sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Tưởng Giới Thạch - những bí mật về cuộc đời và gia thế - Phần 02 - Chương 05 - 01

Chương 05

Cuộc hôn nhân Tưởng - Tống với tình yêu cùng tồn tại

Từ thời xưa tới nay, coi nhân vật lớn trên lịch sử Trung Quốc, vô luận là bắt đầu sáng lập thiên hạ hay là giữ gìn sự nghiệp, tựa hồ như không thể rời khỏi một người nội trợ đảm đang để diễn xuất ra một vở hài kịch trong dân gian phu sướng phụ hòa. Ngày 1 tháng 12 năm 1927, sau khi bức màn của cuộc hôn lễ từ từ kéo lên, viên quân phiệt mới lớn nhất Trung Quốc - Tưởng Giới Thạch, chẳng những đã giành được Tống Mỹ Linh, người con gái xinh đẹp quyền quý mà mình đã thèm chảy dãi từ lâu, hơn thế thông qua dải váy của cuộc hôn nhân đã buộc chặt nhà tư bản tài chính, từ đó đã đặt được cơ sở kinh tế do chính quyền của mình. Trong cuộc trao đổi giao dịch này, phía phụ nữ cũng không bị hớ thiệt, thông qua cuộc hôn nhân bà đã trở thành đệ nhất phu nhân hiển hách của Trung Quốc. Quyền lực và tiền của luôn luôn chung nhịp với nhau như vậy.Chính trong hai tháng trước khi cử hành hôn lễ, tức là ngày 28, 29, 30 tháng 9, Thân báo, Tân văn báo và Thời sự tân báo ở Thượng Hải liên tục đăng tải Tin báo của Tưởng Trung Chính suốt ba ngày liền, nói: Các đồng chí đối với gia sự của Trung Chính, có rất nhiều người gửi thư đến chất vấn nghi ngờ, bởi chưa trả lời khắp kết được, nay đặc biệt nói rõ như sau: Năm thứ mười dân quốc, nguyên phối Mao thị đã chính thức li hôn với Trung Chính, còn lại bà khác, vốn không có hôn ước, hiện tại đã thoát ly quan hệ với Trung Chính. Nay ở trong nhà ngoài hai người con ra, chẳng còn thê thiếp nữa. Mọi tin truyền sai sự thật, dễ làm ra sự hiểu lầm, nên đặc biệt kính báo tại đây ! Trước khi kết hôn với Tống Mỹ Linh, Tưởng đã có ba lần làm chú rể. Đàn bà đối với Tưởng quả thực chỉ giống như một chiếc áo lót, khi cần thì mặc vào, khi không cần thì cởi bỏ. Những lần kết hôn khác cũng chẳng bao giờ làm thủ tục li hôn với người vợ trước. Thế nhưng lần này thì khác hẳn. Trước khi lấy tiểu thư thứ ba của nhà họ Tống, Tưởng Giới Thạch cần phải tiến hành thanh lý nhà cửa đối với những thê thiếp vốn có từ trước, hơn thế còn tuyên bố trịnh trọng đàng hoàng trên báo chí, tất cả đều làm theo lớp lang bài bản, cẩn thận từng li từng tí một. Sự chuyển biến thái độ đối với cuộc hôn nhân này của Tưởng Giới Thạch, xuất phát từ nguyên nhân địa vị xã hội và điều kiện không giống người thường của gia tộc họ Tống với tiểu thư thứ ba của nhà họ Tống.Trong lịch sử cận đại Trung Quốc, gia tộc họ Tống có tiếng tăm lừng lẫy. Người cha của Tống Mỹ Linh là Tồng Gia Thụ, tự là Diệu Như, sinh năm 1866 tại một gia đình nghèo túng ở huyện Văn Xương Đảo Hải Nam. Năm lên 9 tuổi, bởi gia cảnh khó khăn, cha mẹ đã đem Tống Gia Thụ giao cho người cậu mở cửa hiệu buôn Bốt Stơn ở Mỹ nuôi dưỡng xung vào làm người giúp việc ở cửa hiệu. Sau đó vì bực tức với Cậu đã tự động bỏ đi. Sau đó, Tống Gia Thụ phiêu bạt lang thang ở nước Mỹ, làm thuyền viên ở trên tàu thủy, làm tạp dịch ở trong một khách sạn. Sự tôi luyện vất vả của cuộc sống, đã khiến cho chàng trai này trưởng thành, Tống đã tiếp nhận lễ rửa tội của Đạo Ki Tô, rỗi được hun đúc trong nền văn hóa phương Tây. năm 1886, Tống Gia Thụ trở về Thượng Hải được ủy nhiệm làm mục sư. Không lâu, do vấp phải sự bài sích, ông đã vứt bỏ nghề truyền đạo, bắt đầu chuyển vào giới xí nghiệp công thương, sáng lập ra Hoa Mỹ ấn thư quán. Ngoài việc phát triển nghề xuất bản, nghề ấn loát ra, Tống Gia Thụ còn kinh doanh nhập khẩu máy móc, nghiệp vụ lắp ráp, trở thành thương nhân mai bản tương đối sớm ở Thượng Hải. Trải qua hơn hai chục năm phấn đấu, ông đã tích lũy được số vốn năm sáu chục vạn lượng bạc. Người vợ của Tống Gia Thụ là Nghê quế Trân, là con gái một nhà buôn giàu có ở Thượng Hải, mẹ của bà họ Từ, là con cháu của Đại học sĩ cuối đời Minh là Từ Quang Khải - Hai vợ chồng tổng cộng có sáu người con, theo thứ tự là: Tưởng nữ là Tống ái Linh thứ nữ là Tống Khánh Linh, Trưởng nữ là Tống Tử Văn, Tam nữ là Tống Mỹ Linh thứ tứ là Tổng Tử Lương, tam tử là Tống Tử An.Năm 1894, Tống Gia Thụ quen biết với Tôn Trung Sơn. Có lẽ bởi vì có mối quan hệ về bối cảnh văn hóa, hai người vừa gặp đã như quen biết từ lâu và đã trở thành người bạn thân thiết. Trong đời sống cách mệnh trắc trở về sau của Tôn Trung Sơn, Tống đã đem đại bộ phận tiền của mình ra tri viện cho cuộc cách mạng dân chủ tư sản do Tôn phát động, đã trở thành cột trụ về nguồn tài liệu quan trọng giúp cho cuộc cách mạng quốc dân của Tôn Trung Sơn tranh thủ được sự thành công. Đồng thời với việc kinh doanh thương nghiệp, Tống Gia Thụ đã quyết tâm bồi dưỡng các con của mình, đến tháng 5 năm 1918 thì qua đời. Ông đã sáng tạo ra cơ sở sự nghiệp tốt đẹp cho các con lúc này, con gái cả đã lấy Khổng Tường Hy một nhà đại tài phiệt ở Sơn Tây. Con gái thứ hai lấy Tôn Trung Sơn. Con cả Tống Tử Văn về sau ra nhận chức Bộ trưởng Tài chính của Chính phủ quốc dân Vũ Hán. Trong gia tộc họ Tống, tiền của, địa vị vinh dự, những gì cần có thì đều đã có.Tiểu thư thứ ba trong gia đình này, Tống Mỹ Linh sinh ngày 14 tháng 3 năm 1897. Lúc này Tống Gia Thụ đã trở thành một phú ông nổi tiếng ở Thượng Hải. Tống Mỹ Linh được lớn lên torng hoàn cảnh sống cực kỳ ưu việt, lại là một cô gái nhỏ nhất trong ba chị em, từ nhỏ đã được nâng niu chiều chuộng, bản tính rất buông thả. Năm 1907, Tống Mỹ Linh lên 10 tuổi, với sắp đặt của cha, cô bé đã tới nước Mỹ xa xôi, bắt đầu cuộc sống cầu học. Trong mười năm ở nước Mỹ, Tống Mỹ Linh đã trải qua sự hun đúc của nền văn hóa Tây Phương điển hình rồi từ một cô bé béo mũm mĩm trở thành một thiếu nữ thướt tha mềm mại phong thái dịu dàng.Năm 1917, Tống Mỹ Linh trở về Thượng Hải. Sau khi về nước ngoài việc học tập bổ túc thêm văn hóa Trung Quốc ra, Tống Mỹ linh tích cực lao vào công tác xã họi như Hội nữ thanh niên đạo Ki Tô Thượng Hải. ủy viên ẹy ban thẩm tra điện ảnh toàn quốc v.v.. và đã rất nhiều lần xuất đầu lộ diện ở giới xã giao Thượng Hải, rất nhanh chóng trở thành một nhân vật có tiếng tăm lừng lẫy. Lúc đó, địa vị của gia đình họ Tống như trời giữa Xuân, những người thông qua các mối quan hệ muốn nhờ cậy, dựa dẫm gia đình họ Tống, chạy ra theo như đàn vịt. Trong đó, những người có ý đồ dồn chú ý lên thân tiểu thư nhà họ Tống cũng chẳng thiếu gì. Đáng tiếc là, Tiểu thư cả, tiểu thư hai nhà họ Tống thì sớm đã như danh hoa có chủ, duy nhất chỉ còn lại tam tiểu thư tuổi xuân mới chớm vẫn ở khuê phòng chưa lấy chồng. Tức thì rất nhiều mũi tên thần liền hăm hở bắn về phía Tống Mỹ Linh.Trong rất đông số người truy cầu, Tưởng Giới Thạch là người biểu hiện siêng năng miệt mài không mệt mỏi và ngoan cường bất khuất.Tưởng Giới Thạch lần đầu quen biết Tống Mỹ Linh vào năm 1922. Tháng 8 năm đó, do vì khi Trần Quýnh Minh làm phẩn ở Quảng Châu, Tưởng hộ giá có công, tháp tùng Tôn Trung Sơn tới Thượng Hải nghỉ ngơi. Một buổi tối đầu tháng 12, trong nhà ở của Tôn Trung Sơn trên đường Môlie, Tống Tử Văn đã cử hành dạ hồi đạo KiTô, Tưởng Giới Thạch cũng nhận được lời mời. Tuy đối với nền văn hóa Ki Tô thì Tưởng không hiểu lắm, thế nhưng kinh nghiệm len thân vào giới xã giao trong xã hội thượng lưu thì Tưởng đã có. Buổi tối hôm ấy, Tưởng Giới Thạch ăn mặc sang trọng lịch sử đúng giờ tới nơi Tôn ở. Trong buổi dạ hội đó Tưởng làm quen được với Tống Mỹ Linh hoạt bát đáng yêu mà lại giao du rộng rãi. Lần đầu tiên gặp gỡ, khí chất cao nhà lịch sự, phong độ dịu dàng tha thướt của tam tiểu thư họ Tống đã làm cho Tưởng Giới Thạch mê tít đã khiến cho tràng nam nhi tuổi gần bốn chục lại mới lấy vợ không lâu này suy nghĩ vớ vẩn lung tung: yểu điệu thục nữ, xinh đẹn quyền quý, lại là em vơu của Tôn Trung sơn tiên sinh, rồi lại cộng thêm nguồn tài lực hùng hậu và ảnh hưởng ở hải ngoại của Tống Tử Văn, Khổng Tường Hy. Tất cả nưhng danh dự, địa vị, tài sản này chỉ cần một chiếc dải váy của cuộc hôn nhân bền có thể buộc chặt được, để cho mình sử dụng, quả thật là một cuộc buôn bán lớn một vốon vạn lợi!Cuối tháng 12 cùng năm, Tưởng Giới Thạch theo yêu cầu của Tôn Trung Sơn đã trở về Quảng Châu. Lúc này, trong con mắt của Tưởng Giới Thạch, Tôn Trung Sơn ngoài việc là lãnh tụ cách mạng tôn kính ra còn là chồng chị gái của người đàn bà mà mình truy cầu. Do đó, Tưởng đối với Tôn tỏ ra vô cùng thân thiết. Một hôm, Tưởng Giới Thạch hết sức cung kính khẩn cầu Tôn Trung Sơn, mong muốn Tôn đứng ra thuyết phục Tống Mỹ Linh trở thành vợ của mình. Trong cuộc trò truyện Tưởng còn đặc biệt giải thích: Cuộc hôn nhân do cha mẹ bao biện đã được giải trừ, quan hệ với Diêu Thị cũng đã kết thúc; hiện tại bản thân đang là một tấm thân thanh bạch. Thế nhưng, Tưởng bịt miệng không nói tới nàng Trần Khiết Như vừa mới lấy. Đối với yêu cầu đường đời này do học trò của mình vừa mới nêu ra, Tôn Trung Sơn rất khó xử. Đồng ý ư ? bản thân mình làm sao có thể thuyết phục Tống Mỹ Linh đồng ý lấy một người đàn ông đã kết qua mấy lần hôn này được ? Không đồng ý ư ? lại sợ tổng thương tới trái tim của con người súng bái cùng mình sống chết với cộng (tới thiểu là lúc Trần Quýnh Minh làm phản đã như vậy).Đối với một sự việc liên quan tới trai thích gái yêu như vậy, Tôn Trung sơn đã không trực tiếp đi tìm Tống Mỹ Linh, mà là thông qua vợ mình vòng vo nói rõ đầu đuôi câu chuyện. Thái độ của Tống Khánh Linh rất kiên quyết rõ ràng, xác thực phản đối việc em gái mình kết hôn với một người đàn ông đã có qua mấy người đàn bà. Lúc đó, Tưởng Giới Thạch lấy vợ cả, lấy vỡ lẽ, đối với những tia đồn hiếu sắc đã có rất nhiều. Suy nghĩ về danh dự của gia đình họ Tống và tiền đồ của em gái, lẽ dĩ nhiên Tống Khánh Linh đã cự tuyệt thẳng thừng sự truy cầu này. Tôn Trung Sơn bẩm sinh trung hậu không thể đem những lời nói khiến cho người ta khó chịu buồn nản chuyển đạt tới Tưởng Giới Thạch được mà chỉ là nói một cách mập mờ với Tưởng rằng: Hãy chờ đợi đã !. Tưởng đã không hổ thẹn là một tay già đời về truy cầu phụ nữ, nghe Tôn tiên sinh trả lời như vậy, liền lập tức hiểu rõ tới tám, chín phần Hãy chờ đợi đã !, nói rõ đối phương không đồng ý nhưng lại không cự tuyệt rõ rệt, mà đang còn ở trong sự do dự. Với việc đó, để cho đối phương nói rõ ra không, sao bằng nói hãy chờ đợi đã !, như vậy thì còn có hy vọng. Tưởng tin tưởng sâu sắc vào câu cách ngôn hảo sự đa ma của người Trung Quốc, cũng hiểu biết một cách sâu sắc rằng tưởng ngại trong việc cầu hôn của mình là do ở mấy người đàn bà lớn tuổi trong nhà họ Tống. Tức thì, Tưởng Giới Thạch đã sử dụng sách lược tránh thực dựa hư, đối với gia đình họ Tống thì sử dụng sự yên lặng, chờ đợi thời cơ. Đối với Tống Mỹ Linh thì dùng phương thức thư từ qua lại tấn công nhiều lần, để giành lấy trái tim thơm thảo.Từ năm 1922 đến năm 1927, tròn năm năm Tưởng Giới Thạch đời chờ, truy cầu. Lẽ dĩ nhiên, trong thời gian này đã có Trần Khiết Như trẻ trung xinh đẹp làm bạn. Tưởng không hề cảm thấy buồn tẻ chút nào. Trong vòng năm năm nay, Tưởng Giới Thạch đã sử dụng hết mánh khóe toàn thân, trong sóng gió hãi hùng của cảnh quan trường chìm nổi, một bước lên mây, dần dần tiến thẳng lên đỉnh cao của quyền lực, khiến cho địa vị của mình phát sinh ra nưhng biến hóa như thần thoại. Tháng 5 năm 1924 Tưởng được ủy nhiệm làm hiệu trưởng trường quân sự Hoàng Phố, rồi tham mưu trưởng quân đội chính phủ Quảng Châu. Tháng 7 năm 1926, Tưởng ra làm chủ tịch ẹy ban thường vụ trung ương Quốc dân đảng, Tổng Tư lệnh Bắc phạt quân, tập trung toàn bộ quyền lực của Đảng của quân đội vào một thân mình, trở thành một nhân vật tối cao nắm giữ thực quyền trong Quốc dân đảng. Theo đà thắng lợi liên tiếp của chiến tranh bắc phạt, tháng 3 năm 1927 khi tiến đến Nam Kinh, Thượng Hải, Tưởng Giới Thạch nghiễm nhiên trở thành người anh hùng cách mạng, địa vị của Tưởng trong tâm mắt Tống Mỹ Linh cũng dần dần có sự biến hóa. Tháng 4 tại nhà Tống trên đường Tây Môlie ở Thượng Hải, Tưởng Giới Thạch đã gặp gỡ Tống Mỹ Linh, người anh hùng đã một lần nữa cầu hôn với mỹ nhân.Lúc này, Tưởng Giới Thạch đang nắm quyền thế như bầu trời xuân, lại một lần nữa cầu hôn với Tống Mỹ Linh, biểu hiện thoải mái tự nhiên đường hoàng, tiến thoái ung dung xuất phát từ thượng sách của binh pháp. Đối với sự việc cầu thân này gia đình họ Tống đã mở hội nghị gia đình đặc biệt, kết quả vốn là đại đa số người không đồng ý. Thế nhưng phái tán đồng cũng được tăng thêm. Chỉ cả Tống ái Linh dùng lực lớn át hội nghị, chủ trương đồng ý việc cầu thân này. Tống ái Linh tin tưởng sâu sắc rằng trong tương lai tiền đồ của Tưởng sẽ là vô lượng, có thể làm vẻ vang cho nhà họ Tống. Tống ái Linh ra sức khuyên em gái và các em, tiếp nhận vị tổng tư lệnh nắm giữ đại quyền sát phạt này trở thành thành viên của gia đình họ Tóng. Như vậy chẳng những suốt đời của em gái được vinh hoa, có chỗ nương dựa, hơn nữa sự phú quý của cả gia tộc cũng đã có bảo đảm. Tiểu thư cả nhà họ Tống chẳng thẹn là người có con mắt tinh đời, chỉ có mấy câu nói ngắn ngủi mà đã rất có sức thuyết phục đối với mối quan hệ lợi hại này, lời nói đó thật là cặn kẽ kỹ càng.Ngày 14 tháng 5 năm 1927, dưới sự tác hợp của Tống ái Linh, Tưởng Giới Thạch đã xin phép Trung ương Quốc dân đảng nghỉ mười ngày, dẫn Tống Mỹ Linh tới du lịch vãn cảnh ở Tiêu Sơn Trấn Giang. Đây là một bước mang tính chất then chốt đối với cuộc liên duyên Tưởng Tống. Buối sáng ngày hôm ấy, Tưởng Giới Thạch đã cử xe hoa tới Thượng Hải nghênh đón Tống Mỹ Linh rồi cử vệ đội trưởng đích thân đi bảo vệ. Trong xe chất đầy hoa tươi. Sau khi xe tới Trấn Giang, Tưởng tổng tư lệnh mặc comlê đi giày da, phong độ đường hoàng, ăn mặc giống như một thân sĩ. Mọi thứ sắp đặt như thế này đã làm cho Tống Mỹ Linh rất vui vẻ. Sau khi chèo lên Tiên Sơn, hai người đã đi du lãm âm Biệt Phong, động Hoa Nghiềm, lầu Cấp Giang, đình Tráng Quan v.v.. ở giữa khoảng đất trời, anh hùng mỹ nữ, núi non hùg vĩ đã khiến họ lưu luyến chẳng muốn về... Thời gian mười ngày đã trôi qua như một nháy mắt. Qua lần đi du chơi này, quan hệ giữa hai người trên đại thể đạt tới tám chín phần mười.Tháng 8 cùng năm, đối mặt với áp lực trong Đảng, Tưởng Giới Thạch lấy thoái để tiến ông đã tuyên bố từ chức, rời khỏi các chức vụ mà mình nắm giữ. Sau đó, rời Nam Kinh qua Thượng Hải, Ninh Ba về tới quê hương Khê Khẩu, rồi vào ở trong chùa Tuyết Đâu. Lúc này, rời khỏi chính sự bận rộn, Tưởng Giới Thạch với thân phận võ nhân bái chức vứt khỏi việc đời, đã gửi cho Tống Mỹ Linh một bức thư tình ý tứ khẩn thiết. Thư viết rằng: Nay ta không có ý hoạt động chính trị nữa, duy chỉ thương nhớ một người mà ta suốt đời mến mộ, đó là nàng. Trước kia khi ở Quảng Đông ta đã tỏ ý với lẹnh huynh của nàng, nhưng chưa được chấp nhận. Lúc đó hoặc vì quan hệ chính trị, cho nên bây giờ ta lui về làm người sơn dã, vứt bỏ hết việc đời sống cùng tro bụi. Ngày trước trăm trận chiến đấu ngoài biên cương, lấy gào thét làm vui, đến nay nghĩ lại, cái gọi là công danh sự nghiệp chẳng qua chỉ là ảo mộng. Duy chỉ có nàng là người tài hoa vinh đức, khiến ta quyến luyến không thể nào quen. Thế nhưng chẳng biết được võ nhân buộc phải từ chức bị vứt bỏ ra ngoài đời này, nàng nhìn thấy sẽ như thế nào đây ?. Tưởng Giới Thạch đã dùng hết cả mười tám ban võ nghệ để truy cầu một người đàn bà cuối cùng đã chiến thắng giành được trái tim ngào ngạt của Tống Mỹ Linh. Ngày 16 tháng 9, Tiểu thư chị cả Tống ái Linh phụ trách công việc tác hợp này của nhà họ Tống đã tiến hành hội nghị chiêu đãi các nhà báo, tuyên bố: Tưởng tổng tư lệnh sắp sửa kết hôn với tiểu thư Tống Mỹ Linh, rồi đem đôi tân nhân này ra giới thiệu cho các tân văn ký giả biết.Mở ra hội nghị chiêu đãi các ký giả, đem tin tức liên duyên Tưởng Tống công khai trước dân chúng, là cái kế Tiền trảm hậu tấu để đối phó với Tống lão phu nhân, là hợp mưu của Tưởng Giới Thạch và Tống ái Linh. Các con của nhà họ Tống, tuy đều tiếp thu nền giáo dục phương Tây, thế nhưng đối với nền văn hóa truyền thống Trung Quốc họ vẫn vô cùng tôn sùng. Hơn thế, Tống lão phu nhân Nghệ Quế Trân chính là con cháu của danh môn, lẽ dĩ nhiên, việc nhân duyên đại sứ của các con trong gia đình cũng cần phải thông qua sự đồng ý của mẹ mới có thể được, nếu không thì sẽ là đại bất hiếu. Tức thì vào cuối tháng chín, Tưởng Giới Thạch đã vượt qua biển đông bái kiến Tống lão phu nhân đang ở Nhật Bản. Trước mặt lão phu nhân, Tưởng nghiêm trang lấy ra một bản chứng minh biểu thị rõ bản thân mình đã cắt đứt với tất cả những người đàn bà trong quá khứ, hơn thế còn thề nguyện giữ mãi tình yêu trung tình không bao giờ thay đổi đối với tiểu thư Mỹ Linh. Đối với vấn đề tín ngưỡng tông giáo, Tưởng Giới Thạch cũng dứt khoát trả lời đồng ý, biểu thị bằng lòng tiếp thu đạo Ki Tô. Tất thảy những điều này giống hệt như diễn kịch, tất thảy đều đã được sắp xếp sẵn từ trước. Một cuộc cầu hôn có tính chất hình thức đã được hoàn thành như vậy. Tống lão phu nhân đã bằng lòng lời thỉnh cầu của Tưởng Giới Thạch.

Ngày 1 tháng 12 năm 1927, lễ kết hôn giữa Tưởng Giới Thạch với Tống Khánh Linh đã được cử hành tại Thượng Hải. Chiếu cố tới tông giáo tín ngưỡng và bối cảnh văn hóa của gia đình họ Tống, lại không để mất thể diện của Tưởng tổng thống, hôn lễ được cử hành chia làm hai lần. Một lần tại nhà họ Tống trên đường Môlie, cử hành theo tập tục của đạo Ki Tô, do mục sư Dư Nhật Chương chủ trì, toàn bộ cuộc hôn lễ ắng lặng tĩnh mịch. Còn một lần cử hành tại khách sạn Đại Hoa, số người tham dự đạt tới trên một ngàn ba trăm người, các yếu nhân chính trị quân đội Quốc dân đảng, đầu mục bằng Thanh hồng --- đều tới chúc mằng; nhất thời tân khách đồng nghịt, so với nghi thức hôn lễ trước, nghi thức kết hôn mang phong cách truyền thống Trung Quốc ở khách sạn Đại hoa tỏ ra rất đàng hoàng sang trọng.Kết hôn với tiểu thư thứ ba trong gia đình họ Tống tám tiếng lẫy lừng, thực hiện được nguyện vọng mà mình truy cầu cả trong mộng mỵ suốt mấy năm nay, Tưởng Giới Thạch sung sướng vô cùng. Thông qua cuộc hôn nhân, Tưổưng đã giành được tiền của, mỹ nữ, địa vị xã hội, đã giành được mọi thứ mà mình mong muốn. Trong lúc hưng phấn Tưởng Giới Thạch đã không quên căn cứ vào luân lý đạo đức của hôn nhân và gia đình cùng với mối quan hệ giữa mình với cách mạng, phát biểu những lời viển vông trời biển. Chính trong ngày kết hôn đó, ông đã phát biểu bài Ngày hôm nay của chúng tôi trên tờ Dân quốc Nhật báo, nói rằng: Ngày hôm nay tôi được kết hôn với Tống Mỹ Linh người mà tôi kính yêu nhất, quả thực là một ngày vẻ vang nhất từ trước đến nay trong cuộc đời tôi, cùng là một ngày sung sướng nhất trong đời tôi từ trước đến nay. Những vấn đề nhân sinh triết học và xã hội mà hàng ngày tôi nghiên cứu, tin tưởng sâu sắc rằng trong cuộc đời không có cuộc hôn nhân nào hoàn toàn mỹ mãn, thì làm người mọi thứ đều vô ý nghĩa cả. Trong xã hội không có gia đình yên vui sung sướng thì dân tộc căn bản không thể tiến bộ được... Cùng ngày hôm đó, trên tờ Thân báo đã đăng tin báo của Tưởng Trung chính, có lẽ có thể làm một lời chú thích cho bài văn phát biểu trên. Tin báo như sau: Người vợ kết tóc là Mao thị, đã li dị từ lâu; Diêu Trần hai thị vốn không có khế ước ! Trời ơi, vì sự : tiến bộ của dân tộc Tưởng Trung Chính đã ruồng bỏ cả ba người đàn bà. Hiện tại, ông đang sung sướng lao vào lòng người đàn bà thứ tư !Đầu năm 1928, đối với Tưởng Giới Thạch mà nói, đó là tuồng hay liền sân khấu, sự tốt nối liền nhau. Ngày mồng 2 tháng 2, hội nghị lần thứ tư khóa ba Quốc dân đảng họp ở Nam Kinh, Tưởng Giới Thạch được cử làm ủy viên thường vụ ẹy ban chấp hành Trung ương, Chủ tịch ẹy ban quân sự, Tổng tư lệnh quân cách mạng quốc dân. Ngày mồng 7 tháng 3, Trung ương Quốc dân đảng lại cử Tưởng Giới Thạch làm chủ tịch hội nghị chính trị Trung Ương. Từ đây Tưởng Giới Thạch độc chiếm đại quyền Đảng, chính phủ và quân đội, bước lên đỉnh cao về quyền lực. Đi theo một bước lên tận mây xanh của chồng, Tống Mỹ Linh cũng đã trở thành Đệ nhất phu nhân danh phù hợp với thực.Làm Đệ nhất phu nhân, Tống Mỹ Linh khác hẳn với các quan viên khác trong quyến thuộc, bà không thỏa mãn với hoạt động xã giao và cuộc sống hào hoa đơn thuần mà là phải len thân vào trong chiếc vòng chính trị và quyền lực cùng thao túng con thuyền trong thế giới quan trường với chồng.Căn cứ vào bẩm tính của phụ nữ, Tống Mỹ Linh tích cực theo được sự nghiệp phúc lợi của trẻ em. Sơm từ trước khi kết hôn, bà đã đặt chân vào sự nghiệp của trẻ em, đối với con đường này đâu có phải là lạ lẫm. Sau khi Tưởng Giới Thạch thống nhất được toàn quốc, tiếp đó liền bùng nổ cuộc chiến tranh quân phiệt với quy mô lớn. Trong cuộc hồn chiến quân phiệt mới, hàng loạt các sĩ quan binh lính Quốc dân đảng bị thương vong, các cô nhi quả phụ đầy rẫy ở thành thị và nông thôn.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx