Những Tiện dân Như thế nếu sự làm phẳng thế giới phần lớn (nhưng không hoàn toàn) là không thể ngăn chặn được, và đưa ra khả năng ích lợi cho xã hội Mĩ nói chung như những tiến triển thị trường quá khứ đã là, làm thế nào một cá nhân nhận được cái hay nhất từ nó? Chúng ta nói gì cho con cái chúng ta?
Chỉ có một thông điệp: Bạn phải liên tục cập nhật các kĩ năng của mình. Sẽ có rất nhiều việc làm tốt ở đó trong thế giới phẳng cho người dân với tri thức và các ý tưởng để nắm lấy.
Tôi không gợi ý rằng việc này sẽ đơn giản. Không. Sẽ có nhiều người khác ở đó cũng cố để trở nên khôn khéo hơn. Đã chẳng bao giờ hay để là người xoàng trong công việc của mình, nhưng trong một thế giới của các bức tường, sự xoàng xĩnh vẫn có thể kiếm cho bạn một đồng lương tử tế. Trong một thế giới phẳng, bạn thực sự không muốn là một người xoàng. Bạn không muốn thấy mình ở vào tình cảnh của Willy Lorman trong Death of a Salesman [Cái Chết của một Người bán hàng], khi Biff con trai ông xua đuổi ý tưởng rằng nhà Lorman là đặc biệt bằng tuyên bố, “Bố! Con là loại rẻ tiền, và bố cũng thế!” Willy giận dữ đáp lại, “Tao không là loại xoàng! Tao là Willy Lorman, và mày là Biff Lorman!”
Tôi không quan tâm để có đối thoại đó với các con gái tôi, vì thế lời khuyên của tôi với chúng trong thế giới phẳng này là rất ngắn và rất thẳng thừng: “Các con, khi bố lớn lên, ông bà thường bảo bố, ‘Tom, ăn hết đi con- người dân ở Trung Quốc và Ấn Độ đang đói khát.’ Lời khuyên của bố cho các con là: Các con, hãy làm xong bài tập ở nhà của các con đi- người dân ở Trung Quốc và Ấn Độ đang khát khao công việc của các con đấy.”
Cách tôi thích nghĩ về điều này cho xã hội chúng ta nói chung là mỗi người phải hình dung ra làm thế nào biến mình thành một tiện dân*. Đúng vậy. Khi thế giới trở nên phẳng, hệ thống đẳng cấp hoá ra lộn đầu đuôi. Tại Ấn Độ các tiện dân có thể là tầng lớp hạ đẳng
nhất, nhưng trong một thế giới phẳng mọi người phải muốn là một tiện dân. Các tiện dân, trong từ vựng của tôi, là những người mà việc làm của họ không thể bị outsource.
Như thế ai là các tiện nhân, và làm thế nào để bạn hay con cái bạn trở thành một tiện dân? Các tiện dân gồm bốn loại chính: những người “đặc biệt - special”, những người “chuyên dụng-specialized,” những người “được cắm neo- anchored,” và các nhân viên “thực sự có thể thích nghi- really adaptable.”
Người lao động đặc biệt là những người như Michael Jordan, Bill Gates và Barbra Streisand. Họ có một thị trường toàn cầu cho hàng hoá và dịch vụ của họ và có thể đáng được các món tiền công cỡ toàn cầu. Việc làm của họ chẳng bao giờ có thể outsource được.
Nếu bạn không thể là đặc biệt- và chỉ một ít người có thể - bạn muốn là người chuyên dụng, như thế công việc của bạn không thể outsource được. Điều này áp dụng cho mọi loại công nhân tri thức- từ các luật sư chuyên dụng, các kế toán viên chuyên dụng và các nhà phẫu thuật não, đến các nhà kiến trúc máy tính và các kĩ sư phần mềm mới nhất, đến những người vận hành máy công cụ và robot tiên tiến. Đấy là những kĩ năng luôn có nhu cầu cao và không thể thay thế được. (“Fungible-thay thế được” là một từ quan trọng để nhớ. Như CEO của Infosys Nandan Nilekani thích nói, trong một thế giới phẳng có “công việc có thể thay thế được và không thể thay thế được.” Công việc có thể được số hoá một cách dễ dàng và chuyển đến các nơi có lương thấp là công việc có thể thay thế được. Công việc không thể số hoá được và không thể thay thế là nonfungible. Cú nhảy sút bóng của Michael Jordan là nonfungible. Kĩ thuật rẽ máu của nhà phẫu thuật là nonfungible. Công việc của một công nhân lắp ráp TV bây giờ là có thể thay thế được. Làm kế toán cơ bản và chuẩn bị hồ sơ thuế bây giờ là có thể thay thế được.)
Nếu bạn không thể là đặc biệt hay chuyên dụng, bạn muốn được cắm neo. Địa vị đó áp dụng cho hầu hết người Mĩ, mọi người từ thợ cắt tóc của tôi, đến nữ bồi bàn ăn, đến bếp trưởng, đến thợ ống nước, đến y tá, đến nhiều bác sĩ, nhiều luật sư, những người làm trò mua vui, các thợ điện, và các bà dọn dẹp. Công việc của họ đơn giản được cắm neo và sẽ luôn luôn có, bởi vì chúng phải được làm ở một địa điểm cụ thể, dính đến tiếp xúc mặt đối mặt với khách hàng, thân chủ, bệnh nhân, hay khán giả. Những công việc này nói chung không thể số hoá được và không thay thế được, và lương thị trường được định theo các điều kiện thị trường địa phương. Nhưng hãy thận trọng: Có các phần có thể thay thế được của ngay cả các công việc được cắm neo, và chúng có thể và sẽ được outsource- hoặc cho Ấn Độ hay cho quá khứ - vì hiệu quả lớn hơn. (Đúng, như David Rothkopf lưu ý, nhiều công việc thực sự được “outsource cho quá khứ,” nhờ các đổi mới mới, hơn là được outsource cho Ấn Độ.) Thí dụ, bạn sẽ không đi sang Bangalore để tìm một bác sĩ nội khoa hay một luật sư li hôn, nhưng luật sư li hôn của bạn một ngày nào đó có thể sử dụng trợ giúp pháp lí ở Bangalore về tìm kiếm cơ bản hay để viết các tài liệu vanilla, và bác sĩ nội khoa của bạn có thể sử dụng một radiologist cú ăn đêm để đọc phim CAT của bạn.
Đấy là vì sao nếu bạn không thể là đặc biệt hay chuyên dụng, bạn không muốn hi vọng cắm neo để bạn sẽ không bị outsource. Trên thực tế bạn muốn trở thành thực sự có thể thích nghi. Bạn muốn liên tục kiếm được kĩ năng mới, tri thức, và tài chuyên môn cho phép bạn liên tục có khả năng tạo giá trị- cái gì đó nhiều hơn kem vanilla. Bạn muốn học làm sao để làm sauce chocolate mới nhất, kem đánh tươi, hay quả anh đào để trên đỉnh, hay để giao [li kem] với tư cách một người múa bụng- trong bất cứ lĩnh vực nỗ lực nào của bạn. Khi các phần công việc của bạn trở thành hàng hoá hoá và có thể thay thế được, hay trở thành vanilla, những người có thể thích nghi luôn học để làm cho phần khác nào đó trở thành kem nước quả. Là có thể thích nghi trong một thế giới phẳng, biết làm thế nào để “học cách để học,” sẽ là một trong những tài sản quan trọng nhất bất cứ công nhân nào có thể có, bởi vì sự khuấy động việc làm trở nên nhanh hơn, bởi vì sự đổi mới sẽ xảy ra nhanh hơn.
Atul Vashistha, CEO của NeoIT, một hãng tư vấn California chuyên về giúp các hãng Mĩ làm outsourcing, có một cảm nhận khéo về việc này: “Cái bạn có thể làm và bạn có thể thích nghi thế nào và bạn có thể lợi dụng sức bẩy thế nào của tất cả kinh nghiệm và tri thức mà bạn có khi thế giới trở nên phẳng- đó là thành tố cơ bản [cho sự sống còn]. Khi bạn thay đổi việc làm nhiều, và khi môi trường công việc của bạn thay đổi nhiều, có thể thích nghi là thứ số một. Những người thua thiệt là những người với các kĩ năng kĩ thuật vững [nhưng] không phát triển những kĩ năng đó. Bạn phải có thể thích nghi khéo léo và thích nghi về mặt xã hội.”
Chúng ta càng đẩy các biên giới của tri thức và công nghệ ra, các nhiệm vụ càng phức tạp mà máy có thể làm, càng nhiều người với đào tạo chuyên, hay với khả năng học cách để học, sẽ được yêu cầu, và có lương tốt hơn. Và những người càng không có khả năng đó thì sẽ càng ít được đền bù một cách hào phóng. Cái bạn không muốn là người không rất đặc biệt, không rất chuyên dụng, không rất cắm neo, hay không rất có thể thích nghi trong một công việc có thể bị thay thế. Nếu bạn ở phía lãi gộp thấp, có thể được thay thế của chuỗi công việc, nơi các doanh nghiệp có khuyến khích để outsource cho các nhà sản xuất có chi phí thấp, hiệu quả ngang nhau, thì có khả năng lớn hơn nhiều là công việc của bạn sẽ được outsource hay lương của bạn bị giảm.
“Nếu bạn là một nhà lập trình Web vẫn chỉ dùng HTML và không mở rộng kĩ năng của mình để gồm các công nghệ mới hơn và sáng tạo, như XML và multimedia, giá trị của bạn với tổ chức giảm đi mỗi năm,” Vashistha nói thêm. Công nghệ mới được đưa vào làm tăng tính phức tạp nhưng cải thiện kết quả, và chừng nào một lập trình viên nắm được các thứ này và theo kịp cái khách hàng kiếm, thì công việc của người đó khó để outsource. Trong khi sự tiến bộ công nghệ biến công việc năm ngoái thành một hàng hoá,” Vashistha nói, “tạo lại kĩ năng, đào tạo nghề liên tục và sự mật thiết với khách hàng để phát triển các quan hệ mới giữ cho người đó vượt trước đường hàng hoá và xa khỏi việc offshore tiềm tàng.”
Bạn thời ấu thơ của tôi Bill Greer là một thí dụ tốt về một người đối mặt với thách thức này và có được một chiến lược cá nhân để đương đầu với nó. Greer bốn mươi tám tuổi và kiếm sống với tư cách một hoạ sĩ tự do và nhà thiết kế đồ hoạ trong hai mươi sáu năm. Từ cuối các năm 1970 đến khoảng năm 2000, cách Bill làm việc và phục vụ các khách hàng của anh hầu như không đổi.
“Các khách hàng, như The New York Times, muốn một bức minh hoạ hoàn tất,” Bill giải thích cho tôi. Như thế nếu anh làm một minh hoạ cho một tờ báo hay một tạp chí, hay đề xuất một logo mới cho một sản phẩm, anh sẽ thực sự tạo ra một bức hoạ - phác thảo nó, tô màu nó, gắn nó lên một tấm bìa minh hoạ, phủ bằng vải mỏng, đặt nó vào một hộp được mở ra với hai cánh gập [flap], và nhờ người đưa tin hay FedEx chuyển giao nó. Anh gọi nó là “flap art.” Trong ngành nó được biết đến như “camera ready art- mĩ thuật sẵn sàng cho máy ảnh,” bởi vì nó cần được chụp ảnh, in ra bốn lớp film màu khác nhau, hay “tách ảnh,” và chuẩn bị cho xuất bản. “Nó là một sản phẩm hoàn tất, và có tính quý giá nhất định với nó,” Bill nói. “Nó là một bức hoạ thật sự, và đôi khi người ta treo chúng trên tường. Thực ra, The New York Times đã trưng bày các tác phẩm do các hoạ sĩ minh hoạ tạo ra cho các xuất bản phẩm của nó.”
Song vài năm qua “điều đó đã bắt đầu thay đổi,” Bill bảo tôi, khi các xuất bản phẩm và các hãng quảng cáo chuyển sang chế bản số, dựa vào phần mềm mới- ấy là, Quark, Photoshop, và Illustrator, mà các hoạ sĩ đồ hoạ nhắc đến như “bộ ba” – làm cho phác hoạ máy tính số dễ hơn rất nhiều. Bất cứ ai đã qua trường mĩ thuật đều được đào tạo về các chương trình này. Thực ra, Bill giải thích, thiết kế đồ hoạ trở nên dễ đến mức nó trở thành một hàng hoá. Nó đã trở thành kem vanilla. “Về mặt đồ hoạ,” anh nói, “công nghệ cho mọi người cùng công cụ, nên mỗi người có thể vẽ các đường gọn gàng và mỗi người có thể tạo ra tác phẩm tử tế nửa chừng. Bạn thường cần con mắt để nhận ra nếu cái gì đó cân đối và có kiểu chữ đúng, nhưng đột nhiên bất cứ ai có thể vẽ ra cái gì đó có thể chấp nhận được.”
Vì thế Greer đẩy mình lên thang tri thức. Khi các xuất bản phẩm yêu cầu tất cả các sản phẩm cuối cùng phải được trình bày như các file số có thể được tải lên, và không còn cầu về flap-art quý giá đó nữa, anh biến mình thành một nhà tư vấn ý tưởng. “Ý tưởng” đã là cái các khách hàng của anh, gồm cả McDonald’s và Unilever, muốn. Anh thôi không dùng bút và mực và chỉ làm các phác thảo bút chì, quét chúng vào máy tính của anh, dùng chuột máy tính để tô màu chúng, và sau đó e-mail chúng cho khách hàng, họ sai các hoạ sĩ ít lành nghề hơn hoàn tất chúng.
“Vô tình,” Greer nói, “tôi phải kiếm công việc mà không phải mọi người khác có thể làm, và các hoạ sĩ trẻ không thể tạo ra với công nghệ vì một phần nhỏ tiền công mà tôi được trả. Như thế tôi bắt đầu nhận các chào hàng nơi người ta bảo tôi, ‘Anh có thể làm việc này và chỉ cho chúng tôi ý tưởng lớn?’ Họ sẽ cho tôi quan niệm, và họ chỉ muốn các phác thảo, các ý tưởng, chứ không phải một bức hoạ hoàn tất. Tôi vẫn dùng các kĩ năng vẽ cơ bản, nhưng chỉ để truyền đạt một ý tưởng- một phác thảo nhanh, không phải một bức hoạ hoàn tất. Và cho các ý tưởng này họ vẫn trả tiền khá thoải mái. Thực tế nó đưa tôi đến một mức khác. Nó giống một nhà tư vấn hơn là một JAFA (Just Another ****ing Artist- một tay hoạ sĩ nữa). Có rất nhiều JAFA. Như thế bây giờ tôi là một người ý tưởng, và tôi đã đóng vai trò đó. Các khách hàng của tôi chỉ mua các khái niệm.” Rồi các JAFA hoàn tất bức vẽ tại hãng hay đi outsource nó. Họ có thể lấy các phác hoạ thô của tôi và hoàn tất chúng và làm rõ chúng bằng sử dụng các chương trình máy tính, và nó sẽ không giống giả như tôi đã làm, nhưng khá tốt,” Greer nói.
Nhưng rồi thứ khác xảy ra. Trong khi tiến hoá công nghệ biến việc kinh doanh đầu cấp thấp của Greer thành một hàng hoá, nó mở ra một thị trường hoàn toàn mới ở đầu cấp cao: Các khách hàng tạp chí của Greer. Một hôm, một trong các khách hàng thường xuyên của anh đến anh và hỏi nếu anh có thể làm morph [biến hình]. Các morph là các cột tranh biếm hoạ trong đó một nhân vật tiến hoá thành nhân vật khác. Như thế Martha Stewart ở trong khung mở đầu biến hình thành Courney Love ở khung kết thúc. Drew Barrymore biến hình thành Britney Spears. Khi lần đầu được tiếp cận để làm các thứ này, Greer đã chẳng có ý tưởng nào để xuất phát. Vì thế anh vào Amazon.com và định vị phần mềm chuyên dụng nào đó, mua nó, thử nó vài ngày, và tạo ra morph đầu tiên của mình. Kể từ đó anh đã phát triển một đặc sản trong quá trình, và thị trường cho chúng đã mở rộng ra bao gồm tạp chí Maxim, More, và Nickelodeon - một là tạp chí của đàn ông, một là tạp chí cho các cô trung niên, và một tạp chí trẻ em.
Nói cách khác, ai đó đã sáng chế ra một loại sauce hoàn toàn mới hợp với vanilla, và Greer đã nhảy lên nó. Đấy chính xác là cái xảy ra trong nền kinh tế toàn cầu nói chung. “Tôi đã đủ kinh nghiệm để nắm được những cái [morph] này khá nhanh,” Greer nói. “Bây giờ tôi thực hiện chúng trên máy Mac laptop của tôi, bất cứ tôi ở đâu, từ Santa Barbara đến Minneapolis đến căn hộ của tôi ở New York. Đôi khi các khách hàng cho tôi một chủ đề, và đôi khi tôi đơn giản tóm được chúng. Biến hình thường là một trong những thứ cao cấp bạn thấy trên TV, và rồi chúng xuất hiện với chương trình [phần mềm] tiêu dùng này và người ta có thể tự mình làm, và tôi đã đẽo gọt chúng để các tạp chí có thể dùng. Tôi chỉ tải lên như một chuỗi các file JPEG … Biến hình đã là một việc kinh doanh hay cho các tạp chí khác nhau. Tôi thậm chí nhận được các fan mail từ trẻ con!”
Greer đã chẳng bao giờ làm biến hình cho đến khi công nghệ tiến hoá và tạo ra một đặc sản mới, chuyên dụng, đúng khi một sự thay đổi công việc của anh khiến anh háo hức học các kĩ năng mới. “Tôi ước có thể nói là tất cả đã có chủ ý,” anh thú nhận. “Đơn giản là tôi sẵn đó cho công việc và chỉ may mắn là họ đã cho tôi một cơ hội để làm các thứ này. Tôi biết rất nhiều hoạ sĩ bị thất bại hoàn toàn. Một gã hoạ sĩ minh hoạ đã trở thành nhà thiết kế bao bì, một số hoàn toàn rời khỏi lĩnh vực; một trong những hoạ sĩ trình bày giỏi nhất mà tôi biết đã trở thành một kiến trúc sư phong cảnh. Cô vẫn là một nhà thiết kế nhưng đã thay đổi hoàn toàn môi trường của cô. Dân hội hoạ [thị giác] có thể thích nghi, nhưng tôi vẫn lo cho tương lai.”
Tôi bảo Greer, câu chuyện của anh khá khớp với một số thuật ngữ mà tôi sử dụng trong cuốn sách này. Anh đã bắt đầu như một [loại] sauce chocolate (một hoạ sĩ minh hoạ cổ điển), trở thành một mặt hàng vanilla (hoạ sĩ minh hoạ cổ điển trong thời đại máy tính), cập nhật những kĩ năng của anh để lại trở thành sauce chocolate đặc biệt (một nhà tư vấn design), sau đó đã học làm sao để trở thành quả anh đào trên đỉnh [li kem] (một hoạ sĩ biến hình) bằng cách thoả mãn một nhu cầu mới do một thị trường ngày càng chuyên biệt tạo ra.
Greer trầm ngâm thưởng ngoạn lời khen của tôi một lát và sau đó anh nói, “Và ở đây tất cả cái tôi thử làm là để sống còn – và tôi vẫn còn.” Khi anh đứng dậy để ra về, tuy vậy, anh bảo tôi là anh ra ngoài gặp một người bạn “để cùng tung hứng.” Họ là bạn tung hứng nhiều năm, chỉ là một chút công việc phụ đôi khi họ làm ở góc phố hay cho các buổi gặp mặt riêng. Greer có phối hợp tay-mắt rất khéo. “Nhưng ngay cả trò tung hứng cũng bị hàng hoá hoá,” anh than phiền. “Thường nếu bạn có thể tung hứng năm quả, bạn đã thật sự là đặc biệt. Bây giờ tung hứng năm quả chỉ giống như đánh cược. Bạn tôi và tôi thường biểu diễn chung, và anh ta là quán quân bảy bóng khi tôi gặp anh ta. Bây giờ những đứa trẻ mười bốn tuổi có thể tung hứng bảy bóng, chẳng có vấn đề gì. Bây giờ chúng có các sách này, như Juggling for Dummies [Tung hứng cho Những người Đần], và các đồ lề sẽ dạy bạn tung hứng thế nào. Như thế chúng đơn giản tăng chuẩn mực.”
Như trò tung hứng tiến triển, thế giới cũng vậy.
Đấy là những lựa chọn thực sự: thử dựng các bức tường bảo hộ lên hay tiếp tục tiến lên phía trước với niềm tin rằng xã hội Mĩ vẫn có chất liệu tốt, ngay cả trong một thế giới phẳng. Tôi nói tiến lên phía trước. Chừng nào chúng ta tiếp tục giữ gìn các bí quyết về sauce [nước sốt] của mình, chúng ta sẽ làm ăn tốt. Có rất nhiều thứ về hệ thống Mĩ phù hợp lí tưởng với việc nuôi dưỡng các cá nhân có thể cạnh tranh và phát đạt trong một thế giới phẳng.
Thế là sao? Nó bắt đầu với các đại học nghiên cứu của Mĩ, sinh ra một dòng đều đặn các thí nghiệm cạnh tranh, các đổi mới, và các đột phá khoa học- từ toán học đến sinh học đến vật lí học đến hoá học. Thật quá rõ ràng, bạn càng có giáo dục, bạn càng có nhiều lựa chọn trong một thế giới phẳng. “Hệ thống đại học của chúng ta là tốt nhất,” Bill Gates nói. “Chúng ta thấy các đại học của chúng ta tiến hành rất nhiều nghiên cứu và đó là một việc kinh ngạc. Những người có chỉ số IQ cao đến đây, và chúng ta để cho họ đổi mới và biến [các đổi mới của họ] thành các sản phẩm. Chúng ta thưởng công sự chấp nhận mạo hiểm. Hệ thống đại học của chúng ta có tính cạnh tranh và thực nghiệm. Họ có thể thử các cách tiếp cận khác nhau. Có một trăm đại học có đóng góp cho robotics. Và mỗi [trường] bảo rằng [trường] khác làm hoàn toàn sai, hay mẩu của tôi thực sự khớp với của họ. Nó là một hệ thống hỗn loạn, nhưng nó là một động cơ vĩ đại của đổi mới trên thế giới, và với tiền thuế liên bang, với tiền từ thiện nào đó thêm vào đó, [nó sẽ tiếp tục hưng thịnh] … Chúng ta sẽ thật sự phải vít chặt các thứ lại để sự giàu có tuyệt đối của chúng ta không tăng lên. Nếu chúng ta khéo léo, chúng ta có thể làm tăng nó nhanh hơn bằng nắm lấy cái này.”
Web browser, MRI (magmetic resonance imaging- [chụp] hình cộng hưởng từ), các máy tính siêu nhanh, công nghệ định vị toàn cầu, các dụng cụ khám phá vũ trụ, và quang học cáp quang chỉ là vài trong nhiều đổi mới được khởi động qua các dự án nghiên cứu cơ bản ở đại học. Phòng Kinh tế học của BankBoston đã làm một nghiên cứu có nhan đề “MIT: The Impact of Innovation – Tác động của Đổi mới.” Giữa các kết luận của nó là những người tốt nghiệp MIT đã lập ra 4.000 công ti, tạo ra ít nhất 1,1 triệu việc làm khắp thế giới và tạo ra doanh thu 232 tỉ $.
Cái làm cho Mĩ độc nhất vô nhị không phải là nó đã xây dựng MIT, hay những người tốt nghiệp đại học của nó tạo ra tăng trưởng kinh tế và đổi mới, mà là mọi bang trong đất nước này đều có các đại học cố làm cùng việc đó. “Mĩ có 4.000 trường đại học và cao đẳng,” Allan E. Goodman, chủ tịch của Viện Giáo dục Quốc tế, nói. Phần còn lại của thế giới cộng lại có 7.768 tổ chức giáo dục bậc cao. Riêng ở bang California, có khoảng 130 trường cao đẳng và đại học. Chỉ có 14 nước trên thế giới có nhiều hơn số đó.”
Hãy lấy một bang mà bình thường bạn không nghĩ tới về mặt này: Oklahoma. Nó có Trung Tâm Oklahoma Thúc đẩy Khoa học và Công nghệ (OCAST) của riêng nó, Web site của nó trình bày sứ mệnh như sau: “Để cạnh tranh hữu hiệu trong nền kinh tế mới, Oklahoma phải tiếp tục phát triển một dân cư được giáo dục tốt; một cơ sở nghiên cứu đại học và công nghệ cộng tác, tập trung; và một môi trường nuôi dưỡng cho các doanh nghiệp mũi nhọn, từ công ti khởi nghiệp bé nhất đến các hội sở quốc tế lớn nhất… [OCAST thúc đẩy] các trung tâm công nghệ Đại học-Doanh nghiệp, có thể gồm nhiều trường và doanh nghiệp, tạo ra các doanh nghiệp mới sinh, các sản phẩm mới được chế tạo, và các công nghệ mới được áp dụng.” Không ngạc nhiên là năm 2003, các đại học Mĩ đã thu về 1,3 tỉ $ từ các patent, theo Hội nhà Quản lí Công nghệ ở Đại học [Association of University Technology Managers].
Kết đôi với bộ máy tạo đổi mới vô song của Mĩ- các đại học, các phòng thí nghiệm nghiên cứu công và tư, và các nhà bán lẻ- chúng ta có các thị trường vốn được điều tiết tốt nhất và hiệu quả nhất trên thế giới cho việc thực hiện các ý tưởng mới và biến chúng thành các sản phẩm và dịch vụ. Dick Foster, giám đốc McKinsey&Co. và tác giả của hai cuốn sách về đổi mới, nói với tôi, “Chúng ta có một ‘chính sách công nghiệp’ ở Hoa Kì – nó được gọi là thị trường chứng khoán, bất luận là NYSE [Sở Giao dịch Chứng khoán New York] hay Nasdaq.” Đó là nơi vốn mạo hiểm được góp nhặt và phân cho các ý tưởng nổi lên hay các công ti đang tăng trưởng, Foster nói, và không thị trường vốn nào trên thế giới làm việc đó tốt hơn và hiệu quả hơn thị trường vốn Mĩ.
Cái làm cho sự cung cấp vốn hoạt động tốt đến vậy ở đây là sự an toàn và điều tiết của các thị trường vốn của chúng ta, nơi các cổ đông thiểu số được bảo vệ. Trời biết, có mưu đồ bất lương, sự thái quá, và tham nhũng trong các thị trường vốn của chúng ta. Điều đó luôn xảy ra khi rất nhiều tiền bị đe doạ. Cái phân biệt các thị trường vốn của chúng ta không phải là các [công ti như] Enron không xuất hiện ở Mĩ - chúng chắc chắn xuất hiện. Mà là khi chúng xuất hiện, chúng thường bị vạch trần, hoặc bởi Uỷ Ban Chứng Khoán và Giao dịch hay bởi báo chí kinh doanh, và được hiệu chỉnh. Cái làm cho Mĩ vô song không phải là Enron mà là Eliot Splitzer, viên chưởng lí của Bang New York, người rất kiên trì theo đuổi để làm sạch ngành chứng khoán và các phòng HĐQT công ti. Loại thị trường vốn này đã tỏ ra rất rất khó để sao chép bên ngoài New York, London, Frankfurt, và Tokyo. Foster nói, “Trung Quốc và Ấn Độ và các nước Á châu khác sẽ không thành công về đổi mới cho đến khi họ có các thị trường vốn thành công, và họ sẽ không có các thị trường vốn thành công trước khi họ có pháp trị bảo vệ các lợi ích thiểu số dưới các điều kiện rủi ro. Ở Hoa Kì chúng ta là những người hưởng lợi may mắn của hàng thế kỉ thử nghiệm kinh tế, và chúng ta là cuộc thử nghiệm, cuộc thử nghiệm đã có kết quả.”
Trong khi đấy là các bí quyết cốt lõi của sauce Mĩ, có các bí quyết khác cần được duy trì và nuôi dưỡng. Đôi khi bạn phải nói chuyện với những người ngoài để đánh giá đúng chúng, như Vivek Paul của Wipro sinh ra ở Ấn Độ. “Tôi thêm ba thứ vào danh mục của anh,” ông nói với tôi. “Một là tính cởi mở hoàn toàn của xã hội Mĩ.” Những người Mĩ chúng ta thường quên Hoa Kì là một xã hội mở khó tin nổi thế nào, nói bất cứ gì-làm bất cứ gì-khởi động bất cứ gì-phá sản-và làm lại bất cứ gì. Không có nơi nào giống thế trên thế giới, và tính cởi mở của chúng ta là một tài sản khổng lồ và hấp dẫn đối với những người nước ngoài, nhiều trong số họ đến từ các nước nơi bầu trời không phải là giới hạn.
Thứ khác, Paul nói, là “chất lượng của bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Mĩ,” cái làm tăng hơn nữa và khuyến khích người dân tìm ra các ý tưởng mới. Trong một thế giới phẳng, có khuyến khích lớn để phát triển một sản phẩm hay quy trình mới, bởi vì nó có thể đạt quy mô toàn cầu trong nháy mắt. Nhưng nếu bạn là người tìm ra ý tưởng đó, bạn muốn quyền sở hữu trí tuệ của mình được bảo vệ. “Không nước nào tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tốt hơn Mĩ,” Paul nói, và kết quả là, rất nhiều nhà đổi mới muốn đến đây và làm việc và gửi sở hữu trí tuệ của họ.
Hoa kĩ cũng là một trong những nước có luật lao động uyển chuyển nhất thế giới. Càng dễ sa thải ai đó trong một ngành hấp hối, càng dễ thuê ai đó trong một ngành đang lên mà năm năm trước chẳng ai biết nó sẽ tồn tại. Đấy là một tài sản lớn, đặc biệt nếu bạn so sánh tình hình ở Mĩ với các thị trường lao động không uyển chuyển, được điều tiết cứng nhắc như của Đức, đầy rẫy các hạn chế của chính phủ đối với thuê và sa thải. Tính linh hoạt để triển khai lao động và vốn nhanh ở nơi có cơ hội lớn nhất, và khả năng tái triển khai nó nhanh chóng nếu việc triển khai trước đó không còn sinh lợi nữa, là cốt yếu trong một thế giới phẳng.
Một bí quyết nữa của sauce Mĩ là nó có thị trường tiêu dùng nội địa lớn nhất thế giới, với hầu hết những người chấp thuận đầu tiên, điều đó có nghĩa là nếu bạn đưa ra một sản phẩm, công nghệ, hay dịch vụ mới, bạn phải có sự hiện diện ở Mĩ. Tất cả điều này có nghĩa là một dòng việc làm đều đặn cho những người Mĩ.
Cũng có một thuộc tính Mĩ ít được thảo luận là sự ổn định chính trị. Đúng, Trung Quốc đã có một sự phát triển tốt trong hai mươi lăm năm qua, và nó có thể chuyển từ chủ nghĩa cộng sản sang một hệ thống đa nguyên hơn mà các bánh xe không bị rời ra. Nhưng nó có thể không. Ai muốn để tất cả trứng của mình vào cái rổ đó?
Cuối cùng, Hoa Kì đã trở thành một trong các điểm gặp gỡ lớn trên thế giới, một nơi rất nhiều dân tộc khác nhau gắn kết và học để tin lẫn nhau. Một sinh viên Ấn Độ người được đào tạo ở Đại học Oklahoma và sau đó có việc làm đầu tiên ở một hãng phần mềm tại Oklahoma City rèn các mối liên kết về lòng tin và hiểu biết thực sự quan trọng cho cộng tác trong tương lai, cho dù anh ta quyết định quay về Ấn Độ. Không có gì minh hoạ điểm này tốt hơn là việc outsourcing nghiên cứu của Đại học Yale sang Trung Quốc. Hiệu trưởng trường Yale Richard C. Levin giải thích cho tôi rằng Yale có hai cơ sở nghiên cứu lớn hoạt động ở Trung Quốc hiện nay, một ở Đại học Peking ở Bắc Kinh [Beijing] và một tại Đại học Fudan ở Thượng Hải. “Hầu hết những cộng tác mang tính tổ chức này phát sinh không phải từ các chỉ thị của các nhà quản lí đại học từ trên xuống, mà đúng hơn từ mối quan hệ cá nhân từ lâu giữa các học giả và các nhà khoa học,” Levin nói.
Sự cộng tác Yale-Fudan phát sinh thế nào? Đầu tiên là, Levin nói, Giáo sư Tian Xu của Yale, giám đốc trung tâm, đã có móc nối sâu với cả hai trường. Ông học và tốt nghiệp ở Fudan và nhận bằng tiến sĩ ở Yale. “Năm trong số các cộng tác viên của Giáo sư Xu, hiện nay là các giáo sư ở Fudan, cũng được đào tạo tại Yale,” Levin giải thích. Một người là bạn của Giáo sư Xu khi cả hai là sinh viên cao học tại Yale; một người khác đã là một học giả trong phòng thí nghiệm của một đồng nghiệp Yale; một người đã là một sinh viên trao đổi đến Yale từ Fudan và quay về lấy bằng tiến sĩ ở Trung Quốc; và hai người khác đã là nghiên cứu sinh sau tiến sĩ ở phòng thí nghiệm của Giáo sư Xu ở Yale. Một câu chuyện tương tự là cơ sở cho sự hình thành Trung tâm Chung Peking-Yale về Genetics Phân Tử Thực vật và Công nghệ Nông Sinh học.
Giáo sư Xu là một chuyên gia hàng đầu về genetics và đã được các khoản trợ cấp từ National Institutes of Health và Quỹ Howard Hughes để nghiên cứu mối quan hệ giữa genetics và ung thư và các bệnh suy thoái thần kinh nào đó. Loại nghiên cứu này cần sự nghiên cứu về số lượng lớn các đột biến gen trong các động vật thí nghiệm. “Khi bạn muốn test nhiều gen và lần dấu vết của một gen cho trước có thể chịu trách nhiệm về các căn bệnh nào đó, bạn phải chạy rất nhiều test. Có số nhân viên nhiều hơn là một ưu thế to lớn,” Levin giải thích. Như thế cái Yale đã làm về bản chất là outsource công việc phòng thí nghiệm cho Fudan bằng lập ra Trung tâm Nghiên cứu Sinh Y học Fudan-Yale. Mỗi đại học trả cho nhân viên và nghiên cứu của riêng mình, như thế không có tiền đổi chủ, nhưng phía Trung Quốc tiến hành công việc kĩ thuật sử dụng rất nhiều kĩ thuật viên và động vật thí nghiệm, tốn ít hơn nhiều ở Trung Quốc, và Yale tiến hành phân tích cấp cao về dữ liệu. Nhân viên, sinh viên và các kĩ thuật viên Fudan được tiếp xúc với nghiên cứu cấp cao, và Yale nhận được phương tiện trắc nghiệm quy mô lớn vô cùng đắt đỏ nếu Yale thử nhân đôi nó ở New Haven. Một phòng thí nghiệm hỗ trợ ở Mĩ cho một dự án như thế này có thể có 30 kĩ thuật viên, nhưng phòng thí nghiệm ở Fudan có 150.
“Lợi ích rất nhiều cho cả hai bên,” Levin nói. “Các nhà nghiên cứu của chúng tôi có được năng suất nâng cao rất nhiều, và người Trung Quốc có được các sinh viên của mình được đào tạo, các giảng viên trẻ của họ trở thành các cộng tác viên với các giáo sư của chúng tôi, những người đứng đầu trong lĩnh vực của họ. Nó xây dựng vốn con người cho Trung Quốc và đổi mới cho Yale.” Các sinh viên cao học từ cả hai trường qua lại lẫn nhau, rèn một mối quan hệ mà không nghi ngờ gì sẽ tạo ra nhiều sự cộng tác hơn trong tương lai. Đồng thời, ông nói thêm, rất nhiều công việc chuẩn bị pháp lí đã được làm trong việc cộng tác này để đảm bảo rằng Yale sẽ có khả năng thu hoạch quyền sở hữu trí tuệ mà nó tạo ra.
“Có một thế giới khoa học ở đó,” Levin nói, “và loại phân công lao động quốc tế này có rất nhiều ý nghĩa,” Yale, ông nói, cũng nhất quyết đòi điều kiện làm việc ở các phòng thí nghiệm Trung Quốc có đẳng cấp thế giới, và kết quả là, nó cũng giúp nâng cao chất lượng của các cơ sở Trung Quốc. “Điều kiện sống của các động vật thí nghiệm hoàn toàn hợp với các tiêu chuẩn Mĩ,” Levin nhận xét. “Đấy không phải là các xí nghiệp bóc lột chuột tàn tệ.”
Mọi qui luật kinh tế học nói với chúng ta rằng nếu chúng ta kết nối tất cả các quỹ tri thức trên thế giới lại, và thúc đẩy thương mại và hội nhập ngày càng nhiều, thì cái bánh toàn cầu sẽ lớn lên rộng hơn và phức tạp hơn. Và nếu Mĩ, hay bất cứ nước nào khác, nuôi dưỡng một lực lượng lao động gồm những người đàn ông và đàn bà ngày càng đặc biệt, chuyên dụng, hay liên tục thích nghi với các việc làm có giá trị gia tăng cao, thì nó sẽ ngoạm được miếng của nó trong chiếc bánh to lên đó. Nhưng chúng ta phải cố gắng làm việc đó. Bởi vì nếu xu hướng hiện thời thắng thế, các nước như Ấn Độ và Trung Quốc và toàn bộ các khu vực như Đông Âu chắc chắn sẽ thu hẹp khoảng cách với Mĩ, hệt như Hàn Quốc và Nhật Bản và Đài Loan đã làm trong Chiến tranh Lạnh. Họ sẽ tiếp tục nâng cao tiêu chuẩn của họ.
Thế bạn vẫn cố gắng làm việc đó chứ? Chúng ta có hướng về các bí quyết của sauce của chúng ta không? Trông Mĩ vẫn còn tuyệt vời trên giấy, đặc biệt nếu chúng ta nhìn lại, hay so sánh nó chỉ với Ấn Độ và Trung Quốc của ngày hôm nay chứ không phải của ngày mai. Nhưng chúng ta có thực sự đầu tư vào tương lai của mình và chuẩn bị con em chúng ta theo cách chúng ta phải làm cho cuộc đua trước mặt không? Xem chương tiếp. Nhưng đây là lời gợi ý nhanh:
Câu trả lời là không.
@by txiuqw4