Sau mùa nghỉ tết. Chúng tôi bắt đầu đi học lại. Vết thương nơi bàn tay của Anh Tử cũng đã lành, nàng cũng trở lại cắp sách đến trường.
Tai nạn mà Anh Tử vừa trải qua, đã là đề tài cho bao nhiêu cuộc bàn tán. Về bức thư của Anh Tử, dư luận cũng chia ra làm hai phe. Phe quá khích do Dương Sơn cầm đầu, hắn cho rằng Anh Tử đã viết bức thư đó để khởi động lòng thương hại của bạn bè. Coi đó như một loại độc dược cần đốt bỏ ngay. Hắn cũng cực lực phê phán những điều Anh Tử viết trong thư. Nói là Anh Tử đã bịa đặt chuyện tình cảm giữa Thiếu Chu Bát và Anh Tử. Còn phía ôn hòa thì có phần cảm thông với những gì Anh Tử gặp phải.
Nhưng phải nói là phe quá khích chiếm đa số hơn. Có người còn cảm thấy thất vọng khi thấy Anh Tử bình an trở về mà chỉ mất có một lóng tay. Hình phạt răn đe đó là vô cùng nhẹ so với hàng trăm hàng ngàn chiến sĩ du kích đã vì tổ quốc mà ngã xuống.
Chuyện du kích đòi số tiền chuộc một trăm ngàn cũng đâu có nghĩa lý gì với bọn Nhật. Số tiền đó nào phải của chúng? Chẳng qua cũng chỉ là tiền ăn cướp của nước Trung Quốc thôi.
Anh Tử được hoán đổi với mấy du kích. Đó là chuyện có thật, nhưng thấy Dương thì lại không tin. Thầy cho hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Các du kích bị bắt được thả chỉ vì ko đủ chứng cớ buộc tội. Ngày tha trùng với ngày thả Anh Tử chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Còn nếu ai coi đó là một thì coi như đã trúng kế quân Nhật. Muốn đồng hóa bọn cướp với du kích.
Chính vì những phản ứng mạnh mẽ của phe quá khích và lòng yêu nước của chúng tôi mà bao nhiêu tâm sự cao cả của nàng đã giống như giọt nước tan vào trong biển, chẳng tạo được một tiếng vang nào cả.
Dường như thầy Dương quyết tâm không để Anh Tử lung lạc bọn tôi, nên những ai đọc qua bức thư Anh Tử đều được lệnh không được bàn tán nhiều về chuyện đó. Chúng tôi có nhiều bài vở hơn. Ngoài chuyện học là được tổ chức hội thảo với đề tài là chiến tranh và tổ quốc. Thế là Anh Tử dù muốn cũng khó có cơ hội giải thích chuyện cũ thêm.
Năm học này là năm cuối cùng của ngưỡng trung học mà chúng tôi cũng chỉ còn nửa năm để chuẩn bị bài vở và kỳ tốt nghiệp. Ai cũng bận rộn, tương lai sẽ thế nào? Người rồi sẽ lên đại học, người ra đời lập thân. Cái tình cảm bồi hồi, cái tâm trạng lo lắng.
Tất cả như những con sóng lô xô trong lòng. Ngã ba đường trước mặt, cái tốt cái xấu đầy rẫy, cạm bẫy cũng nhiều. Sau này mọi người rồi sẽ ra sao? Điều đó khó ai biết. Mỗi người lại một tâm trạng. Hai phe "quá khích" và "ôn hòa" đều có cái lý lẽ riêng của mình mặc dù cả hai đều yêu nước. Nhóm "ôn hòa" của Lưu Đại Khôi thì định sang vùng giải phóng. Hắn bảo đã liên lạc được. Họ sẽ giúp những ai muốn vượt qua vùng phong tỏa an toàn. Đến đó bất luận muốn đi học hay đi làm đều tự do. Không còn sợ kẻ địch uy hiếp.
Ngô Hán Thanh cũng chủ trương sang đó nhưng không phải để học mà là để chiến đấu. Hắn bảo đất nước đang dầu sôi lửa bỏng thế này, học hành để làm gì nữa, chỉ có cách cầm súng lên trực diện chiến đấu chống kẻ thù. Chiến thắng kẻ địch xong muốn học thì tiếp tục học. Hiện đội du kích địa phương đang thiếu người rất sẵn sàng tiếp nhận anh em vào đội.
Cả hai phe đều có lý luận của mình, mà ai cũng có lý. Lưu Đại Khôi thì nói chiến tranh là chiến tranh. Sau chiến tranh đất nước cũng cần người tài để tái thiết đất nước, không lẽ ai cũng cầm súng rồi sau này chuyện xây dựng đất nước ai lo. Cuộc tranh luận gay go không ngã ngũ, nên chúng tôi phải kéo tới nhờ thầy Dương giải quyết. Thầy Dương bác bỏ cả hai ý kiến. Bảo là mọi người quá nóng nảy khó thành công. Tại sao không dồn hết tâm trí vào chuyện học tập. Để được điểm tốt khi thi tốt nghiệp? Bao giờ tốt nghiệp xong quyết định sau cũng không muộn mà? Thời cuộc lúc này chuyển biến rất nhanh. Biết đâu chưa tốt nghiệp thì mọi thứ đã hòa bình. Lúc đó việc cần gánh vác sẽ nhiều vô số kể.
Lý luận của thầy chẳng ai nghe, tuổi trẻ với máu nóng có bao giờ chọn chờ đến khi tốt nghiệp mới quyết định. Vì vậy mặc thầy khuyên. Phe quá khích của Ngô Hán Thanh bắt đầu đề ra kế hoạch hoạt động. Đó là vạch trần những hành vi xấu xa của quân Nhật trước đám đông, tuyên truyền viết bích báo, những truyền đơn này lúc đầu được bỏ vào phong bì gửi đến từng hộ trong nội thành. Sau đó bạo dạn hơn, họ treocả biểu ngữ chống Nhật lên cả các ngõ hẻm.
Truyền đơn vừa tung ra đã có tác dụng ngay. Từ các quán nước đến quán rượu, ở đâu cũng nghe người ta xì xào bàn tán. Nào là ngày giải phóng thị xã đã gần kề. Quân du kích đã đến sát thị trấn. Đội cứu quốc đoàn thiết huyết này do chính Trương Quốc Uy chỉ huy. Đó là con người xuất quỷ nhập thần có thể hóa tranh thành người nhiều mặt. Lúc là lão thầy bói mù, lúc là lão già ăn xin để chỉ huy đội viên rải truyền đơn. Thế là lũ Hán gian báo cáo ngay sự việc lên quân Nhật. Hậu quả là bao nhiêu thầy bói mù trong thành đều bị gom hết về bót, đánh đập tàn nhẫn trong đó có một thầy bói nguyên là cậu ruột của tên trưởng ban an ninh Đinh Tân Trai.
Tình hình thị trấn đang yên ả, chợt nhiên có chuyện Anh Tử rồi chuyện rải chuyền đơn xảy ra, nên trở nên căng thẳng. Bọn Hán gian và bọn Nhật ngỡ là du kích đã trà trộn vào thành thật, nên lập tức tổ chức những cái chốt chắn trên khắp ngã ba đường. Chúng ra sức khám xét gắt gao. Và rồi sự việc gì đến sẽ đến. Chúng tôi còn quá trẻ nên không thể không sơ sót. Kết quả là lũ Hán gian dần lần ra manh mối, chúng biết cội rễ của mọi chuyện là ở trong trường chúng tôi.
Sự việc tới tai thầy Hiệu Trưởng, thầy sợ hãi vội gọi bọn tôi lên răn đe một trận.
Thầy Dương thì ôn hòa hơn. Thầy phân tích cho thấy tai hại của sự nóng vội. Và bắt chúng tôi phải cam kết với thầy Hiệu trưởng là chẳng có một "Cứu quốc đoàn thiết huyết" nào trong trường. Đồng thời bắt chúng tôi phải thủ tiêu hết tang chứng cũng như chuẩn bị tinh thần để đối phó với lũ Hán gian.
Lũ chúng tôi còn quá trẻ, nên sự cảnh tỉnh của người lớn nào chú ý. Trái lại còn cảm thấy thích thú vì chỉ một nhúm con nít mà đã quấy động cả một tập thể lớn bọn Nhật.
Nhưng sự việc không nhẹ nhàng như chúng tôi tưởng. Ở bên ngoài tình hình càng lúc càng khẩn trương. Bọn Nhật gây áp lực bắt phụ huynh học sinh phải nghiêm khắc theo dõi chính con em mình, bằng không sẽ bị liên lụy. Còn những học sinh ở ký túc xá thì mỗi khi ra ngoài phải báo cáo chứ không được đi lại tự do như trước.
Thế là chúng tôi có cảm giác như mình bị nhốt trong trại tập trung. Sự tức giận không cí chỗ trút chỉ còn biết trút lên Anh Tử.
Các cô gái thì mỗi lần gặp Anh Tử là nói:
- Đó là hoa anh túc (á phiện), đẹp đấy nhưng đầy chất độc!
- Hoa độc đến kìa!
- Hồ ly tinh cái thì có! Chuyên đi mê hoặc để giết người.
Đối với những lời chế nhạo này, Anh Tử đã quá quen tai nên chẳng chú ý lắm. Anh Tử biết các bạn gái không ưa mình nên phần lớn chỉ kết bạn với nam sinh chúng tôi.
Nhưng bọn nam sinh chúng tôi thì cũng có hai phe, phe hiểu biết thì ôn hòa nhẹ nhàng hơn, nói chuyện nghiêm túc ít quậy phá. Còn phần lớn lại nghịch ngôn. Có lúc chúng nó thừa dịp ra chơi đã đứng vây Anh Tử vào giữa, rồi giả dạng mặt đưa đám, rầu rĩ nói.
- Khuyển Dưỡng Anh Tử! Bọn này khổ đến nơi rồi. Cha cô định bắt bọn này bỏ tù gục xương đấy!
Đứa thì nói:
- Anh Tử ơi! Cô bị bọn cướp bắt chúng chỉ chặt có một lóng tay cô, còn bọn này nếu bị bắt sẽ bị cắt mất đầu đấy.
- Không biết tôi làm sao có tiền vạn để chuộc mạng đây.
- Anh Tử này! Hãy ra tay cứu độ bọn anh đi! Bọn này chết mất!
Nhưng bạn bè chọc ghẹo thế nào. Anh Tử vẫn cười hồn nhiên.
- Không có chuyện đó đâu! Không sao đâu!
Bọn con trai thấy Anh Tử phản ứng nhẹ nhàng như vậy, làm tới. Dương Sơn bạo dạn hỏi.
- Này Anh Tử! Cô có chịu lấy người Trung Quốc làm chồng không?
Anh Tử cười bẽn lẽn không đáp. Cao Triết Huê nói.
- Tôi thấy thì Anh Tử thích người nào cũng được, kể cả bọn cướp nhưng đừng có lấy thầy Uông!
Ngay lúc đó Tôn Thắng Nam đột nhiên đứng lên nói trỏng một câu.
- Ngữ đó biết có còn trong trắng không? Ở trong ổ cướp mấy ngày trời có trời mới biết chuyện gì đã xảy ra.
Câu nói đó có lẽ Anh Tử không nghe thấy vì lúc đó cô ta đã bịt tai lại. Đợi khi Anh Tử vừa bỏ tay xuống. một tay táo tợn nói.
- Lấy ai cũng vậy, thôi thì lấy bọn tôi đi? Chọn ai trong đám này?
Tiếp đó có ai đó nói.
- Chắc chắn là Anh Tử phải chọn Ngô Hán Thanh thôi, hắn là người đẹp trai nhất trong bọn ta.
- Lưu Đại Khôi học khá nhất lớp, hắn cũng xứng làm rể Khuyển Dưỡng Quang Hùng lắm.
- Liễu Ngạn Phong biết hát, Cao Triết Huê cũng nhảy. Còn Dương Sơn… ở không được, coi chừng có người ghen tức đó.
Vương Ngọc Anh nghe vậy nói.
- Ta không thèm ghen đâu. Có gì xứng đâu để ta ghen?
Chuyện đến nước này thì Anh Tử chẳng nhịn được nói.
- Các bạn nói năng vừa phải thôi, sao lại nói năng kỳ cục vậy.
Các bạn rên rỉ.
- Chúng tôi đều si tình như Điền Mục Thanh. Tên đấy đã vì cô mà bệnh gần chết, chắc bọn tôi cũng đi theo hắn thôi.
Anh Tử hét lên
- Chuyện Điền Mục Thanh bệnh đâu có liên hệ gì đến ta.
Dương Sơn châm biếm.
- Sao không! Hắn đã bệnh vì cô. Nhưng nghe nói khi suy nghĩ lại, hắn đã sáng suốt lành bệnh, có lẽ vài hôm nữa sẽ trở về trường, phải vậy không, Liễu Ngạn Phong!
Liễu Ngạn Phong gật đầu.
- Vâng, hôm qua hắn có gửi thư cho tôi và còn nhờ tôi gửi lời hỏi thăm Anh Tử giùm.
Anh Tử tự nhiên.
- Vậy thì nhờ anh thay tôi chuyển lời hỏi thăm anh ấy. Đó là người bạn tốt, một thiên tài thơ ca thế giới.
Dương Sơn cười.
- Thế còn chúng tôi thì sao? Còn cô?
Anh Tử nói thẳng.
- Tôi là người thường, còn các bạn là những người xấu.
Dương Sơn kêu lên.
- Ối trời! Điền Mục Thanh mà nghe cô ca hắn như vậy, hắn sẽ lên tận trời xanh và hoàn toàn khỏi bệnh!
Anh Tử bực dọc.
- Đừng nói nữa! Anh ấy bệnh là vì các anh chọc tức chứ không phải vì tôi!
Nói xong quay quả bỏ đi, nhưng Hầu Triều Nghĩa đã chặn lại chọc tiếp.
- Khoan đã cô chưa trả lời xong mà, tôi muốn biết nếu cô lấy người Trung Quốc thì cô sẽ yêu đất nước nào? Nhật hay Trung Quốc?
Anh Tử có vẻ lúng túng.
- Tôi… Tôi yêu cả hai.
Mọi người nghe vậy cười to.
- Làm vậy sao được? Trung Quốc và Nhật Bản là hai kẻ thù mà?
Anh Tử hùng hồn cãi.
- Tại sao không được? Nếu tất cả những người yêu hòa bình chúng ta kết hợp lại thì bọn hiếu chiến đâu còn đất sống?
Liễu Ngạn Phong nhại giọng Anh Tử.
- Chúng tôi nào có hiếu chiến. Chúng tôi rất yêu hòa bình và nhất là yêu cô.
Bọn nữ sinh đứng gần đó trề môi.
- Yêu ư? Các người có biết chỉ những tay nghiện mới yêu á phiện không chứ?
Anh Tử biết chẳng có ai ưa mình, họ chỉ tìm cớ để trêu chọc, nên nói.
- Vâng, vậy thì tôi mong rồi có một ngày những kẻ thích trêu chọc người khác phải bị xử bắn cả.
Nói xong bỏ đi một nước.
@by txiuqw4