sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Tưởng Giới Thạch - những bí mật về cuộc đời và gia thế - Phần 03 - Chương 03 - 01

Chương 03

Tổng tư lệnh quân Bắc phạt, đó là một chức vụ mà Tưởng Giới Thạch rất đắc ý suốt đời, bởi vì nó đã lũng đoạn được đại quyền của Đảng, Chính phủ, quân đội và tài chính của Quốc dân đảng. Lẽ dĩ nhiên Tưởng Giới Thạch rất say mê và quyến luyến với chức vụ này. Hơn thế, Tưởng đã nhận định rằng chức Tổng tư lệnh ngoài ông ra thì không ai có thể nhận được nó, bởi công lao của hai lần Đông Chinh đủ để làm khiếp sợ bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào. Thế nhưng để giành được chức vụ này Tưởng Giới Thạch vẫn phải dùng hết tâm cơ. Lẽ dĩ nhiên Tưởng Giới Thạch biết được, Bắc phạt là điều không thể không phạt, thế nhưng có một độ ông đã tảng lờ ra vẻ không nhiệt tình đối với việc Bắc phạt cho lắm.

Từ năm 1925 đến đầu năm 1926, khu vực Lưỡng Quảng đã kết thúc ách thống trị đen tối của Quân phiệt Bắc Dương. (Quân Phiệt Bắc Dương là tập đoàn quân phiệt đại biểu cho thế lưc phong kiến bắc phương vào đầu năm dân quốc (1912 - 1927) là sự kéo dài liên tục của thế lực phái Bắc Dương cuối Đời Thanh. Còn Bắc Dương là chỉ khu vực Phụng Thiên (Liêu Ninh), Trực Lệ (Hà Bắc), miền duyên hải Sơn Đông. Đặc biệt lập ra quan đại thần thông thương Bắc Dương do tổng đốc Trực Lê kiêm nhiệm. Thủ lĩnh đầu tiên của quân phiệt Bắc Dương là Viên Thế Khải, sau khi Viên chết phân thành mấy phái. Được sự giúp đỡ của bọn đế quốc, trước sau đã không chế được chính phủ Bắc Kinh lúc đó, trấn áp lực lượng cách mạng, bán rẻ chủ quyền đất nước, tiến hành nội chiến trong nhiều năm), chính phủ cách mạng và căn cứ địa cách mạng Quảng Đông được củng cố. Thế nhưng các thế lực phản động của quân phiệt Bắc Dương như Ngô Bội Phù, Tôn Truyền Phương, Trương Tác Lâm v.v.. đã liên hiệp lại, chuẩn bị Nam chinh, hòng dập tắt ngọn lửa Cách mạng ở phương nam. Đối mặt với khí thế hung hăng của bọn quân phiệt Bắc Dương, Chính phủ Quốc dân Quảng Châu quyết định giáng đòn phủ đầu xuất binh Bắc phạt. Tưởng Giới Thạch biết rõ, quân phiệt Bắc Dương đã bán đứng chủ quyền quốc gia cho nước ngoài, đối nội thì vơ vét tài sả của dân chúng, trấn áp cách mạng, tranh quyền đoạt lợi với nhau không ngừng phát sinh ra hỗn chiến. Nhân dân Trung Quốc đớn đau khổ cực, tiến hành cuôc bắc phat là việc đại sự của cả nước được lòng người, hợp ý dân, cũng có lợi cho việc đề cao địa vị của con người Tưởng mỗ. Tôn Trung Sơn qua đời đã một năm, Tưởng Giới Thạch đã đoạt được đại quyền của Đảng và quân đội Quốc dân đảng phải nên suy nghĩ tới đại nghiệp của Bắc Phạt.

Ngày mồng 3 tháng 4 năm 1926, Tưởng Giới Thạch chính thức nêu kiến nghị tiến hành Bắc Phạt trước ẹy ban Trung ương Quốc dân đảng. Thế nhưng trong khi dư luận về Bắc phạt vừa sôi sục lên thì bản thân Tưởng Giới Thạch lại tỏ ra như không để ý tới. Có một lần hội nghị thảo luận vấn đề quân đội tham gia Bắc phạt, Tưởng Giới Thạch bỗng nhiên mạo muôi nói bừa một câu: Phàm những kẻ tín ngưỡng bọn vô chính phủ và bọn Cộng sản đều phải rút ra khỏi quân đội. Bề ngoài đã tiến thêm một bước hạn chế đối với Đảng Cộng Sản Trung Quốc, ngấm ngầm bên trong còn có mục đích cá nhân của ông ta nữa. Đối với các tướng lĩnh tích cực chủ trương Bắc phạt, Tưởng Giới Thạch cũg tỏ ra một bộ mặt nghiêm nghị lạnh lùng. Lúc ấy, có hai người trong tay nắm giữ binh quyền, rất tích cực đối với việc Bắc Phạt. Một người là Lý Tông Nhân, một người là Lý Tế Thâm. Lý Tông Nhân là một tướng lĩnh nổi tiếng của quân đôi Quảng Tây. Sau năm 1907, lần lượt vào hoc các trường Tiểu học Đường lục quân Quảng Tây, trường lục quân cấp tốc Quảng Tây, sở Giảng tâp trường Tướng Quảng Tây, trong cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước và bảo vệ phật pháp, đã lập được rất nhiều chiến công. Năm 1922, Lý Tông Nhân đã là Tổng tư lệnh quân Tự trị Đường số 2 Quảng Tây. Tháng 11 năm 1924, Lý Tông Nhân được Tưởng Giới Thạch bổ nhiêm làm quân đoàn trưởng quân đoàn môt lục quân Quảng ây, Lý đã liên lac với môt số người như Hoàng Thiệu Hồng, Bạch Sùng Hy v.v... lần lượt đã tiêu diệt quân đội của Lục Vinh Đình, Thẩm Hồng Anh, đã đánh bại được quân đội của Đường Kế Nghiệu, thống nhất Quảng Tây, là môt chiến tướng hăng hái sôi nổi trong quân đôi Quốc dân đảng. Ngày 10 tháng 5, Lý Tông Nhân tới Quảng Châu, tuyên truyền Bắc phạt ở khắp nơi. Trên hội nghị toàn thể Trung Ương Quốc dân đảng, Lý Tông Nhân khẳng khái hùng hồn cho rằng nhân lúc Tôn Truyền Phương chưa phụ họa theo Ngô Bội Phu nên kéo quân đánh lớn, sẽ rất có lợi đối với viêc đánh bại quân phiệt Bắc Dương. Quân cách mạng quốc dân nên mượn uy danh này thống nhất Lưỡng Quảng, nhanh chóng đánh bại. Diêp Khai Hâm phu họa Bắc quân. Lý Tông Nhân còn mấy lần đi tìm Tưởng Giới Thạch yêu cầu Tưởng nhanh chóng sắp đặt đại kế Bắc Phạt. Thế nhưng, cái mà Tưởng Giới Thạch trao cho Lý Tông Nhân là môt bô mặt lạnh lùng, thậm chí Tưởng còn nói với Lý Tông Nhân:

- Đức Lân Huynh, lần đầu ông tới Quảng Châu, có một số tình hình còn chưa hiểu rõ. Quảng Châu quá phức tạp, rất nhiều sự việc còn chưa làm rõ ràng, sao lại có thể bàn tới chuyện Bắc phạt được?

Tưởng Giới Thạch biết quân đội của Lý Tông Nhân đã đánh nhau với quân đội của Diêp Khai Hàm ở Hồ Nam rất ác liêt, rất có hùng tâm muốn dẫn quân Bắc phạt trước nên đã cố ý dội gáo nước lạnh lên đầu Lý Tông Nhân.

Một người khác nữa tích cực chủ trương Bắc phạt là Lý Tế Thâm. Lý Tế Thâm tốt nghiệp trường trung học Lục quân Hoàng Phố, học đường lục quân cấp tốc và trường sĩ quan quân tư phủ Bảo Đinh, trải qua huấn luyện chính quy có hệ thống, đã từng đảm nhiệm chức phó quan trưởng tham mưu trưởng, sư trưởng kiêm tham mưu trưởng trong quân chính phủ do Tôn Trung Sơn lãnh đạo. Trong số rất đông tướng lĩnh chủ trương Bắc Phạt, thái đô của Lý Tế Thâm dốc toàn sức lưc ủng hộ Lý Tông Nhân, thậm chí ông ta gào vang lên: Quân đoàn bẩy đã đẫm máu trong cuộc chiến, các quân đoàn khác cũng nên dốc lòng hưởng ứng cùng rầm rộ giúp đỡ. Lúc này Tưởng Giới Thạch chỉ cười nhạt. Tuy hội nghị toàn thể ban chấp hành Trung ương Quốc dân đảng quyết nghị Bắc phạt, thế nhưng Tưởng Giới Thạch vẫn cứ lạnh lùng như trước tỏ ra không mấy hứng thú với cuộc bắc phạt. Lý Tông Nhân và Lý Tế Thâm cảm thấy rất buồn bực, vô cùng thất vọng đối với thái độ của Tưởng Giới Thạch. Đồng thời họ cũng cảm thấy nếu không có sự giúp đỡ của Tưởng Giới Thạch về tổng tư lệnh quân cách mạng quốc dân và vị chủ tịch quân ủy này chỉ dựa vào sự bôn tẩu của hai người bọn họ, cũng khó có thể khiến cho quân Bắc phạt bước lên con đường chinh chiến được. Lý Tông Nhân và Lý Tế Thâm cuối cùng vẫn là người cộng sự nhiều lần với Tưởng Giới Thạch, họ cho rằng, để cử Tưởng Giới Thạch làm tổng tư lệnh quân Bắc Phạt thì có thể giải trừ điều bí ẩn không nhiệt tâm bắc phạt của Tưởng Giới Thách. Tức thì, hai họ Lý liền biểu thị ngay trước mặt Tưởng Giới Thạch, nếu lập tức cắt quân Bắc phạt, thì họ sẽ cùng tiến cử Tưởng Giới Thạch làm Tổng tư lệnh quân Bắc phạt. Điều mà Tưởng Giới Thạch đòi hỏi chính là câu nói này, chính là chiếc gậy chỉ huy này của một viên tổng tư lệnh quân Bắc phạt.

Ngày 5 tháng 6 năm 1926, Trung ương Quốc dân đảng chính thức ủy nhiệm. Tưởng Giới Thạch làm tổng tư lệnh quân Bắc Phạt, hơn thế còn được tổ chức xây dựng Bộ tổng tư lệnh quân Bắc phạt. Tưởng Giới Thạch vừa ý thỏa lòng. Sau khi lên làm Tổng tư lệnh quân Bắc phạt, thái độ với Bắc phạt hòan toàn khác hẳn trước. Ngày mồng 1 tháng 7, Tưởng Giới Thạch hạ lệnh tổng động viên Bắc phạt, phát biểu Tuyên ngôn Bắc Phạt, nêu ra mục tiêu rõ ràng: Tuyển định Tam Tương, sau đánh Vũ Hán hội sư Trung Nguyên, thống nhất Trung Quốc. Từ mồng 4 đến mồng 6 tháng 7, Tưởng Giới Thạch tổ chức hội nghị chấp ủy lâm thời trung ương Quốc dân đảng, thảo luận công việc cần phải làm trong việc Bắc Phạt. Tưởng Giới Thạch ra nhận chức chủ tịch ẹy ban thường vụ Trung ương Quốc dân đảng.Ngày mồng 7 tháng 7, Tưởng Giới Thạch đã đặt ra Đề Cương tổ chức bộ tổng tư lệnh quân Cách mạng quốc dân. Bản đề cương này quy định: Sau khi cuộc chiến tranh Bắc Phạt bắt đầu, các cơ quan quân sự, tài chính thuộc chính phủ quốc dân, đều phải chịu sự chỉ huy của tổng tư lệnh. Như vậy thì, Tưởng Giới Thạch đã tài tình khéo léo nắm chắc quyền quân sự, quyền tài chính của Quốc dân đảng vào trong tay mình. Ngày 9 tháng 7, Tưởng Giới Thạch tổ chức cử hành Đại hội tuyên thệ Bắc Phạt tại quảng trường Đông Hiệu, Quảng Châu bao gồm mười vạn người. Tưởng Giới Thạch đã phát biểu Lời tuyên thệ Bắc phạt, biểu lộ rõ ràng Quân đội ta dấy binh, cứu nước cứu dân, kêu gọi toàn quân Tuân thủ kỷ luật, phục tùng tự lệnh, Triệu người một lòng cùng lái con thuyền vượt qua mưa gió. Mặt giữa chiến sĩ ta cũng trả mối thù này !. [1] Đồng thời còn lần lượt phát biểu Thư gửi nhân dân toàn tỉnh Quảng Đông, Thư gửi các đồng chí binh sĩ, Thư gửi đồng bào ở hải ngoại. Bổ nhiệm Lý Tế Thâm làm Tổng tham mưu trưởng quân Bắc Phạt, Đường Sinh Trí làm Tổng chỉ huy tiền phương, dẫn tám quân đoàn của Hạ ứng Khâm, Đàm Diên Khải, Châu Bồi Đức, Lý Tế Thâm (Trần Khả Ngọc), Lý Phúc Lâm, Trình Tiềm, Lý Tống Nhân, Đường Sinh Trí v.v... chính thức xuất quân bắc phạt, trong tiếng khẩu hiệu hô vang Đả đảo bọn đế quốc ! Đánh đổ bọn quân phiệt, Xóa bỏ thế lực phong kiến !.

Tưởng Giới Thạch đã nhìn thấy đại xu thế Bắc phạt không thể không phạt, trước tiên đã nêu ra đề tài quân cách mạng quốc dân phải tiến hành Bắc phạt, sau đó đã lại đổi một bộ mặt khác, tỏ ra không mấy nhiệt tình, đưa Lý Tông Nhân và Lý Tế Thâm thông minh sáng suốt bước vào đám mây mù dày đặc mười dặm sâu Tưởng Giới Thạch muốn làm tổng tư lệnh quân Bắc phạt, thế nhưng cố ý lùi lại một bước, để cho Lý Tông Nhân, Lý Tế Thâm tích cực đi tuyên truyền Bắc phạt, hơn thế đã để cho họ chủ động đem chức hàm Tổng tư lệnh đưa tới. Loại ma thuật lấy ở trên bảo tháp, lại có thể danh chính ngôn thuận khống chế các quân phiệt khác. Điều bí mật này đã có thể nhìn thấy rất nhiều rất rõ ràng trong tiếng súng tiếng bom trong cuộc chiến tranh Bắc phạt. Lẽ dĩ nhiên, Tưởng Giới Thạch còn có thể tung ra rất nhiều đám hỏa mù mới nữa. Sau khi Tưởng Giới Thạch lên làm Tổng tư lệnh quân Bắc phạt thỉnh thoảng lại có những hành động bất thường, có khi ngay cả đến những tướng lĩnh cao cấp làm việc ở ngay bên cạnh Tưởng cũng không sao có thể hiểu nổi. Xin nêu ra mấy sự kiện dưới đây.

Một là việc kết nghĩa kim lan thân thiết với Lý Tong Nhân. Việc trao đổi thiếp lan phổ kết nghĩa anh em, đó là một loại phương thức kết giao đặc biệt độc đáo của người dân Trung Quốc. Trong thời Tam Quốc, việc kết nghĩa đào viên một hành động nổi tiếng của ba người Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi, đã trải qua mấy ngàn năm nay vẫn được mọi người truyền tụng. Thời kỳ đầu Bắc Phạt, Tưởng Giới Thạch tổng tư lệnh sau khi duyệt binh ở trên sân trường lớn ngoài Đồng môn Trường Sa, bỗng nhiên đề xuất muốn kết nghĩa anh em khác họ với Lý Tông Nhân Quân đoàn trưởng quân đoàn bẩy. Lý Tông Nhân không biết thuốc bán ở trong hồ lô của Tưởng Giới Thạch là thuốc gì, nên không sao có thể dám bằng lòng được. Ai ngờ được Tưởng Giới Thạch đã viết xong thiếp Lan phổ sẵn sàng từ trước. Tưởng một mặt níu chặt tay Lý Tong Nhân, thân mật nói:

- Đức Lân Huynh nè, để cùng mưu đai nghiệp Bắc phạt hai chúng ta nên cùng đồng chí, tình thân thiết tựa đồng bào đồng tâm đồng đức, sinh tử cùng nhau.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx