Nói về Diệu Hưng vì làm ác nên bị Tế Điên dùng phép phản hỏa
nghịch phong đến thành táng mạng dưới ngọn lửa tam muội, trước
khi chết mới hết sức hối hận. Diệu Thông và Trần Lượng đều bùi
ngùi thu xếp chôn cất tử thi Diệu Hưng, sau đó hai người bàn bạc.
Diệu Thông nói:
- Hòa Thượng chi mà lạ quá! Người gầy nhom mà pháp lực cao cường.
Trần Lượng vốn còn máu anh hùng niên thiếu nên tỏ vẻ không chịu,
nói:
- Có lẽ Sư huynh Diệu Hưng vì sơ ý nên bị tà thuật của Tế Điên chứ
chắc gì là chân chính, để tôi phải đến chỗ Tế Điên trú ngụ xem hắn ta làm
những trò gì?
Hai người bàn nhau rồi phân công:
- Diệu Thông ở nhà, Trần Lượng đến Lương gia trang xem xét sự tình.
Riêng Tế Điên sau khi dùng chân tâm niệm động thần chú Đại Bi
khiến tà hỏa của Diệu Hưng bừng cháy thiêu đốt tâm can đến thành táng
mạng. Tế Điên liền mang lá bùa có tên Sĩ Nguyên chạy thẳng về nhà Lương
Viên Ngoại, niệm chú nhập hồn cho Lương Sĩ Nguyên, thoắt thôi tỉnh táo
như thường. Lương Vạn Thặng hết sức vui mừng, hối thúc gia nhân dọn tiệc
đãi đằng. Trong tiệc, chợt Tế Điên quay hỏi Vạn Thặng:
- Nơi đây có kẻ dùng tà thuật, vậy chớ còn có bị giặc cướp chi không?
Van Thặng nghiêm trang thưa:
- Chuyện đạo sĩ gian tà cũng là mới có, còn nơi đây vì chúng tôi ăn ở
được lòng hết thẩy mọi người, nên tự thuở nào chẳng hề có chuyện giặc
cướp khuấy phá bao giờ.
Tế Điên cười bảo Vạn Thặng:
- Tôi nói kẻ cướp không phải là bảo họ xấu đâu? Trong đám giặc cũng
có kẻ tốt, thực ra có khi họ đi ăn cướp mà lòng hào hiệp trừ kẻ dữ cứu kẻ
lành, tâm tựa trăng soi, lòng như ngày rạng, họ ăn cướp mà làm chuyện bố
thí giúp người, ngược lại có những kẻ có bộ mặt nhân từ mà lòng dạ tính
toan ăn cướp. Viên Ngoại có biết hiện nay có nhiều kẻ giặc cướp nổi danh
trên chốn giang hồ hay chăng?
- Dạ! Hòa Thượng dạy vậy, chứ đã gọi là kẻ cướp thì có khi nào hiền
từ, vả lại nhà chúng tôi chuyên việc làm ăn lương thiện đâu có giao thiệp
mà biết.
- Vậy là Viên Ngoại chưa từng trải, chưa đại lý đại tình, chưa hiểu
hành vi của từng loại người trong thiên hạ!
Viên Ngoại nghe Tế Điên nói mặt cứ ngớ ra, không ngờ một nhà sư ăn
mặc rách rưới, làm việc phúc thiện mà không đâu rượu vào, ngồi nói toàn
chuyện trên trời dưới bể, rồi còn biết cả bọn ăn cướp có danh trên chốn
giang hồ thì quả là lạ lùng quá sá!
Tế Điên thì cười lên ha hả, vớ một cái đùi gà vừa gậm vừa nhai, cầm
cả hồ rượu tu thẳng một hơi, khà lên một tiếng rồi nói:
- Thôi! Viên Ngoại không biết để ta kể lại cho nghe. Ta đã từng biết
một người có biệt hiệu là Khiêu Tuyết Vô Tích chính là Liễu Thụy Nhân, tập
luyện võ thuật cong phu mà lại có tài lướt đi trên tuyết như bay, không hề
có dấu vết. Tính tình người đó lại hào hiệp hơn ai, thấy bọn giầu sang bỏn
sẻn thì ghét cay ghét đắng, thường lấy của các tham quan ô lại mà trợ cấp
cho người nghèo, đó cũng có thể là một người thế gian hiếm có.
Lại có một người tên gọi Đào Phương có biệt hiệu là Đang bình Phù
Thủy vì ông ta có biệt tài đi trên nước như cánh bèo nổi lướt đi như chạy
trên đường bộ vậy. Tính tình ông ta cũng khoáng đạt lắm, nhà có tiền của
nuôi bạn bè, trợ cấp người nghèo, tiêu sài cho hết rồi đi làm thuê kiếm ăn
lần hồi, trong nhà tuyết không có lấy một đồng tư hữu.
Vạn Thặng nhân cũng tiếp cho có chuyện, chặc lưỡi mà nói:
- Trên đời có những bậc tài giỏi như vậy, thật tôi không hay không
biết, đáng tiếc biết chừng nào?
- Chà, còn nhiều người kỳ tài nữa chớ, một lúc nói sao cho hết, giờ có
một điều. Viên Ngoại gọi cho tôi vài ba tên gia nhân lại đây để tôi sai
khiến.
Vạn Thặng chẳng biết chuyện chi nhưng cũng cho gọi Lương Phúc là
gia nhân thân tín lại để Tế Điên sai bảo. Tế Điên miện sặc hơi rượu, giả
tỉnh giả say, ghé sát vào tai Lương Phúc mà nói thầm, chỉ thấy Lương Phúc
gật gật rồi bỏ ra đi.
Thực ra thì Tế Điên nói chuyện giang hồ đâu phải là nói tào lao, ngay
từ khi vào tiệc thì Trần Lượng cũng lần đến Lương Gia Trang đứng rình để
xem hành động của vị sư kỳ quái, nhân nghe nói đến những tên hảo hán,
thì ra nhừng người vừa kể đều là bạn thiết với Trần Lượng, bởi chàng có tên
Thánh Thủ Bạch Viên cũng cùng là một tước hiệu trong nhóm giang hồ. Vì
thế trong lòng Trần Lượng hết sức nghi ngại nghĩ thầm: Hòa Thượng này lạ
quá vì sao trong đám lục lâm hảo hán lão nhận biết hết cả?
Đang lúc nghĩ ngợi lan man chợt thấy vô số gia nhân tề tựu, kẻ cầm
côn, người vác bổng, sách đèn, đốt đuốc, vây bọc xung quanh đương nhiên
Trần Lượng bị lọt vào giữa, mà miệng chúng thì la lên: Bắt cướp! Bắt cướp!
Bấy giờ Trần Lượng mới sực tỉnh nghĩ ra, lúc Tế Điên gọi gia nhân lại
gần là bảo đi triệu tập gia nhân để vây bắt mình, mà hình như nhà sư cũng
đã biết rõ tông tích của mình là bạn với cánh giang hồ nên mới lôi tên
Khiêu Tuyết Vô Tích và Đang Bình Phù Thủy ra hỏi Viên Ngoại mà tức là
nói cho mình chột dạ.
Trần Lượng tự nhiên thấy mình khiếp phục, tuy nhiên trước sự hò hét
của số đông gia nhân cũng vội rút đao thủ thế và nói to lên:
- Quí vị không cần vây, tôi đây chẳng phải giặc cướp chi đâu? Nhân đi
qua đường thấy nhà sư lạ thì muốn dòm nom cho thoả tính hiếu kỳ vậy thôi,
xin chớ hiểu lầm. Nói xong lựa chổ nhảy vọt ra trước ánh đèn cho mọi
người trông thấy.
Khi Trần Lượng nhảy xuống thì tay cầm đao sáng loáng, nên lũ gia đinh
hoa mắt đều lảnh tránh ra xa. Trần Lượng, nhân thế múa một đường đao
biểu diễn cho mọi người khiếp sợ, rồi nhắm Lương Phúc chém dứ một nhát,
đoạn nhảy phăng ra khỏi vòng vây, vừa toan tẩu thoát, thốt Tế Điên lắc
mình một cái đã thấy hiện ra trước mặt, Trần Lượng hoảng hồn bỏ chạy
không khác ma đuổi, chẳng kể Đông, Tây, Nam, Bắc, may thay thoát được
ra cửa, rồi cứ thẳng đường cắm cổ chạy một mạch về Tường Vân Quán.
Tế Điên không bỏ, cứ lững thững đuổi theo, khi đên Quán Tường Vân
trong lên trên chính diện đã bị cháy rụi, chỉ còn căn phía sau trông thật
điêu tàn. Trần Lượng vội kêu to lên:
- Sư huynh Diệu Thông đâu, mau tiếp tay với ta!
Vừa dứt lời, ngoảnh lại thấy Tế Điên đã ở kế bên thì thốt co rúm tay
chân như con cua gập ếch, mặc dầu hắn ta sức lực có thừa. Và từ xưa vốn
tự nhận là tay hảo hán. Nhưng trước vẻ oai nghiêm của Tế Điên, tự nhiên
đâm hoảng sợ.
Diệu Thông thì mặt mũi bơ phờ vì vừa chữa cháy xong lại gặp cảnh
Diệu Hưng tử nạn, đang vô cùng xúc cảm, nên khi thấy Tế Điên chợt như
người trúng phong líu lưỡi không nói nên lời, ngã ngay xuống đất.
Tế Điên thấy vậy động tâm từ bi, tiến đến cúi mình đỡ Diệu Thông
dậy, ôn tồn bảo:
- Đạo gia! Cớ chi mà sợ hãi vậy?
Diệu Thông hồi tỉnh ngước mắt khẩn cầu:
- Xin Thánh Tăng đại phát từ bi, tôi vốn chẳng phạm tội chi, chỉ bởi sư
huynh tôi là Diệu Hưng muốn có tiền của xây cất lại Tường Vân Quán mà
ra nông nỗi. Khi sư huynh tôi mất đã tỏ ra hối hận mà trốn trăng, cũng vì
nghiệp ác quá nhiều mà vướng khổ, không dám oán trách Thánh Tăng, cầu
xin Thánh Tăng cứu vớt cho tôi.
Tế Điên cười, dịu dàng vỗ vai Diệu Thông:
- Ta vốn biết tâm địa của con khá tốt! Ta đến đây cốt cứu độ cho
những ai hối lỗi, nay Diệu Hưng trước khi nhắm mắt đã biết hối quá, con
mau mau dẫ ta đến cứu chữa cho hắn.
Diệu Thông khóc lớn, bạch rằng:
- Sư huynh Diệu Hưng đã chết, vừa mới chôn phía sau quán.
Tế Điên gật đầu, cười bảo:
- Không sao! Hãy dẫn ta đến nơi.
Nói xong Tế Điên phăng phăng đi trước. Diệu Thông và những người
trong quán lục tục theo sau. Lương Viên Ngoại, Lương Sĩ Nguyên và gia
nhân tại Lương Gia Trang cũng vừa tới nơi, thấy vậy cũng đều theo chân Tế
Điên khá đông. Tới nơi mọi người nhìn thấy một nấm mộ mới đắp sơ sài nơi
ấy.
Tế Điên sai người đào lên. Một người tiến lại nói:
- Người chết thật rồi, đào nữa mà chi. Họa là có phép cải tử hoàn sinh.
Vả lại đạo sĩ vì bị nhà sư đánh chết, nay có đào lên khi nhìn thấy nhà sư,
cũng tức đến trào máu. Đâu còn cách gì cứu chữa được nữa.
Tế Điên ngoảnh lại như có ý hỏi Diệu Thông, để thử tâm tính. Diệu
Thông thì chân thực, nhất tâm khẩn nguyên nên không có sự nghi ngờ, quỳ
xuống đính lễ, một hai xin Thánh Tăng ra tay cứu vớt.
Tế Điên mặt mày hớn hở khen rằng:
- Lành thay! Lành thay! Những người đã biết vị người mà hối quá.
Diệu Hưng đã có phần phúc duyên cũng bởi tại con, để ta ra tay tế độ.
Nói xong quay bảo gia nhân của Lương Gia Trang kịp mau khai quật
phần mộ Gia nhân kẻ cuốc, người thuổng đào bới một chốc lôi xác Diệu
Hưng lên. Mọi người thấy xác đã bị cháy đen lở loét. Tế Điên tự tay sốc
thây Diệu Hưng lên, đoạn ghé miện thổi phù một cái rồi thét to:
- Người biết hối lỗi, lỗi đà tiêu diệt. Hồn phách Diệu Hưng tan dần ác
kết, nhập xác phàm, giải trừ oan nghiệt!
Tiếng thét của Tế Điên vừa dứt, mọi người thấy đôi mắt Diệu Hưng
đang nhắm nghiền, chợt động đậy rồi dần dần mở ra. Một giọt nước mắt
cũng từ khóe mắt ứa ra. Tế Điên cười lên ha hả bảo:
- Diệu Hưng, ngươi chưa sám hối, còn đợi đến bao giơ.
Diệu Hưng vẫn nằm y nguyên, nhưng miệng lắp bắp:
- Con xin sám hối! Xin Sư Phụ từ bi cứu độ!
Tế Điên liền móc trong túi ra một viên thuốc đen đen, một viên đo đỏ,
sai lấy chén nước, hòa đều hai viên cho Diệu Hưng uống một nửa, còn một
nửa thì bôi vào các chỗ bị cháy xém.
Lạ thay, thuốc bôi đến đâu, người Diệu Hưng chẳng khác cây khô tươi
lại. Diệu Hưng chợt nhỏm dậy, quỳ mọp bên gối Tế Điên. Mọi người hiện
diện thấy phép lạ cũng đều quỳ xuống một lượt.
Chợt phía trái nhà có tiếng lao xao:
- Quả thật Thánh Tăng! Quả thật Thánh Tăng.
Mọi người nhìn ra thì là Trần Lượng. Tế Điên ngắc tay bảo:
- Tên kẻ cướp kia! Ngươi còn chưa chịu qui y còn đợi đến bao giờ!
Trần Lượng nghe gọi mình là kẻ cướp, thì lòng tự ai thốt nổi lên, liền
nhảy vọt ra quắc mắt đứng nhìn, nói giọng hằn học:
- Cớ chi nhà sự gọi ta là kẻ cướp? Trong suốt một đời, ta chưa hề lấy
không của ai, cũng chẳng giết người, sao là kẻ cướp được!
Tế Điên chậm rãi:
- Không lấy không, không giết người! Nhưng nhận lời đi xem xét tình
hình, mà khi đã rõ ngọn nguồn lại bỏ trốn lủi một nơi, khiến người chờ
mong, không biết đường sáng mà theo, đây là tâm địa của phường kẻ cướp.
Kẻ cướp lời hứa với bạn bè! Như thế có phải chăng?
Nghe Tế Điên nói đúng sự duyên, Trần Lượng vội vàng sụp lạy, xin
nhận lỗi mình, và đính lễ để xin được qui y theo hầu Tế Điên làm đệ tử.
Tế Điên bảo:
- Ta nay chỉ có một manh áo rách, một chiếc gậy cằn, ăn thì bạ đâu ăn
đó, rượu cũng được, cơm thiu cũng là, ngủ thì hoặc dưới gốc cây hoặc nơi
miếu cổ, hay gì đâu mà nhận lấy làm thầy.
Trần Lượng cúi đầu bạch:
- Tôi vốn không vợ không con, tính tình vốn ưa chuyện lục lâm lạc
thảo, lấy của người giâu giúp đỡ người nghèo, nay thấy Thầy không màng
của thế gian, lòng chỉ cốt vì thế gian mà ra tay tế độ. Ấy cũng bởi Thầy ăn
chẳng có nơi, ngủ không có chốn mà tôi đính lễ tôn làm Sư Phụ, còn như
Tăng chúng quần áo bảnh bao, lên xe xuống ngựa, chùa miếu nguy nga thì
có khác gì kẻ tục ở đâu. Lòng tôi thanh mà! Đâu chịu qui phường giả tu trần
tục! Xin Sư Phục từ bi tế độ.
Tế Điên ngửa mặt lên trời cười lên sằng sặc:
- Thiện tai! Thiện tai. Âu Cùng nhân duyên tiền kiếp. Từ nay ngươi hãy
theo ta.
Mọi người chứng kiến đều quỳ cả xuống xin làm đệ tử. Tế Điên khoát
tay mà bảo:
- Đệ tử! Đệ tử. Khắp thế gian ai không là đệ tử. Biết sửa điều quấy,
làm điều lành, đó là đệ tử của ta và là đệ tử của Phật. Người tại gia mà biết
trau sửa làm lành thì hết thẩy đều là con Phật. Kẻ bận áo tu mà chuyên làm
việc dối đời đó là "khi báng Tam Bảo". Đi theo ta mà không chịu được sự
khổ, theo có ích gì?
Diệu Hưng và Diệu Thông đồng năn nỉ cho được cải lốt làm Tăng. Tế
Điên bảo:
- Tăng sĩ hay Đạo sĩ có khác gì đâu? Cũng tỷ như người tu theo đạo Lão
Tử, thì phải niệm thiện, dùng pháp thuật học được mà cứu giúp nhân dân.
Làm điều ác là tự đốt thân. Tăng sĩ cũng vậy, nếu chỉ dựa vào chùa cảnh
làm kế sinh nhai, bầy trò cúng bái thu của thập phương, riêng mình tư lợi,
vinh thân, phì gia, tiêu pha sẵng của mười phương hiến cúng, ăn bám xã
hội thì đó là hạng ma Tăng. Bỏ áo Đạo sĩ theo với Tăng hàng mà không làm
lợi ích gì cho thiên hạ đâu bằng làm kẻ tại gia, tự nuôi tự dưỡng còn đỡ tồi
tệ, vì không ăn hại của thập phương tín thí.
Mọi người nghe thuyết pháp, đồng sụp xuống lậy. Lương Vạn Thông vội
tiến lên thỉnh Tế Điên về Lương Gia Thôn mở tiệc ăn mừng. Tế Điên xua
tay bảo:
- Khỏi! Khỏi! Ta có việc phải đi.
Nói xong dắt Trần Lượng từ biệt mọi người thẳng nẻo bờ sông tiến
bước.
oOo
@by txiuqw4