Nói về Tô, Phùng bị Tế Điên niệm chú chỉ vào chân một cái thoắt
cắm đầu cứ chạy như bay không còn thế gì kìm hãm lại được, còn
Tế Điên thì cứ lững thững vừa đi vừa nhỡn nhơ cười nụ.
Hai người chạy khoảng 20 dặm đường thì phiá trước có con
sông lớn chắn ngang mà ôi thôi cặp chân cứ bước đều đều không thể chi
mà ngừng nổi. Tô, Phùng thất kinh, định bụng phen này chắc chết vì hai
người cứ nhắm dòng sông lao tới liều nên đành nhắm mắt chịu chết mà
thôi.
Một thoáng, hai người vẳng nghe tiếng nói bên tai:
- Qua rồi, Qua rồi, mở mắt ra mau, cho phép hai chân nghỉ!
Hai người vụt đứng sững lại mở mắt mà nhìn thì đã qua sông lúc nào
không biết, ngó lại Tế Điên đã đứng đằng sau đang tủm tỉm cười. Nghĩ tới
cái chết hãi hùng như muốn đâm đầu xuống sông tự tử, cũng như thoắt thô
mà được qua sông và cái tài đi nhanh của Tế Điên, hai người đều lộ vẻ sợ
sệt, lấm lét nhìn Tế Điên vô cùng khâm phục.
Tế Điên ôn tồn bảo:
- Thôi gần tới rồi mà còn sớm chán, chúng ta vào quán nghỉ ngơi rồi sẽ
lại đi.
Vào quán, cơm nước xong, cả ba lại lên đường thong dong, nhằm
huyện Dư Khương tiến tới. Khi tới trước cửa huyện đường, Tế Điên cứ thế đi
thẳng vào trong
Phùng Thuận kêu lên:
- Bạch sư phụ! Đây là chốn nha môn, sư phụ vào làm gì? Quan huyện
làm việc có giờ có giấc, vô cớ vào phá rộn người ta đánh chết!
Tế Điên bảo:
- Không việc chi tới hai người, ta cần kiếm một người tại vùng này, cần
gặp quan huyện, hai ngươi có ngại thì chờ ta ở ngoài, nói xong xăm xăm đi
thẳng vào cửa huyện đường.
Vừa lúc đó, bỗng nghe trên đại đường có tiếng thét bảo:
- Cao Quốc Thái, bản chức không dùng hình pháp thì ngươi vẫn chưa
chịu khai. Tả hữu đâu? Mau đem hình cụ ra đây xem hắn có chịu cưng xưng
không?
Hai bên nha dịch vừa đem hình cụ đến sắp sửa ra tay, chợt một trận
cuồng phong thổi tới tối tăm mặt mũi, cát bay đá chạy, ai nấy đều ngã rúi
rụi vào nhau. Giây phút gió ngừng, tri huyện thấy trên án thư có một tờ giấy
viết to hai chữ "Hàm Oan" trong lòng ngẫm nghĩ biết có duyên cớ chi đây,
liền bảo nha dịch thôi đừng tra tấn, tạm giam tội nhân chờ mai sẽ xét sử.
Nguyên trận cuồng phong thổi tới đó, vốn do Tế Điên thấy nha dịch
sắp sửa ra tay tra tấn Cao sinh, liêu bề giải cứu không kịp nên liền niệm hô
phong rồi nhân lúc mọi người rộn rịp bèn viết hai chữ "hàm oan" để lên
bàn, đoạn trở ra dắt Tô, Phùng hai người đi thẳng. Được một đoạn, Tế Điên
bỗng lấy tay chỉ mặt đất mà nói:
- Hai người coi kìa, tiền của ai mà rớt đây kia.
Tô, Phùng đồng chạy tới nhặt lên coi, thấy làm lạ lùng mà nói:
- Tiền của ai đánh rơi đây?
Tế Điên bảo:
- Mặc kệ của ai, chắc là tiền của người ta đi buôn, dọc đường đánh rơi,
là của bắt được, ta cứ lấy đem đi.
Tô, Phùng nghe lời nhặt tiền cho vào trong bao. Ba người tiến bước, tới
bến Ân gia gần chợ, người họp đông đảo, phía đông co một nhà lầu, bên
tường viết hàng chữ lớn: "Mạnh Gia lão điếm".
Tế Điên bước tới gõ cửa, trong tiệm bước ra một tên tiểu nhị đứng
ngắm dáng Tế Điên một hồi rồi hỏi:
- Nhà sư định xin ăn chăng?
- Ta tới mướn phòng chứ ai thèm đi xin.
Người bồi nguýt dài một cái rồi lắc đầu:
- Hết phòng rồi! Chịu phiền tìm nơi khác mà mướn.
- Tôi có tiền đây! Chẳng tin coi kìa - Tô, Phùng giờ đẫy khoe tiền, bồi
bàn ngó chừng dẫy nhiều tiền liền líu ríu mời ba người vào trọ.
Nguyên tiệm này là của hai người hùn hạp mở ra, một người họ Mạnh,
tên Tứ Hùng, người kia họ Lý tên Hổ, mướn hai đứa tiểu nhị một đứa họ
Lưu, một đứa họ Lã, vốn là một hắc điếm chuyên kết liễu tính mạng khác
buôn đoạt của.
Tên tiểu nhị họ Lưu thấy Tế Điên nhiều tiền liền lễ phép nói:
- Bạch đại hòa thượng và quí quan nhân muốn mướn phòng? Chỉ còn
phòng hạng sang thôi, xin mời vào xem.
Tế Điên bước vào, thấy bên đông là một dãy phòng rộng, bên phía tây
một dãy phòng nhỏ, Tế Điên đi đến giữa tiệm liền hỏi lớn:
- Chổ này sao cómùi gì lạ quá?
- Đâu? Có mùi gì đâu? - Tên tiểu nhị đáp.
- Dường như có mùi trẻ con bị thọc huyết? Tế Điên chừng mắt hỏi.
Tên tiểu nhị chận ngay nói:
- Sao sư phụ nói liều vậy? Muốn thuê phòng hay không? Muốn thuê xin
mời lên từng lầu trên an nghỉ, chớ nên nói càn làm hại bổn điếm không
được. Nói xong dắt Tế Điên cùng Tô, Phùng lên tầng lầu trên.
Tế Điên lên lầu, dứng ngắm một hồi gật đầu tỏ ý bằng lòng:
- Tốt lắm! Phòng đây tám mặt đều thoáng, thật vừa ý
Ba người vào phòng, tiểu nhị liền đem lên một bình trà rồi hỏi:
- Ba vị muốn uống rượu hay ăn uống gì không?
Tế Điên bảo:
- Đem cho chúng tôi hai bồ rượu!
Tô, Phùng từ chối nói:
- Chúng tôi không uống được rượu, chỉ muốn được ngủ một giấc thôi
vậy!
Tiểu nhị vừa chớm chân đi, Tế điên níu lại mà bảo:
- Cho tôi hồ rượu trắng có thuốc mê cho ngon.
Tên tiểu nhị họ Lưu giật mình, ngẫm nghĩ chắc nhà sư này cũng có
đồng bọn cả đây nên mới biết tiếng lóng của khách giang hồ liền hỏi lại:
- Sư phụ nói rượu gì lạ vậy? Tôi đâu có biết?
- Ấy, tiệm này thường có thứ rượu như thết, vờ mãi.
- Rượu ngon có rất nhiều, nhưng thứ rượu có thuốc mê như sư phụ bảo,
tiệm chúng tôi không có.
Tế Điên cười:
- Nào biết đâu đấy, nghe người ta đồn cũng hay rằng thế, người sành
rượu người ta bảo, hễ thứ rượu nào có pha thuốc thì uống ngon lắm, uống
vào ngủ một giấc khỏe ru. có thật thế không?
Tiểu nhị tỏ vẻ khó chịu, nhưng gượng nói:
- Sư phụ muốn uống ngon thì tôi đi lấy cho, can chi mà nhiều chuyện
vậy. Nói xong quay đi, một lát đem đến hồ rượu để trên bàn.
Tế Điên làm bộ nhắm mắt phải, mở mắt trái dòm ngang hồ rượu rồi lại
nhắm mắt trái, mở mắt phải dòm vào bồ rượu. Tiểu nhị lạ lùng hỏi:
- Sư phụ làm cái chi coi kỳ vậy?
Tế Điên cười khà khà mà bảo:
- Ta coi rượu nhiều hay ít! Này tiểu nhị họ Lưu, anh họ gì?
Tên tiểu nhị ngạc nhiên trợn tròn mắt nhìn Tế Điên, giọng run run nói:
- Bạch, sư phụ đã nói họ của tôi sao còn hỏi tên tôi chi ạ?
- A, ta thấy anh thật thà ta thương, ta muốn kết bạn, mời anh uống
cùng ta một chén lấy thảo!
Tiểu nhị giật mình lo sợ líu ríu chưa kịp nói, Tế Điên đã tiếp:
- Uống đi, uống đi, ta uống cho say, phải không anh, say mê mới thú!
Tiểu nhị xanh mặt lắp bắp:
- Bạch...sư... phụ...! Tôi không được uống rượu, uống say thì làm gì
được nữa.
- Thì uống chơi một chén có sao?
- Chủ tôi cấm ngặt lắm, chúng tôi mà uống rượu, say sưa vô lễ với
khách hàng sao được?
- Anh không uống thì ta cũng không uống!
- Bạch sư phụ, rượu cũng đã lạnh - tên tiểu nhị vừa nói vừa sờ tay vào
hồ rượu - thôi để tôi đi hâm lại cho nóng, luôn tiện đi xin phép ông chủ tôi
rồi xin đến uống rượu thị giả cùng sư phụ.
Tế Điên mỉm cười yên lặng. Tên tiểu nhị tất tả mang hồ rượu vào
phòng Mạnh Tử Hùng và nói:
- Bất trị, bất trị! Hòa thượng ấy có vẻ kỳ quái lắm, phải đổi hồ rượu
khác, đừng bỏ thuốc, mong cho hắn uống không nghi rồi sau hãy tính kế ra
tay!
Mạnh Tứ Hùng liền đưa cho tên tiểu nhị hồ rượu không pha. Họ Lưu
đổi xong rượu tất tả mang lên phòng Tế Điên:
- Bạch sư phụ, tôi hâm được rượu đây, lại xin với ông chủ đồng ý cho
phép hầu rượu sư phụ.
Tế Điên không nói không rằng, với hồ rượu đểlên miệng tu ngay một
hơi cạn ráo rồi khà một tiếng đặt chiếc hồ không xuống bàn trước sự ngạc
nhiên của tên tiểu nhị. Uống hết rượu, Tế Điên lim dim cặp mắt như muốn
ngủ, tên họ Lưu lăng xăng:
- Bạch sư phụ dùng cơm để tôi đi lấy!
Tế Điên nói giọng lè nhè như say rượu:
- Thôi! Ta còn...no... o..o..!
Họ Lưu vội vàng thu xếp thồi rượu rồi bước ra ngoài. Vừa ra tới cửa,
ngoái lại thấy Tế Điên loạng choạng lần bước vào giường, trong lòng mừng
rỡ, đi thẳng xuống nhà.
Nói về Tế Điên giả say, lần vào tới giường đã thấy Tô, Phùng hai người
ngủ vùi như chết, liền cũng vén áo nằm ghé một bên, lúc sau cũng lại ngáy
như sấm động.
Lưu tiểu nhị vốn hữu ý, lát sau len lén kên phòng, dòm vào thấy ba
người đều đã ngủ vùi liền vội vàng chạy xuống báo cho Mạnh Tứ Hùng hay
và tiếp:
- Rượu tuy không có thuốc mê, nhưng tên hoà thượng nốc hết cả bình
rượu cũng là say lắm, tối nay ra tay được đấy!
Mạnh Tứ Hùng hết sức vui mừng liền cho gọi Lý Hổ và Lã tiểu nhị lên
phòng dọn tiệc vui vầy. Canh ba đêm ấy, họ Mạnh sắp đặt, sai Lã tiểu nhị
cắp đao đi trước dò xem hư thực. Họ Lã hăng hái nhận lời, sách dao lần lên
phòng ngủ lén mắt nhìn vào, dưới ngọn đèn dầu mờ tỏ ba người khách gác
chân lên nhau mà ngủ coi bộ như ba thây chết, họ Lã mừng lắm liền lách
dao nậy cửa. Sau khi nậy xong bản lề phiùa trên liền lách dao nậy nốt phía
dưới thì lạ chưa, khi phía dưới bật ra, bản lề phía trên lại như có người mắc
vào, khi nậy xong phía trên thì phiá dưới lại khít khao như cũ. Loay hoay
đến bực cả mình, mồ hôi vã ra như tắm mà không sao nậy xong cánh cửa.
Lã tiểu nhị tức giận lẩm bẩm:
- Lạ quá! Lạ quá đi thôi! Cửa này mọi bữa chỉ khẽ lách con dao nậy
một cái là bật ra ngay, và làm ăn cứ ngọt như mía, sao hôm nay nó giở
chứng ra nậy mãi không được thế này.
Trực nhớ ra đường hầm, phải làm sao lần vào cho được thanh toán cho
xong hoà thượng, lấy được bọc tiền mới được chia phần kha khá. Liền bỏ
phiá cửa trước lần xuống dưới đường hầm.
Bước vào căn phòng bên cạnh, bóng tối mờ mờ, Lã tiểu nhị lật cửa
hầm chui xuống, noi theo ánh đèn leo lét, tìm bực thang dội ngược lên, cửa
hầm vào phòng Tế Điên vừa mở thì như thoáng có trận gió lạnh, Lã tiểu nhị
thấy thân mình cứng ngắt không cực cựa, miệng cũng há hốc đứng trân
ngay trước cửa hầm không còn nói năng gì được. Trong khi đó Tế Điên
cùng Tô, Phùng hai người vẫn cứ ngủ vùi như chết.
Dưới nhà Mạnh Tứ Hùng chờ lâu không thấy Lã tiểu nhị quay lại liền
sai họ Lưu đi xem sự thể. Họ Lưu đi đến trước phòng Tế Điên, bỗng thấy
thoáng ngọn gió tạt đến, lưỡi cứng, chân tê, đứng trơ ra như tượng gỗ. Thế
là hai gã Lã, Lưu đều biệt dạng. Họ Mạnh nóng lòng liền cùng Lý Hổ bàn
nhau chắc hai tên tiểu nhị đã bị hòa thượng hại rồi, nên bọn chúng kẻ đao,
người mã tấu, lần lên buồng ngủ của Tế Điên.
Khi tới trước cửa phòng thấy Lưu tiểu nhị đứng chết trân không nói
năng gì được, cả hai liền tông cửa vào phòng, thấy Tế Điên quay mặt vào
tường ngáy vang như sấm, bên cạnh Tô, Phùng cũng ngủ như chết. Còn
phía dưới cửa hầm tên họ Lã đứng không cực cựa. Lý, Mạnh hết sức lạ
lùng, cho là hai tên tiểu nhị bị trúng gió độc, nên cả hai liền xăm xăm bước
tới bên giường Tế Điên thẳng tay chém xuống một dao.
Trong bóng tối, ánh dao sáng loáng như ánh chớp, Tứ Hùng chắc chắn
chỉ một nhát làm xong ba mạng. Nhưng lưỡi dao vừa hạ xuống thì Tế Điên
thốt vùng dậy, một luồng gió nhẹ thổi qua, tay họ Mạnh tê dại, Lý Hổ thấy
vậy biết lão hòa thượng là tay pháp lực cao cường quay mình toan chạy,
nhưng vừa mới cất chân đã thấy Tế Điên đến bên vỗ vai một cái, toàn thân
lạnh cứng ngắt như người ở giữa mùa đông bị nước lạnh sối vô, run lên,
chịu phép đứng yên. Rồi Tế Điên lấy tay đập vào dát giường và thét to lên:
"Có giặc! Có giặc!", đoạn mở cửa ra đường đi mất.
Tô, Phùng đang khi mơ màng giấc điệp chợt nghe tiếng thét bên tai,
giật mình vùng dậy, ngó ra chung quanh thấy bốn người cầm dao đứng
sững, thất kinh vùng chạy ra đường kêu cứu om sòm! Quan quân đi tuần
ban đêm nghe kêu, sấn đến bao vây, bắt giữ Tô, Phùng.
Nguyên từ khi tại huyện Dư Khương xảy ra án mạng, tuy huyện quan
đã bắt được hai người là Cao Quốc Thái và Lý Tư Minh với mươi người nữa,
nhưng vụ án vẫn chưa ra manh mối, nên Huyện quan ra lệnh cho các đội
tuần tra rất nghiêm ngặt. Quan quân đêm ấy thấy Tô, Phùng hai người đứng
ở cửa lữ điếm kêu cứu om sòm liền áp lại bắt trói, định đưa về huyện đường
tra vấn. Tô Lộc vội kêu lên:
- Tôi đây không phải là người phạm tội, xin các Ngài đừng bắt trói, kẻ
làm ác chính là chủ quán định giết chúng tôi để đoạt của.
Quan quân liền theo hai người chỉ dẫn vào Mạnh gia điếm lục sóat, bắt
trói tất cả. Trong lúc đó, Phùng Thuận hỏi Tô Lộc về tâm dạng Tế Điên, Tô
Lộc ngớ ra và chẳng biết hòa thượng đi đâu biệt tăm.
Quan quân dẫn bọn tội phạm đi được một quãng đường thì thấy một
nhà sư gầy guộc đứng dựa vách tường mà ngủ. Phùng Thuận nhận ra liền
vội chạy lại lắc mạnh vai nhà sư mà gọi:
- Bạch sư phụ! Sư phụ sao lại ra đây mà ngủ?
Tế Điên mở mắt, tủm tỉm cười nói:
- Vì trong phòng ngủ có giặc nên ta phải ra đây!
- Bạch, sao có giặc mà ra đây còn ngủ được?
- Ta bị nó hét giật mình... nhưng mở mắt không ra.
Phùng Thuận cả cười:
- Xin sư phụ yên tâm, nhờ chúng tôi biết chạy ra đường kêu cứu nên lũ
cướp đà bị bắt hết rồi, hiện quan quân đang dẫn chúng về huyện, chúng tôi
cũng phải đi theo để làm chứng.
Tế Điên vui vẻ bảo:
- À, ra thế, thế cho ta đi theo với.
Nói về quan huyện Dư Khương tù sau khi gặp trận gió lạ, nhặt được
cánh thiếp hàm oan, lòng càng bối rối chưa biết phân xử ra sao về vụ án
Cao sinh. Chợt thấy nha môn cấp báo:
- Chức thiên tổng ở bến đò Ân gia tập đi tuần tra bắt được bọn cướp
giải về.
Huyện quan vội vàng thăng đường xét xử, trông thấy trong đám cướp
bắt được thấp thoáng có bóng một vị sư, liền vội mời lên và hỏi:
- Thầy là bậc tu hành cớ chi lại có dính líu vào việc trộm cướp như
vậy. Thầy tu hành tại chùa nào?
Tế Điên thấy quan huyện tỏ vẻ lễ độ liền chậm rãi thưa:
- Bần tăng tu tại chùa Linh Ẩn, nhân thọ lời ủy thác của Thanh Trinh sư
thái sang đây tìm Cao sinh.
Huyện quan nhìn kỹ hỏi:
- Phải chăng đại sư là Tế Công sư phụ?
Tế Điên gật đầu. Huyện quan vội bước xuống thi lễ rồi nói:
- Tiểu quan nghe danh thiền sư đã lâu, xin cam thất lễ.
Bấy giờ Tế Điên mới kể rõ tình đầu sự việc và kể lại cặn kẽ những việc
đã gặp tại Mạnh gia điếm. Huyện quan ngỏ lời cảm tạ xong liền cho gọi
các can phạm lên thẩm vấn, liếc nhìn qua sắc mặt của bọn họ Mạnh,
huyện quan đã biết ngay là bọn đầu trộm đuôi cướp, sắc mặt hung ác dữ
dằn vỗ án quát to:
- Hiện có lãnh tam cung xưng ra, vụ án ở Hưng Long giã điếm chính
bọn bây chủ mưu, mau hãy cung xưng, ta đây khỏi phải gia hình tra tấn.
Bọn họ Mạnh biết sự thể không thể giấu diếm được nữa liền khai hết
sự thật là đã mở hắc điếm để đoạt của khách thương buôn.
Nhân vì quan huyện là vị thanh liêm chính trực có lòng tế thế an dân,
nên thường cho người đi dò la khắp nẻo những mong trừ hại cho dân.
Không may Cao sinh những buồn vì cảnh huống thường hay tha thẩn cho
khoây, một hôm kia, nhân khi có chuyện bực mình, nửa đêm khép cửa đi ra
triền sông đứng ngắm trăng tà than thở thì gặp bọn huyện dịch bắt đi.
Quan huyện đang nóng lòng vì dân nên thấy sự việc báo cáo có vẻnghi
ngờ, đoán chắc Cao sinh đang đêm đi lơ vơ hẳn có sự gì man trá nên toan
ra cực hình để khai cung sự thật. May có Tế Điên nhập định biết rõ căn do
nên liền ra tay cứu độ.
Sau khi quan huyện sai nha môn lại đi khám xét tại Mạnh gia điếm
mới hay bọn cướp đã mở hắc điếm, cướp của khách thương, giết con gái,
trẻ em lấy thịt làm nhân bánh, rượu ngon pha lẫn thuốc mê.v..v..liền làm
văn án trực khải tĩnh đường đưa bọn cướp ra pháp trường trảm quyết.
Việc xong huyện quan ân cần cảm tạ Tế Điên và xin hiến cúng một
trăm lạng bạc, tạ lỗi bắt nhằm Cao sinh. Tế Điên ha hả cười vang, trả lại số
bạc rồi ngỏ lời khuyên nhủ Huyện quan nên minh lý mọi sự, những điều
nghi ngờ cần được xét đến gốc nguồn kẻo nữa dân lành sẽ bị hàm oan, đó
mới thực là minh quan vị dân vị nước. quan huyện nhất nhất vâng lời và
tiễn đưa hòa thượng lên đường sau buổi tiệc chay thanh đạm.
oOo
@by txiuqw4