sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Chương 122: Huyện Hải Tây! Ra Oai Phủ Đầu

Dòng chữ “hiệp khách hành" trên tấm lụa rõ ràng là từ tay Tào Bằng. Thời Đông Hán đúng là thời đại hiệp khách thịnh hành. Bất kể là Tào Tháo hay Hạ Hầu Uyên, tuổi nhỏ cũng đều từng say mê điều này.

Triệu khách man hồ anh, ngô câu sương tuyết minh...... (Khách nước Triệu phất phơ giải mũ

Gươm Ngô câu rực rỡ tuyết sương)

Dòng chữ này khiến Hạ Hầu Uyên không khỏi nhớ tới cảnh tượng làm hiệp khách thời đó. Khí thế ấy, tinh thần ấy, giờ Hạ Hầu Uyên nhớ lại vẫn thấy cảnh tượng còn rất sống động như diễn ra ngay trước mắt.

Rồi sau đó “thập bộ sát nhất nhân, thiên lí bất lưu hành” (Trong mười bước giết người bén nhạy

Nghìn dặm xa vùng vẫy mà chi) lại là cõi lòng của Tào Bằng muốn bộc lộ cho Hạ Hầu Uyên: chúng ta sở dĩ nhúng tay chuyện này, không phải vì ham danh lợi, cũng không phải để cầu phú quý.

Thượng Nghĩa, Trọng Nhạ ở cuối thời Đông Hán, rõ ràng có phẩm chất cực kỳ cao thượng. Hạ Hầu Uyên không khỏi nhớ tới “Kim Lan phổ”: không vì danh lợi mà đấu đá, không vì tài đức mà kiêu căng.

Trước đây, Tiểu Bát Nghĩa chỉ vì lý tưởng chung, phù thiên hạ, an lê dân. Mà nay, đám Tào Bằng cũng đang làm như thế...

Trần Lưu là nơi nào?

Cũng chính là nơi “Đại Lương” ở trước đây.

Nhớ khi đó, hai tráng sĩ là Chu Hợi (1), Hầu Doanh (2) (không tìm ra) trộm phù cứu Triệu, đoạt quân của Tấn Bỉ, mà nổi danh thiên hạ.

Trước mặt hai vị tráng sĩ này, những chuyện chúng ta làm có gì đáng ca ngợi? Chúng ta chỉ hy vọng có thể lập nên sự nghiệp chứ không giống như Dương Hùng làm “Thái huyền kinh”(3), cùng kinh đầu bạc, có ích gì với xã tắc?

"Phụ thân, người làm sao vậy?" Hạ Hầu Bá thấy Hạ Hầu Uyên vẫn không nói gì, cầm tấm lụa trắng đờ đẫn thì nhịn không được bèn tiến lên khẽ hỏi.

Hạ Hầu Uyên đột nhiên nở nụ cười! Hắn thở dài, "lại bị đứa trẻ con khinh thường!" Nói xong, hắn hỏi: "Hồ Hoa, bài thơ này là do Đặng thúc Tôn làm sao?"

"Dạ...... Cũng không phải!"

"Đó là bút tích người nào?"

"Là do em vợ của Đặng Hải Tây tên là Tào Bằng viết."

"Tào Bằng?"

Hạ Hầu Bá quay đầu nhìn Hồ Hoa, "Chính là Tào Bằng của Tiểu Bát Nghĩa?"

“Dạ...... việc này tiểu lại cũng không rõ lắm. Chẳng qua Tào công tử gọi Điển công tử là Tam ca, gọi Hứa công tử là Nhị ca, có lẽ chính là hắn."

Cái tên Tiểu Tám Nghĩa chỉ lưu truyền trong Hứa Đô. Mặc kệ đám Tào Chân xuất thân từ đâu, suy cho cùng tên tuổi đều đặt ở đó. Vì thế, rất nhiều người đều cho rằng bọn họ chỉ là thiếu niên. Ngay cả cách gọi Tiểu bát nghĩa này cũng là mang hàm ý trêu chọc nhiều hơn.

Hồ Hoa cả đời không ra khỏi Trần Lưu. Xa nhất cũng chỉ là Ung Khâu, đi qua Điền Huyền, làm sao biết “Tiểu bát nghĩa” có hàm ý gì?

"Phụ thân, con đuổi theo bắt bọn họ trở về đây rồi chất vấn cho rõ ràng."

"Chất vấn cái gì?" Hạ Hầu Uyên trợn mắt, "Cả ngày chỉ biết đánh nhau háo thắng, không chịu chăm chỉ đọc sách.Hơn nữa nhìn người ta xem, ít tuổi so với ngươi nhưng kiến thức cùng trí tuệ có thể nói hơn ngươi gấp trăm lần. Đặng Hải Tây nói không sai, hắn có việc công bên người, lưu lại nơi đây cũng vô nghĩa. Truyền mệnh lệnh của ta, chuyện của đám Lôi Tự tạm giữ kín không nói ra... Ung Khâu lệnh!"

"Có!"

"Ngươi có thể nói với bên ngoài rằng đã phát hiện ở Lộc Đài Cương có một lũ trộm, vì thế mới xuất binh bình định."

Hạ Hầu Uyên đó là người như thế nào? Theo bức thư này của Tào Bằng, hắn loáng thoáng đoán được vài phần chân tướng.

Chỉ sợ, tên Lôi Tự...... cũng không phải đơn giản thế!

Quay đầu nhìn thấy vẻ mặt u ám của Hạ Hầu Bá, Hạ Hầu Uyên không khỏi cau mày, trong lòng thầm nghĩ: Trọng Quyền cả ngày tu luyện binh pháp, tuy nói luyện được võ nghệ cao cường, và hiểu cách luyện binh, nhưng hình như còn thiếu kinh nghiệm. Tuổi hắn đang là thời kỳ tốt để học hỏi. Nếu vẫn giữ ở cạnh ta, e rằng sẽ làm cho tương lai của nó phát triển chậm… Chi bằng tìm thầy cho nó?

Ý định này cứ nhen nhóm trong đầu hắn. Chẳng qua, Hạ Hầu Uyên nhất thời chưa nghĩ ra được người thích hợp nên lại một lần nữa chìm trong suy nghĩ.

"Phụ thân...... Người làm sao vậy?"

Hạ Hầu Bá thấy hơi chút kỳ lạ, sao phụ thân hôm nay cứ để đầu óc đi đâu?

Hạ Hầu Uyên tỉnh lại, cười gượng. Hắn đột nhiên như nhớ tới cái gì đó, lại cầm lấy tấm lụa trắng, cẩn thận đọc lại lần nữa.

"Người đâu!"

"Có!"

Có thân binh vội vàng từ ngoài bước vào

Hạ Hầu Uyên cười nói: "Dẫn Chiếu Dạ Bạch lại đây, lập tức cho người đuổi theo Đặng Hải Tây, đem nó tặng cho em vợ Đặng Hải Tây là Tào Bằng. Nói với Đặng Hải Tây, ý của hắn, ta đã hiểu. Bảo hắn yên tâm. Chỉ cần làm cho tốt, ta ở lại Trần Lưu sẽ quan sát mọi chuyện.”

Hạ Hầu Bá nghe thấy liền trợn tròn mắt...

Tháng chín năm Kiến An thứ hai, Tào Tháo thảo phạt Viên Thuật.

Vốn là một cuộc chiến cực kỳ thoải mái, nhưng vì lý do thời tiết nên tình hình chiến sự đã có thay đổi bất ngờ.

Từ cuối thu tới nay, Lưỡng Hoài mưa dầm kéo dài. Lương thảo hoàn toàn tê liệt, khiến cho quân Tào gặp phải nguy cơ cạn kiệt lương thực.

Bất đắc dĩ, Tào Tháo đành phải sai người đem đấu lớn đổi thành đấu nhỏ, để giải quyết vấn nạn lương thực. Nhưng kể từ đó, lại khiến cho quân sĩ bất mãn, suýt nữa náo loạn doanh trại. May thay Tào Tháo kịp thời điều chỉnh, đổ tội rồi giết quan coi lương Vương Hậu mới xem như ổn định lòng quân sỹ. Đồng thời, Tào Tháo lại sai người đến mượn luơng thực chỗ Tôn Sách, vượt qua cuộc khủng hoảng này... Cũng bởi vậy, Tào Tháo hạ quyết tâm phải tốc chiến tốc thắng. Vì thế hắn lệnh binh mã dưới trướng triển khai tấn công mạnh mẽ đối với Viên Thuật. Đồng thời, Tôn Sách, Lữ Bố, Lưu Bị cũng đều hành động, chinh phạt Viên Thuật!

Vào đầu mùa đông, phía đông huyện thành Hải Tây khắp nơi núi non trùng điệp.

Bốn cỗ xe ngựa xuyên qua núi đi theo con đường quanh co khúc khuỷu hướng tới thành trì.

Trên cỗ xe đầu tiên, Đặng Tắc dựa lưng vào một hòm sách, lấy một quyển ra xem. Tào Bằng ngồi cạnh một cuộn vải, mắt mơ màng ngủ.

Từ Trần Lưu tới Hải Tây, đường xá xa xôi. Cộng thêm việc từ khi vào đông tới nay, Lưỡng Hoài mưa dầm tầm tã càng khiến cho con đường gồ ghề.

Dọc đường xe xóc đầy khổ ải, Tào Bằng khắc ghi trong lòng nỗi thống khổ. Liên tiếp mấy ngày đi đường, tất cả mọi người đều bắt đầu cảm nhận được sự mệt mỏi khó nói thành lời. Nếu nói, ở Dự Châu hay Cổn Châu còn có đình dịch có thể nghỉ ngơi thì sau khi tiến vào Từ Châu, trăm dặm không thấy một chiếc đình nào, rất nhiều vùng hoang vắng, thê lương.

Đôi khi, đi nửa ngày cũng không chưa chắc nhìn thấy thôn xóm nào...

Khắp nơi tử khí nặng nề!

Đây là cảm nhận của Tào Bằng về Từ Châu.

Cũng khó trách, người ta thường nói Từ Châu là nơi ruộng đất màu mỡ, tiền bạc và lương thực không thiếu.

Nếu ở thời bình, nơi này quả thật là như thế. Nhưng ở thời loạn, Từ Châu cũng không phải là chỗ an toàn. Nó nằm ở Lưỡng Hoài, nối liền nam bắc, thông với tám phương, là vùng binh đao giao tranh. Nguyên nhân chính là vì Từ Châu giàu có và đông đúc, mới dễ làm người khác nổi lòng tham. Từ giữa năm Bình Nguyên trở đi, Từ Châu là nơi chiến loạn không ngừng. Đạo phỉ qua, quan binh đến, quan binh đi rồi đạo phỉ lại về, tranh giành với nhau, không chết không dừng.

Từ sau khi Đào Khiêm trấn thủ Từ Châu, tình hình ít nhiều đã có chuyển biến tốt đẹp.

Nhưng lại vì chuyện của Tào Tung, Từ Châu lại một lần nữa gặp thảm hoạ chiến tranh. Tào Tháo vì báo thù cho cha, thề phải tắm máu Từ Châu, đi đến đâu là quét sạch đến đấy. Tào Tháo chém giết khắp nơi khiến cho dân chúng Từ Châu phải rời bỏ nhà cửa, tha phương cầu thực; Sau đó Lưu Bị chiếm được Từ Châu, Lữ Bố tới đầu quân. Viên Thuật đánh Lưu Bị, Lữ Bố đoạt lấy Từ Châu... Như thế lặp đi lặp lại suốt mấy năm khiến cho một vùng giàu có và đông đúc trở nên hoang tàn.

Do Lữ Bố và Lưu Bị đều giúp đỡ Tào Tháo thảo phạt Viên Thuật, cho nên việc canh phòng ở Từ Châu cũng không quá nghiêm mật.

Đoàn người Đặng Tắc nhẹ nhàng đi qua Hạ Bì, tiến vào quận Quảng Lăng.

Tuy nhiên đoạn đường xóc đã khiến cho tất cả mọi người đều tỏ ra kiệt sức, những người khác không nói làm gì, chỉ nói riêng Điển Mãn, Hứa Nghi. Nếu bình thường cả hai sẽ mạnh như rồng như hổ? Nhưng hiện giờ cũng đều mệt mỏi!

May mà trước khi tiến vào Từ Châu, Tào Bằng đã sai người mua ba cỗ xe ngựa.

Cộng với bốn chiếc xe lúc đầu, tổng cộng có bảy cỗ. Nếu ai mệt mỏi, cũng có thể lên xe đánh một giấc, nghỉ ngơi lấy sức.

Mặc dù tác dụng không lớn lắm nhưng cũng có thể ít nhiều giảm bớt mệt mỏi. Ít nhất đối với Tào Bằng mà nói, chính là như thế. Cơ thể hắn còn chưa khỏe lại, cho nên cũng không thể quá mệt mỏi. Có thêm một chiếc xe ngựa đi theo, nói thế nào cũng có lợi cả...

Chẳng qua, chiếc xe của hắn lúc này lại không vào được.

Điển Mãn, Hứa Nghi, còn có Vương Mãi đang nằm ngổn ngang trên xe, đắp chăn, mắt nhắm nghiền, phát ra tiếng gáy như sấm, trông bọn họ ngủ rất say.

(1) Chu Hợi và (2) Hầu Doanh là hai người có trong truyện Tín Lăng Quân: Tín Lăng Quân là công tử Ngụy Vô Kỵ là con trai út của Ngụy Chiêu Vương, vốn là người có tâm hồn cao khiết, nhân hậu, tính thích chiêu hiền đãi sĩ, không phân biệt giàu nghèo, thường lấy lễ để giao tiếp với kẻ sĩ.

Nước Ngụy có kẻ ẩn sĩ tên là Hầu Doanh, tuổi đã 70, nhà nghèo, làm nghề gác cửa thành Di Môn ở Đại Lương. Ngụy công tử nghe tiếng, tìm đến kính cẩn kết giao, mà người ấy lại không nhận, nói rằng:

- Tôi sửa mình, giữ hạnh mấy mươi năm trời, không thể vì cái tình cảnh khốn khó này mà nhận của cải của công tử.

Tín Lăng Quân bèn thiết tiệc, mời quan khách họp mặt đông đủ. Chủ khách yên vị rồi, công tử lên xe ngồi chỗ bên phải, nhường chỗ bên trái (ngày xưa dành chỗ bên trái cho người mình quý trọng), đích thân đi đón Hầu Doanh. Hầu sinh giũ manh áo rách, phủi cái mũ cũ, bước thẳng lên xe, ngang nhiên ngồi vào chỗ dành sẵn, thử xem phản ứng của công tử ra sao. Công tử cầm cương, càng tỏ vẻ cung kính. Hầu sinh bảo công tử:

- Tôi có một người quen ở dãy hàng thịt trong chợ, xin vui lòng cho xe qua đó.

Công tử đánh xe vào chợ. Hầu sinh xuống thăm người quen là Chu Hợi, cố ý đứng nói chuyện lâu, liếc mắt, dò ý công tử. Lúc đó, văn thần, võ tướng nước Ngụy cùng người trong tôn thất và các tân khách đầy nghẹt cả nhà, chờ công tử về khai tiệc. Người trong chợ xem công tử cầm cương. Lính theo hầu đều rủa thầm Hầu sinh. Hầu sinh nhìn vẻ mặt công tử, thấy trước sau không đổi, bèn từ biệt người quen lên xe. Về đến nhà, công tử mời Hầu sinh ngồi chỗ cao nhất, giới thiệu và ca tụng tài đức Hầu sinh với quan khách. Tất cả đều kinh ngạc. Rượu ngà say, công tử đứng lên, đứng trước mặt Hầu sinh chúc mừng. Hầu sinh thừa dịp nói với công tử rằng:

- Hôm nay, Doanh tôi làm công tử mất thể diện nhiều quá rồi. Doanh tôi chỉ là tên gác cửa mà công tử đích thân đánh xe đến đón tôi, ở giữa nơi đông người, công tử không nên tỏ ra quá ư lễ độ mới phải. Vậy mà nay công tử cố ý đi quá mức. Xong Doanh tôi muốn vun quén cho cái danh của công tử, cố ý để cho xe của công tử dừng lâu trong chợ, khiến mọi người thấy cái phong độ của công tử, càng đợi lâu càng tỏ vẻ cung kính dịu dàng. Người trong chợ đều cho rằng công tử là một bậc trưởng giả biết trọng kẻ sĩ.

Tiệc tan, Hầu sinh được đãi làm thượng khách. Hầu sinh nói với Tín Lăng Quân:

- Người hàng thịt là Chu Hợi mà tôi qua thăm đó, đó là người hiền, đời không ai biết, cho nên mới ẩn thân làm nghề mỗ lợn đó thôi.

Công tử đến thăm Chu Hợi nhiều lần, mà Chu Hợi cố tình không cảm tạ. Công tử cảm thấy kỳ lạ về thái độ của Chu.

Năm 20 đời Ngụy An Hi Vương, Tần Chiêu Vương phá tan quân Triệu ở Trường Bình, lại kéo quân vây thành Hàm Đan của Triệu. Chị của Tín Lăng Quân là vợ của Bình Nguyên Quân nước Triệu (Triệu Thắng), nhiều lần viết thư cho Ngụy vương để xin cứu viện. Ngụy Vương sai tướng quan Tấn Bỉ mang 10 vạn quân đi cứu Triệu. Tần Vương bảo Ngụy Vương rằng:

- Ta đánh Triệu, thắng trong sớm tối. Nước nào cứu Triệu, thì sau khi hạ xong Triệu, ta sẽ đánh nước đó trước.

Ngụy Vương nghe vậy cả sợ, liền ra lệnh cho Tấn Bỉ án binh bất động ở Nghiệp Hạ. Còn Tín Lăng Quân Ngụy Vô Kỵ vốn có mối giao tình thâm đậm với Bình Nguyên Quân, nên ông cố vào triều cố thuyết phục vua Ngụy tiến quân. Vua Ngụy quyết khước từ.

Tín Lăng Quân đau đớn không biết làm cách nào để giúp bạn mình, liền nói với đám thực khách:

- Các vị có vì ta mà hy sinh cứu Triệu không?

Cả ngàn tân khách đều hưởng ứng lời hiệu triệu đó.

Tín Lăng Quân dẫn đám thực khách đi ngang qua Di Môn, ghé lại thăm Hầu Doanh, Hầu Doanh nói:

- Chúc công tử cố gắng. Doanh này già rồi không theo công tử được.

Đi được mấy dặm, Tín Lăng Quân thấy lòng không vui, chợt nghĩ điều gì đó, bèn quay lại, thấy Hầu Doanh đứng trước cửa đón mình. Hầu Doanh mỉm cười nói:

- Tôi đoán công tử thế nào cũng trở lại.

Vô Kỵ (Tín Lăng Quân) hỏi:

- Sao biết?

Hầu Doanh nói:

- Công tử đãi Doanh này rất hậu. Giờ này công tử vào nơi nguy hiểm mà Doanh này không có một ý kiến gì, tất công tử sẽ giận, nên trở lại hỏi cho ra lẽ?!

Vô Kỵ nói:

- Tôi ngờ rằng đãi tiên sinh có điều gì sơ sót nên tiên sinh mới giận mà ghét bỏ, vì thế tôi quay lại hỏi cho biết.

Hầu Doanh nói:

- Công tử nuôi ba ngàn thực khách đã vài chục năm rồi thế mà không có vị nào nghĩ ra diệu kế. Công tử và đám thực khách liều mạng xông vào trại Tần có khác nào ném thịt cho hổ đói? Có phải trước đây công tử có ơn với Vương Phi Như Cơ không?

Tín Lăng Quân chợt nhớ ra … Liền quay về thành Ngụy gặp Vương Phi Như Cơ, nhờ Vương Phi lấy cắp binh phù đưa cho mình rồi tức tốc trở lại gặp Hầu Sinh (tức Hầu Doanh), Hầu Sinh nói:

- Tướng ngoài mặt trận có thể không tuân theo mệnh vua. Công tử phải mời Chu Hợi mới được.

Tín Lăng Quân cùng Hầu Doanh đến gặp Chu Hợi. Hợi nói:

- Tôi là đứa mổ heo ở chợ, thân phận hèn hạ, bấy lâu đội ơn công tử hạ cố. Sở dĩ Hợi tôi không nói lời ơn nghĩa vụn vặt là đợi đến lúc này đây.

Hầu Doanh nói:

- Binh hung chiến nguy! Doanh này đã già không đi cùng công tử được. Khi công tử tới trận, ở đây Doanh này xin lấy cái chết để tạ ơn công tử.

Ba người bái biệt nhau. Tín Lăng Quân đến Nghiệp Hạ cùng với Chu Hợi vào yết kiến lão tướng Tấn Bỉ. Tín Lăng Quân nói:

- Đại vương thấy tướng quân mấy mươi năm dầm sương dãi gió cực khổ về binh nghiệp, nay sai Vô Kỵ đến cầm quân thay cho lão tướng.

Nói rồi đưa binh phù ra, hai bên so, ăn khớp nhau. Nhưng Tấn Bỉ nói:

- Làm tướng ngoài mặt trận có lúc vì tình thế mà không tuân theo mệnh vua, tuy rằng công tử có binh phù này nhưng hãy chờ ít hôm, tôi làm sổ sách và cho người về hỏi lại nhà vua lần nữa.

Tín Lăng Quân nói:

- Cứu binh như cứu lửa. Thành Hàm Đan đang khắc khoải tứng giây phút lẽ nào phải chờ tin đi tin lại?

Chu Hợi hét:

- Nguyên soái không tuân theo mệnh vua, ý muốn làm phản chăng?

Nói rồi lấy dùi sắt đập đầu Tấn Bỉ chết ngay.

Tín Lăng Quân cùng Chu Hợi đoạt lấy binh quyền, đánh vào trại Tần. Tướng Tần là Vương Hạt đại bại, kéo tàn quân chạy về Hàm Cốc quan đóng kín cửa ải. Công tử Ngụy Vô Kỵ cứu được nước Triệu. Triệu Vương cùng Bình Nguyên Quân ra đón rước công tử. Danh tiếng Tín Lăng Quân thành lừng lẫy.

(3) Dương Hùng 揚雄 (53 B.C.-18), tự Tử-vân 子 雲, là người Thành-đô, Thục-quận, thời Tây-Hán. Theo “Gia-điệp”, ông sinh năm Cam-lộ nguyên-niên và mất vào Thiên-phụng ngũ-niên. Thời Hán Thành-đế, ông làm chức Lang, cấp “Sự Hoàng-môn”. Thời Vương Mãng, nhà Tân, ông giữ chức Đại-trung Đại-phu, Hiệu-thư Thiên-lộc-các.

Ngày nay ta có thể thưởng-thức văn-chương của ông trong:

“Tân-thích Dương Tử-vân-tập新釋揚子雲集” do Diệp Ấu-Minh chú-thích, Chu Phụng-Ngũ hiệu-duyệt, Tam-dân Thư-cục xb, Sơ-bản, Đài-bắc, tháng 11-1997 (203).

Trong sách này chúng ta có thể đọc được một số lý-luận phê-bình văn-học của ông. Ông sáng-tác được 33 bài Châm, 12 Thiên Từ Phú. “Cam-tuyền phú”, “Trường-dương phú” và “Vũ-lạp phú” là rập theo mẫu phú của Tư-mã Tương-Như. Các bài “Thái-huyền-phú”, “Giải-trào” và “Giải-nạn” được viết là để xiển-minh và bênh vực đạo-lý “Thái-huyền”, cho rằng đạo-lý cực kỳ cao-thâm và vô lường này, phát-triển và biến-hoá vạn-sự, vạn-vật trong thế-giới loài người.

Trước-tác Triết-học của ông gồm có “Thái-Huyền-Kinh 太玄經”, mô phỏng Kinh Dịch và “Pháp-Ngôn 法 言”, mô phỏng Luận-ngữ.

Ông cũng soạn ra sách “Huấn-toản-thiên訓 纂 篇” dài hơn 5000 lời, để kế-tục văn-tự “Thương-Hiệt-thiên 蒼 頡 篇” của Lý-Tư 李 斯đời Tần, viết bằng Tần Triện 秦 篆, gồm ba thiên “Thương-Hiệt 蒼 頡”, “Viên Lịch 爰 歷”, “Bác-học 博 學”, chia thành chương chừng 60 chữ một, cả thẩy 55 chương, vị chi là 3300 chữ.

Ngoài ra, sau 27 năm cần cù, Dương-Hùng đã viết ra sách “Do Hiên Sứ-giả Tuyệt-đại-ngữ thích Biệt-quốc Phương-ngôn 輶 軒 使 者 絕 代 語 釋 別 國 方 言” gọi tắt là “Phương-ngôn”, gồm 13 quyển, một tư-liệu trọng-yếu để nghiên-cứu ngôn-ngữ cổ-đại. Sách phỏng theo “Nhĩ Nhã” sưu-tập các từ-ngữ cổ kim đồng-nghĩa. Quả là một Từ-vựng quan-trọng đời Hán. Các nhà huấn-hỗ đời sau như Quách-Phác đời Tấn và Đới-Chấn và Tiền-Dịch đời Thanh, có chú, sớ, tiên rất kỹ sách này.

Hiện nay ta còn có thể kiếm được nhiều bản Thái-huyền-kinh tỷ như:

Thái-huyền-kinh (10 Q), Phụ-lục Quyển Thủ (1Q), Thích-âm (1 Q), Dương Hùng đời Hán soạn, Phạm Vọng Đời Tấn chú, Tân-văn-phong, Đài-Bắc, 1995 (398).

Thái-Huyền-Kinh 太玄經, đệ-nhất-bản, Dương Hùng 揚雄 soạn, Thượng-hải Cổ-tịch Xuất-bản-xã, Thượng-hải, tháng 11-1990 (191).

Thái Huyền Bản Chỉ 太玄本旨(9 Q), Phụ-lục Quyển Thủ (1 Q), Tứ-khố bản, Diệp Tử Kỳ 葉子奇đời Minh soạn, Tân-văn-phong, Đài-Bắc, 1995 (397).

Thái Huyền Giải (1 Q), Nghệ-hải bản, Tiêu Viên Hy đời Thanh toản, Tân-văn-phong, Đài-Bắc, 1995 (393).

Thái Huyền Xiển Bí (10 Q), với Quyển Thủ (1 Q), Phụ-biên 1Q (Thái Huyền Phú, Giải Trào, Giải Nạn, Phản Ly tao) và Ngoại-biên (1 Q) (Tự, Thuật, Luận, Tán và Hiệu Chính), Tụ Học Hiên bản, Trần Bản Lễ đời Thanh soạn, Tân-văn-phong, Đài-Bắc, 1995 (395).

Thái-huyền-kinh Hiệu-chính (1 Q), Thiệu Hưng Tiên Chính bản, Lư Văn Chiểu đời Thanh soạn, Tân-văn-phong, Đài-Bắc, 1995 (396).

Thái-huyền-kinh được mở đầu bằng bài “Thuật Huyền 述 玄” của Lục-Tích陸績, chú Lục Tốn và được Phạm Vọng 范 望, tự Thúc-minh 叔 明, đời Tấn chú Kinh giống như 10 thiên Tự-truyện: 1. Huyền-trắc玄 測 2.Huyền-xung玄 衝 3.Huyền-thác 玄 錯 4. Huyền Ly 玄 攡 5. Huyền-oanh 玄 瑩 6. Huyền-số 玄 數 7. Huyền-văn玄 文

8. Huyền-nghễ玄 9.Huyền-đồ 玄 圖10. Huyền-cáo玄 告. Sang đời Đường sách lại được Tể-tướng Vương Nhai 王 涯soạn thêm 5 thiên “Thuyết Huyền說 玄”: 1/ Minh tông明 宗; II/ Lập lệ立 例; III/ Điệp-pháp揲 法; IV/ Chiêm-pháp占 法; V/ Biện Thủ. 辯 首. Cuối sách là phần Thích-văn bàn về âm-nghĩa các chữ khó.

Vì Thái-huyền mô-phỏng Dịch, nên ta có tương-quan giữa 10 Tự-truyện và 10 Dịch-truyện như sau: 1. Huyền-trắc ~ Đại-tượng


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx