sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Khổng Tử Chu Du Liệt Quốc

Ngô Vương Hạp Lư được sự trợ giúp của Ngũ Tử Tư và Tôn Vũ v v, nhà nước ngày một lớn mạnh, nên có ý tranh bá với các nước chư hầu ở Trung nguyên. Trước tiên là nước Tề nước láng giềng ở miền bắc, bấy giờ Tề Cảnh Công đang chấp chính, nhà vua bổ nhiệm Yến Anh có tài trị nước làm thừa tướng, thực hiện cải cách, khiến nước Tề lại bắt đầu trở nên lớn mạnh.

Năm 500 trước công nguyên, Tề Cảnh Công và Hạp Lư muốn liên hợp với các nước chư hầu Trung Nguyên như nước Lỗ v v, cùng đối phó với sự uy hiếp của nước Ngô, khôi phục lại sự nghiệp bá chủ của Tề Hằng Công, mới hẹn với Lỗ Định Công đến mở bang hội ở thung lũng nơi giáp ranh giữa hai nước.

Bấy giờ mở bang hội phải có một đại thần đắc lực làm trợ thủ được gọi là "Tướng lễ", Lỗ Định Công liền cử tư khấu Khổng Tử đảm nhiệm việc này.

Khổng Tử tên Khưu, tự Trọng Ni, người nước Tống, do tổ tiên xảy ra xung đột với gia tộc Hoa Thị, nên buộc phải lánh nạn sang nước Lỗ, cha ở nước Lỗ vì lập chiến công nên được phong làm Ấp Đại Phu, khi Khổng Tử lên ba thì cha qua đời. Mẹ Khổng Tử là Ngạn Thị vì không chịu đựng được sự ức hiếp của gia tộc Khổng Thị, mới đem theo Khổng Tử đến sống ở Khúc Phụ.

Nước Lỗ là phong địa của Chu Công Đán thời kỳ đầu nhà Chu, còn bảo lưu khá nhiều lễ nghi phiền phức như cưới xin, ma chay, tế tổ v v, do chịu sự ảnh hưởng của nền văn hóa cổ xưa này, nên Khổng Tử từ nhỏ đã có hứng thú đối với những lễ nghi này, ông thường bắt chước người lớn tham gia các nghi lễ, ông ham hỏi ham học và không biết mệt mỏi, nên rất tinh thông các lễ nghi của nhà Chu, tiếng tăm ngày một vang xa, có rất đông người đến xin theo học, do đó ông đã mở trường tư thục để dạy học.

Khi 35 tuổi, Khổng Tử sang nước Tề tuyên truyền với Tề Cảnh Công về đường lối chính trị của mình, Tề Cảnh Công muốn trọng dụng, nhưng thừa tướng Yến Anh thì cho rằng chủ trương của Khổng Tử không phù hợp với thực tế, không thể thực thi, nên Không Tử đành phải quay trở về nước Lỗ tiếp tục dạy học, cho mãi tới khi Lỗ Định Công lên ngôi, Khổng Tử mới được cử giữ chức Trung Đô Tể, năm sau được thăng làm Tư Khổng, lại điều làm Tư Khấu, quyền Tể Tướng.

Lỗ Định Công đem việc Tề Cảnh Công hẹn mình đến lập bang hội nói lại với Khổng Tử. Khổng Tử nói rằng: "Nước Tề luôn luôn quấy nhiễu biên giới nước Sở ta, nay Tề vương hẹn với ta, ta không thể không phòng, mong đại vương hãy dẫn các Tư Mã đi theo". Lỗ Định Công nghe theo, bèn chỉ định hai vị Tư Mã cùng mình dẫn quân đi. Tại bang hội, do tài trí thông minh của Khổng Tử, khiến nước Lỗ giành được thắng lợi về mặt ngoại giao, Tống Cảnh Công còn hoàn trả 3 nơi mà nước Tề trước đây đã lấn chiếm của nước Lỗ

Lê Sừ đại phu nước Tề cho rằng Khổng Tử làm quan ở nước Lỗ là điều bất lợi đối với nước Tề, mới bảo Tề Cảnh Công chọn 80 mỹ nữ và một ban nhạc đem tặng cho Lỗ Định Công, để ly gián Khổng Tử với Lỗ Định Công. Lỗ Định Công là một người hiếu sắc, suốt ngày chỉ uống rượu ăn chơi với đám mỹ nữ, không ngó ngàng gì tới việc triều chính, Khổng Tử vào cung khuyên ngăn thì nhà vua cũng lẩn tránh không gặp, các học trò của Khổng Tử thấy vậy đều khuyên ông từ chức, Khổng Tử cảm thấy mình ở lại nước Lỗ cũng chẳng làm nên trò trống gì, chi bằng đi sang các nước tuyên truyền chủ trương chính trị lấy lễ trị nước của mình. Tức thì, ông đem theo học trò lên đường đi sang các nước.

Khổng Tử trước tiên sang nước Vệ, vua nước Vệ không mấy hữu hảo, lại còn nghi ngờ họ là gian tế và cử người theo dõi, Khổng Tử đành phải rời khỏi nước Vệ. Nhưng vì quá vội vàng nên một số học trò của ông bị thất lạc, trong số này có Tử Cống. Tử Cống vội vã đi khắp nơi tìm thầy thì có người mách bảo rằng: "Ở ngoài cửa đông tôi thấy có một người luống cuống như có nhà tang, không biết có phải là thầy của anh không?". Tử Cống nghe vậy liền vội vàng chạy ra cửa đông để tìm. Khổng Tử và học trò bê bết bụi đường về đến ngoại ô đô thành nước Tống, thấy trên bãi có một cây cổ thụ cành lá sum sê, Khổng Tử vô cùng thích thú liền bảo các học trò cùng diễn tập Chu lễ ở dưới gốc cây. Có người đem việc này mách với tư mã Hằng nước Tống, vị tư mã này rất căm ghét học thuyết của Khổng Tử liền tức tối mắng rằng: "Tên họ Khổng này thực là chẳng biết điều chút nào, sao hắn lại dám diễn trò cổ hủ này ngay trước mắt ta", tức thì bèn dẫn quân ra đuổi bắt.

Nhưng khi ra đến nơi thì Khổng Tử và đám học trò đã chạy trốn từ lâu. Khổng Tử dẫn học trò sang du lịch các nước Trần Sái, Sở Chiêu Vương cử người sang mời họ, nhưng khi họ về đến nước Sở thì Sở Chiêu Vương đã tin nghe lời đồn nhảm lại không trọng dụng Khổng Tử, Khổng Tử đành phải về nước Lỗ tiếp tục giảng dạy và viết ra các cuốn kinh điển như "Thi Kinh", "Dị Kinh", "Thường Thư", "Xuân Thu" v v.

Năm 479 trước công nguyên, Khổng Tử mất vào lúc 73 tuổi, các học trò của ông đã chỉnh lý ra các cuốn sách như "Luận Ngữ" v v, hình thành tư tưởng nhà nho, luôn luôn có ảnh hưởng đối với TQ và các nước trên thế giới.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx