sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Thiền và nghệ thuật đối diện với cuộc đời- Chương 02 part 2

Đối với nhiều phụ nữ, quầng chứa nhóm đau khổ trỗi dậy đặc biệt vào thời điểm ngay trước khi chu kỳ kinh nguyệt diễn ra. Tôi sẽ bàn về vấn đề này và lý do của nó chi tiết hơn ở một đoạn sau. Ngay bây giờ, chỉ xin khẳng định rằng: Nếu bạn có thể cảnh giác và hiện trú toàn tiệt ở thời điểm ấy để quan sát bất cứ thứ gì bạn cảm nhận được bên trong người, chứ không để cho nó chiếm lĩnh bạn, bạn sẽ có cơ hội thực hành rèn luyện tâm linh hiệu quả nhất, và cuộc chuyển hóa toàn bộ đau khổ từ quá khứ của bạn có thể diễn ra nhanh chóng.

Đồng hóa tự ngã với quầng chứa nhóm đau khổ

Tiến trình miêu tả trên đây tuy tác động vô cùng mạnh mẽ mà lại cực kỳ đơn giản. Nó đơn giản đến mức đứa trẻ cũng hiểu được, nên hy vọng một ngày kia tiến trình này sẽ là một trong những kiến thức đầu tiên trẻ em học hỏi được ở trường lớp. Một khi đã hiểu được nguyên tắc căn bản về sự hiện trú toàn triệt như là chủ thể quan sát những gì đang diễn ra bên trong bạn – và bạn “hiểu rõ” nó bằng cách trải ngiệm – bạn sẽ có được một công cụ chuyển hóa hiệu nghiệm nhất để tùy nghi sử dụng.

Nói như vậy không hàm ý phủ nhận sự kiện bạn có thể gặp phải sức phản kháng mạnh

mẽ ở nội tâm nhằm chống lại nỗ lực giải trừ sự đồng hóa với đau khổ của bạn. Trường hợp này đặc biệt xảy ra nếu như bạn đồng hóa quá chặt chẽ với cái quầng chứa nhóm

đau khổ trong hầu hết cuộc đời bạn, và toàn bộ hay phần lớn cảm nhận về tự ngã của bạn đều đầu tư vào sự đồng hóa ấy. Tức là bạn đã kiến tạo một cái tôi bất hạnh từ cái quầng chứa nhóm đau khổ của bạn, và một mực tin chắc rằng cái ảo tưởng do tâm trí giả

lập này đích thị là con người bạn. Trong trường hợp đó, nỗi sợ hãi bị mất đi tự ngã một cách mê muội của bạn sẽ tạo ra sức phản kháng kịch liệt đối với nỗ lực nào nhằm giải trừ sự đồng hóa của bạn. Nói khác đi, bạn thà chịu đau khổ – thà làm cái quầng ấy – chứ

không dám nhảy vào vùng đất xa lạ để chấp nhận rủi ro đánh mất cái tôi bất hạnh vốn đã quen thuộc của mình.

Gặp phải trường hợp này, bạn hãy quan sát sự phản kháng bên trong bản thân mình. Hãy quan sát sự gắn bó với nỗi thống khổ của bạn. Hãy thật cảnh giác. Hãy quan át cơn

khoái lạc kỳ quặc bạn rút ra từ tình trạng bất hạnh của mình. Hãy qua sát sự cưỡng chế

buộc bạn phải nói hay suy nghĩ về nỗi đau của mình. Sự phản kháng sẽ ngưng dứt nếu như bạn soi rọi nó dưới ánh sáng của ý thức. Lúc ấy bạn có thể tập trung chú ý vào cái quầng chứa nhóm đau khổ, hãy hiện trú toàn triệt như là chứng nhân, và do đó khởi

động cuộc chuyển hóa.

Chỉ có bạn mới có thể làm việc này. Không ai có thể làm hộ cho bạn. Nhưng nếu bạn

thật may mắn gặp được một nhân vật cực kỳ tỏ ngộ, nếu bạn có thể đồng hành với vị này trong trạng thái hiện trú toàn triệt, bạn sẽ gặt hái được nhiều lợi ích và mọi việc sẽ gia tốc diễn ra. Theo cách này, ánh sáng của chính bạn sẽ nhanh chóng tỏa sáng hơn. Một súc gỗ chỉ mới vừa bốc cháy được đặt bên cạnh một súc gỗ đang cháy rất mạnh, sau một lúc chúng được tách ra, súc gỗ thức nhất sẽ bùng cháy mạnh mẽ hơn nhiều. Sau cùng, nó biến thành ngọn lửa giống như súc gỗ kia vậy. Thắp lên ngọn lửa như vậy chính là một trong các chức năng của một vị đạo sư. Một số chuyên gia tâm lý cũng có khả năng làm tròn nhiệm vụ đó, nếu như họ đã vượt qua được ngưỡng tâm trí để có thể tạo ra và suy trì trạng thái hiện trú tỉnh thức mạnh mẽ trong thời gian cùng làm việc với bạn.

Nguồn gốc của sợ hãi

Ông có đề cập đến sợ hãi như là một dạng tình cảm đau khổ căn bản. Sợ hãi phát sinh ra sao, và tại sao có quá nhiều sợ hãi trong đời sống con người? Và chẳng phải một vài trường hợp sợ hãi dù sao cũng chỉ là một lối tự vệ lành mạnh đó sao? Nếu không sợ

lửa, có lẽ tôi sẽ mó tay vào lửa để bị bỏng.

Lý do khiến bạn không mó tay vào lửa không phải vì sợ hãi mà vì bạn biết rằng mình sẽ

bị bỏng. Bạn không cần đến sợ hãi để tránh mối nguy hiểm không cần thiết – chỉ cần thông minh tối thiểu và hiểu biết thông thường là đủ. Đối vối những vấn đề thực tiễn như thế, sẽ hữu ích nếu bạn biết áp dụng các bài học đã rút ra được từ quá khứ. Giờ đây nếu ai đó đe dọa bạn bằng ngọn lửa hay bằng bạo lực vật chất, có lẽ bạn sẽ trải nghiệm một thứ gì đó giống như sợ hãi. Đó là động tác co mình lại theo bản năng trước mối nguy hiểm, chứ không phải là tình hình phản ảnh tâm lý sợ hãi mà chúng ta nói ở đây.

Trạng thái tâm lý sợ hãi hoàn toàn không liên hệ gì với bất cứ mối nguy hiểm cụ thể và thực sự tức thời nào. Sợ hãi xuất hiện dưới nhiều dạng như băn khoăn, lo nghĩ, tức giận, bồn chồn, căng thẳng, khiếp hãi, ám ảnh sợ hãi (phobia), và vân vân. Loại tâm lý sợ hãi này luôn luôn là sợ hãi một điều gì đó đang xảy ra, không phải là sợ hãi một điều gì đó đang xảy ra ngay bây giờ. Bạn đang ở trong cái hiện tiền và hiện tại, trong khi tâm trí của bạn cư trú ở tương lai. Tình hình này tạo ra một khoảng hở đầy âu lo. Và nếu bạn bị

đồng hóa với tâm trí của mình và không còn tiếp cận với sức mạnh và sự đơn giản của Hiện Tiền Phi Thời Gian, thì khoảng hở âu lo ấy sẽ luôn là bạn đồng hành của bạn. Bạn có thể luôn ứng phó được với khoảnh khắc hiện tại, nhưng bạn không thể đương đầu với thứ gì đó vốn chỉ là hình ảnh phóng chiếu của tâm trí – tức là bạn không thể đương đầu với tương lai.

Hơn nữa, bao lâu bạn còn bị đồng hóa với tâm trí của mình, thì tự ngã vẫn luôn điều khiển cuộc sống của bạn, như đã nêu ra trước đây. Do bản chất hão huyền và bất chấp cơ

thể phòng vệ tinh nhuệ của nó, tự ngã rất dễ bị tổn thương và luôn bất ổn. Tự ngã thấy mình không ngừng bị đe dọa, mặc dù bề ngoài nó luôn tỏ ra rất tự tin. Ở đây cũng nên nhớ rằng xúc cảm là phản ứng của cơ thể đối với tâm trí của bạn. Cơ thể đang liên tục tiếp nhận thông điệp gì từ tự ngã, từ cái tôi do tâm trí giả lập này? Thông điệp ấy là: Nguy hiểm, tôi đang bị đe dọa. Và xúc cảm gì nảy sinh bởi cái thông điệp liên tục ấy?

Dĩ nhiên là sợ hãi.

Dường như sợ hãi có nhiều nguyên nhân. Sợ mất mát, sợ bị tổn thương, sợ thất bại, và vân vân; nhưng nói cho cùng, tất cả mọi sợ hãi đều là sợ chết – tự ngã sợ bị hủy diệt –

mà thôi. Đối với tự ngã, thần chết luôn lẩn quất đâu đó bên cạnh. Trong cái trạng thái bị

đồng hóa với tâm trí này, nỗi sợ chết tác động đến mọi khía cạnh trong cuộc sống của bạn. Chẳng hạn, ngay cả một việc dường như vụn vặt và “bình thường” như nhu cầu

buộc phải giành cho được lẽ phải trong một cuộc tranh cãi và khiến cho kẻ khác phạm sai trái phải rơi vào thế hạ phong – tức là bênh vực định kiến mà bạn đồng hóa với nó –

cũng là do sợ chết đấy. Nếu bạn đồng hóa với một định kiến do tâm trí bày đặt ra, và nếu bạn không đủ sức bênh vực định kiến ấy để phải rơi vào thế hạ phong bị đánh giá là sai trái, thì cảm nhận về cái tôi căn cứ vào tâm trí của bạn sẽ bị đe dọa hủy diệt một cách nghiêm trọng. Cho nên cả bạn cũng như tự ngã của bạn đều không sao chịu nổi rằng

mình phạm sai lầm. Sai lầm là chết, các cuộc hiến tranh nổ ra cũng như vô vàn mối quan hệ bị đổ vỡ đều do nỗi sợ hãi gây ra.

Một khi bạn đã giải trừ được tình trạng bị đồng hóa với tâm trí của mình, dù bạn phải lẽ

(thị) hay trái lẽ (phi) cũng chẳng quan trọng gì đối với cảm nhận về cái tôi của bạn; do đó, cái nhu cầu cưỡng bách mạnh mẽ và mê muội sâu sắc buộc phải giành lẽ phải về

phía mình, vốn là một hình thức bạo hành, sẽ không còn nữa. Bạn có thể tuyên bố một cách minh bạch và chắc chắn rằng bạn cảm nhận ra sao hay bạn suy nghĩ đều gì, nhưng sẽ không có sự hiếu chiến hay phòng vệ gì hàm ngụ trong điều bạn nói ra cả. Cảm nhận về cái tôi của bạn khi ấy được rút ra từ một nơi sâu thẳm hơn và chân thực hơn bên trong chính con người bạn, chứ không phải từ tâm trí của bạn. Hãy đề phòng bất cứ loại phòng vệ nào bên trong bản thân bạn. Bạn đang bênh vực cái gì? Một nhân dạng ảo tưởng, một hình ảnh trong tâm trí bạn, một thực thể hư cấu. Bằng cách tìm hiểu cho rõ khuôn mẫu này, bằng cách là chứng nhân của nó, bạn sẽ giải trừ được tình trạng bị đồng hóa với nó.

Dưới ánh sáng soi rọi từ ý thức của bạn, lúc ấy cái khuôn mẫu mê muội này sẽ nhanh chóng tan biến đi. Đây là điểm kết thúc của tất cả các cuộc tranh cãi cùng các trò chơi quyền lực, vốn có tác dụng xói mòn đáng kể đối với các mối quan hệ. Quyền lực uy hiếp người khác chính là sự yếu kém được ngụy trang dưới lớp áo sức mạnh. Sức mạnh chân chính xuất phát từ bên trong, và bạn có thể dùng được nó ngay bây giờ.

Vì thế bất cứ người nào bị đồng hóa với tâm trí của họ, và do đó không nối kết được với sức mạnh chân chính của họ, với cái bản ngã sâu thẳm bắt rễ vào Bản thể hiện tiền, sẽ

luôn luôn có nỗi sợ hãi làm bạn đồng hành với họ. Cho đến nay con số những người

thoát khỏi sự chi phối của tâm trí mình thật là hiếm hoi, do đó bạn có thể giả định rằng hầu hết mọi người bạn gặp gỡ hay quen biết đều sống trong tình trạng sợ hãi. Duy chỉ

cường độ sợ hãi của họ là khác biệt nhau thôi. Nó dao dộng giữa lo âu cùng khiếp hãi ở

một thước đo với sự bất an mơ hồ và cảm giác không rõ rệt về mối đe dọa ở đầu kia. Khi nào cơn sợ hãi xuất hiện dưới một trong các dạng nghiêm trọng hơn thì hầu hết mọi

người may ra mới có thể nhận biết được.

Sự truy cầu cái toàn vẹn của tự ngã

Một khía cạnh khác nhau của đau khổ về mặt xúc cảm thuộc phần nội sinh của tâm trí vị

ngã, nó chính là cái cảm nhận thâm căn cố đế về sự thiếu thốn hay bất toàn, về tình trạng không trọn vẹn. Một số người nhận biết được cảm giác bất toàn này, còn những người khác thì không. Trong trường hợp đầu, nó thị hiện dưới dạng sự bất an và thường xuyên cảm thấy mình không xứng đáng hay chưa đủ tốt. Còn ở trường hợp sau, người ta chỉ cảm thấy nó một cách gián tiếp dưới dạng khao khát, ham muốn và có nhu cầu mãnh liệt. Dù trong trường hợp nào, thường thì người ta bị cưỡng bách phải theo đuổi tìm cách thỏa mãn tự ngã và tìm kiếm các sự vật để đồng hóa vào, nhằm lấp đầy cái lỗ

hổng mà họ cảm nhận được bên trong bản thân mình. Vì vậy, căn bản vừa nói, họ nỗ lực săn tìm cơ nghiệp, tiền tài, thành đạt, quyền lực, sự công nhận, hay một mối quan hệ đặc biệt để họ cảm thấy bản thân được dễ chịu hơn, cảm thấy mình toàn vẹn hơn. Nhưng cho dù đã giành được tất cả những thứ này rồi, thì chẳng bao lâu họ lại thấy cái lỗ hổng đấy vẫn còn đó, rằng nó sâu thẳm không thấy đáy. Khi ấy họ mới thực sự gặp rắc rối, bởi họ

không thể tự đánh lừa được nữa. À, có thể lắm chứ và họ làm được, nhưng sự việc hóa ra càng khó khăn hơn.

Bao lâu tâm trí vị ngã còn điều khiển cuộc đời bạn, bạn không thể thấy thực sự dễ chịu; bạn không thể thanh thản hay mãn ý ngoại trừ các giai đoạn ngắn ngủi khi bạn giành được thứ mình cần, khi một khao khát vừa mới được thỏa mãn. Bởi vì tự ngã chính là cảm nhận về cái tôi, cho nên nó cần phải đồng hóa với các sự vật bên ngoài. Nó cần liên tục được bảo vệ và nuôi dưỡng. Các trường hợp đồng hóa của tự ngã phổ biến nhất có liên quan đến cơ nghiệp, công việc đang làm, địa vị và sự công nhận của xã hội, mối quan hệ, lịch sử bản thân và gia tộc, các hệ thống tín niệm, và thông thường cũng phải kể đến quan điểm chính trị, chủ nghĩa quốc gia, chủng tộc, tôn giáo, và các dạng đồng hoá khác với tập thể. Tất cả những thứ này đều không phải là bạn.

Bạn có thấy cảm giác bất toàn này thật đáng sợ không? Hoặc giả biết rõ nó bạn thấy khuây khỏa? Sớm muộn gì bạn cũng phải từ bỏ tất cả những thứ này. Có lẽ cho đến đây bạn vẫn thấy khó mà tin được, và chắc chắn tôi sẽ không yêu cầu bạn tin tưởng rằng bạn sẽ không sao tìm thấy cái tôi ở bất cứ thứ gì trong các sự vật đó. Vì bản thân mình, bạn sẽ biết rõ sự thật về điều này. Bạn sẽ biết rõ nó muộn nhất khi bạn thấy cái chết gần kề.

Cái chết sẽ tước đoạt tất cả mọi thứ không phải là bạn. Bí mật của cuộc sống là “chết

trước khi bạn trút hơi thở sau cùng” – và thấy rằng bạn thực sự không chết.

[ Bạn đang đọc truyện tại alobooks.vn ]


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx