sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Chương 462: Phong Châu Mở Rộng Về Hướng Đông

Nhóm dịch Quan Trường

Nguồn: metruyen

Dương Nguyên Khánh gật gật đầu:

- Huynh yên tâm đi, nàng đã là vợ ta thì sẽ luôn đi theo ta.

Ô Đồ lại thở dài nói:

- Còn có một chuyện ta phải nhắc nhở đệ. Lần này Thủy Tất Khả Hãn mà đánh bại được chúng ta, làm tổn hao nguyên khí của chúng ta. Trong thời gian ngắn, các bộ tộc của ta sẽ không còn sức mà chiến đấu với ông ta nữa. Năm nghìn cây cung mà đệ cấp cho ta chỉ có thể tự bảo vệ chúng ta thôi. Như thế thì Thủy Tất Khả Hãn có lẽ có tinh lực để suy xét đến Đại Tuỳ, một hai năm nay ông ta có thể có mưu đồ đến Đại Tuỳ.

Nói đến đây, Ô Đồ lại vội vàng tiếp:

- Tuy Phong Châu bên này không có vấn đề, ta sẽ phái trinh sát tuần tra giám sát động tĩnh bên này. Nếu ông ta muốn Phong Châu, ta sẽ phái ba mươi nghìn quân đến trợ giúp đệ. Nhưng những nơi khác của Đại Tuỳ thì ta lực bất tòng tâm.

Dương Nguyên Khánh trầm ngâm một chút lại hỏi:

- Thủy Tất Khả Hãn hiện tại có bao nhiêu quân đội?

- Ông ta hiện tại đã khống chế được cả ngàn bộ tộc, có hơn năm trăm nghìn giáp sĩ, thực lực hùng mạnh. Hiện tại ta chỉ có hơn trăm nghìn chiến sĩ còn lại, đã không còn là đối thủ của ông ta nữa rồi. Tương lai chúng ta chỉ có thể liên hợp với Tây Đột Quyết để chống lại ông ta thôi.

Dương Nguyên Khánh trong lòng đã đưa ra quyết định, phải nhanh chóng tiến quân vào địa khu Hà Sáo của quận Du Lâm, thành lập công sự phòng ngực Đột Quyết.

Quận Du Lâm và quận Ngũ Nguyên rất giống nhau. Phía nam là sa mạc Gobi hoang vu, dân cư thưa thớt. Nhưng phía bắc ven hai bờ sông Hoàng Hà lại là một bộ phận đồng bằng Hà Sáo. Đất đai phì nhiêu màu mỡ, thuận lợi cho việc tưới tiêu. Thời Lưỡng Hán cũng đã tiến hành khai thác nơi này với qui mô lớn. Dân cư cũng đạt tới con số trên một trăm ngàn dân. Nhưng đến cuối đời Hán và Lưỡng Tấn, chiến tranh nam bắc liên miên, vùng này ngày càng trở nên hoang vu.

Sau khi đăng cơ, Dương Quảng bắt đầu tăng cường khai phá vùng đồng bằng Hà Sáo, di dân với qui mô lớn đến các quận Ngũ Nguyên, Du Lâm. Hai bên bờ Hoàng Hà ở phía bắc quận Du Lâm cũng có số lượng di dân nhất định. Tuy rắng, về qui mô so với quận Ngũ Nguyên còn kém xa, nhưng cũng có hơn 10 ngàn hộ với hơn năm trăm sáu mươi ngàn người, được phân bố ở dải đất dài và hẹp tại bờ bắc của con sông Hoàng Hà, hình thành năm điểm di dân quan trọng. Năn điểm này vẫn sử dụng tên huyện thời kì Lưỡng Hán gọi là trấn Tây An Dương, trấn Thành Nghi, trấn Nghi Lương, trấn Lâm Ốc và trấn Hà Dương.

Theo kế hoạch của triều đình, năm trấn này phân công nhau xây dựng thành các huyện. Nhưng do tác động của cuộc chiến tranh ở Triều Tiên đã làm chậm trễ việc xây dựng các huyện tới tận hôm nay. Năm thị trấn vẫn còn tập hợp các điểm dân cư nên không xuất hiện các huyện.

Dân chúng của năm trấn chủ yếu là các gia đình tự trị. Mặc dù nơi này thuộc sở hữu của quận Du Lâm nhưng lại nằm ở vị trí cách rất xa eo sông ở phía đông của con sông Hoàng Hà. Trấn Lâm Ốc có khoảng cách gần nhất mà cũng cách tới mấy trăm dặm. Vì ngoài khả năng quản lí nên quan phủ năm trấn Hà Sáo này khó có thể trông coi được.

Trên thực tế, quan phủ quận Du Lâm cũng lén cho rằng, năm trấn Hà Sáo bất kể lịch sử hình thành phát triển hay địa lí giao thông như thế nào thì vẫn thuộc quận Ngũ Nguyên. Lúc trước khi di dân, viên quan Hộ bộ có đưa ra điểm này, nhưng bị phủ Dương Quảng gạt đi. Hắn không muốn mở rộng về hướng đông Phong Châu.

Nhưng cứ theo sự phát triển của năm quận Ngũ Nguyên, thì sự hợp nhất với Hà Sáo là một xu hướng tất yếu.

Hạ tuần tháng một năm Đại Nghiệp thứ 10, Phía bắc Trường Thành đã mang chút hơi thở của mùa xuân. Thời tiết không quá lạnh. Nó mang lại cảm giác thật ấm áp. Dòng tuyết bắt đầu rút lui về phía bắc, đàn dê cũng bắt đầu xôn xao.

Buổi sáng hôm nay, một đội kị binh quân Tùy từ phía tây đã đến trấn Tây An Dương - trấn thứ năm và là trấn gần nhất của Hà Sáo. Ước chừng tới mấy ngàn người. Đội quân nằm kề sát với đại bản doanh của trấn Tây An Dương. Kẻ già người trẻ đều chạý tới quân doanh để xem sự náo nhiệt này.

Đội quân kị binh tự hình thành này từ phía tây đi đến Phong Châu. Nơi này cách huyện Ô Hải của quận Ngũ Nguyên về phía tây 150 dặm. Mọi người cũng không còn xa lạ gì. Cưỡi ngựa chạy tốc hành ròng rã một ngày thì có thể tới nơi đó. Rất nhiều người dân còn cưỡi ngựa tới huyện Ô Hải để mua một chút đồ dùng hàng ngày.

Dương Nguyên Khánh mang theo mười mấy viên quan, cưỡi ngựa đi kiểm tra tình hình ở trấn Tây Dương. Hắn dùng roi ngựa chỉ vào phương bắc rồi nói với mọi người:

- Nơi đây, thời nhà Tây Hán gọi là huyện Tây An Dương. Những dấu tích còn lại rải đều mấy dặm về phía bắc và ngày nay còn lại chỉ là đống đổ nát hoang vu, không thể sử dụng lại được nữa. Vùng này tổng cộng có gần hai ngàn hộ di dân. Phạm vi trong vòng trăm dặm, to nhỏ cũng có tới mười mấy thôn xóm, chủ yếu đến từ phía bắc. Hai năm trước, không ít người dự định trở về quê, nhưng vừa lúc Lưu Già Luận tạo phản, Bạch Du Sa tàn sát bừa bãi, đã xua tan ý định trở về quê của họ. Họ đã ở lại nơi đây để lập cư. Kế hoạch năm nay của ta là muốn đem từng trấn của Hà Sáo xây dựng thành huyện lớn, sát nhập chúng vào quận Ngũ Nguyên. Ta cũng muốn đóng quân, phòng ngự ở nơi này. Mọi người hãy cho ý kiến của mình đi!

Đỗ Như Hối biết mục đích chính của Dương Nguyên Khánh là xây dựng tuyến đường tiếp viện để tiến về phía đông. Năm huyện này được xây dựng nên, sát nhập vào huyện Du Lâm, sẽ thiết lập nên một con đường tiếp viện hoàn chỉnh tiến về phía đông. Việc này sẽ có một ý nghĩa về mặt chiến lược cực kì quan trọng đối với quân Phong Châu khi tiến về phía đông tới U Châu trong tương lai.

Nhưng hiện taị có một số khó khăn, Đỗ Như Hối lại không thể không nói. Ông ta chưa kịp mở miệng thì Thôi Quân Tố đứng bên cạnh đã lo lắng lên tiếng:

- Nhưng phải lý giải với triều đình bên kia như thế nào đây?

Thế lực mở rộng xuống phía nam của lần này và lần trước khác nhau. Lần trước chỉ là khống chế quân đội đóng ở phía bắc, còn lần này thì không là đóng quân, nó còn thâu tóm toàn bộ Hà Sáo. Như thế ý nghĩa hai lần không giống nhau rồi. Thực sự trong lòng Thôi Quân Tố có chút lo lắng đối với phản ứng của triều đình.

Dương Nguyên Khánh lý giải sự lo lắng của Thôi Quân Tố. Tuy rằng hắn không muốn kích động tới triều đình nhưng có một số việc nhất thiết phải làm. Hắn đã sớm vạch ra những phương án chiến lược của kế hoạch về thâu tóm Hà Sáo và xây dựng tuyến đường tiếp viện. Hiện tại đã là năm Đại Nghiệp thứ mười thì tất yếu phải bắt tay vào làm thôi.

- Triều đình bên kia không cần giải thích. Đối với triều đình mà nói thì nơi đây là năm trấn ở biên giới. Còn đối với chúng ta mà nói, thì đây lại là năm huyện, do chúng ta phái quan viên đến cai quản, còn có quân đội trú binh ở năm trấn và dự trữ lương thực nữa.

Dương Nguyên Khánh thấy Thôi Quân Tố lo lắng khó giải liền trấn an y:

- Ta dự đoán Thánh Thượng còn muốn tiếp tục tiến hành chiến tranh với Triều Tiên, không có thời gian để quan tâm tới chúng ta đâu.

Tất cả mọi người đều vô cùng kinh ngạc, đồng thanh hỏi:

- Có thật là như thế không?

Dương Nguyên Khánh nói với mọi người:

- Tuy rằng triều đình không có quyết định chính thức, nhưng ta hiểu rõ Thánh Thượng, cuộc chiến lần đầu tiên với Triều Tiên Thánh Thượng đã đem toàn bộ quân đội phân chia về các quận. Những năm trước thì không có. Tất cả quân đội vẫn tập trung tại quận Trác. Trong thực tế, chiến tranh với Triều Tiên ở những năm trước vẫn chưa thực sự xảy ra, thì lại phát sinh ra việc tạo phản của nhà họ Nguyên. Hầu hết quân đội của triều đình vẫn đóng quân ở quận Trác như cũ. Ngay lúc đó, ta đã biết, thánh thượng sẽ không cam chịu như thế. Nhất định năm nay ông ta sẽ còn muốn quay trở lại để phát động chiến tranh với Triều Tiên, lấy lại thể diện lần đầu tiên bị thất bại. Hơn nữa, lúc này ông ấy không hề bị lao lực. Vật tư, lương thực, quân đội đều đã đủ. Chỉ cần ông ấy quyết tâm, ta khẳng định, chiến tranh với Triều Tiên nhất định sẽ xảy ra.

Tất cả mọi người đều yên lặng không nói gì. Điều mà Dương Nguyên Khánh nói chính là sự thật. Nó hoàn toàn có thể xảy ra. Năm trước, triều đình đã có những thành tích trong việc bình định bọn loạn phỉ ở các nơi. Dương Nghĩa Thần tiêu diệt Cao Sĩ Đạt và Trương Kim Xưng, đánh tan Cách Khiêm ở đồi Đậu Tử. Tên phản loạn Quản Sùng ở Giang Nam cũng bị thất bại nặng nề. Quan trọng hơn là quân phản loạn nhà họ Nguyên và Dương Huyền Cảm bị trấn áp. Điều này có thể làm cho Thánh Thượng lại một lần nữa bí quá hoá liều, chinh phạt Triều Tiên lần thứ ba.

Dương Nguyên Khánh biết rõ đây kỳ thực không phải lần thứ ba đánh về phía đông, mà hẳn là lần thứ hai kéo dài. Lần thứ hai chinh phạt Triều Tiên đã dẫn tới họ Nguyên và Dương Huyền Cảm tạo phản. Vậy lần tới này sẽ dẫn tới ai đây?

- Các vị, Thánh Thượng tiến đánh Triều Tiên, tất nhiên khó có thể bận tâm đến chúng ta. Chúng ta nắm bắt lấy cơ hội lần này, đem năm trấn xây dựng thành huyện, chỉ cần gạo nấu thành cơm thì rốt cục ông ta cũng không thể nào ngăn cản được. Lần này, năm trấn xây dựng thành huyện là một việc trọng đại, rất mong các vị lý giải cho.

Lúc này, Đỗ Như Hối cuối cùng cũng nói ra điều hắn đang lo lắng:

- Ta ủng hộ kế hoạch xây dựng huyện. Nhưng làm sao để xây dựng huyện thị và thu thập được dân phu? Hơn nữa, một tháng sau sẽ bắt đầu cày bừa vụ xuân. Những điều này đều phải suy xét cho kĩ lưỡng.

Dương Nguyên Khánh trầm tư một lát nói:

- Có thể chia làm hai bước. Bây giờ cách cày bừa vụ xuân còn có một tháng nên sẽ khai thác đá trước.

Chỉ tay về núi Ô Lạp phía xa xa, hắn nói:

- Đá đã có sẵn ở núi Ô Lạp, chỉ việc đến mang về, ước chừng cách nơi này cũng không quá xa. Khai thác đá không thành vấn đề, đợi sau khi kết thúc vụ xuân thì lại triệu tập quân đội, dân đoàn và dân phu, lại theo phía bắc và Đột Quyết chiêu mộ nhân lực. Ta nghĩ chiêu mộ ba bốn nghìn người không có gì là khó cả. Bắt đầu từ nay, thời gian chiêu mộ từ một đến hai năm, lần lượt xây dựng năm huyện thị. Huyện thị không cần lớn, chu vi khoảng mười dặm cũng đủ. Cứ như vậy, chúng ta có thể củng cố biên phòng của vùng đất Hà Sáo. Ta tin chắc rằng, triều đình cũng sẽ tán thành việc chúng ta xây dựng công trình phòng ngự.

Lục Sự Tham Quân quận Ngũ Nguyên Ngư Toàn Hồng đứng ở bên cạnh có chút băn khoăn:

- Mấy năm trước đây, khi xây dựng cải tạo Trường Thành, đã chết gần một nửa dân. Ta lo lắng, chúng ta tu sửa cũng sẽ gặp thương vong lớn.

Dương Nguyên Khánh cười cười:

- Ta đã từng tu sửa nên hiểu rõ về phương diện này. Chỉ cần đảm bảo tiền lương đầy đủ, không cắt giảm nhân công, người bị bệnh thì cho nghỉ ngơi. Như vậy, về cơ bản sẽ không có tử vong xảy ra. Điểm này thì ngươi cứ yên tâm.

Dương Nguyên Khánh lại hướng xa xa vẫy vẫy tay, một viên quan hơn ba mươi tuổi đi lên phiá trước, cúi đầu hành lễ trước mọi người. Tất cả mọi người đều chưa từng gặp qua người này. Dương Nguyên Khánh giới thiệu với mọi người:

- Vị này chính là do ta mời từ bộ công đến chủ quản, họ Lý tên Xuân, đã từng tham gia xây dựng và tu sửa rất nhiều công trình của Đại Tùy, hiện giờ, đang phụ tá cho ta. Bắt đầu từ hôm nay, ông ta sẽ đảm nhiệm phủ Công Tào, giữ chức tổng quản Phong Châu, tham gia vào việc quân sự.

Dương Nguyên Khánh biết rõ Lý Xuân khi đang xây dựng tu bổ Phần Dương, chính là nhờ tu sửa cây cầu Triệu Châu mà nổi tiếng. Nhưng bởi vì trong quan trường, y chính trực ít nói, giao tiếp không tốt mà con đường làm quan không thuận. Những người bạn cùng làm quan với y ai cũng đều đã thăng quan tiến chức. Duy chỉ có y là vẫn còn dậm chân tại chỗ, vẫn chỉ đảm nhiệm chức chủ quản nho nhỏ. Dương Nguyên Khánh biết y là người có tài nhưng không gặp thời, liền phái người mời y đến Phong Châu, giao cho trọng trách.

Lý Xuân luôn luôn suy xét cụ thể công việc xây dựng cải tạo năm tòa thành một cách cụ thể. Trong lòng y đã có những phương án suy tính kĩ lưỡng. Dương Nguyên Khánh tuyên bố bổ nhiệm y, theo lí thì y chỉ khách khí vài câu, nhờ mọi người chiếu cố nhiều hơn. Nhưng y chẳng những không ân cần hỏi han, mà lại chỉ tay vào một người công nhân đang đào vét mương tưới, nói với mọi người rằng:

- Con sông kia chiều rộng chỉ có một trượng. Ta đề nghị đào mở rộng nó ra hai trượng năm. Như vậy thì vừa có thể thông hành hàng trăm thuyền kéo đá, vừa có thể lấy sông Hoàng Hà để vận chuyển các loại vật liệu tới các trấn, đồng thời có thể tiết kiệm được số lượng lớn nhân công. Ngoài ra, ta phát hiện cấu tạo và tính chất của đất đai rất thích hợp cho việc nung thành gạch. Hơn nữa, bên này trữ lượng than đá phong phú, cho nên ta đề nghị không cần đến núi Ô Lạp khai thác đá. Chúng ta trực tiếp lấy đất đốt thành gạch, dùng vôi trộn lại để xây thành. Chỉ cần nền móng của thành trì được đào sâu, tường thành dày, kết cấu hợp lí thì thậm chí, so với thành được xây dựng bằng đá, loại thành này chắc chắn hơn rất nhiều. Vì thế mà tiết kiệm rất nhiều nhân lực. Chỉ trong vòng một năm là có thể xây xong năm tòa thành rồi.

Đầu tiên, mọi người kinh ngạc cho Lý Xuân. Y không hiểu đạo lí đối nhân xử thế, nhưng đợi y nói xong thì tất cả mọi người đều nắm được kế hoạch của y. Phương án của Lý Xuân xây dựng so với sức tưởng tượng của bọn họ đều cao minh gấp bội. Y đã tận dụng được tất cả nguồn tài nguyên. Quan trọng hơn cả là cường độ lao động được giảm tới mức tối đa.

Đứng sang một bên, Dương Nguyên Khánh có chút đắc ý. Người có tài là có thể phát hiện và sử dụng được tài năng của kẻ khác. Đại Tùy có rất nhiều vị quan nhỏ ở cấp dưới. Họ đều có những khả năng nổi bật. Chỉ là bọn họ chưa gặp thời nên chưa thể ngẩng cao đầu. Những nhân tài như thế, hắn nhất định phải tận dụng hết mọi khả năng của họ.

Hắn gật gật đầu, hướng về mọi người nói:

- Xây dựng cải tạo năm thành này là một công trình to lớn nên do Đỗ Trường Sử đảm nhiệm đại sứ, phụ trách xây dựng năm huyện. Lý Tham Quân và Mã Đốc Quân đảm nhiệm phó sứ. Chúng ta đang cần sức người và sức của nên mong các vị gắng sức giúp đỡ.

………

Dọc theo bờ phía bắc con sông Hoàng Hà, tháng một năm Đại Nghiệp thứ mười, quận Du Lâm bắt đầu tiến hành khởi công xây dựng năm trấn. Quận Phong Châu đã bắt đầu xây dựng và mở rộng về hướng đông. Đúng như Dương Nguyên Khánh phán đoán, cuối tháng hai đầu tháng ba, Dương Quảng hạ chiếu, ra lệnh cho văn võ bá quan bàn về việc xuất binh chinh phạt Triều Tiên. Liên tiếp mấy ngày, quan văn võ trong triều không một ai dám nói. Ngày 20 tháng 2, Dương Quảng lại hạ chiếu triệu tập hàng triệu dân phu từ ba vùng từ Sơn Đông, Hà Nam, Hà Bắc quận Trác vận chuyển vật tư. Đại quân với năm trăm ngàn người phân làm trăm ngả tiến quân về hướng Liêu Đông. Đây chính là lần thứ hai tiếp tục chiến tranh với Triều Tiên. Chính điều này đã khơi dậy sự phẫn nộ của lòng người trong khắp thiên hạ. Làn sóng tạo phản lại dấy lên khắp cả nước.

Tháng 5 năm Đại Nghiệp thứ 11, thời gian dần dần trôi qua, quốc vương Triều Tiên đã đầu hàng. Chiến tranh với Triều Tiên chính thức kết thúc. Hoàng đế Dương Quảng trở về kinh thành.

Tuy rằng, những cuộc tạo phản trong thiên hạ Đại Tùy, ở trong Đại Nghiệp năm thứ chín, vì bị đàn áp tàn bạo mà thoái trào. Nhưng đến Đại Nghiệp năm thứ mười và năm thứ mười một, phong trào tạo phản chẳng những không giảm mà lại càng dấy lên mạnh mẽ, khí thế hơn. Đỗ Huy Phục ở Giang Hoài khởi binh, liên tiếp đánh bại bọn quan binh, nắm giữ hơn một trăm ngàn quân binh. Ngõa Cương trại, Địch Nhượng và Lý Mật nắm giữ hơn hai trăm ngàn quân lính. Tại quận Thanh Hà, Đậu Kiến Đức thu thập bọn phiến quân Cao Sĩ Đạt và Trương Kim Xưng, khởi binh trở lại với tổng số quân là hơn hai trăm ngàn người, tấn công thành cướp bóc các trại, gây được tiếng vang lớn.

Còn có Ngụy Đao Nhi ở Hà Bắc nắm giữ hơn một trăm ngàn quân, Lư Minh Nguyệt ở đồi Đậu Tử một lần nữa lại dấy binh tại núi phía đông, nắm giữ hơn trăm ngàn quân, vượt qua sông Hoàng Hà, tiến vào chiếm huyện Chúc A và quận Hòa Tề, đại quân với hơn trăm ngàn người của Tả Hiến Hữu hô ứng. Bên cạnh đó còn có hàng trăm phiến quân khác tạo phản. Dần dần, các cuộc tạo phản của nông dân chuyển dần sang các gia tộc quyền thế. Nó không chỉ giới hạn ở làng xã, mà còn tấn công cả các quận huyện, chiếm thành làm vua, đe dọa nghiêm trọng tới vương triều nhà Tùy.

Dương Quảng lúc này đã bị quân tạo phản làm cho sứt đầu mẻ trán. Trước đây, quân tạo phản chỉ có ở nông thôn. Nhưng bây giờ, đại đa số là các nhà quyền quí địa phương. Bọn họ đánh thành chiếm các quận, giết chết quan lại, đánh bại quân Tùy. Tin xấu liên tiếp truyền đến. Năm trước, Dương Quảng nổi cơn điên cuồng đã đem hai người thất bại trong cuộc bình loạn ở Giang Nam là Thổ Vạn Tự và Ngư Câu La cùng lúc cắt chức, trị tội. Bản thân Ngư Câu La thì bị thương vì trúng tên và chết trên đường về kinh. Còn Thổ Vạn Tự thì chết ở trong ngục Đại Lý Tự.

Không chỉ quan tâm tới chuyện tạo phản ở địa phương, Dương Quảng đồng thời còn chú ý tới những khác thường của các tầng lớp trên. Năm trước, Dương Nghĩa Thần cầm giữ hơn một trăm nghìn quân lính, vì danh vọng rất cao nên ông ta bị Ngự Sử đổ tội tự tiện bổ nhiệm chức quan, bởi vậy mà Dương Quảng nghi ngờ, tước hết binh quyền, không lâu sau thì bệnh chết.

Mà mối họa lớn trong lòng Dương Quảng là Dương Nguyên Khánh ở Phong Châu nhân cơ hội chiến tranh với Triều Tiên, bắt đầu bành trướng về hướng đông, xây dựng, cải tạo năm tòa thành ở phía bắc con sông Hoàng Hà. Phạm vi thế lực của hắn đã mở rộng tới tận quận Mã Ấp. Chính điều này khiến Dương Quảng vừa kinh sợ lại vừa tức giận, quyết định đánh dẹp Dương Nguyên Khánh.

Đúng lúc này, trong kinh thành lưu truyền câu đồng dao: “Con Đào Lý nắm giữ thiên hạ, diệt nhà Dương, nhà Lý hưng thịnh”. Một dự báo xấu bao trùm lên khắp kinh thành.

…………..

Ở trong phường nằm ven đường vào thành có một ngôi nhà nằm giữa khu đất rộng năm mẫu. Tòa nhà này chính là của Trương Tu Đà. Vì Dương Nguyên Khánh tự lập mà Trương Tu Đà bị gọi về kinh đảm nhiệm chức Quang lộc tự khanh nhưng được gần hai tháng sau thì liền bị cắt chức. Suốt trong thời gian hai năm, hắn vẫn ngồi không ở nhà, lĩnh một phần tiền lương từ chức quan Quang lộc đại phu, cuộc sống ngày càng khó khăn.

Mặc dù ở kinh thành không có việc gì làm, nhưng Trương Tu Đà vẫn chú ý đến những chuyển biến về thế cục trong thiên hạ. Dương Quảng quyết định chinh phạt về phía đông làm trong lòng y lo âu. Y đã dâng tấu chương khẩn cầu Thánh Thượng từ bỏ kế hoạch chinh phạt Triều Tiên nhưng tấu chương ấy như đá chìm đáy biển, bặt vô âm tín.

Y đồng thời cũng càng quan tâm tới thế cục của quận Tề. Y vẫn giữ liên lạc và thư từ qua lại, với một vài vị tướng thân tín mà y yêu quí. Từ hai ngày hôm trước, Tần Quỳnh đã gửi thư cho Trương Tu Đà, nói tên giặc Lương Minh Nguyệt dẫn hơn một trăm ngàn quân vượt qua sông Hoàng Hà tiến vào chiếm giữ huyện Chúc A.

tinhlinh2

Thiên Hạ Kiêu Hùng

Tác giả: Cao Nguyệt

Quyển 12: Phong Vân Kích Động


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx