sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Tưởng Giới Thạch - những bí mật về cuộc đời và gia thế - Phần 01 - Chương 01 - 02

Trong Kim Lăng xuân mộng, việc miêu tả của Đường Nhân đối với thân thế Tưởng Giới Thạch không hạn chế ở một hai chương càng không hạn chế ở số trích dẫn, mà trong toàn bộ sáu chương với hơn mười vạn chữ, trong đó có truyền đạt về bối cảnh, có miêu tả về chi tiết, có trình bày những tình tiết, còn có những điểm nghi ngờ cần làm cho đúng đắn. Đem sự nghiêm cẩn của nhà viết sử kết hợp với sự sáng tạo của nhà viết sách làm cho người đọc thấy rõ tác giả đã dùng sử liệu tường tận, xác sự, luận chứng chặt chẽ, hấp dẫn người đọc rất mạnh mẽ. Cho nên cuốn sách này tuy đã xuất bản mấy chục năm nay nhưng vẫn tiêu thụ mạnh, không hề suy giảm. Có những điều coi là chính sử đáng để xem xét, có những điểm coi là dã sử để dè chừng. Những người tin vào lời trong đó cũng đọc, những người không tin vào lời nói trong đó cũng đọc. Cuốn sách này từ khi ra đời đến nay, tổng cộng đã in bao nhiêu vạn quyển, cũng chưa thấy có ai thống kê tường tận. Thế nhưng trong nhiều loại sách xuất bản ở trong nước và hải ngoại, mỗi lần nhìn vào số lượng phát hành mấy chục vạn quyển, mấy trăm vạn quyền, không ngại mà khẳng định cuốn sách này được liệt vào loại sách dễ tiêu thụ nhất. Do đó, cách nói Tưởng Giới Thạch là Trịnh Tam Phát Tử đã trở thành thuyết được lưu truyền rộng rãi nhất.Con trai của Đường Nhân tiên sinh là Đường Tiểu Tam trong kỳ thứ sáu Tân văn chiến tuyến năm 1980 có đăng tải bài viết Kim Lăng xuân mộng: Cha tôi đã nghiên cứu các chủng loại sách xuất bản có liên quan đến Tưởng Giới Thạch, chất đống cao như ngọn núi nhỏ, chỉ riêng những sách tham khảo đã tới năm sáu trăm quyển. Chỉ để tìm ra một cái tên hoặc một năm tháng ông có thể phải đọc liên tục mấy đêm liền. Cách miêu thuật thực sự nghiêm túc, truy tìm tại nguồn cội gốc rễ trong quá trình viết sách của tác giả đã làm vững chắc thêm tính chân thực độ tin cậy của các nhân vật sự kiện trong tác phẩm, sự cẩn trọng này khiến cho tác phẩm giành được càng nhiều độc giả, khiến cho con người và sự việc miêu tả ở trong tác phẩm đã được truyền bá càng rộng rãi hơn.

Thế thì với tư cách là một tác giả, Đường Nhân tiên sinh đã đối xử với con người và sự việc trong tác phẩm của mình như thế nào? Đường Nhân tiên sinh nói: Bộ sách này không những không phải là tiểu thuyết mà cũng không phải là lịch sử, chỉ là đem con người và sự việc của Tưởng Giới Thạch giống như một tiên sinh kể chuyện miêu thuật ra mà thôi [2].Chú ý, tuy nhiên về hình thức, đây cũng không phải, kia cũng chẳng phải, thế nhưng về nội dung, điều nói ra lại là con người và sự việc của Tưởng Giới Thạch. Có thể nói, Đường Nhân tiên sinh đã tin tưởng như vậy, cho nên đã viết ra sinh động vô cùng, bàn luận cũng rất quả quyết. Vì để khẳng định tính chính xác của những kiến giải mà mình đưa ra trong sách, Đường Nhân tiên sinh còn phê phán các tin đồn khác về ông Tưởng. Trong hồi thứ ba của Kim Lăng xuân mộng ông đã viết:

Có người nói, Tường Giới Thạch là đứa con ngoài giá thú của phương trượng chùa Tuyết Đậu với bà mẹ ông ta. Căn cứ là Tưởng Giới Thạch mỗi khi có đại kế quân quốc không thể giải quyết được, thường thường không đem theo Tống Mỹ Linh mà một mình cùng lính thị vệ vào ở trong chùa Tuyết Đậu, để suy nghĩ biện pháp giải quyết. Theo lời đồn, khi ở trong chùa, trong đêm khuya u linh ông đã quỳ trước tháp đựng tro xương của lão hòa thượng kính cẩn cầu nguyện. Ông là một tín đồ của đạo Cơ đốc, hành động này quả thực đáng nghi ngờ. Hơn nữa, nếu đồng hành với Tống Mỹ Linh thì quyết không bao giờ tới chùa Tuyết Đậu v.v.. Kỳ thực, loại hành vi này, chính là sau khi Túc Am qua đời, hai mẹ con ông đã đi lại với hòa thượng rất thân thiết. Nếu vì lý do ông Tưởng chịu ảnh hưởng rất sâu của mẹ mình và phương trượng mà nói ông là do hòa thượng sinh ra, thì quả thật là điều oan uổng, a di đà Phật !

Cách viết vừa kể vừa bình luận kèm theo sự phê phán này của Đường Nhân tiên sinh, theo kiểu tất nhiên là chỉ có điều này mới chính xác, ngoài ra mọi điều khác đều là sai cả, không thể có cách chọn nào khác đã đem lại cho người đọc cảm giác chân thực rất mạnh mẽ. Như trên đã nói, điều này có thể mang đến cho độc giả những ấn tượng mạnh mẽ, đối với sự truyền bá rộng rãi cũng sinh ra ảnh hưởng quan trọng.

Đương nhiên, tin đồn Tưởng Giới Thạch là Trịnh Tam Phát Tử đã lưu truyền rộng rãi, không thể nói toàn là bởi Kim Làng Xuân Mộng của Đường Nhân tiên sinh cả. Rất nhiều văn chương hồi ức viết với danh nghĩa là người chứng kiến hoặc người chuẩn chứng kiến, không những đã trở thành chứng cứ quan trọng của Đường Thuyết mà càng thúc đẩy sự truyền bá của Đường Thuyết.Tháng 5 năm 1962, Trương Trọng Lỗ có bài viết nói rằng:

Tưởng Giới Thạch quê thuộc Phụng Hóa Triết Giang, là điều mọi người đều đã biết. Kỳ thực ông không phải là sinh ra ở Phụng Hóa Triết Giang, mà là sinh ở Hứa Xương Hà Nam - Tưởng Giới Thạch đối với gia thế Hứa Xương của ông giữ kín như bưng, hầu như không một người nào biết rõ uẩn khúc của sự việc. Cho dù có người nào hơi biết loáng thoáng, cũng chẳng dám nói cho ai biết, e sẽ gặp những điều bất trắc. Mặc dù sau thời kỳ kháng chiến, trong những người Hà Nam mới có người truyền nhau nói, thế nhưng cũng chỉ là xì xào vụng trộm, chẳng dám công khai. Ai chẳng biết đặc vụ của họ Tưởng ở khắp mọi nơi, hễ truyền đến tai bọn đặc vụ thì lập tức sẽ không tránh khỏi rước lấy tai họa.

Từ năm 1941 đến năm 1942, Hà Nam gặp phải nạn hạn hán, khu vực Hứa Xương bị tai họa nặng nề, chỉ riêng huyện Hứa Xương đã chết đói tới hơn năm vạn người. Lúc này, người anh ruột Trịnh Phát của Tướng Giới Thạch khi chạy nạn tới Trùng Khánh mới bắt đầu bộc lộ gia thế. Đại để là vào khoảng năm Quang Tự thứ 10 đời Thanh (1885), khi ấy Tưởng Giới Thạch mới lên 4 lên 5 tuổi, trong nha môn huyện Hứa Xương có một vị sư gia họ Tưởng (cuối đới Thanh đầu Dân quốc, sư gia coi việc phạt tiền trong nha môn các huyện phần lớn là người Triết Giang, đặc biệt người Thiệu Hưng là nhiều nhất, vị sư gia họ Tưởng này cũng tự xưng là người Thiệu Hưng), người này đã thuê một người hầu gái, đem theo một đứa trẻ con. Người hầu gái này chính là mẹ đẻ của Tưởng Giới Thạch, đứa trẻ con này cũng chính là Tưởng Giới Thạch. Không lâu sau, quan huyện từ chức, vị sự gia này cũng đi theo về Khai Phong. Nghe nói, người vợ của vị sư gia này lúc đó đã qua đời, cuộc sống thiếu người đỡ đần, bèn đưa cả người hầu gái ấy về Khai Phong. Về sau người hầu gái ấy trở thành quyến thuộc của ông ta và cùng theo về Triết Giang. Sự thật do chính miệng người anh ruột của Tưởng Giới Thạch là Trinh Phát nói với những người cùng quê Hà Nam là Cáo Tử Cử (quân đoàn trưởng, sở trưởng huấn luyện hậu bị) Lý Tiêu Đình (Thượng nghị ủy ban quân ủy) Thái Chỉ Sinh (Tham chính viên ủy ban Tham chính quốc dân) .. tại Đại Dương (Trùng Khánh) năm 1942.

Nếu nói bài viết của Trương Trọng Lỗ đã thuật lại sự chia ly của anh em trong gia đình họ Trịnh cũng như khoảng thời gian mà Trịnh Tam Phát Tử theo Tưởng sư gia đi Triết, thì ba đoạn hồi ức sau lại kể về cuộc đoàn tụ anh em họ, cùng với những sự việc sau này của họ : Quách Hải Trưởng trong Hội nghị chính trị hiệp thương tỉnh Hà Nam nói: Khi chạy nạn đói tới Trùng Khánh, Trịnh Phát trú ở hội đồng hương Hà Nam, có quen biết với một người tên là Diêu Đình Phương. Sau khi Diêu được biết quan hệ của Trịnh Phát với Tưởng Giới Thạch, liền bảo anh ta tới nơi ở của Tưởng ở trong rừng sâu để cầu kiến. Trịnh nghe theo mà đi. Sau nhiều lần không có kết quả, cuối cùng nguyện vọng của ông ta đã được báo lên Tưởng Giới Thạch. Tưởng liền ký một tờ chi phiếu 5000 đồng để trao cho Trịnh Phát. Trịnh kiên quyết chối từ không nhận, nói rằng ông ta tới đây cốt để nhận anh nhận em chứ không phải vì tiền. Nghe báo cáo lại, Tưởng liền cử người đưa Trịnh Phát tới nhà Đới Truyền Hiền, để cho Đới giải thích khuyên nhủ, an ủi, nói rõ Tưởng không thể để anh trai mình chịu khổ cực được. Ngoài ra còn nói, sau đó Tưởng đã tới nhà họ Đới, anh em gặp nhau, khóc lóc một hồi. Sau đó, Tưởng ra lệnh cho Đới Lập cử người chuyên chăm sóc và theo dõi Trịnh, đưa ông ta về ở trong Sở hợp tác Trung - Mỹ. Về sau có người thường gặp Trịnh Phát ở Từ Khí Khẩu, Sa Binh Bá, có thể tự do hoạt động trong một phạm vi nhất định, việc ăn uống trong quán đều có người trả tiền, chỉ có điều Trịnh Phát không được tiếp xúc với ai. Đồng thời, mỗi tháng Ngân hàng Trung ương đều gửi tiền đến cho gia đình Trịnh Phát. Sau khi Nhật Bản đầu hàng, Trịnh Phát trở về Khai Phong. Một buổi tối trong năm 1946, Quách đã thấy Trịnh Phát ở trong nhà Diêu Đình Phương ở thị trấn Nam Dương, Khai Phong, hình dáng ông ta rất giống Tưởng Giới Thạch. Năm 1953, khi tới Hứa Xương thăm hỏi úy lạo tai họa sương muối, Quách đã hỏi thăm tin tức Trịnh Phát qua những người lãnh đạo địa phương, được biết Trịnh Phát vẫn khỏe mạnh, thành phần trung nông, ông ta sợ bị liên lụy nên đã phủ nhận thẳng thừng mối quan hệ với Tưởng Giới Thạch. Ông Tạ Mại Thôn ở ủy ban Chính trị hiệp thương thành phố Trịnh Châu nói rằng năm 1946, vì một lý do nào đó, ông đã tới thăm ông Ngô Hiệp Đường, chuyên viên Hứa Xương trong chính quyền Quốc dân đảng, Ngô được lệnh mỗi tháng cấp cho gia đình Trịnh Phát 300 cân lương thực. Ngô còn nói lúc đó Trịnh Phát trú ở nhà số 4 Nguyễn Từ Bi Khai Phong. Chủ tịch tỉnh là Lưu Mậu Ân cũng cung cấp sinh hoạt phí theo định kỳ cho Trịnh. Cuối cùng Ngô nói với Tạ nếu Trịnh Phát không có quan hệ với lão Tưởng, không có mệnh lệnh của cấp trên thì Lưu Chủ tịch và một chuyên viên như ông ta không thể nào lại cung cấp tiền bạc lương thực cho con người không hề quen biết này.

Còn ông Lý Tĩnh ở ủy ban chính trị hiệp thương tỉnh Hà Nam lại nói: Tháng 6 năm 1948, một ngày trước khi Khai Phong được giải phóng lần thứ nhất, một số nhân vật đứng đầu Hà Nam ở Nam Kinh tụ tập dự tiệc ở quán rượu Đại Tam Nguyên, Diêu Đình Phương đã giới thiệu Lý Tĩnh làm quen với Trịnh Phát. Theo Lý thì hình dáng, mặt mũi, cử chỉ của Trịnh với Tưởng có những chỗ rất giống nhau. Nghe nói khi Trịnh Phát ở Nam Kinh cũng có người chuyên chăm sóc cuộc sống của ông ta. Trong Hà Nam văn sử tư liệu số 5 xuất bản tháng 4 năm 1981 của ủy ban nghiên cứu tư liệu văn sử chính trị hiệp thương tỉnh Hà Nam còn có một số bài viết tương tự. Một số bài viết vào những năm 60 sau khi được phổ biến tuyên truyền đã tạo nên ảnh hưởng rộng rãi. Về vấn đề thân thế của Tưởng Giới Thạch, ở hải ngoại cũng có một số người kiên trì Đường thuyết, khiến cho tin đồn Tưởng Giới Thạch là Trịnh Tam Phát Tử được truyền bá khắp thế giới. Mạnh Tuyệt Tử người Hồng Công từng viết Người cha của Tưởng Giới Thạch, trong đó nói : Tình cảnh bần tiện của Tưởng Giới Thạch khi còn nhỏ chạy đói phải đi xin cơm ăn, giống Chu Nguyên Chương; tình cảnh kéo bình dầu giống như Tần Thủy Hoàng. Bần tiện nghèo hèn mà lại thêm việc kéo bình dầu đã kết thành tâm tư tình cảm ở trong lòng Tưởng Giới Thạch, có dấu ấn sâu sắc hơn nhiều so với Chu Nguyên Chương, Tần Thủy Hoàng, do đó tạo thành sức bật càng lớn. Năm 1987, học giả Đài Loan là Lý Ngạo đã viết một thiên văn chương dài hơn bốn vạn chữ nhan đề là Tưởng Giới Thạch có phải là Trịnh Tam Phát Tử không? với dẫn chứng rộng, luận cứ chặt chẽ. Kết luận cuối cùng là: Tôi hoài nghi Vương Thái phu nhân với Tưởng Túc Am, căn bản chính là con người đổi vợ; còn bản thân Tưởng Giới Thạch chính là người kéo bình dầu trong khi người chồng có vợ chết còn lại đàn con khó có thể tồn tại được !Đối với thân thế li kỳ rắc rối của Tưởng Giới Thạch, mỗi người nói mỗi khác, lan truyền đi mấy chục năm, có người nói dựng đứng lên, có người có khảo chứng, có người cung cấp những tài liệu để chứng minh bằng những người đã chứng kiến hoặc chuẩn chứng kém, hơn thế đã không ngừng có người đề suất luận điểm mới và luận cứ mới, cũng có người không ngớt nêu đề cũ sao chép từ mấy chục năm trước, trong nước đã có, ở ngoài nước cũng có, các thuyết nói về thân thế của Tưởng Giới Thạch sao lại không trở thành mốt thời thượng được ? Bất kể nó là giả hay là thật !

-----------------------------

[1] Thanh Thái Tổ 1560-1625[2] Hà Quốc Thao: Giải câu đố về thân thế Tưởng mẫu Vương Thái Ngọc


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx