Pháp Chánh liền giới thiệu với Bàng Thống:
- Ðó là Bàng Rạng tự Vĩnh Ngôn một bậc hào kiệt đất Thục này, hiện bị Lưu Chương gọt đầu vì tội nói thẳng.
Bàng Thống vội lấy lễ tân khách tiếp đãi.
Bàng Rạng nói:
- Xin đưa tôi vào yết kiến Lưu tướng qnân, có việc khẩn cấp!
Pháp Chánh vào thông báo, Huyền Ðức vội chạy ra chào hỏi.
Bàng Rạng thưa:
- Tướng quân có bao nhiêu quân mã ở hai trại dưới kia?
Huyền Ðức nói thật là tất cả quân của Hoàng Trung và Ngụy Diên đều đóng đấy cả.
Bàng Rạngg nói:
- Chắc tướng quân quên xem xét địa lý! Hai trại ở chỗ đất thấp hơn mặt sông Phù Giang. Vậy nếu địch tháo nước rồi chận binh hai đầu thì toàn thể số quân mã kia sợ không còn ai chạy thoát.
Huyền Ðức giật mình kinh sợ. Rạng nói tiếp:
- Tôi xem thiên văn có vẽ chẳng lành. Xin Tướng quân nên thận trọng.
Huyền Ðức bái tạ Bàng Rạng rồi cấp báo Hoàng Trung, Ngụy Diên mau đề phòng địch có thể tháo nước.
Hai tướng Hoàng, Ngụy bèn luôn thay nhau tuần phòng. Ðêm đó nhân lúc mưa từ Lãnh Bào bèn cho quân đi tháo nước.
Bỗng có tiếng quân hò reo, biết là quân Kinh Châu đã đề phòng, Bào rút lui về nhưng không kịp bị Ngụy Diên, Hoàng Trung vây bắt sống Bào mang về.
Huyền Ðức cho chém Lãnh Bào, trọng thưởng các tướng. Chợt có một tướng từ Kinh Châu mang một bức thư của Khổng Minh tới.
Huyền Ðức vội mở ra xem, đại ý như sau... Tôi xem số Thái Ât, thấy năm nay Cương Tinh đóng ở phương Tây; xem thiên văn lại thấy Thái Bạch đi vào khu Lạc Thành, tôi e bổn mạng các tướng soái lành ít dữ nhiều.Kính xin chúa công hết sức thận trọng...
Huyền Ðức đưa Bàng Thống xem thư rồi nói:
-Có lẽ ta cũng nên về Kinh Châu bàn lại việc này.
Bàng Thống cho là Khổng Minh sợ mình lấy được Tây Xuyên nên ghen tài, liền thưa với Huyền Ðức:
- Theo Thống, Cương Tinh về phương Tây, ứng việc chúa công sẽ lấy được Tây Xuyên. Còn Thái Bạch lâm chiếu Lạc Thành, thì ta vừa giết Lãnh Bào, điềm xấu ứng vào địch rồi. Xin chúa công chớ bỏ lỡ dịp này.
Huyền Ðức liền nghe theo, cho binh tiến phát.
Hoàng, Ngụy ra đón vào trại.
Bàng Thống hỏi:
- Phía trước kia, có mấy đường tới Lạc Thành?
Pháp Chánh noi:
- Phía trái ở đường lớn đưa tới cửa Ðông Lạc Thành, phía Nam có đường nhỏ đưa tới cửa Tây.
Bàng Thống bảo Huyền Ðức:
- Tôi xin đem Ngụy Diên đi tiên phuông tiến theo đường nhỏ. Chúa công cùng Hoàng Trung tiến theo đường lớn, hai bên cùng nhắm Lạc Thành mà tiến.
Huyền Ðức chợt thấy bần thần trong người, nói rằng:
- Thôi quân sư đừng đi nữa,đêm qua ta nằm mơ có vị thần cầm roi sắt đánh vào tay mặt ta. E rằng xuất quân hôm nay không tốt.
Bàng Thống cười đáp:
- Làm tướng ra trận, chẳng chết cũng bị xin chúa công đừng tin mộng mị mà kém lòng hăng hái?
Thế là Thống ra lịnh cho quân sửa soạn, mờ sáng thì lên đường.
Lúc sắp đi chợt con ngựa cửa Thống quáng mắt té quị, hất chủ té xuống đất.
Huyền Ðức vội nói:
- Ra trận mà cưỡi con ngựa này không được. Con ngựa trắng của ta đây thuần thục. Quân sư nên dùng nó. Ðể ta cưỡi con ngựa của quân sư cho.
Thống tạ ơn:
- Thống dù muốn chết cũng không báo đáp được ơn của chúa công.
Xong rồi, hai bên chia ra hai đường mà tiến quân.
Ngô ý, Lưu Hội ở Lại Thành hay tin Lãnh Bào bị chết, bèn họp nhau bàn tính.
Trương Nhiệm nói:
- Phía cửa Tây, có đường nhỏ rất hiểm trở. Tôi xin đem quân ra chận còn các ông còn giữ cho chắc Lạc Thành. Nói rồi đem quân đi mai phục ngay. Quả nhiên thấy Ngụy Diên kéo quân tiên phong đi trước. Trương Nhiệm cứ để cho đi, lát sau thấy Bàng Thống cưỡi ngựa trắng đi tới, tưởng là Lưu Bị.
Nhiệm cả mừng, ra lịnh cho quân:
- Hễ tướng cưỡi ngựa trắng đi ngang qua thì cứ... làm như thế...
Lúc đó, Bàng Thống đi vào đoạn đường chật hẹp, hai bên núi thẳng như vách, cây cối um tùm, bèn nghi ngại hỏi quân:
- Ðây là chổ nào?
Quân sĩ thưa:
- Chổ này là đồi Lạc Phượng.
Bàng Thống thất kinh, chợt nghĩ:
- Ðạo hiệu ta là Phượng Sồ, chỗ này là đồi Lạc Phượng, thiệt nguy cho ta!
Nghĩ rồi truyện lịnh lui quân, nhưng quá muộn, một tiếng pháo nổ vang, muôn ngàn mũi tên cứng bay xuống, Bàng Thống bị chết giữa đám quân Kinh Châu kẹt cứng tiến lui hết lối.
Một vài tên chạy thoát lên trước báo tin cho Ngụy Diên.
Diên vùa quay lại toan cứu cũng bị cung nỏ bắn xuống như mưa, Diên bèn cứ thẳng lối trước mặt mà chạy về hướng Lạc Thành.
Chạy một quãng lại bị Ngô Lan, Lôi Ðồng ở Lạc Thành kéo ra đánh tới, Trương Nhiệm lại từ phía sau đuổi tới, Diên hết sức đánh cũng không thoát được vòng vây, đang lúc nguy khốn, chợt có đạo quân của Hoàng Trung kéo tới cứu. Hoàng Ngụy hai mặt giáp lại đánh thì đại quân Huyền Ðức cũng vừa tới, quân Thục thua to lui về.
Huyền Ðức trở về ải Phù Quan, lập tức hỏi thăm tin tức Bàng Thống. Có tên quân ở đồi Lạc Phượng chạy về thoát thưa ngay:
- Quân sư cả người lẫn ngựa đều bị tên bắn chết ở đồi Lạc Phượng rồi.
Huyền Ðức lăn khóc thảm thiết, mọi người đều khóc theo.
Sau đó lập bàn chiêu hồn tế lễ.
Lại có tin báo Trương Nhiệm đến khiêu chiến.
Huyền Ðức không cho ai ra đánh nữa, sai Quan Bình mang một bức thư về Kinh Châu gấp mà rằng:
- Cháu về mời Gia Cát Quân Sư cho Bác!
Nói về Khổng Minh, hồi đó đang tiết Thất Tịch, sai đặt bàn rượu cùng các quan yến ẩm vui vẻ, chợt phương Tây, một ngôi sao lớn sa xuống, ánh sáng lóe lên tứ phía.
Khổng Minh ném ngay chén rượu mà rằng:
- Ðau đớn thay! Xót xa thay!
Các quan còn đang kinh ngạc, Khổng Minh nói tiếp:
- Tướng tinh phương Tây rớt xuống, tánh mạng Bàng quân sư hỏng mất rồi!
Thế là tiệc tan. Cách vài hôm sau, Khổng Minh đang bàn việc với Vân Trường thì có tin:
- Quan Bình về tới.
Quan Bình vào trình thơ của Huyền Ðức báo tin Bàng Thống đã chết.
Khổng Minh khóc vang lên rồi nói:
- Thế này ta phải tìm ngay tới chúa công mới được.
Vân Trường hỏi:
- Quân sư mà đi, đất Kinh Châu quan yếu này ai trông giữ?
Khổng Minh nói:
- Qua lời lẽ trong thư, tuy không nói tên, ta cũng biết chúa công định lựa ai rồi... vậy mong Vân Trường gánh lấy trọng trách này.
Quan Công xin nhận lời, Khổng Minh bèn mở tiệc rồi giao ấn thụ.
Khổng Minh trịnh trọng nhắc:
- Tất cả trách nhiệm lớn lao gởi vào tay Tướng quân đây.
Quan công đáp:
- Ðại trượng phu nhận lãnh trọng trách, trừ phi tuyệt mạng mới thôi.
Khổng Minh nghe vậy, lòng chợt không vui... nhưng việc đã giao rồi.
Khổng Minh suy nghĩ hồi lâu rồi nói:
- Ta có tám chữ này, tướng quân nhớ lấy, ắt giữ được Kinh Châu.
Tám chữ đó là: " Bắc cự Tào Tháo, Ðông hòa Tôn Quyền ".
Vân Trường nói:
- Tôi xin ghi tạc lời Quân sư chỉ bảo.
Bây giờ Khổng Minh thống lãnh một phần binh mã, lên đường đi Tây Xuyên, sai Trương Phi theo đường Ba Châu mà tới phía Tây Thành, cử Triệu Vân đi tiên phuông, đem thủy quân ngược sông lên gặp nhau ở Lạc Thành, Khổng Minh cùng Giản Ung, Tưởng Uyển đi sau.
Khổng Minh lại dặn Trương Phi:
- Tây Xuyên nhiều hào kiệt, xin chớ coi thường, phải nên lấy lòng dân.
Trương Phi hớn hở vâng lịnh. Vào đất Thục, không hề xâm phạm của dân, rồi tiến tới Ba Quận do thái thú Nghiêm Nhan trấn giữ. Ðó một danh tướng, tuy già nhưng sức địch cả muôn người.
Nghiêm Nhan giữ thành rất kỹ, Trương Phi cho một tên quân mang thư tới cho Nghiêm Nhan yêu cầu đầu hàng. Lúc này Nghiêm Nhan đã hay tin Pháp Chánh đi mời Lưu Bị vào Tây Xuyên, Nhan than rằng:
- Rước cọp vào nhà, còn mong gì nó hộ vệ cho mình.
Khi Trương Phi kéo tới, có người hiến kế cho Nghiêm Nhan:
- Trương Phi sức khõe lạ lùng. Nay ta cứ đào hào cho sâu, đáp lũy cho cao, Phi đánh không được tất nóng giận xử tàn bạo với quân lính. Khi quân hắn sanh biến, ta đánh một trận là thắng.
Nghiêm Nhan y kế cho thi hành.
Bỗng có tên quân Kinh Châu kêu xin mở cửa thành để đưa thư.
Nhan cho vào, đọc thư xong nổi giận mà rằng:
- Thất phu vô lễ! Nghiêm tướng quân mà hàng giặc à!
Rồi thét quân cắt mũi xẻo tai tên lính đuổi về, tên này về khóc lóc với Trương Phi.
Phi giận điên người, vác xà mâu lên ngựa tới sát thành Ba Quận khiếu chiến.
Trên thành, tên bắn xuống, trăm miệng la mắng om sòm, nhưng không ai ra đối địch.
Phi đành nuốt giận quay về.
Hôm sau, Phi lại tới thách đánh, bỗng một mũi tên bắn trúng ngay vào chỏm mão Phi.
Phi hét lên:
- Hỡi tên giặc già, ta thề sẽ ăn gan mi đó! Rồi chờ hoài không ai chịu ra đánh, Phi lại lủi thủi quay về. Ðêm đó Trương Phi nghĩ ngợi:
- Chửi mắng hoài, địch vẫn không chịu ra, biết làm sao... Chợt nghĩ ra một kế, hôm sau chỉ cho vài chục tên quân tới bên thành chửi mắng. Hôm sau nữa, cho quân đi bốn mặt đốn cây, phát cỏ tìm lối mà đi, không khiêu chiến nữa.
Nghiêm Nhan thấy vậy cũng nghi hoặc, sai ít quân ăn mặc như quân Kinh Châu lén ra ngoài thám thính.. Một bữa, khi quân kéo về, Phi mắng lên ầm ầm:
- Tháng giặc già Nghiêm Nhan làm ta tức chết mất!
Tức thời có mấy tên quân thưa lớn:
- Chúng tôi đã tìm ra lối tắt để đi khỏi nơi này rồi.
Phi quát thật to:
- Sao bây giờ mới nói. Canh ba đêm nay phải nhổ trại rút đi gấp.
Toán quân dọ thám nghe được liền về báo với Nghiêm Nhan.
Nhan nói:
- Ðoán không sai mà! Rồi hạ lịnh canh hai thổi cơm, canh ba kéo ra ngoài thành vào rừng mai phục.
Ðêm đó, quân Nghiêm Nhan ăn uống no nê rồi kéo ra đường nhỏ, mai phục bốn phía.
Nghiêm Nhan xuống ngựa cùng các tỳ tướng rình sẳn ở trong rừng.
Canh ba, quả nhiên quân Kinh Châu kéo tới, có Trương Phi dẫn đầu. Theo sau là đoàn xe nặng nề lục tục tiến.
Nghiêm Nhan ra lịnh nổi trống, quân Thục ùa xuống cướp xe. Ðang mãi cướp, bỗng một cánh quân ào ào đổ tới, một đại tướng đi đầu chính là Trương Phi.
Nhan thúc ngựa xông vào, hai bên đánh rất hăng, Phi lừa dùng thế giả vờ hở miếng cho Nhan sấn vào chém, Phi vụt né nhanh như chớp, khiến Nhan quá đà hụt tay bị ngay Trương Phi tóm được dây buộc áo giáp bắt sống! Thì ra tướng đi trước là Trương Phi giả, thế mới biết Trương Phi thực cũng biết dùng mưu nữa.
Về dinh, đao phủ điệu Nghiêm Nhan đến trước mặt. Trương Phi, hét lớn:
- Ðại tướng đã tới, sao dám chống cự, hỡi tên giặc già kia!
Nhan chẳng sợ sệt mắng lại:
- Chúng bây thiệt là vô lễ bỗng dưng xâm phạm đất nước ta. Ta chỉ là tưóng quân mất đầu chớ không phải là tướng quân đầu địch.
Phi lại quát tháo tả hữu mau đem ra chém.
Nghiêm Nhan cười:
- Tên thất phu kia, chém thì chém, việc gì mà tức giận điên rồ như thế. Quân lính dẫn Nghiêm Nhan đi. Nhan vẫn ung dung tươi tỉnh như không... Trương Phi vụt đổi giận làm vui, lật đật xuống thềm đuổi tả hữu lui ra, tự tay cởi trói, lấy áo mặc cho Nghiêm Nhan, đỡ ngồi lên cao, rồi cúi đầu tạ rằng:
- Tôi trót mạo phạm vừa rồi, dám mong lão tướng quân miễn chấp. Kẻ này đã nghe danh ngài là bậc hào kiệt trên đời rồi!
Nghiêm Nhan cảm nghĩa khí mà chịu đầu hàng.
Sau đó Nghiêm Nhan hiến kế tiến thẳng tới thành đô.
@by txiuqw4