sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Thiền và nghệ thuật đối diện với cuộc đời- Chương 10 part 2

Phản kháng là yếu đuối, là sợ hãi đội lốt sức mạnh. Cái mà tự ngã cho là nhu nhược mới chính là Bản thể hiện tiền của bạn trong trạng thái thuần khiết, hồn nhiên, và mạnh mẽ của nó. Cái nó cho là mạnh mẽ lại là nhu nhược. Vì thế tự ngã tồn tại theo kiểu không ngừng phản kháng và đóng vai trò giả trá để che đậy sự “yếu đuối” của bạn, thực ra chính là sức mạnh của bạn.

Cho đến khi vâng phục, việc sắm tuồng một cách vô minh hình thành phần lớn sự tương tác của con người. Khi vâng phục, bạn không còn cần đến các thủ đoạn phòng thủ của tự

ngã cùng các chiếc mặt nạ giả trá của nó. Bạn trở nên rất đơn giản, rất chân thật. Tự ngã nói rằng: “Làm như thế thật nguy hiểm, bạn sẽ bị tổn thương. Bạn sẽ trở nên mong manh”. Dĩ nhiên, điều mà tự ngã không biết chính là chỉ thông qua buông bỏ phản kháng, thông qua “tình trạng mong manh” ấy bạn mới có thể khám phá sự an toàn đích thật và cốt yếu của bạn.

Chuyển hóa bệnh hoạn thành giác ngộ

Nếu ai đó bị bệnh nghiêm trọng mà hoàn toàn chấp nhận tình hình đó và chịu khuất phục trước bệnh hoạn, phải chăng họ sẽ từ bỏ ý chí phấn đấu để khỏe mạnh trở lại?

Quyết tâm chiến đấu với bệnh hoạn chẳng phải sẽ không còn nữa sao?

Vâng phục là chấp nhận cái đang là mà nội tâm không có bất cứ nghi ngại gì cả. chúng ta đang nói về sự sống của bạn – ngay lúc này – chứ không nói đến các tình huống hay hoàn cảnh gặp phải trong cuộc sống của bạn. Chúng ta đã bàn về vấn đề này rồi.

Về phương diện bệnh tật, ý nghĩa của nó như sau đây. Bệnh tật là một phần trong hoàn cảnh sống của bạn. Theo nghĩa hẹp của từ này, bệnh tật có một quá khứ và một tương lai. Quá khứ và tương lai hình thành một chuỗi không gián đoạn, nếu như sức mạnh cứu chuộc của cái Bây giờ không được khởi động thông qua sự hiện trú hữu thức của bạn.

Như bạn đã biết, bên dưới nhiều điều kiện khác nhau tạo thành hoàn cảnh sống của bạn vốn tồn tại trong thời gian, có một thứ gì đó sâu xa hơn, thiết yếu hơn: đó là Sự sống của bạn, là Bản thể hiện tiền của bạn trong cái Bây giờ phi thời gian này.

Bởi vì trong cái Bây giờ không có vấn đề gì cả, cho nên cũng không có cả bệnh tật.

Niềm tin dưới một nhãn hiệu mà ai đó gán cho tình hình của bạn khiến cho tình hình ấy có tầm quan trọng, ban quyền lực cho nó, và tạo ra một thực tại có vẻ vững chắc từ một tình thế mất cân bằng nhất thời. Niềm tin ấy đem lại cho nó không những tính thực tại và tính vững chắc, mà còn đem lại cho nó tính liên tục trong thời gian mà trước đây nó vốn không có. Bằng cách tập trung vào cái thoáng chốc này và cố không dùng tâm trí đặt tên cho nó, bệnh tật rút lại chỉ là một hay vài nhân tố như đau đớn, suy nhược, hay bất lực về mặt thể xác. Đó là cái mà đối với nó bạn vâng phục – ngay lúc này. Bạn không vâng phục đối với khái niệm “bệnh tật”. Hãy để cho cơn đau đớn buộc bạn tiến vào khoảnh khắc hiện tại, tiến vào trạng thái hiện trú hữu thức toàn triệt. Hãy lợi dụng nó để tỏ ngộ.

Vâng phục không chuyển hóa cái đang là, ít ra không chuyển hóa trực tiếp nó. Vâng phục chuyển hóa bạn. Khi bạn được chuyển hóa, toàn bộ thế giới của bạn cũng được chuyển hóa, bởi vì thế giới ấy chỉ là một hình ảnh phản chiếu. Chúng ta đã bàn về điều này trước đây rồi.

Nếu bạn nhìn vào tấm gương soi và không thích cái bạn đang thấy, bạn hẳn là điên

khùng mới tấn công vào hình ảnh trong gương. Đó chính xác là điều bạn làm trong trạng thái không chấp nhận. Và dĩ nhiên, nếu bạn tấn công hình ảnh ấy, nó sẽ đánh trả lại bạn.

Nếu bạn chấp nhận hình ảnh bất kể nó là gì đi nữa, nếu bạn thân thiện với nó, nó không thể không thân thiện với bạn. Đây là cách bạn thay đổi thế giới.

Bệnh tật không phải là vấn đề. Bạn mới là vấn đề – bao lâu tâm trí vị ngã còn nắm

quyền chi phối. Khi bạn mắc bệnh hay bị tàn phế, đừng cảm thấy rằng bạn đã thất bại theo cách nào đó, đừng cảm thấy mình có lỗi. Đừng trách cứ cuộc sống đã đối xử bất công với bạn, cũng đừng trách cứ bản thân bạn. Tất cả những thứ đó đều là phản kháng.

Nếu bạn mắc phải căn bệnh nặng, hãy lợi dụng nó để tỏ ngộ. Bất kể thứ gì “xấu” xảy ra trong đời bạn – hãy lợi dụng nó để tỏ ngộ. Hãy loại trừ thời gian ra khỏi bệnh tật. Đừng dành cho nó một chút quá khứ hay tương lai nào. Hãy để cho nó thúc đẩy bạn nhận biết triệt để khoảnh khắc hiện tại – để xem điều gì đang xảy ra.

Hãy trở thành thuật sĩ luyện kim. Hãy chuyển hóa kim loại căn bản thành vàng ròng, chuyển hóa đau khổ thành ý thức, chuyển hóa bệnh tật thành tỏ ngộ.

Giờ đây phải chăng bạn cảm thấy phát ốm và tức giận quá đỗi vì những gì tôi vừa nói?

Vậy thì đó là một dấu hiệu hiển nhiên cho thấy bệnh tật thuộc về cảm nhận về cái tôi của bạn, và rằng bạn hiện đang bảo vệ cái tôi ấy của bạn – cũng như đang bảo vệ căn bệnh ấy. Tình hình được gán nhãn hiệu “bệnh tật” không có liên quan gì đến con người thực sự của bạn.

Khi tai ương giáng xuống

Đối với phần lớn dân số vẫn còn vô minh, chỉ một hoàn cảnh thập tử nhất sinh cũng có thể phá vỡ lớp vỏ bọc vững chắc của tự ngã hư ngụy, để buộc họ phải vâng phục và nhờ

đó mà tiến vào trạng thái tỉnh thức. Hoàn cảnh này phát sinh khi một thảm họa, biến động dữ dội, mất mát nghiêm trọng, hay đau khổ sâu sắc làm cho toàn bộ thế giới của bạn vỡ tan ra và không còn ý nghĩa gì nữa. Khi ấy bạn phải giáp mặt với cái chết, về

thân xác hay tâm lý. Tâm trí vị ngã, tức chủ thể sáng tạo cái thế giới này, sụp đổ hoàn toàn. Từ đống tro tàn của thế giới cũ, lúc ấy một thế giới mới có thể xuất hiện.

Dĩ nhiên, không có gì bảo đảm rằng một hoàn cảnh như thế sẽ có tác dụng, nhưng mọi việc vẫn luôn có thể xảy ra. Sự phản kháng của một số người đối với cái đang là thậm chí còn tăng thêm và sự việc hóa ra càng tệ hại hơn. Còn những người khác có lẽ chỉ

vâng phục phần nào thôi, nhưng ngay như vậy cũng sẽ giúp họ có cơ hội thoáng thấy

chiều kích sâu thẳm và cảm nhận đôi chút thanh thản trước đây chưa từng có. Một phần vỏ bọc tự ngã vỡ ra, cho phép một phần nhỏ sức sinh động và sự an bình nằm khuất sau tâm trí rực sáng lên.

Trong các hoàn cảnh một mất một còn thường xảy ra nhiều phép lạ. Những kẻ sát nhân bị giam trong xà lim tử tội chờ hành hình, trong những giờ phút sau cùng của cuộc đời, thường trải nghiệm trạng thái vô ngã và niềm an lạc sâu sắc xuất hiện bên trong họ. Sự

phản kháng nội tại đối với hoàn cảnh chết người của họ tăng lên mãnh liệt khiến cho họ

đau khổ cùng cực, vô phương trốn chạy đành phải thúc thủ chờ chết, thậm chí tâm trí cũng không sao phóng chiếu đến tương lai được nữa. Vì vậy họ buộc phải chấp nhận cái không thể chấp nhận được. Họ bị buộc phải vâng phục. Bằng cách này, họ có thể tiến vào trạng thái ân sủng trong đó xuất hiện sự cứu chuộc: hoàn toàn giải thoát khỏi xiềng xích của quá khứ. Dĩ nhiên, thực ra không phải hoàn cảnh thập tử nhất sinh, mà chính hành vi vâng phục mới tạo cơ hội để cho phép lạ cứu chuộc và tiếp nhận ân sủng diễn ra.

Cho nên khi tai ương giáng xuống, hay việc gì đó hóa ra “tệ hại” cùng cực – như bệnh hoạn, tàn phế, tan nhà, mất của, tổn thất địa vị xã hội, tan vỡ mối quan hệ thân thiết, người thân thương chết đi hay đang vật vã đau đớn, hay chính bạn đang ở ngưỡng cửa tử

thần – hãy biết rằng tai ương ấy còn có mặt trái nữa, rằng bạn chỉ cách có một bước là gặp chuyện kỳ lạ không thể tin được: đó là sự chuyển hóa toàn triệt biến kim loại căn bản đau khổ thành vàng ròng. Bước duy nhất đó chính là vâng phục.

Tôi không muốn nói rằng bạn sẽ hạnh phúc trong hoàn cảnh như thế. Không đâu. Nhưng sợ hãi và đau khổ sẽ chuyển hóa thành an bình và thanh thản nội tại, vốn xuất phát từ

chốn vô cùng sâu thẳm – từ chính cõi Bất thị hiện. Nó là “bình an của Thượng đế, vượt lên trên tất cả mọi hiểu biết của con người”. So sánh với điều đó, hạnh phúc thực ra chỉ

là thứ thô thiển. Cùng với cái bình an rực rỡ này chính là cái tri kiến – không ở bình diện tâm trí mà ở bên trong sâu thẳm Bản thể hiện tiền của bạn – rằng bạn bất tử, rằng bạn không thể bị hủy diệt. Đây không phải là một tín niệm, mà là một khẳng định tuyệt đối không cần đến bất kỳ một chứng cứ bên ngoài từ một nguồn tin thứ yếu nào đó.

Chuyển hóa đau khổ thành an lạc

Tôi có đọc chuyện kể về một triết gia phải khắc kỷ ở Hy Lạp cổ đại rằng, khi được báo người con trai bị chết trong tai nạn, ông ta đáp: “ Tôi vốn đã biết nó không bất tử mà”.

[ Bạn đang đọc truyện tại alobooks.vn ]

Phải chăng đó là vâng phục? nếu phải, thì tôi không ưa chút nào. Có một số tình huống trong đó sự vâng phục dường như trái tự nhiên và phi nhân.

Cắt đứt tình cảm không phải là vâng phục. Nhưng chúng ta không biết rõ trạng thái nội tại của ông ta khi thốt lên câu nói ấy. Trong một số hoàn cảnh cực đoan, có lẽ bạn vẫn không thể chấp nhận cái Bây giờ. Nhưng bạn luôn luôn có cơ hội thứ hai để vâng phục.

Cơ hội thứ nhất của bạn là đối với từng khoảnh khắc bạn hãy vâng phục trước thực tại của khoảnh khắc ấy. Biết rằng cái đang là không thể không xảy ra – bởi vì nó vốn đã hiện hữu – thì bạn hoặc vâng phục hoặc không vâng phục cái đang là ấy. Lúc đó bạn làm việc bạn phải thực hiện, bất kể hoàn cảnh đòi hỏi ra sao đi nữa cũng vậy. Nếu bạn lưu trú trong trạng thái chấp nhận này, bạn sẽ không tạo ra thêm tiêu cực, thêm đau khổ, thêm bất hạnh nữa. Lúc ấy bạn sống trong trạng thái ân sủng và khinh an, tuyệt không còn có ý tranh đoạt gì nữa.

Khi bạn không thể làm như thế, khi bạn bỏ lỡ cơ hội đó – vì bạn không hiện trú hữu thức đúng mức để ngăn không cho một khuôn mẫu thói quen vô minh nẩy sinh, hoặc vì tình

hình đó quá cực đoan khiến cho bạn tuyệt đối không chấp nhận được – rồi bạn gây ra một hình thức đau khổ nào đó. Xem ra hoàn cảnh đó dường như gây ra đau khổ, nhưng

nói cho cùng thì không phải như vậy – chính sự phản kháng của bạn đã gây ra đau khổ.

Giờ đây là cơ hội thứ hai để bạn vâng phục: nếu bạn không thế chấp nhận cái đang là bên ngoài, vậy hãy chấp nhận cái đang là bên trong. Nếu không thể chấp nhận hoàn cảnh bên ngoài, bạn hãy chấp nhận tình cảnh bên trong. Tức là: Đừng phản kháng đau khổ.

Hãy để cho nó hiện hành. Hãy vâng phục nỗi sầu khổ, thất vọng, sợ hãi, cô đơn, hay bất cứ hình thức đau khổ nào khác. Quan sát nó mà không để cho tâm trí đặt tên hay gắn nhãn hiệu cho nó. Hãy ôm trọn lấy nó. Rồi quan sát xem phép lạ vâng phục chuyển hóa đau khổ sâu sắc thành an lạc sâu sắc ra sao. Đây là “trường hợp đóng đinh cứu chuộc”

của bạn. Hãy để cho nó trở thành sự hồi sinh, sự phục sinh của bạn.

Tôi không biết người ta có thể vâng phục đau khổ ra sao. Như chính ông đã nêu rõ, đau khổ là không vâng phục. Vậy làm sao ông có thể vâng phục cái không vâng phục cho được?

Hãy tạm gác vâng phục lại một chốc. Khi nỗi đau khổ của bạn thật sâu sắc, thì tất cả mọi bàn bạc về vâng phục dường như đều không cần thiết và vô nghĩa. Khi nỗi đau khổ của bạn thật sâu sắc, thì rất có thể bên trong bạn nẩy sinh thôi thúc tìm cách trốn chạy thay vì vâng phục nó. Bạn không muốn cảm nhận cái bạn đang cảm nhận được. Còn gì bình

thường hơn? Thế nhưng vô phương chốn chạy, không còn ngõ thoát. Có nhiều cách trốn chạy như hư dối – như làm việc, rượu chè, ma túy, giận dữ, qui chiếu cảm giác

(projection), đè nén, và vân vân chẳng hạn – nhưng chúng không giải thoát khỏi khổ

đau. Đau khổ sẽ không giảm bớt cường độ khi bạn giải quyết nó bằng biện pháp vô

minh. Khi bạn chối bỏ tình cảm đau khổ, thì mọi việc bạn làm, mọi điều bạn nghĩ, cũng như các mối quan hệ của bạn đều bị ô nhiễm bởi đau khổ ấy. Bạn phát tán nó ra, khi năng lượng ô nhiễm ấy toát ra, thì những người khác vô tình phải hứng chịu nó. Nếu họ

cũng vô minh, họ thậm chí có thể cảm thấy buộc lòng phải công kích hay làm tổn

thương bạn theo cách nào đó, nếu không bạn có thể làm tổn thương họ bằng cách bất

thức phóng chiếu nỗi đau khổ của bạn. Bạn chiêu cảm và biểu lộ bất cứ thứ gì tương ứng với trạng thái nội tâm của mình.

Khi không còn ngõ thoát, vẫn luôn có một lối xuyên thấu dành cho bạn. Cho nên đừng quay lưng với đau khổ. Bạn hãy đối mặt với nó. Hãy cảm nhận nó thật toàn diện. Cảm nhận – chứ đừng suy nghĩ về nó! Hãy biểu lộ nó nếu cần, nhưng đừng sáng tạo một kịch bản xoay quanh nó bên trong tâm trí bạn. Hãy tập trung mọi chú ý của bạn vào cảm

nhận, chứ không vào con người, sự kiện, hay hoàn cảnh dường như đã gây ra nỗi đau

khổ ấy. Đừng để cho tâm trí mặc tình sáng tạo một hình ảnh nạn nhân từ nỗi đau khổ ấy, rồi gán ghép hình ảnh ấy cho bạn. Từ đó đâm ra thương cảm cho bản thân, rồi kể lể cho người khác nghe câu chuyện của mình. Việc làm này sẽ khiến cho bạn bị mắc kẹt trong vòng đau khổ. Bởi vì bạn không sao thoát được cái cảm nhận này, cho nên khả năng duy nhất là tiến sâu vào nó; nếu không, sẽ chẳng có gì thay đổi cả. Vì vậy, hãy tập trung mọi chú ý vào điều bạn đang cảm nhận, và đừng để cho tâm trí đặt tên cho nó. Khi tiến vào cảm nhận ấy, bạn hãy đề cao cảnh giác. Thoạt đầu nó có vẻ giống như một vùng tối đen khủng khiếp, và khi thôi thúc trốn chạy xuất hiện, bạn hãy quan sát chứ đừng tác động đến thôi thúc ấy. Tiếp tục tập trung chú ý vào nỗi khổ đau của bạn, không ngừng cảm nhận cơn sầu khổ, sợ hãi, khủng khiếp, cô đơn, bất kể nó thuộc dạng tiêu cực nào. Hãy cảnh giác, hãy hiện trú – hiện trú với toàn bộ Bản thể hiện tiền của bạn, với mọi tế bào trong cơ thể bạn. Làm như vậy, bạn rọi tia sáng vào vùng bóng tối này. Đây là tia sáng ý thức rực rỡ của bạn.

Ở giai đoạn này, bạn không cần quan tâm đến sự vâng phục nữa. Nó xảy ra rồi, xảy ra như thế nào? Chú ý triệt để chính là chấp nhận hoàn toàn, chính là vâng phục. Bằng cách chú ý như thế, bạn sử dụng sức mạnh của cái Bây giờ, vốn là sức mạnh hiện trú của bạn.

Không hang ổ che giấu phản kháng nào có thể tồn tại bên trong bạn được. Hiện trú giải trừ thời gian. Không có thời gian, thì không có nỗi đau nào, không tiêu cực nào có thể

tồn tại được.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx