sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Đình Phước Táo Quân

TÁO THẦN

Đông Trù Tư Mệnh Cửu Linh Nguyên Vương

Định Phước Thần Quân

Táo Thần nếu gọi đầy đủ là:「Đông Trù Tư Mệnh Cửu Linh Nguyên Vương Định Phước Thần Quân 」, tục xưng 「Táo Quân 」, hoặc xưng 「Táo Quân Công 」,「Tư Mệnh Chân Quân 」,「Cửu Thiên Đông Trù Yên Chủ 」,「Hộ Trạch Thiên Tôn 」hoặc 「Táo Vương 」, miền BẮC gọi Ngài là 「Táo Vương Gia 」.Người ở Đài Loan tôn Ngài là một trong ba “Ân chủ”, là vị thần của nhà bếp. Ngọc Đế sắc phong cho Ngài là :「Ngọc Thanh Phụ Tướng Cửu Thiên Đông Trù Tư Mệnh Táo Vương Chân Quân 」. Lại có hiệu 「Đông Trù Tư Mệnh Định Phước Chân Quân 」hoặc 「Cửu Thiên Tư Mệnh Hộ Trạch Thiên Tôn 」. Đông trù là chỉ chung cho tất cả các nhà bếp.

*Thờ Táo Thần là một tập quán có từ xa xưa của nước ta (TQ). Nó có nguồn gốc rất sớm, từ đời nhà Thương trong dân gian đã thờ phượng rộng khắp. Trong sách Chu Lễ đã ghi tên Ngài Tử Lê ở Dụ Tỏa là Táo Thần rồi. Đến đời Tần, Hán thì được đưa vào làm một trong đối tượng thờ phụng. Gồm:- Môn Thần(thần giữ cửa nhà), Tỉnh Thần (thần giếng), Xí Thần (thần nhà cầu), Thần Trung Lựu (giữ nhà) và Táo Thần. Năm vị thần linh nầy phụ trách việc gìn giữ sự bình an hạnh phúc cho một gia đình, thuộc về “thần gia đình”. Cho nên, tại các đình miếu không thờ Táo Thần, nên không thấy miếu đình nào có chỗ thờ Táo Thần cả.

*Đời Đông Hán, ông Khổng An Quốc trong quyển “Cháu mười ba đời Khổng Tử” có viết: “Táo Thần có chức trách ghi chép công và tội của người trong nhà để tâu lên thiên đình, thờ phụng Ngài để có phước lành”. Như vậy, nhiệm vụ của Táo Thần rất quan trọng, ngoài việc quản lý về bếp núc tức sự ăn uống để sống của con người, còn có thêm nhiệm vụ theo dõi việc thiện ác của con người nữa!

Đa số gia đình thường treo một tấm hình Ông Táo ngay trên vách bếp, hoặc một bài vị bằng gổ viết “Đông Trù Tư Mệnh Định Phước Táo Quân Chi Thần Vị” hay “Định Phước táo Quân”. Hai bên có hai câu liễn: Thượng thiên ngôn hảo sự--Hạ giới bảo bình an” (Lên trời tâu việc tốt—Xuống phàm hộ bình an). Hình ảnh Táo Thần tùy nơi mà vẽ khác nhau. Thường thì vẽ hình hai vợ chồng gọi là “Táo Vương Gia” (ông vua táo) và “Táo Vương Nãi Nãi” (mẹ táo). Lại có những nơi chỉ họa một vị thôi, gọi là “Độc Tọa táo Vương” (một vua Táo ngồi).

*Ở nông thôn thưở xưa, nhà nào cũng có thờ Ông Táo, bởi vì “Dân lấy ăn làm trời” mà. Trong xã hội nông nghiệp, có những nhà ba đời, bốn đời thậm chí năm đời cùng sống chung (ngũ đại đồng đường). Mỗi ngày có đến ba bửa cơm đều từ nhà bếp cung ứng, làm sao không giữ địa vị quan trọng cho được?

Vì thế, NGỌC HOÀNG ĐẠI ĐẾ phải cho Táo Thần hạ phàm nhận nhiệm vụ “Quản lý việc bếp núc trong nhà” là đúng rồi!

Từ lúc Đạo giáo hưng thịnh, thì họ cho rằng Táo Thần ở trên Cửu Thiên giữ sổ sách xuất sanh của con người, nên tôn là “Cửu Thiên Tư Mệnh Chân Quân”.

*Sinh nhật hàng năm của Tư Mệnh Táo Quân là ngày mùng ba tháng tám, dân gian có tục cúng Ngài bằng “mì chay và trà”, đốt giấy tiền vàng bạc.

Táo Thần là vị nào? Thân thế của Ngài có nhiều truyền thuyết rất mê li hấp dẫn. Khảo cứu trong các sách từ xưa đến nay, có ít nhất là bảy truyền thuyết về “Vua bếp”. Có thuyết thì nói Táo Thần có tên là TÔ CÁT LỢI, thuyết nói là TRƯƠNG THIỆN tự TỬ QUÁCH. Còn trong sách “Dậu Dương Tạp Trở” thì nói: “…ông tên là NGỖI, đẹp như con gái. Hoặc là ông họ Trương tên Thiện, tự Tử Quách, vợ tên là KHANH KỴ, có khi gọi Ngài là NHƯỠNG TỬ. Trong ca dao dân gian có câu:

“Táo Thần vương gia bổn tính Trương—Nhất uyển thanh thủy tam táo hương”

(ông Táo vốn là người họ Trương, cúng một chén nước ba cây hương)

*Có thuyết lại cho rằng, Ông Táo chính là Viêm Đế thuộc họ Thần Nông khi xưa, chết được Ngọc Đế phong làm Táo Thần. Trong sách “Hoài nam Tử” ghi “Viêm Đế giữ chức Hỏa Quan, chết làm Táo Thần”.

Có thuyết thì nói Ngài là TOẠI NHÂN, bởi vì xưa kia Toại Nhân đã dạy người kéo cây lấy lửa.

Có thuyết nói Táo Quân là con trai của Chuyên Húc đời Tam Hoàng Ngũ Đế. Sách “Chu Ký” viết: “Chuyên Húc có đứa con trai tên LY, tự Chúc Dung, được thờ làm Táo Thần”.

*Lại có thuyết nói rằng Táo Thần vốn là một thiên thần, vì không làm tròn bổn phận nên bị giáng xuống phàm trần, coi sóc việc bếp núc của mỗi nhà, lần lựa bận bịu không thể trở về trời được.

Việc một người sau khi chết được trở thành “Thần” là một tiền lệ xưa nhất của văn hóa Trung Quốc.

Chuyện chép rằng, ngày xưa có một người quá nghèo, đến nổi phải cho vợ con đi ở mướn, sau đó trở thành người ăn xin của vợ con ba bửa cơm hàng ngày. Quá hổ thẹn nên ông ta nhảy vào lửa mà chết. Bà vợ tưởng niệm chồng bằng cách đặt một bài vị thờ ông ta ngay ở chỗ khuôn bếp, sớm chiều cúng kính. Có ai hỏi thì đáp là “thờ vua bếp”. Người đời bắt chước làm theo nên thành ra tập tục như ngày nay.

-Cũng có một truyền thuyết khác, thưở xưa có gia đình vợ chồng người họ Trương, vì nhà nghèo mà lại gặp năm mất mùa, bất đắc dĩ phải cho vợ cải giá (lấy chồng khác) làm thiêp cho một người giàu có. Ông nhà giàu nầy rất tốt bụng, thường hay tổ chức các buổi “tế bần”, giao cho các tì thiếp phụ trách. Ngày đầu của buổi chẩn tế ấy, có mặt người chồng cũ đến xin, nhưng rủi thay đến thứ tự của ông ta thì đã hết cơm.Ngày hôm sau bà vợ thay đổi cách phát cơm là từ người cuối phát tới, nhưng đến người chồng thì cũng lại hết cơm. Qua ngày thứ ba, bà vợ định thay đổi cách phát là phát từ ở giữa trước, nhưng chẳng thấy người chồng đâu cả. Bà vợ đi tìm, mới hay là người chồng đã chết ngày hôm qua rồi! Quá đau xót, bà vợ liền tự ải theo. Ngọc Đế biết chuyện, thương cảm tình sâu nghĩa nặng của đôi vợ chồng nầy, nên phong cho họ Trương làm “Táo Thần”, cho vợ chồng cùng cai quản việc lửa khói của nhân gian.

*Cũng có truyền thuyết, Táo Thần có tánh tình không bình thường, cho nên phải hết sức thờ phụng Ngài mới không bị quở phạt. Trong “Quí Dĩ Tiêm Cảo” có nói rằng, Táo Thần là Thần Lửa, vốn là một vị tiểu thư quí tộc, có đến 36 người thị nữ theo hầu, bình thường thì cô chỉ mặc những quần áo màu lợt nhạt, nhưng khi cô tức giận ai đó, thì lại mặc quần áo đỏ chói. Cô trước kia đã từng làm đầu bếp cho Ngọc Đế, phụng lệnh Ngài cho xuống trần gian để phục vụ cho con người. Vì thế, cô hay bất mãn dễ nổi giận, dân gian phải hết sức thờ phụng để tránh sự nổi cơn thịnh nộ của cô.

*Lại có truyền thuyết, Táo Quân họ Trương tên Ngỗi, tự Tử Quách, dáng người anh tuấn, dung mạo như mỹ nữ, nhưng lại có tính lười biếng, hay tìm chỗ trốn lánh ngơi nghỉ. Ăn thì phải có món ngon, lại rất hiếu sắc. Vốn là đầu bếp của thiên đình,

một hôm nấu cho Tây Vương Mẫu đãi tiệc, vì cứ mê nhìn ngắm sắc đẹp của những tiên nữ thị tỳ của Vương Mẫu nên để cháy mất món ăn, bị phạt giáng xuống trần gian làm Táo Quân, đầu bếp của trần gian toàn là đàn bà con gái, tha hồ cho Ngài nhìn!!!

*Đại đa số hình tượng Táo Quân đều rất trung hậu đoan chính, mặt mày to mập, có màu đỏ chói. Điều đó ngầm ý nói rằng Ngài thích ăn nhiều và coi về “lửa” nên mới như thế.

*Táo Thần được phong chức sau khi chết, lúc trước rất nghèo khổ, sau thành một vị thần tài hỗ trợ việc “tống tài chiêu phước” (đưa tiền góp phước).

Bếp ăn, từ ngàn xưa đã được người cổ đại sùng bái, sau trở thành biểu trưng của sự no ấm thịnh vượng của mỗi gia đình, là đà phát triển tất yếu của con người. Việc cầu Táo Quân ban cho phước lộc cũng là điều dễ hiểu thôi!

*Sở dĩ Táo Thần được nhân gian kính trọng là vì, ngoài bổn phận cung cấp thức ăn để nuôi sống con người, Ngài còn có chưc trách theo dõi sinh hoạt tốt xấu của người trong nhà nữa. Thế nên, Ngài có hai vị phụ tá, một vị là “Thiện Quán” (xem xét việc tốt), một vị là “Ác Quán” (xem xét việc xấu) của con người để ghi chép lại. cuối năm tổng kết cho Táo Quân về trình tấu với NGỌC HOÀNG ĐẠI ĐẾ. Ngày hai mươi bốn tháng chạp (12) thì Táo Thần sẽ lìa thế gian trở về thiên đình để tâu trình kết quả của mỗi nhà trong năm đó. Cho nên, dân gian có tục “Đưa Ông Táo” vào chiều ngày 23 tháng chạp.

*Trong sách “Kính Táo Toàn Thư” nói, “Táo Thần hưởng nhang khói của một nhà, gìn giữ sức khỏe cho người trong gia đình, theo dõi việc thiện ác của nhà đó, tâu trình công hay tội của nhà đó” (thụ nhất gia hương hỏa, bảo nhất gia khang thái, sát nhất gia thiện ác, tấu nhất gia công quá). Theo thuyết nói rằng, nếu bị Táo Thần cử tội lên thì NGỌC HOÀNG ĐẠI ĐẾ giảm thọ cho người đó, nếu nặng thì bị giảm thọ ba trăm ngày, nhẹ thì giảm thọ một trăm ngày.

*Việc cúng tiễn Táo Thần dựa vào qui tắc: “Quan tam, dân tứ, đặng gia ngũ”.

Quan là chỉ cho những nhà quan chức quyền quí, tập quán cúng tiễn vào ngày 23.

Dân là chỉ cho bá tánh bình thường, cúng tiễn ngày 24.

“Đặng gia” là chỉ cho giới cao cấp thượng lưu, cúng tiễn ngày 25.

Nhưng thường trong dân gian lại dùng ngày 23 để cúng tiễn, là vì hy vọng “lấy hơi quan” để nhà mình được phát đạt.

-Phẩm vật để cúng tế Táo Thần thường là những thức vừa ngọt vừa dẽo như là:- dưa hấu, kẹo mạch nha, kẹo kéo, bánh da lợn…Dụng ý là để cho thức ăn còn dính vào miệng của ông Táo, khi Táo Thần về trời chỉ tâu những điều tốt lành “ngọt ngào” của người nhà thôi! Thế nên có câu:

-“Ngật điềm điềm—Thuyết hảo thoại” (ăn ngọt ngọt, nói việc tốt)

và câu:- “Hảo thoại truyền thượng thiên—Hoại thoại đâu nhất biên” (Nói tốt trình lên trời, việc xấu tránh qua bên). Ngoài ra, cũng để “trám miệng” ông Táo, người ta cũng thường cho ông uống một loại rượu đặc sản, dùng riêng cúng ông Táo, gọi là “Túy Tư Mệnh” ( ông Táo say). Mục đích là cho ông Táo say mèm, quên đầu quên đuôi, chẳng nhớ gì mà tâu trình!!! Do đó, cúng tế Táo Thần có ý nghĩa là “cầu phước tránh họa” vậy.

*Khi cúng tiễn Táo Quân, dọn bày phẩm vật ra, đốt hương để cúng, châm rượu lần thứ nhất, khấn vái cầu xin điều gì, tiếp theo châm rượu lần thứ hai, rồi lần thứ ba. Xong, gở tấm tượng Táo Quân cũ xuống, kèm với hình con ngựa và giấy tiền vàng bạc đốt chung, hoàn thành lễ đưa tiễn Táo Quân về trời. Cần nhớ là vì đốt con ngựa cho Táo Quân cỡi, thì phải nhớ kèm theo cỏ khô và đậu nành để làm thức ăn cho ngựa. Như vậy thì Táo Thần và ngựa đều có đầy đủ lương thực và thực phẩm cho cả hai, đủ sức đi về trời. Ngoài ra, cần nhớ khi đốt hình tượng ở ngoài trời xong rồi, phải nhặt lấy ít tro của đặt vào bình, mang đến trước bàn thờ ông Táo van vái:- “ Thượng thiên ngôn hảo sự--Hồi cung giáng bình an” (lên trời tâu việc tốt—trở về hộ bình an), đại khái là những lời vái như thế, ý cầu xin Ngài đừng tâu việc xấu và khi trở về phù hộ độ trì cho toàn gia đình được bình an may mắn, tránh khỏi những việc không hay cho gia đình mình.

*Sau lễ tiễn đưa ông Táo rồi, đến ngày mùng bốn tháng giêng phải nhớ làm lễ rước Ngài về. (có nơi cúng vào đêm giao thừa) gọi là lễ “Tiếp Táo” hay “Tiếp Thần” (đón thần Táo). Lễ nầy rất đơn giản, treo hình tượng mới của Táo Quân và hình con ngựa mới, tượng trưng là Ngài đã trở về đến nhà, trấn thủ trong gia đình để tiếp tục phù hộ và giám sát việc thiện ác.

*Việc đưa tiễn Ông Táo thì không nên làm trước ngày 14 tháng chạp, chọn được ngày tốt theo lịch Thông Thắng (ngày nào có ghi nên:- tế lễ, cầu phước là được. Hoặc là chọn ngày có Thiên đức, Nguyệt đức, Tam hợp, Thiên hỉ …)

*PHẨM VẬT CÚNG TẾ:

- Gồm có:

- 3 cây nhang trầm hương hoặc hổ phách (loại nhang nầy có mùi thơm đậm,cúng thần rất tốt, truyền thuyết nói rằng mùi thơm của nó có thể bay thấu lên trời)

- 3 chung rượu hâm nóng (vì trời lạnh)

- 2 cây đèn cầy đỏ

- 3 chung hồng trà

- 3 đôi đũa

- 3 cái chén

- 1 dĩa rau

- 8 miếng mức hoặc một bình mạch nha.

- 8 dĩa trái cây hay đường miếng (phương đường)

- 1 khổ thịt luộc (nếu là Phật tử thì miễn cúng thịt, giới sát)

- 8 miếng xôi vị (thang hoàn 湯丸=?) (tương truyền khi ông Táo ăn xôi vị thì tiếng nói không còn trong trẻo, nên Ngài ngại không dám nói nhiều để tâu trình Ngọc Hoàng)

- áo mão Táo Quân, giấy tiền vàng bạc, giấy vàng khối …

*Nghi thức cúng:

- bày phẩm vật trước bàn thờ Táo Quân.

- đốt đèn, xá ba xá, cặm đèn lên bàn.

- đốt nhang, xá ba xá cắm lên lư hương

-quì xuống chấp tay lên ngực, miệng khấn vái ba ý:- cảm tạ ơn Ngài phù hộ suốt năm ----Kính tiễn Ngài về trời (đừng tâu việc xấu)---Khi trở về xin phù hộ sức khỏe dồi dào, công việc làm ăn thuận lợi v.v…

- ở chỗ lư hương có đặt miếng đường hoặc miếng nhỏ xôi vị

- đốt áo mão và giấy tiền vàng bạc như trên…

*Việc thắp hương cho ông Táo thường thì vào hai lần sáng chiều, có nơi chỉ thắp vào buổi chiều tối.

-Chỗ thờ Ông Táo tốt nhất là đặt vào vách tường phía Nam của nhà bếp. Có chỗ nói là “đông trù” nên đặt ở vách tường phía Đông.

-Táo Quân là vị thần gần gũi và rất quan trọng trong gia đình, cần phải thờ phụng nghiêm chỉnh, cúng bái thành tâm, chứ không nên xuề xòa bắt chước theo người cho có lệ. Nhất là đứng quá dễ dãi mua đại tấm bài vị thờ Táo Quân rồi đặt chỗ nào tùy thích thì không được.

-Bàn thờ Táo Quân phải ở chỗ khang trang, sạch sẻ, cao hơn đầu mình. Cung kính lễ bái theo ý “kỉnh thần như thần tại” thì Ngài Định Phước Táo Quân mới phù hộ độ trì cho bản thân và gia đình được bình an mạnh khỏe, tăng long phước thọ.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx