sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Tưởng Giới Thạch - những bí mật về cuộc đời và gia thế - Phần 06 - Chương 03 - 03

4 giờ 45 phút, một đại đội lính thủy đang chuẩn bị rút lui, phần lớn các sĩ quan và binh lính đã lên thuyền, trên bờ chỉ có đại đội trưởng và 6 người lính thủy. Khi phát hiện lính dù địch đã nhẩy dù xuống núi Tây làng Hậu Lâm, đại đội trưởng một mặt hạ lệnh cho các lính thủy ở trên bờ quay lại kho lấy súng máy, một mặt báo cáo tình hình với trung đoàn trưởng Du Mai Diệu, hơn nữa còn cử người đi gọi các binh sĩ đã lên thuyền quay trở lại. Sau năm ba phút, 4 khẩu súng máy ở trong tay 7 người đại đội lính thủy cùng nổ súng lên trời. Đội hình của máy bay địch bị đánh liền rối loạn, độ cao nhẩy dù cũng từ 200 mét lên tới 1000 mét, trật tự nhẩy dù hỗn loạn, có nhiều tên nhẩy dù xuống biển. Đúng 6 giờ, dân quân ở làng Hậu Lâm cũng gia nhập tác chiến, họ đã dựa vào kiểu cấu trúc vườn không nhà trống mà trước đây 300 năm các anh hùng dân tộc đã dùng để đánh giặc, giành từng tấc đất triển khai cuộc chiến đấu đẫm máu với bọn lính dù. Đúng 8 giờ một trung đội của trung đoàn hậu cần 80 Công An cử đến đã lên đất liền tại bến đò Bát Xích Môn, kết hợp cùng tác chiến với các lính thủy, cuối cùng đã khống chế được bến đò.Trong lúc quyết chiến ở bến đò Bát Xích Môn quân đội Quốc dân đảng lần lượt lên đất liền vào làng Thân Doanh, làng Hồ Vĩ, chúng đã dùng 21 chiếc xe tăng dẫn đầu, đi nhanh vào thẳng đã chiếm lĩnh rất nhanh thành huyện Đông Sơn. Du Mai Diệu đã căn cứ vào số bộ đội thu thập được quyết tâm cố giữ làm chủ trận địa, ra lệnh cho các đơn vị bộ đội tiền duyên nhanh chóng thu hẹp lại, phối hợp với chủ lực. Thế nhưng do vì bọn địch tiến triển tương đối nhanh, trung đội 1 đại đội bị vây khốn ở khu vức Mã yên sơn, toàn bộ đã bị hy sinh, trung đội 2 của đại đội 1 bị vây khốn ở Quan Lộ Vĩ, cũng không một người sống sót. Đại đội của huyện Công An cũng chưa kịp di chuyển đã bị vây khốn thương vong mất quá nửa. Thế nhưng quân đội đã tìm trăm phương ngàn kế rút về tới vị trí kiên quyết giữ vững trận địa, đã đánh lui bọn địch hết đợt tấn công này tới đợt tấn công khác.Trong khi quân giải phóng bị vây, bị chia cắt, chiến đấu đẫm máu ở đảo Đông Sơn, trên các đường giao thông chủ chốt từ Phúc Kiến, Quảng Đông đi về hướng đảo Đông Sơn chiến xa rầm rộ, các đơn vị tăng viện hăng hái đổ về chiến khu. Các xe ôtô vận chuyển hàng hóa hành khách men theo tuyến Tuyền châu, Chương Châu sôi nổi tập kết về Tuyền châu và Chương Châu. Hành khách ở trên xe xuống xe, hàng hóa xếp dọn ở bên đường, lập tức vận chuyển bộ đội, ngày đêm tấp nập. Những xe ôtô bị máy bay địch bỏ bom phá đổ nằm ở bên đường, các xe ở phía sau vẫn tiếp tục tiến lên. Lại nói tới chiếc cầu lớn Cửu Long Giang ở gần Chương Châu, buổi trưa ngày 14 khi máy bay địch trinh sát thấy vẫn chưa được sửa chữa, thế nhưng buổi tối ván cầu đã được lắp xong, cho nên cuộc chiến đấu vừa mở màn, xe ôtô của quân giải phóng đã tấp nập đi qua, rất nhanh chóng tập trung ở Đông Sơn.Bộ đội viện binh lên đảo trước nhất là tiểu đoàn 3 trung đoàn 272. Sau khi họ lên đảo lúc 10 giờ 30 phút, đã đập tan ngay bọn lính dù khống chế chắc chắn bến đò Bát Xích Môn. Thế nhưng so sánh lực lượng đôi bên vẫn là bên mười bên một, cuộc chiến đấu càng thêm căng thẳng khẩn trương.Buổi chiều ngày 16, Đảo Đông Sơn trừ ba ngọn núi chính là núi Công Vân, núi Ngưu Độc, núi Vương Da và bến đò Bát Xích Môn đất đai rộng khoảng ba bốn kilô mét vuông vẫn ở trong tay quân giải phóng ra, tất cả đều nằm trong tay địch. Lúc này Hồ Liên báo cáo về Đài Loan, hắn đã chiếm đoạt được đảo Đông Sơn. Đài Loan bắt đầu chúc mừng, thổi phồng Màn mở đầu phản công đại lục đã kéo lên, Đảo Đông Sơn đã giành được thắng lợi mang tính quyết định v.v.. Lúc này, Đại đội 2 trung đoàn 80 Công An kiên trì giữ núi Công Vân, chẳng sợ kẻ thù bao vậy ba mặt, chỉ dựa vào 7 chiếc lô cốt xây, hơn 200 mét chiến hào và đoạn rãnh đất dài chưa đầy trăm mét, đã đánh lui được 18 đợt xung phong của quân đội Quốc dân đảng. Đại đội 12 trung đoàn 272 sau khi được tăng viện, họ lại cùng đánh lui 13 đợt xung phong của Quốc dân đảng. Khi trời tồi ở trước trận địa núi Công Vân đã nằm ngổn ngang 413 xác chết của địch. Đại đội 5, đại đội 6 của trung đoàn 80 Công An đã kết hợp với nhau kiên trì giữ chắc làm chủ trận địa núi Ngưu Độc, sau khi chiến đấu với địch đã giành lại được bộ phận trận địa phía ngoài tiền duyên, họ lại tổ chức lực lượng phản kích, giành lại trận địa, đã đánh lùi năm đợt xung phong của một tiểu đoàn địch, bắn chết hơn 200 tên. Quân quốc dân đảng tấn công vào trận địa chính núi Vương Da, trước sau cũng không thể đột phá được trận địa chính.Trong đêm khuya ngày 16, cuộc chiến đấu vẫn rất ác liệt. Bởi vì quân đội tăng viện của giải phóng quân chỉ có tiểu đoàn 3 trung đoàn 272 lên đảo, số còn lại vẫn đang trên đường kéo đến. Binh lực quân giải phóng ở trên đảo càng ngày càng ít. Vào lúc 22 giờ, Hồ Liên điều chỉnh sắp xếp, quyết tâm phát khởi cuộc công kích toàn diện trước lúc 24 giờ, cần phải chiếm được toàn đảo trước khi trời sáng. Bởi lẽ hắn dự đoán buổi sáng ngày mai, bộ đội phía sau của giải phóng quân sẽ tới bờ bên kia. Đúng 23 giờ, Hồ Liên đã đem quân đội dự bị cuối cùng ném vào cuộc chiến đấu, đánh mạnh vào ba trận địa chính. Thế nhưng 23 giờ 30 phút, sư đoàn 82 và sư đoàn 122 dẫn đầu của đại quân viện binh cùng với chủ lực trung đoàn 272 đều bắt đầu lên đảo. Tư lệnh viên quân khu Phúc Kiến là Diệp Phi quyết tâm đợi toàn bộ quân đội tăng viện sau khi lên đảo hết, chập tối ngày 17 đã phát khởi cuộc phản kích.Sáng sớm ngày 17, ba trận địa chính của đảo Đông Sơn Vân ở trong tay quân giải phóng. Bọn địch lại phát giác, đại bộ phận quân giải phóng đã lên đảo. Hồ Liên biết rằng đánh phá Đông Sơn đã vô vọng, quyết tâm rút về.

Đúng 7 giờ, quân giải phóng phát hiện địch có dấu hiệu rút chạy, tư lệnh viên Diệp Phi quyết định lập tức phát khởi cuộc phản kích toàn diện. 10 giờ 30 phút, cuộc phản kích của giải phóng quân đã bắt đầu, cả ba đường đều chỉ hướng về thôn Hồ Vĩ.18 giờ ngày 17 các đội quân phản kích của Giải phóng quân đều bức tới gần thôn Hồ Vĩ, quân Quốc dân đảng chen chúc nhau đổ về ven biển, cướp thuyền chạy trốn. Tàu chiến chẳng đợi xếp đầy đã vội vã tháo chạy, quân Quốc dân đảng còn lại đành phải nộp súng đầu hàng. 19 giờ, cuộc chiến đấu kết thúc thắng lợi, tổng cộng giải phóng quân đã tiêu diệt 3379 tên quốc dân đảng, phá hủy hai chiếc xe tăng, bắn chìm 3 tàu chiến đổ bộ cỡ nhỏ, bắn rơi hai máy bay. Quân giải phóng cũng đã phải trả giá thương vong và mất tích 1250 người.Cuộc chiến đấu ở Đảo Đông Sơn là một lần giành thắng lợi lớn nhất trong hoạt động đánh trả bọn quốc dân đảng tới xâm phạm quấy rối của quân dân đại lục. Câu chuyện thần thoại của tập đoàn Tưởng Giới Thạch rùm beng phản công đại lúc đã bị phá diệt. Cuộc chiến đấu vừa kết thúc, chủ tịch Mao Trạch Đông đã chỉ thị: Cuộc chiến đấu ở Đông Sơn không chỉ là thắng lợi của Đông Sơn, cũng không phải chỉ là thắng lợi của Phúc Kiến mà là thắng lợi của cả nước!Trong giai đoạn từ đầu năm 1952 đến tháng 7 năm 1953 này, ngoài việc phái cử quân đội tới xâm phạm quấy rối khu vực ven biển vùng Đông Nam, tập đoàn Tưởng Giới Thạch còn tích cực tăng cường lực lượng cho bọn tàn binh Quốc dân đảng chạy trốn sang Miến, chỉ đạo chúng cử quân đội vào đất liền quấy rối. Tháng 2 năm 1952 phía Đài Loan đã phái cử ba viên chức quan trọng tới Bắc Miến đảm nhận chức phó tổng chỉ huy, Quân đoàn trưởng v.v.. bọn tàn binh. Ngoài ra chúng còn cử hơn 700 tên sĩ quan cơ sở và đặc công tới Miến, chỉnh đốn tổ chức tàn quân huấn luyện tác chiến mạnh mẽ thêm. Tức thì, đồng thời với lấy lớn nuốt bé của quân Quốc dân đảng ở khu vực ven biển vùng Đông nam, bọn tàn quân chạy sang Miến đã tiến hành bừa bãi các cuộc quấy rối cỡ nhỏ. Chỉ nửa đầu năm 1952, các đội vũ trang cỡ nhỏ của chúng đã tiến hành quấy rối tới hơn 60 lần ở ba huyện Đằng Xung, Long Lăng, Trấn Khang tỉnh Vân Nam, sát hại trên 100 người cán bộ khu, xã và quần chúng nhân dân. Trong đó riêng đêm ngày 22 tháng 3 chúng đã giết hại tới 82 người ở trong biên giới huyện Long Lăng.Tại khu vực ven biển Đông Nam, từ mùa thu năm 1949 tới năm 1953, tập đoàn Tưởng Giới Thạch ngoài việc tiến hành lên bờ xâm phạm quấy rối với quy mô vừa và nhỏ tới trên 100 lần đối với đại lục, chúng còn không ngừng phái quân đội dùng máy bay tiến hành các hoạt động phá hoại như bỏ bom bắn phá, càn quét, trinh sát, thả dù, đổ bộ đường không v.v...Từ tháng 11 năm 1949 đến tháng 2 năm 1950, máy bay Quốc dân đảng đã tiến hành 26 lần bỏ bom bắn phá và quấy rối đối với Thượng Hải Đặc biệt là ngày 6 tháng 2 năm 1950, 17 chiếc máy bay không quân Quốc dân đảng đã bỏ bom bắn phá điên cuồng đối với các mục tiêu như công ty điện lực và nhà máy đóng thuyền Thượng Hải, phá hủy hơn 2000 căn nhà, bắn chết và bắn bị thương hơn 1400 người, các nhà máy bị phá hoại nghiêm trọng.Miền ven biển Triết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông là khu vực thường xuyên bắn phá quấy rối của máy bay không quân Quốc dân đảng, chủ yếu tập trung ở giữa Sán Đầu của Quảng Đông và Tùng Môn của Triết Giang. Lúc đó không quân của quân giải phóng còn rất yếu và nhỏ, Phúc Kiến và Việt Đông còn chưa có sân bay, số lượng bộ đội cao xạ pháo ít, trang bị cũ kỹ, không có sự bảo vệ che chở của tình báo Ra đa. Do đó máy bay địch hoạt động rất điên cuồng, mãi tới năm 1952, sau khi liên tục bắn rơi hai chiếc máy bay địch, khí thế của không quân Quốc dân đảng mới co cụm lại.Đồng thời với thời gian này, sự quấy rối trên biển của hải quân Quốc dân đảng cũng rất hung hăng. Chúng đã dựa vào ưu thế sức mạnh trên biển, dùng những hòn đảo ven biển đông nam đại lục mà chúng chiếm cứ để làm căn cứ, rất nhiều lần thềm lục địa và ngư trường ven biển đại lục, cướp bóc và bắt giữ các thuyền buôn qua lại, bắt giữ ngư dân, phá hoại nghiêm trọng việc vận chuyển đường biển và sản xuất nghề cá của đại lục. Chỉ riêng hai tỉnh Mân Triết từ mùa thu năm 1949 tới mùa đông năm 1953, số thuyền đánh cá bị hải quân Quốc dân đảng pháo kích, cướp bóc đã lên tới hơn 2000 chiếc, số ngư dân bị bắt đi đã có tới hơn 1 vạn người, đã khiến cho hơn 50 vạn ngư dân trực tiếp tham gia công việc sản xuất nghề cá đã không thể ra biển bắt đánh cá bình thường được. Nhằm thẳng vào tình hình này, quân ủy Trung ương và quốc vụ viện đã phát ra mệnh lệnh đối với việc vũ trang bảo vệ đường biển, bảo đảm an toàn trên biển, yêu cầu hải quân của giải phóng quân tăng cường tuần tra, đánh trả sự quấy rối trên biển của bọn Quốc dân đảng, đảm bảo an toàn việc vận chuyển đường biển. Các thuyền buôn cũng phải thành lập đội vũ trang của mình, để cùng đấu tranh chống lại các cuộc quấy rối của quân địch. Sau đó đã nhiều lần giành được thắng lợi trong cuộc đánh trả sự tập kích quấy rối của hải quân Quốc dân đảng.Cao trào phản công đại lục lần thứ nhất của tập đoàn Tưởng Giới Thạch là thời gian từ 1950 đến năm 1953, thế nhưng thực sự rủ cờ im trống là từ sau khi quân giải phóng chiếm được Đảo Nhất Giang Sơn, quân quốc dân đảng đã triệt thoái ra khỏi đảo Đại Trần.Ngày 18 tháng 1 năm 1955, quân giải phóng đã chỉ huy 3 đạo quân Lục, Hải, Không quân thuộc quân khu Hoa Đông, phát động cuộc tác chiến liên hợp đối với bọn Quốc dân đảng chiếm đảo Nhất Giang Sơn, trải qua 10 giờ liền chiến đấu ác liệt, đã tiêu diệt toàn bộ quân giữ đảo là 1086 tên, bắn chìm 3 tàu chiến địch, bắn bị thương 4 chiếc tỏ rõ năng lực tác chiến hùng mạnh của quân giải phóng. Tập đoàn Tưởng Giới Thạch đã không thể không đem quân quốc đảng ở trên các đảo Đài Châu lấy đảo Đại Trần làm trung tâm rút lui ra Đài Loan. Tới hạ tuần tháng 2 năm 1955, các hòn đảo ở ven biển Triết Đông đã toàn bộ trở về trong lòng nhân dân.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx