Quan Thái sử U Châu là Vô Kỳ Kiệm dâng biểu tâu: Công Tôn Uyên đã tạo phản, tự xưng là Yên vương, cải niên hiệu là Thiên Hớn nguyên niên, lấy Liêu Ðông làm chánh, cất cung điện, đặt quan chức, dấy binh đánh Thành Ðô. Tào Tuấn cả kinh bèn nhóm văn võ bá quan để tính kế trừ giặc. Còn Công Tôn Uyên người Liêu Ðông, cháu Công Tôn Ðộ, con Công Tôn Khương. Trước đây, Tào Tháo rượt Viên Thượng, nhưng chưa tới Liêu Ðông thì Tôn Khương đã dâng thủ cấp của Viên Thượng. Vì vậy tháo phong cho Khương làm Trương Ðình Hầu. Khương qua đời để lại hai con là Tôn Quán và Tôn Uyên. Vì cả hai còn nhỏ nên chú là Công Tôn Cung nối giữ chức ấy Ðến năm Thái Hòa thứ 2, Tôn Uyên cậy sức đoạt ngôi của chú và được Tào Tuấn phong chúc Dương Liệt tướng quân, Liêu Ðông Thái Thú Sau này Tôn Quyền (Ðông Ngô) lại sai Trương Dị và Hứa Yên đến Liêu Ðông phong Công Tôn Uyên làm Yên Vương. Vì sợ oai thế Trung Nguyên nên Tôn Uyên chém Trương Dị và Hứa Yên, rồi dâng thủ cấp lên Tào Tuấn. Sau đó Tào Tuấn lại phong cho y làm lại Tư Mã Lạc Lãng Công. Nhưng Uyên không vừa lòng bèn tự xưng làm Yên Vương Khi ấy có Phó Tướng Giả Phạm can:
- Ngụy Chúa đã phong cho Chúa Công đến chức Thượng Công rồi, Sao Chúa Công còn làm như vậy, vả lại bên Ngụy có Tư Mã Ý dụng binh như thần, làm sao ta đủ tài sức chống lại Uyên cả giận truyền trói Giả Phạm đem ra chém. Quan Luân Trực vội can:
- Lời can của Giả Phạm rất phải. Vả lại nước ta hiện xảy ra nhiều điều quái dị, như chó bịt khăn đỏ leo lên nóc nhà, lạ có chuyện một thứ dân ngồi nấu cơm khi mở nắp ra thấy một đứa trẻ ngồi trong nồi. Ðó là những sự lạ xảy ra trong nước đều là những điềm bất tường. Xin Chúa Công tìm lành lánh dữ, chớ làm quan mà mang tai. Công Tôn Uyên cả giận, truyền trói Luân Trực đem chém một lượt với Giả Phạm Sau đó, khiến đại tướng Ti Diễn làm Ðại Nguyên soái, Dương Tô làm Tiên phong dẫn binh thẳng tới Trung Nguyên. Ðược tin này Tào Tuấn cả kinh bèn triệu Tư Mã Ý đến bàn luận. Tư Mã Ý tâu:
- Chỉ bốn muôn bộ hạ đủ dẹp tan giặc ấy. Tào Tuấn hỏi:
- Khanh liệu Công Tôn Uyên tài sức thế nào? Ý trả lời:
- Nếu Uyên dùng thượng kế thì y bỏ thành mà chạy, trung kế là cố thủ Liêu Ðông, hạ kế là giữ Tương Bình. Nhưng cách nào cũng không thoát khỏi tay tôi. Tào Tuấn hỏi:
- Liệu bao lâu thì xong Ý đáp:
- Từ đây đến đó đi hết một trăm ngày, về hết một trăm ngày đánh nhau một trăm ngày, sáu mươi ngày nghỉ ngơi. Tất cả mất một năm. Tào Tuấn hỏi:
- Trong một năm đó thảng như Ngô và Thục đem binh đến thì liệu sao? Ý đáp:
- Bệ hạ chớ lo, tôi đã an định mọi việc rồi. Thưa xong, Ý xuất binh thẳng Liêu Ðông. Binh do thám về báo Công Tôn Uyên, Uyên sai Tí Diễn và Dương Tô kéo quân đến Liêu Ðông hạ trại và canh phòng nghiêm ngặt. Tư Mã Ý được tin Hồ Tuân phi báo thì cười:
- Ta đến mà giặc không đánh chỉ lo ngăn giữ. Vậy ta bỏ chỗ này mà kéo đến Tương Bình giặc sẽ đến đó cứu viện, chừng ấy ta sẽ chặn giữa đàng mà đánh ắt thành công Nói xong, tấn binh thẳng tiến Tương Bình Bên Liêu Bình, Dương Tô nói với Ti Diễn:
- Nếu binh Ngụy đến thì ta cố thủ chờ lâu ắt chúng sẽ lui, đến khi chúng rút, ta sẽ chặn đường mà đánh ắt thành công. Ðang bàn luận, bỗng có tin binh Ngụy đã kéo qua phía Nam rồi. Ti Diễn nói:
- Tư Mã Ý thấy Tương Bình binh ít nên đã qua đó, nếu để mất Tương Bình sẽ nguy khốn. Bèn sai quân đi tiếp cứu Tương Bình. Tư Mã Ý bèn sai Hầu Bá và Hầu Oai dẫn binh phục nơi mé sông Tế Thủy, đợi binh Liêu qua kéo ra một lượt mà đánh. Đại binh Ti Diễn và Dương Tô vừa đến thì gặp Hầu Bá và Hầu Oai xua binh ra cự. Cả hai tướng không quyết đánh nên kéo binh chạy Chạy đến Thương Sơn bèn hiệp cùng Công Tôn Uyên kéo trở lại đánh quân Ngụy Ti Diễn giục ngựa ra đánh với Hạ Hầu Bá. Ðánh chưa đây 5 hiệp thì bị Bá chém bay đầu. Liêu binh bị thác rất nhiều Công Tôn Uyên kéo bại binh về thủ thành. Binh Ngụy ùa lại vây phủ. Lúc ấy nhằm mùa mưa, nước dâng lai láng. Tả Ðô Ðốc Bùi Kiên vào thưa với Tư Mã Ý:
- Trời mưa lớn Xin dời trại lên núi Ý nổi giận nói:
- Nay mai ta sẽ bắt Công Tôn Uyên, bộ để nó thoát sao mà tính chuyện dời trại. Một lát sau Hữu Ðô Ðốc Cửu Liên lên thưa:
- Quân sĩ bị nước ngập, xin Thái úy nghĩ lại Ý cả giận truyền đem Cửu Liên ra chém rồi bêu đầu nơi viên môn. Ba quân cả sợ miệng câm như hến. Tư Mã Ý bèn truyền lui trại lại 20 dặm để cho quân sĩ ra cắt cỏ cho ngựa ăn. Trần Quần hỏi:
- Tại sao thái úy đi xa ngàn dặm đến đây, sao không tấn công thành cho gấp, lại đóng trại ở chỗ ngập lụt này lâu như thế? Tư Mã Ý đáp:
- Ông không rõ binh pháp sao? Nay binh Liêu, quân nhiều lương ít, việc chi mà phải gặp rút. Ta chờ cho chúng hết lương mà chạy nên ta mở đường là có ý đó. Tư Mã Ý lại sai người đến Lạc Dương thúc lương. Tào Tuấn lâm triều, quần thần đều tâu:
- Cả tháng mưa lớn, xin bệ hạ triệu Tư Mã Ý về, sau này sẽ đánh. Tuấn đáp:
- Ý dụng binh rất hay, nay thời tiết như vậy mà không về, ắt là có kế trừ giặc. Nói xong, hạ chỉ vận thêm lương cho Vài ngày sau mưa dứt, Ý ra xem thiên văn thấy một vì sao lớn chiếu sáng từ Ðông Bắc núi Thủ Sơn, xẹt qua phía Ðông Nam Tương Bình. Chư tướng cả sợ. Nhưng ý rất mừng nói:
- Năm ngày nữa ta sẽ lấy đầu Công Tôn Uyên nơi chỗ sao sa đó. Hôm sau, Ý thúc quân đến bên thành công phá suốt đêm ngày. Công Tôn Uyên ở trong thành lương thảo đã hết, ai nấy đều ngã lòng, không quyết tâm kiên thủ, lại nuôi ý chém Công Tôn Uyên rồi đầu Ngụy. Uyên được tin báo thì cả kinh, liền sai hai tướng Vương Kiên và Liễu Thủ qua trại Ngụy nộp biểu qui hàng Hai tướng vâng lệnh đến xin Tư Mã Ý lui binh để Tôn Uyên qui hàng. Ý nạt lớn:
- Công Tôn Uyên không đến thật vô lễ. Bèn sai chém đầu hai tướng ấy, rồi gởi thủ cấp về cho Uyên. Uyên cả sợ truyền Vệ Ðiễn đi một lần nữa. Vệ Ðiễn quì trước Tư Mã Ý mà thưa:
- Xin Thái úy cho chúng tôi dẫn thế tử là Công Tôn Tu qua làm con tin trước rồi chúa tôi sẽ trói mình qua đây chịu tội Ý nói:
- Việc binh có năm điều: Ðánh được thì đánh, không đánh được thì thủ, không thủ được thì chạy, chạy không được thì đầu, đầu không được thì chết, hà tất phải đưa con tin Bèn nạt Vệ Ðiễn khiến về nói với Công Tôn Uyên. Uyên cả kinh, bèn nói với con là Công Tôn Tu chờ lúc canh hai trốn khỏi thành về phía Ðông Nam Chạy vừa được 10 dặm thì gặp một đạo binh đón đường, Tư Mã Ý đi giữa, Tư Mã Sư phía tả, Tư Mã Chiêu phía hữu. Công Tôn Uyên bèn quất ngựa chạy trước. Lại gặp Hồ Tuấn, Hầu Bá, Hầu Oai, Trương Hổ, Nhạc Lâm xua quân vây tứ phía. Cha con Công Tôn Uyên bí thế phải xuống đầu. Tư Mã Ý bèn sai chém cha con Công Tôn Uyên, rồi đem binh lấy Tương Bình. Vừa vào tới thành, Tư Mã Ý truyền chém hết tông tộc của Uyên hơn 70 người, lại ban bổng lộc cho gia đình Giả Phạm và Luân Trực. Mọi việc xong xuôi, dẫn binh về nước. Còn Tào Tuấn, đêm kia nằm mơ thấy Mao hoàng hậu hiện đến đòi mạng. Bởi thế, Tào Tuấn cả sợ mà lâm bệnh càng ngày càng nặng, bèn kêu Lưu Phóng và Tôn Lữ vào giúp thái tử là Tào Phương lo nhiếp chánh. Tào Tuấn lại hỏi Lưu Phóng và Tôn Lữ: Liệu tông tộc ta, kẻ nào có thể gánh đại sự? Vì hai người này mang ơn Tào Chơn nên tâu:
- Duy có con Tào Chơn là Tào Sảng xứng đáng mà thôi. Tào Tuấn nghe lời, phong Tào Sảng làm Ðại tướng quân, trong nhiếp trào chánh. Lúc ấy bịnh Tào Tuấn rất nguy, liền truyền thỉnh Tư Mã Ý về trào Tư Mã Ý tuân lệnh về thẳng Hứa Xương vào ra mắt Tào Tuấn Tào Tuấn cho triệu Tào Phương cùng đại Tướng Quân Tào Sảng và bọn Lưu Phóng, Tôn Lữ đến, rồi nắm tay Tư Mã Ý nói:
- Nay con trẻ của Trẫm là Tào Phương mới 8 tuổi, chưởng lý xã tắc chưa được, các khanh hãy ráng giúp nó, chớ phụ ý Trẫm. Lại kêu Tào Phương đến nói:
- Tư Mã Ý với Trẫm là một, con phải kính lễ mà đãi. Nói rồi nước mắt chảy ròng, Tư Mã Ý cũng cúi đầu cảm động. Một lát sau Ngụy chúa Tào Tuấn qua đời, lên ngôi được mười ba năm, thọ 36 tuổi. Tào Phương lên nối ngôi cải niên hiệu là Chánh Thỉ Nguyên niên. Tôn hàm ân cho Tào Tuấn là Minh đế, Quách Hoàng hậu làm Hàng Tối hậu. Tư Mã Ý và Tào Sảng lo việc triều chánh Tào Sảng không dám qua mặt Ý, mỗi mỗi đều hỏi ý kiến rồi mới làm: Trong bọn môn hạ Tào Sảng có năm người là Ðặng Phong, Lý Thắng, Ðinh Dật, Tất Phạm, Hà Yến. Bọn này thấy Tào Sảng như vậy thì thưa:
- Ðại quyền của Chúa Công chẳng nên giao cho kẻ khác. Tào Sảng hỏi:
- Tư Mã Ý cũng lãnh lời thác cô của Tiên đế với ta, há bội phản sao? Hà Yến thưa:
- Xưa Trọng Ðạt và Tiên Công cùng đi đánh Thục, Tiên Công thường bị y chọc tức, sao Chúa công không nghĩ lại? Tào Sảng nhớ việc xưa, bèn họp các quan lại nghị kế, rồi vào tâu với Tào Phương:
- Tư Mã Ý công rất trọng đáng được phong Thái phó. Tào Phương nghe theo bèn phong cho Tư Mã Ý chức Thái phó, giao binh quyền lại cho Tào Sảng. Tào Sảng từ đó hoành hành coi ai cũng như cỏ rác, lại khiến em là Tào Hi làm Trung Lãnh Quân, Tào Huấn làm Võ Vệ tướng quân, Tào Ngạn làm Tán Kỵ Thường Thị cai quản ba ngàn ngự lâm quân, vào ra cung cấm tự do. Lại dùng Ðinh Bật, Hà Yến, Ðặng Dương làm Thượng thơ, Tất Phạm làm Tư Lệ hiệu úy, Lý Thắng làm Hà Nam Doãn. Năm người này ngày đêm nghị việc cùng Tào Sảng trong tư dinh trang hoàng lộng lẫy, giai nhân mỹ nữ ra vào nườm nượp. Quan Huỳnh Môn là Trương Dương lén đem tám đứa thị thiếp cửa Tiên đế dâng cho Tào Sảng Còn Hà Yến nghe đất Bình Nguyên có thầy Quản Lộ bói hay bèn mời vào bàn quẻ Diệc. Lúc ấy Ðặng Dương hỏi Quản Lộ:
- Sao ông không nói đến từ nghĩa của Kinh Diệc cho mọi người biết? Quản Lộ đáp:
- Kẻ bói Diệc hay, không ai nói đến chuyện Diệc cả Hà Yến cười mà khen:
- Thật nói ít mà hay Rồi nói với Quản Lộ:
- Hãy bói cho tôi một quẻ, coi mạng tôi làm tới Tam công không? Quản Lộ đáp:
- Nguơn Khải giúp vua Thuấn, Châu Công giúp nhà Châu, đều lấy hòa huệ khiêm cung mà được hưởng phước. Nay Quân hầu ngôi cao, kẻ mến thì ít, người sợ oai thì nhiều. Vã sống mũi như hòn núi cao, nên giàu sang lâu. Tuy nhiên cũng nên tu thân tích đức thì sau mới làm đến Tam Công Ðặng Dương nổi giận:
- Ấy là lời của kẻ sống lâu đó. Quản Lộ nói:
- Sống lâu thấy chẳng lâu sống, nói thường thấy không thường nói. Bèn bỏ mà đi. Hà Yến và Ðặng Dương cười lớn cho là đồ cuồng sĩ Quản Lộ về thuật chuyện cho cậu nghe, ông cậu cả sợ nói:
- Hà Yến và Ðặng Dương là hai kẻ oai quyền, sao ngươi dám nói thế? Quản Lộ đáp:
- Tôi nói chuyện với người chết, dẫu xúc phạm cũng chẳng can gì. Ông cậu hỏi:
- Ngươi nói chi lạ vậy Quản Lộ đáp:
- Tướng đặng Dương là tướng quỉ tác quái, còn tướng Hà Yến là tướng quỉ u mê. Hai người ấy sẽ bị giết nay mai, thì tôi đâu có sợ! Ông cậu mắng Quản Lộ là điên Nói về Tào Sảng hàng ngày đi săn với Hà Yến và Ðặng Dương, em là Tào Hi thường can ngăn:
- Quyền anh rất lớn, ra ngoài săn bắn làm sao đề phòng được kẻ ám hại. Tào Sảng nạt:
- Binh quyền trong tay ta còn lo nỗi gì? Tư Mã Ý thấy vậy bèn cáo bệnh lui về không tham chánh nữa Tào Sảng thấy vậy sinh nghi. Nhắm lúc Tào Phương sai Lý Thắng trấn đất Thanh Châu, Tào Sảng bèn sai Lý Thắng giả đến từ biệt Trọng Ðạt, rồi dò thăm tin tức. Lý Thắng vâng lời đến ra mắt Tư Mã Ý. Ý nói với hai con:
- Ấy là kế của Sảng để xem bịnh cha hư thiệt ra sao đó. Bèn bỏ mão, xổ tóc ra, lên giường mà nằm, lại khiến hai tỳ nữ ngồi đỡ. Rồi mới mời Lý Thắng vào. Lý Thắng thưa:
- Thiên Tử sai tôi trấn đất Thanh Châu. Vậy đến đây xin cáo biệt Thái phó. Tư Mã Ý giả vờ nghe không rõ đáp:
- Tịnh Châu gần Sóc Phương lắm, phải hết lòng mới được. Lý Thắng đáp:
- Thanh Châu chớ không phải Tịnh Châu. Ý giả không nghe rõ, hỏi:
- Ông ở Tịnh Châu mới về sao? Thắng nói:
- Thái phó đau sao mà nặng vậy? Kẻ tả hữu thưa:
- Thái phó đã điếc rồi Lý Thắng tưởng thật về kể hết với Tào Sảng. Sảng cả mừng nói:
- Tư Mã Ý quả bệnh nặng thế thì ta hết lo rồi. Còn Tư Mã Ý thấy Lý Thắng đi rồi bèn nói với hai con:
- Tào Sảng ắt sẽ không nghi ngờ ta nữa. Ta chờ nó đi săn bắn ra khỏi thành rồi sẽ tìm kế mà giết nó. Một hôm, Tào Sảng thỉnh Ngụy chúa Tào Phương đi yết Cao Bình Lăng mà tế tiên đế, lại khiến đại tiểu quan liêu tùy giá ra thành. Còn Tào Sảng dắt hết kẻ tâm phúc theo mình. Huờn Phạm đứng ra cản ngăn rằng:
- Chúa công chưởng quản ba quân, chớ nên bỏ thành mà đi, thảng như trong thành sanh biến thì liệu sao. Tào Sảng nạt lớn:
- Ai dám sanh biến, chớ nói bậy!
@by txiuqw4