nên họ thường nghị luận về chính trị trong khi giảng học, và bị đàn áp mạnh.

- Vương Cấn cũng cho rằng triết học không phải là cái gì không hư, huyền diệu nhất thiết cái gì không hợp với đời sống thuòng ngày của dân chúng thì đều là tà thuết; về chính trị ông chủ trương kiêm ái như Mặc Tử, mình phải yêu ngưòi, nếu yêu người mà người ông yêu lại mình thì mình phải nphản tỉnh, phản tỉnh như vậy là " cách vật ", phải tạo nên một xã hội trong đó người nghèo khổ được an cư lạc nghiệp. Tư tưởng đó người nghèo khổ được an cư lạc nghiệp. Tư tưởng đó có màu sắc duy vật, tựa như xã hội chủ nghĩa.

* * * * *

1) Phật giáo nói minh tâm kiến tánh, mà Vương nói minh tâm trí tri

**********

3. Văn Nghệ

- : Sử gia đời Minh thiếu một quan niệm rõ rệt về sử, gặp việc gì cũng chép, bất kì lớn nhỏ, thành thử vụn vặt, tài liệu để lại đòi sau rất nhiều ( năm triệu, như trên đã nói) mà không dùng được.

Vài nhà hơi có giá trị là Vương Thế Trinh, Dương Thận, và Hổ Ứng Dâm.

- Văn đàn đời Minh bị hai phong trào chi phối:

- Trong hai thế kỷ đầu là phong trào phục cổ: đời Nguyên, cựu học bị đàn áp bao nhiêu thì bây giờ nó lại phát lên mạnh bấy nhiêu.

Nhưng phong trào ấy không giống phong trào phục cổ ở đời Đường, Tống; văn nhân đời Minh chỉ mô phỏng cổ nhân mà thiếu tinh thần sáng tác.

Hồi đầu còn kha khá, có ít bài sánh được với cổ văn các đời trước, như bài " Tống Thiên Thai Trần Đinh Học tử của Tống Liêm, " Mại Cam Giả Ngôn " của Lưu Cơ, " Thâm Tự Luận " của Phương Hiếu Nhụ, " Tượng Tử Kí " của Vương Thủ Nhân ( Vương Dương Minh), Trương Lương Đình Ký " của Qui Hữu Quang. Cảm động nhất là bài " Ế Lữ Văn " của Vương Thủ Nhân.

Vế sau văn nhân chỉ tranh biện nhau về chủ trương nên bắt chước đời nào : Tần, Hán, hay đường, Tống.

Trong đời Minh thịnh nhất là lối văn bát cổ ( tám vế): Mỗi v bài có tám đoạn ( phá đề, thừa đề, khởi giảng, đề tỉ, hư tỉ, hậu tỉ đãi kết) ( 1) và lối đó dùng để tuyển nhân tài trong cáx kỳ thi, mới đầu không dùng thể biền ngầu, sau bắt buộc phải dùng thể đó, bó buộc ngưòi viết quá, lưu hại đến ba, bốn thế kỷ sau. Nước ta theo họ và gần đây còn nhiều nhà văn đua nhau dùng thể đó.

- Đến giữa đời Minh, một phong trào lãng mạn xuất hiện, cầm đầu là Đường Dần, Chúc Doãn Minh và vợ chồng Dương Thận. Họ phóng túng, đắm đuối trong thi tửu đến thành cuồng, và tận lực dùng lối văn tài tử để phụng sự cái mỷ. Người ta cho rằng cái hại dó do họ hiểu lầm triết lý của Lý Trí (tự Trác Ngô), một môn đồ của Vương. Lý chủ trương thuyết tự nhiên, cứ theo lòng mình, không chịu một sự bó buộc nào. Sử chép có hằng chục triệu theo Lý như mê cuống, song họ không biết theo cái hay của Lý; đả đảo lối văn tám vế, mà chỉ mượn tư tưởng của Lý để biện hộ cho những hành vi quá lãng mạn của họ thôi

- Thơ

Thơ chia làm ba thời kỳ:

* Minh sơ, thi sĩ tuy mô phỏng cổ nhân mà còn có đặc sắc, biết biến hóa. Tống Liêm có giọng hồn nhiên, Lưu Cơ thì hào phóng, Phương Hiếu Phụ thì hùng tráng. Đa tài hơn ccả Cao Khải, sở trưòng mà củng là sở đoản của ông ở điểm ông có đủ giọng của cổ nhân.

* Khoảng giữa đời Minh, bọn phục cổ xuất hiện, chủ trường lời phải cổ nhã, ý phải hùng, phải dùng nhiều thực từ ( nay ta gọi là danh từ, động từ, trái với hư từ ).

Lý Phàn Long ngày đêm đọc cổ thư, trên tường dán đầy kiệt tác của cổ nhân, rất khổ tâm với thơ mà thơ không hay.

Cuối đời Minh, phái lãng mạn, có Chúc Doãn Minh, Dương thận, Dương thoa phấn, tô son, cải trang thành một ả liểu hoàn, cùng các kì nữ nhởn nhơ ngoài phố, say say ca hát. Lời đẹp, song toàn là ngâm hoa, vịnh nguyệt, nội dung kém lắm.

- Tuồng

Tuồng và tiểu thuyết là hai loại văn mới làm vẻ vang cho văn học đời Minh.

Đời Nguyên tuồng đã chia ra Bắc khúc theo âm nhạc phương Bắc và Nam khúc, dùng nhiều điệu nhạc hơn, do sáng kiến của Ngụy Lương Phụ ở Côn Sơn, cho nên gọi là Côn Khúc. Côn Khúc là khởi nguyên của hi kịch đời sau.

Tuồng đời Minh còn truyền lại được 2-3 trăm vở, giai tác được vài chục, như " Tì bà Ký " của Cao Minh, văn rất thanh nhã, lâm ly; " Kinh thoa Ký " " Bái Nguyệt Đình " của Lưu Trí Viễn, là những tuồng tình cảm có ý răn đời

Nổi danh nhất là tuồng " Mẫu Đơn Đinh " của Thang Hiển Tổ ở giữa đời Minh, lãng mạn hơn Tây Sương Ký hơn cả René của Chateau Briand, Werther của Goethe và Tyuết Hồng Lệ Sử của Từ Trẩm Á.

Một thiếu nữ họ Đỗ, nhân học thiên " Quan quan thư cưủ trong Kinh Thi mà mơ mộng hoài xuân, tâm tình u uất. Bữa nọ nàng dạo chơi trong vườn hoa, mệt quá, về phòng thiêm thiếp, mộng thấy một thanh niên tên là Liễu Mộng Mai, hai người yêu nhau, kết hôn cùng nhau. Khi tỉnh mộng, nàng ngo ngẩn, phát bệnh tương tư, tự vẽ hình mình rồi chết, chôn trong vườn hoa, Liễu Mộng Mai lại là người có thực. Một hôm tránh gió, tuyết vào trú chân trong vườn, thấy bức chân dung của nàng, quyết chí ở lại, ngày đêm tháp hương khấn vái. Hồn nàng hiện về, người và ma quyến luyến tư thông với nhau. Sau này được tái sinh, chàng thi đậu Trạng và hai bên kết hôn.

Truyện đã li kỳ mà lời văn như gấm, nên ảnh hưởng lớn đến thanh niên đương thời. Tương truyền một thiếu nữ đọc rồi, đau lòng quá, đứt ruột mà chết. Một thiếu nữ khác khi lâm chung đặn cha mẹ liệm vở tuồng đó với nàng. Đủ biết thanh niên thời dó ủy mị tới bực nào!

Thang Hiển Tổ còn 3 tuồng nữa cũng nổi danh và lãng mạn là " Nam Kinh Ký ", " Tử Hoa Ký ", Hàm Đan Ký ".

Chu Duy Chi trong cuốn " Trung Quốc văn nghệ tư trào sử học " ví Thang với Shakespeare. Cả hai cùng sống một thời ( Thang : 1550 - 1617, Shakespeare: 1564- 1616 ) đều đa tài, lãng mạn, bất chấp luật cổ điển : Shakespeare thì phá luật tam nhất trí, còn Thang thì bất chấp cả âm luật của tuồng: " Ý ta tới đâu, ta theo tới đó, không kể lời chê bai của mọi ngườỉ.

Đến cuối đời Minh, tuồng bắt đầu suy: nội dung kém, vừa xa quần chúng, vừa mất tự nhiên

- Tiểu thuyết

Trong các thời đại trước, tiểu thuyết Trung Quốc chỉ mới phôi thai, qua đời Minh nó mới phát triển đầy đủkỷ thuật cao, tưởng tượng phong phú, mô tả khéo léo, tình tiết chi li. Bốn kì thư là Thủy Hử, Kim Bình Mai, Tam Quốc Chí diễn nghĩa và Tây Du Ký.

Đại loại tiểu thuyết thời ấy có đặc điểm này là không biết soạn vào năm nào không kê rõ tên tác giả. Hầu hết là những chucyện được truyền khẩu trong dân gian. Khi kể thì mỗi người tùy tài riêng của mình thêm bớt ít nhiều, sau đó có người yêu văn chép lại. Vì thời đó tiểu thuyết chỉ được coi là một loại văn du hí, nên người chép thường dấu tên mà những người sau lại tự ý sửa đổi, có khi tới 5 hay 7 lượt, làm mất hẳn bản sắc của nguyên cảo, thành thử mỗi tiểu thuyết không còn là công trình của một cây bút nữa, văn không đều, có đoạn hay, có đoạn kém, mà sự nghiên cứu tác giả là một việc rất khó khăn. Hiện nay có người cho Tam Quốc Chí, Thủy Hử, Tây Du Ký xuất hiện ở đời Nguyên, có người lại sắp nó vào đời Minh.

Thủy Hử được sắp vào loại tiểu thuyết anh hùng. Nguyên cảo có thể là của Thị Nại Am. Tác giả tả cảnh loạn lạc, quan lại tham nhũng, triều đình bất lực ở cuối nhà Tống, và những hành vi " thế thiên hành đạo " của bọn thảo dã anh hùng Lương Sơn Bạc ỏ Sơn Đông chống lại triều đinh để cứu dân, mà người cầm đầu là Tống Giang.

Tam Quốc Chí diễn nghĩa là một tiểu thuyết lịch sử của La Quán Trung bị người đời sau sửa đổi. Tác giả dựa vào sự thực trong lịch sử, nhưng tưởng tưọng thêm nhiều, có thể là theo thị hiếu của dân cho Tào Tháo là một tên gian hùng mà rất đề cao Khổng Minh. Kết cấu vụng về, nhưng được dân chúng rất mê, còn hơn người Pháp mê những tiểu thuyết hiệp sĩ (romans de la chevalèrie ) nữa.

Tác phẩm vĩ đại nhất là Kim Bình Mai tương truyền của Vương Thế Trinh, nhưng không chắc. truyện tả chân xã hội quan lại, sĩ phu, thương nhân sa đọa, những đồi phong bại tục của họ bằng một ngọn bút bình tĩnh mà sắc bén. tình dục và nhục cảm được ghi lại chi li, táo bạo lạ lùng, có người chê là dâm thư, và đời Thanh có lúc cấm bộ ấy, ai đọc lén thì bị đánh 100 trượng. Những bản lưu hành ngày nay đều cắt hết những đoạn thô bạo quá. Có người sắp nó vào loại tiểu thuyết diễm tình, thực ra nó là loại tả chân xã hội.

Dân tộc Trung Hoa cũng lạ thật, đề cao đức Trung dung thì không dân tộc nào bằng họ, mà hành động quá khích thì họ cũng đứng đầu: lãng mạn thì khắp thế giới không có kịch, truyện nào hơn Mẫu Đơn Đình, tả chân thì Kim Bình Mai ăn đứt các tiểu thuyết loại đó của phương tây, dâm dục thì vua chúa của họ có tới 6.000 mỹ nữ, vua nước nào bì nổi

Dâm thư thì truyện Nhục Bì Đoản ( không biết của ai, có lẽ xuất hiện cùng đời Minh) cũng là độc nhất vô nhị; bảo thủ không dân tộc nào bằng mà tần Thủy Hoàng và Mao Trạch Đông lạI muốn hủy hết di sản tinh thần của nòi giống; ba ngàn năm trước đã tôn trọng ý dân ( dân muốn là trời muốn ), vậy mà dân thời nào cũng bị ức hiếp hơn hết.

Bốn tiểu thuyết giớI thiệu ở trên: Thủu Hử, Tam Quốc Chí, Tây Du Ký, Kim Bình Mai đều được coi là những tác phẩm bất hủ của nhân loạI và đều được phưong Tây dịch đi dịch lại.

- Đoản thiên tiểu thuyết tới đờI nhà Minh cũng bắt đầu thịnh.

- Bảo Ủng đại nhân lựa những truyện hay nhất của nhiều tác giả, gom lại thành bộ Kim Cổ Kỳ quan mà hồi nhỏ chúng ta đều say mê đọc . Nghệ thuật cao hơn bộ Ngàn lẻ một đêm của Á Rập.

- Chính những tiểu thuyết và đoản thiên tiểu thuyết đời Minh cho ta biết về xã hộI, phong tục dân tộc Trung Hoa hơn là những bộ sử của họ.

4. Mỹ Thuật

Họa : Kỹ thuật không thay đổi. Không có phảí nào mới.

- Hai họa sĩ có danh là Đưòng Dần, và Đổng Kì Xương vẽ sơn thủy, cây, đá, mây, khói. Nét vẽ của Đổng nho nhã, phong lư, đáng là bực thầy, nhưng thiếu cốt khí.

- - Kiến trúc: Có nhiều công trình lớn tôi đã giớI thiệu ở trên: cung điện Bắc Kinh, Trường thành. Và kể thêm Thiên Đàn (đàn thờ Trời ) xây bằng cẩm thạch trắng, lợp ngói có men màu.

- Đồ sứ: Sản xuất nhiều và thêm được vài loại: như men trắng trang trí bằng màu lam, gọi là đồ Giang Tây. Từ thế kỷ XVI, dùng màu lam cobalty của Samatra, kém màu lam của Tiểu Á ( Asia mincure ). Tìm ra được loại men đỏ rực sáng chế được những đồ nhiều men màu ( ba, năm, màu ). Nhưng đồ Long tuyền suy.

- - Đồ Sơn. Đẹp, xuất cảng qua Nhật, được người Nhật bắt chước.

5. Khoa Học

Thiên văn và địa lý tiến bộ nhờ học của Châu Âu. Lịch pháp được cải tiến, đúng hơn trước.

La Niệm An tăng bổ một địa đồ đời Nguyên, gọi là Quảng hưng đồ

Y dược:

Minh trọng y học nên có nhiều y gia giỏi, phát minh được nhiều y thuật. Đời Thần Tôn có Lý Thời Trân tác giả bộ Bản thảo Cương mục, tập dài thành các dược vật và cách chế dược các đời trước. Tới nay bộ đó vẫn còn được dùng


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx