sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Tưởng Giới Thạch - những bí mật về cuộc đời và gia thế - Phần 07 - Chương 05 - 09

8.QuáI thai của nền văn hóa phong kiến và tư Tưởng phatxít.

Nhìn tổng quát cuộc đời của Tưởng Giới Thạch từ thói ngang ngạnh, ương bớng, cố chấp ở thời kỳ thanh niên đến thói độc đoán chuyên quyền sau khi chấp chính, đã thực thi nền thống trị phát xít; Từ kẻ “vô lại” ở tuổi trẻ con đến những lời nói không giữ chữ tín trong cuộc đấu tranh chính trị, đều thể hiện bản chất gian hùng; Từ việc tiêm nhiễm thói xấu trong gia đình buôn muối tới tính bẩm sinh tích trữ hàng qúy, bề ngoài Tưởng đạo mạo nghiêm trang luôn thể hiện hình tợng “lãnh tụ”, thế nhưng trong xương trong tủy lại thể hiện ra tính đưa nghi trắng trợn và giận giữ tất sẽ báo thù. Tưởng phất cờ gióng trống rùm beng khẩu hiệu “Thiên hạ là chung” của Tôn Trung Sơn, thế nhưng ngấm ngầm thì trái tim tự tư nặng hơn trái tim vì việc chung. Nói tóm lại, biểu tợng của những hành vi ngang ngạnh ương bớng, cố chấp, xảo trá, tư tự, tàn ác hung bạo, coi mình là cái rốn của vũ trụ, nói lời không giữ chữ tín, hẹp hòi đưa nghi v.v..đã cấu thành những đặc trưng tính cách khác với người thường của Tưởng Giới Thạch.Lý luận khoa học tâm lý cho rằng tính cách của con người là những đặc trưng tâm lý tương đối ổn định, có tác dụng hạt nhân trong cá tính. Những đặc trưng tâm lý này quyết định phương thức thái độ và hành vi tương đối ổn định của một người đối với hiện thực hoàn cảnh xung quanh. Thế nhưng, những đặc trưng tâm lý cấu thành tính cách của con người không phải sinh ra một cách vô căn cứ, nó là kết tinh của bối cảnh văn hóa đặc định và hoàn cảnh, kinh nghiệm của cuộc sống. Đối với Tưởng Giới Thạch mà nói, nền văn hóa Trung Quốc truyền thống cổ lão với lý luận phát xít cận đại Tây phương, đã cấu thành cơ sở tư Tưởng trong hành vi tính cách của Tưởng.Trong việc hình thành đặc trưng tính cách của Tưởng Giới Thạch, nền văn hóa truyền thống Trung Quốc đối với Tưởng đã phát sinh ra những ảnh hưởng sâu sắc nhất. Còn căn cứ vào cách nói của bản thân Tưởng, nhân sinh quan của ông ta được hình thành sau khi đọc xong cuốn “Đại học” năm 1914, lúc đó Tưởng mới hơn hai chục tuổi. Đối với cuốn hạ “Đại học chi đạo”, Tưởng nói: “Mãi tới khi 28 tuổi, Thủ Tướng đã giảng cho tôi nghe biết đạo của đại học, mới hiểu được bộ sách này là một bộ triết học chính trị rất có giá trị... sau đó tôi đã không ngừng nghiên cứu, mới cảm thấy mỗi câu nói trong đó, đều có đạo lý sâu sắc, tức thì nhân sinh quan của tôi đã được xây dựng từ đây”. Trong bộ sách này, Tưởng rút ra được đạo lý làm việc cần phải “áp đảo người trước”, đây chính là “Hiểu biết tường tận nơi phát sinh ra sự vật ban đầu, nghiên cứu kỹ khi tâm ý mới phát sinh ra hành động”. Miếng võ “áp đảo người trước” này đã sử dụng rất nhiều lần, vui vẻ không biết mệt mỏi. Tưởng Giới Thạch đã dùng nó để đối phó với Đảng Cộng Sản và phái phản đối Tưởng về sau này.Trên mặt chính trị, Tưởng Giới Thạch chủ Trương tự cường tự lập lấy “Đại học”, “Trung Dung” làm lý luận chính trị cơ bản, thực hành nền chính trị chuyên chế phong kiến. Trong bài viết “Trách nhiệm và sự tu Dương tất yếu của học sinh đại học lục địa” Tưởng Giới Thạch đã nói: “Chơng thứ nhất của “Đại học” chẳng qua chỉ có hơn hai trăm chữ, nói rõ ràng minh bạch đạo lý nhất quán trước sau của việc làm việc, làm người cho đến việc tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Thiên chức của quân nhân chúng ta tức là trị quốc, bình thiên hạ. Muốn trị quốc bình thiên hạ thì cần phải bắt đầu từ việc tu thân đức sáng. Cho nên đạo của đại học chẳng những là triết học cơ bản của nhân sinh và chính trị, cũng hoàn toàn là triết học cơ bản của quân sự”.[45]. Những nguyên tắc chính trị phong kiến này cộng thêm việc hấp thụ tư Tưởng của khoa học kỹ thuật tiên tiến ngoại quốc, đã khiến Tưởng Giới Thạch trở thành phái sính Tây của thời đại mới. Tưởng tôn sùng Tằng Quốc Phiên, chủ Trương “Cớp ngoài trước hết phải yên trong”, cho rằng sự uy hiếp lớn nhất đến từ nội loạn.Tính cách ngang ngạnh ương bớng và ý chí phấn đấu cá nhân của Tưởng Giới Thạch chủ yếu bắt nguồn từ sự giáo dục nghiêm khắc của gia đình, trước hết xuất phát từ sự giáo dục của người mẹ từ thời thơ ấu và hoàn cảnh phấn đấu cô đơn gian khổ của cả hai mẹ con. Đúng như bản thân Tưởng đã nói: “Lừa đảo lăng nhục, uy hiếp, áp bức, không ngày nào được yên... đã trở thành đạo lí dạy cho tôi biết khắc khổ tự lập... Mẹ tôi chỉ kiên trì một niềm tự tin, coi việc xây dựng lại gia đình là trách nhiệm duy nhất. Mẹ tôi thường nói: gian nan, khốn khổ, nguy hiểm, tai nạn... là điều thường xảy ra ở trên đời, chỉ có tự lập tự cường mới có thể khiến ta khắc phục được hết. Cho nên gia đình càng khó khăn thì lễ phép càng không thể thiếu được; phúc của gia đình càng mỏng thì chí khí càng không thể không kiên trì phấn đấu. Những người cô quả yếu đuối muốn tồn tại được, chỉ có phấn đấu tự lập khắc khổ tự cường, ngoài ra không có con đớc nào khác “ [46] người mẹ của Tưởng Giới Thạch là một người phụ nữ truyền thống điển hình nhẫn nhục gánh vác trách nhiệm nặng nề, bà đã dồn hết hy vọng gửi gắm cả vào trên thân con trai, dùng luân lý phong kiến để dạy dỗ con trai, đã có ảnh hưởng rất to lớn đối với tư Tưởng và tính cách của Tưởng.Điều rất có thể phản ánh được hương vị văn hóa truyền thống đó trong xương thịt Tưởng Giới Thạch, chính là “Phong trào đời sống mới” mà Tưởng thi hành rộng rãi. Tháng 2 năm 1934, Tưởng Giới Thạch đã thành lập “Hội xúc tiến phong trào đời sống mới” tại Nam xương, Tưởng tự nhận chức Hội trưởng. Kỳ thực ngay từ tháng 4 năm 1932, Tưởng đã đề xuất quan điểm dùng lễ nghĩa liêm xỉ để cứu vãn nhân tâm.Tưởng cho rằng: “ Hiện tại ngoài việc tinh thần thành thực thân ái ra còn phải cộng thêm bỗn chữ Lễ Nghĩa Liêm Xỉ nữa. Mọi người không được cho rằng đó là tư Tưởng cũ kỹ hủ bại... Tới ngày nay chúng ta không lấy Lễ Nghĩa Liêm Xỉ cộng thêm vào, thì không thể cứu vẫn được dân đức và nhân tâm đã sa đọa lạc hậu, không thể xác định đớc cơ sở cách mạng của chúng ta.” Tháng 6 năm 1934, Tưởng lại để suất tám đức “Trung Hiếu, Nhân ái, Tín nghĩa, Hòa bình” và coi đó là cơ sở chính trị của Tam dân chủ nghĩa. Tháng 5 năm 1935, khi Tưởng Giới Thạch nói chuyện với học sinh tại Côn Minh lại đem tứ duy “Lễ Nghĩa Liêm Xỉ “ và bát đức” Trung hiếu, Nhân ái, Tín nghĩa, Hòa bình” này vẽ một dấu ngang bằng với Chủ nghĩa Tam dân.Mặc dù Tưởng Giới Thạch đem “phong trào đời sống mới” rùm beng ba hoa khoác lác, đem phong trào đó với chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn gộp làm một, khoác lên chiếc áo ngoài “hiện đại”, trên thực chất, phong trào này là một phong trào phục hồi lễ giáo phong kiến, cũng là phong trào giáo dục đế chế đề sớng trung thần hiếu tử. Mục đích phổ biến rộng rãi phong trào này là “giáo hóa” dân chúng trong toàn quốc “bỏ nhận dục, tồn thiện lí” trên mặt tinh thần, sống và làm việc có quy tắc quy củ, phục tùng nền thống trị của vương triều họ Tưởng, làm một người dân thuận theo “phi lễ vật động phi lễ vật thính, phi lễ vật thị, phi lễ vật hành”.Những cơ sở tư Tưởng trong tính cách hành vi của Tưởng Giới Thạch, ngoài tư Tưởng truyền thống Trung Quốc rễ sâu thân chắc ra, lí luận phát xít Tây phương cũng là vũ khí lí luận mà Tưởng tôn sùng. Tháng 5 năm 1931, trong hội nghị quốc dân triệu tập ở Nam kinh, Tưởng Giới Thạch nói: “Quan sát tổng hợp hiện tại chính phủ thống trị các nước trên thế giới, tuy hình thức có khác nhau, còn lập trường lí luận của chúng đại khái có thể chia làm ba... thứ nhất là lý luận chính trị cuống phát xít vốn là tinh thần của chủ nghĩa siêu tợng dựa vào học thuyết cơ thể quốc gia làm căn cứ, dùng tổ chức công đoàn để vận dụng. Cho rằng quốc gia là thực thể chí cao vô thượng, quốc gia phải đòi hỏi bất kỳ sự hy sinh nào của quốc dân, để kéo dài sinh mệnh của dân tộc, không thể dùng phúc lợi trước mặt làm chuẩn tắc, quyến thống trị phải được cùng tồn tại với xã hội mà không có thứ nào trước thứ nào sau, kẻ thao túng nó chính là nền thống trị có hiệu năng nhất trong giai đoạn của hệ tiến hóa. Thứ hai là lí luận chính trị của chủ nghĩa cộng sản... Thứ ba là lí luận chính trị của chủ nghĩa tự do dân trị...” Sau khi phân tích và so sánh 3 loại chủ nghĩa kể trên, Tưởng Giới Thạch đã làm lóe sáng lên quân át chủ bài của mình. Tưởng nói: “Cứu vãn nguy nan của đất nước không thể chờ đợi được nữa, lãnh đạo dân tộc mà không có kinh nghiệm chính trị thì không thể thi hành quyền thống trị tương đối có hiệu năng được”. Sau đó Tưởng lại làm ra vẻ tuân theo ý dân nói: “Hiện tại điều yêu cầu đối với cả nước là thi hành quyền thống trị có hiệu năng, để đạt tới mục đích giải trừ sự thống khổ của dân chúng”. Rất rõ ràng, Tưởng Giới Thạch chủ Trương dùng chủ nghĩa phát xít “thống trị có hiệu năng nhất” để cai trị Trung Quốc.Khi nghiên cứu lịch sử, người ta đã đem những chủ Trương “Trung học là thể, tây học là dụng”, gọi những người duy trì và bảo vệ vương triều phong kiến hòng dùng kỹ thuật “làm thày các dân tộc man di” là “Phái sính Tây”, còn đối với tầng lớp sau này thì không đợng “tôn trọng” như vậy. Kỳ thực, lấy cơ sở tư Tưởng mà nói Tưởng Giới Thạch cũng có thể gọi là “Phái sính Tây”. Tưởng đã tiến dẫn lý luận phát xít, còn đem giống cỏ độc này cấy rễ trên cặn bã phong kiến của tư Tưởng mình, khiến cho chúng kết hợp Trung quốc và Tây phương, hợp tác chặt chẽ, rồi trở thành cơ sở tư Tưởng trong tính cách hành vi của Tưởng.

Phần thứ chín

Bí mật về cái chết

Tưởng Giới Thạch đã chết, chết bởi già yếu hay chết bởi thất bại, hoặc chết bởi cả hai lẽ? Tưởng Giới Thạch chết mà không có điều gì nuối tiếc hay là chết mà không nhắm được mắt? Tại sao quan tài lại quàn tạm tại Từ Hồ? Sau khi Tưởng Giới Thạch chết, sấm chớp giao nhau, gió ma tầm tã, có người nói “ trời đất cùng buồn”, lại có người nói “ông là một tinh rùa”. Vậy thì ai đúng, ai sai?

1. Trước và sau khi Tưởng Giới Thạch qua đời

Ngày mồng 5 tháng 4 năm 1975, Tưởng Giới Thạch qua đời. Tưởng Giới Thạch chết bởi già yếu, chết bởi đau ốm, đó là điều chẳng còn gì để nghi ngờ. Thế nhưng có ai lại có thể phủ nhận rằng ông không phải đã bị chết bởi những đòn đả kích nặng nề tới tấp do những thất bại cay đắng liên tiếp nảy sinh trong những sự kiện quốc tế? Đối với Tưởng Giới Thạch, năm 70 là một năm đen tối bởi rất nhiều “tai biến”, “bệnh” họa liên tiếp xảy tới. Tai họa thậm chí không phải bắt đầu từ đầu năm này mà đã bắt đầu một cách từ tháng giêng năm 1969.

Tháng giêng năm 1969, Ních-sơn - tổng thống đương nhiệm của nước Mỹ - lên cầm quyền lập tức tuyên bố “chính sách đối với đại lục Trung Quốc, sẽ là một bộ phận chủ yếu trong chính sách ngoại giao mới của nước Mỹ”. Ních-sơn lại chỉ thị Hội nghị an toàn quốc gia nghiên cứu lại chính sách đối với Trung Hoa, đề xuất lý thuyết cân bằng thế giới. Ních-sơn chuẩn bị giao hảo với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Nói rằng thế lực tàn d của Tưởng Giới Thạch ở Đài Loan lúc này đã bắt đầu thời kỳ chao đảo của gió ma vần vũ là điều không quá đáng.

Ngày 26 tháng 12 năm 1970, Tổng thống Rumani Ceausêscu tới thăm nước Mỹ, trong cuộc nói chuyện với ông ta, Ních-sơn đã nhờ vị lãnh đạo có quan hệ hữu hảo với Trung Quốc này chuyển lời với Bắc Kinh rằng: nước Mỹ hy vọng rằng quan hệ Trung - Mỹ được bình thường hóa. Trong diễn văn chào mừng tại bữa tiệc chiêu đãi hoan nghênh tổng thống Ceausescu, lần đầu tiên Ních-sơn gọi “Trung Quốc” là “Nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa”. Đồng thời với điều này trong đại hội lần thứ 25 của hội đồng Liên hợp quốc khi biểu quyết đề án của Anbani, ủng hộ nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa khôi phục lại địa vị ở Liên hiệp quốc, lần đầu tiên số phiếu đã vợt mức quá bán, địa vị của thế lực Tưởng Giới Thạch ở Liên hiệp quốc đã vô cùng nguy nan như trứng để đầu đẳng.

Ngày 21 tháng 6 năm 1971, tổng thống Ních-sơn tuyên bố xóa bỏ cấm vận kéo dài suốt 21 năm đối với nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa, Kít-sinh-giơ trợ lí đặc biệt của Ních-sơn lại đột nhiên từ Pakistan bí mật tới thăm Bắc Kinh từ 9 đến 11 tháng 7, bàn định với Thủ Tướng Chu Ân Lai để Ních-sơn tới thăm Trung Quốc.

Ngày 16 Ních-sơn lại phát biểu công báo tới thăm Trung quốc, công khai biểu lộ ủng hộ nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa khôi phục lại địa vị ở Liên hiệp quốc. Trước tình thế này, Tưởng Giới Thạch đã phát biểu thông cáo “Trang nghiêm kính cẩn tự cường” nổi tiếng. Thông cáo nói rằng: “Cổ nhân thường nói: “Việc trong thiên hạ, do con người làm; quyết không thể vì sóng gió nhất thời mà tự hủy diệt tráng trí của mình... Chỉ cần tất cả mọi người trang nghiêm kính cẩn tự cường, gặp tai biến không kinh sợ, thận trọng tìm mu kế phán quyết, kiên trì giữ vững tinh thần độc lập tự cường của quốc gia và quốc dân, thế thì bất kỳ thử thách nào cũng đều vợt qua tất!”. Thông cáo này của Tưởng Giới Thạch tuy đã cổ vũ mình, đồng viên người, nhưng làm sao có thế che giấu được nỗi đớn đau, khổ sở, buồn nản và bất lực ở trong lòng ông già này. Tưởng Giới Thạch biết rằng Chính phủ Mỹ bất đắc dĩ mới phải chuyển sang ủng hộ việc khôi phục địa vị ở Liên hiệp quốc của nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa, chiếc ghế và đại biểu ở Liên hiệp Quốc của ông sắp sửa bị quét ra khỏi cửa rồi.

Ngày 10 tháng 10 năm này, trong “Ngày Quốc khánh”, Tưởng Giới Thạch lại phát biểu bài “Th gửi đồng bào trong toàn quốc”. ông đau đầu buốt óc nói rằng: “Ngày nay thế giới đang ở vào một thời đại đớn đau thê thảm ở trong thời đại này, sự phân biệt giữa chính nghĩa và cường quyền, thiện và ác, đen và trắng, ngày một tiêu tán đi; sự tham lam, giả dối và hỗn loạn đã bao trùm tất thảy...” Tưởng Giới Thạch đã không phải là với tinh thần tuy có muôn vàn bi ai sầu khổ nhưng vẫn trấn tĩnh tự kiềm chế được như trong “Thông cáo”, mà do vì trong tâm can tràn đầy phẫn nộ uất hận, không thể tự nhịn được mà đã mở rộng miệng chửi ầm lên, ông đã chửi kẻ thù, chửi bè bạn, chửi thế giới, chửi thời đại, suýt nữa ông đã chửi cả mình.

Sau nửa tháng (ngày 25-10-1971) đại hội lần thứ 26 Liên hiệp quốc đã chính thức tiếp nạp nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa, đuổi cút đại biểu của Tưởng Giới Thạch. Bức thư viết gửi từ Đài Loan công khai nhục mạ chửi bới Liên Hiệp Quốc “Đã trở thành một tổ chức lưu manh, để cho thế lực tà ác hỗn loạn nắm quyền, mất hết công bằng và chính nghĩa, không thể cứu vãn được!” Điều này có lẽ nào chẳng phải là sự căm giận và uất nghẹn của Tưởng Giới Thạch.

Vậy mà sự việc lại không chỉ dừng ở đây. Ngày 21-2-1972 Ních-sơn tổng thống nước Mỹ đã tới thăm Trung Quốc, ngày 28 đã phát biểu “ Thông cáo chung Trung - Mỹ “ nổi tiếng tại thượng Hải. Ngày 25-9-1972, Thủ Tướng Nhật Bản Tanaka Kakuci đã tới thăm Trung Quốc. Ngày 29, chính phủ hai nước đã tuyên bố quan hệ hai nước Trung Nhật bình thường hóa. Tiếp liền theo sau đó phần lớn các nước bè bạn liên minh ngày xa của “chính quyền” Tưởng Giới Thạch đã dồn dập cắt đứt “ quan hệ ngoại giao” với ông ta. Tháng 10 năm 1970, các quốc gia “xây dựng quan hệ ngoại giao” với “chính quyền” Quốc dân đảng Đài Loan có 68 nước, đến tháng 2 năm 1972, chỉ còn 39 nước vẫn giữ “quan hệ ngoại giao” với họ, hơn thế còn có 19 nước đang suy nghĩ “cắt đứt quan hệ ngoại giao” với họ, để lập quan hệ ngoại giao với nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa. (đến tháng 1 năm 1974, các quốc gia vẫn giữ quan hệ ngoại giao với “chính quyền” Quốc dân đảng Đài Loan đã giảm xuống còn 20 nước). Sấm chớp của thế giới nhấp nhô, gió ma của Đài Loan chao đảo. Tưởng Giới Thạch vung gậy đập bàn ở Đài Bắc, chửi rủa om xòm Liên hiệp quốc và người Mỹ là “bội tín bỏ nghĩa, lấy bạo lực rải đường”, chửi bới người Nhật Bản là “vong ân phụ nghĩa, lật mặt bỏ người”, phát ra lời thề “Hơn lúc nào hết càng phải tự dựa vào mình”, “xin thề với trời xanh” sẽ làm cho “Thế giới này rất nhanh chóng trở lại mảnh đất chính nghĩa, tự do và hòa bình...”Nếu nói năm 1949 sự thất bại toàn diện ở đại lục là một đòn đả kích trầm trọng của nhà chính trị gia hùng tâm vững chí, thế thì năm 1970 mở đầu sự thất bại trên võ đài quốc tế là một đòn đánh chí mạng đối với một lão già đã bước vào những năm tàn như ngọn nến lét leo trước gió.

Năm 1972, Tưởng Giới Thạch đã mang bệnh nặng trên thân. Đầu tháng 3 năm ấy ông đã phải tiến hành cuộc phẫu thuật lớn bởi bệnh phì đại tiền liệt tuyến. Thế nhưng hậu qủa không tốt, đã chuyển sang viêm tiền liệt tuyến mạn tính, rồi sức khỏe của Tưởng Giới Thạch bắt đầu suy thoái toàn diện. Trong tháng 7, Tưởng Giới Thạch mắc bệnh cảm nặng phải nằm viện, bệnh tình xấu đi nhanh chóng, phát triển thành viêm phổi, giới y học đã tổn phí biết bao công sức mới khống chế nổi bệnh trạng của ông. Thế nhưng, họa vô đơn chí, ngày 6 tháng 8, trên đường đi điều dỡng ở bệnh viện Vinh Dân ( Đài Bắc), tại ngã tư đường dinh quan Song Khê ngoài Sĩ Lâm núi Dương Minh, ông ngồi trên xe bị xe hơi của một viên thiếu Tướng phóng nhanh đụng phải, ông đã bị nạn bất ngờ. Từ đó, thân thể của Tưởng Giới Thạch không gợng dậy nổi, phải tuyên bố từ chối không tiếp khách, đã bắt đầu một lịch trình gian nan và dai dẳng giành giật với tử thần.Thế nhưng, Tưởng Giới Thạch với chí khí kiên cường nổi tiếng “tràn đầy niềm tự tin phấn đấu” đã không cam chịu sự sắp đặt của vận mệnh. Tết Nguyên đán năm 1973, theo thường lệ ông vẫn gửi thư thăm hỏi đồng bào. Ông nói: “Hơn 70 năm qua, quốc dân ta đã dốc sức làm cách mạng dân chủ và thống nhất, coi đó là mục tiêu duy nhất của cách mạng mà cha hề có một ngày gián đoạn”. Trong bức thư đó ông đề xớng làm người Trung Quốc “ đường đường chính chính “ cần phải “phấn đấu tới cùng” vì nền dân chủ và thống nhất.

“Ngày Quốc khánh” năm 1973 ông lại phát biểu thông báo: “Cho dù quyền lợi của chúng ta có phải phủ lên một bức màn bi ai đau khổ, bầu không khí của chúng ta tạm thời bị chất độc hóa học bao phủ bầu trời. Chúng ta quyết không nản chí, chúng ta không thể lạc đường mất phương hớng. Trước đó vào tháng 2 năm 1972 Hội nghị lần thứ 5 tiến hành “Quốc đại” cứ 6 năm triệu tập một lần tại Đài Loan, để bầu cử “Tổng thống”. Tưởng Giới Thạch tuy đã có đại chứng tiền liệt tuyến phì, ông vẫn “tráng tâm bất khuất” ông nói, ông tuổi tác đã cao, không tham gia tranh cử “Tổng Thống” nữa, lại nói, nếu như mọi ngừơi không chê ông già, ông vẫn tình nguyện dốc sức lực tiếp tục làm việc. Ngày 21 tháng 3, ông một lần nữa “trúng cử” với số phiếu 1308 trong tổng số phiếu 1316, Nghiêm Gia Cán “trúng tuyển” “Phó tổng thống”.Sau khi “Trúng cử “, Tưởng Giới Thạch lại phát biểu thông báo: “Duy chỉ có chính phủ và nhân dân chúng ta mới có thể nghiêm chỉnh dốc sức giành lại lãnh thổ đã mất, cứu vớt lấy ngàn triệu đồng bào ở đại lục. Chúng ta mới có thể cùng đứng dới ngọn cờ Tam dân chủ nghĩa, giành hưởng âm trạch của tự do với quyền lợi. Đặt cơ sở trên những lí do này, bản thân tôi mới có thể dốc hết lòng hăng hái và hạ quyết tâm, hơn thế chẳng quản tuổi cao và đối mặt với sứ mệnh cực kỳ to lớn, trách nhiệm vô cùng nặng nề mà đảm nhận chức vụ này... dốc hết sức chống lại bọn Mao cộng bán nước, quyết chí hoàn thành đại nghiệp, thề đem quân Bắc phạt lần thứ hai thống nhất nước Trung hoa dân quốc... Tôi xin thề... không phụ lòng mong đợi của toàn dân tộc, mang hết tinh thần trách nhiệm... chỉ cần bọn Mao cộng và bọn đồng đảng bán nước còn tồn tại một ngày, nhiệm vụ cách mạng của chúng ta không thể ngừng trệ, cho dù chúng ta có phải chịu ngàn vạn đòn đả kích và dày vò, cũng quyết không từ nan, quyết không thối chí. “

Trong đời sống chính trị của Tưởng Giới Thạch, đây là lần làm “Tổng thống” cuối cùng. Không may, ngày 20 tháng 5 năm 1972, khi Tưởng Giới Thạch cùng Nghiêm Gia Cán tuyên thệ nhậm chức, đã xảy ra một “sự cố” không lớn không nhỏ, giống hệt như trong bữa ăn nhìn thấy một con ruồi chết ở trong mâm, sự tởm lợm không nói ra được trong tâm lý cũng bùng lan ra. Buổi sáng hôm đó, sau nghi thức tuyên thệ nhậm chức, hai người bước lên lan can “phủ tổng thống” tiếp nhận sự “hoan hô“ của hai mười vạn dân chúng, đài vô tuyến truyền hình sẽ phát sóng trực tiếp tới toàn thế giới. Thế nhưng không biết làm thế nào, khi truyền những nét mặt hoan hô của dân chúng, ở góc dới màn hình đã xuất hiện những chữ Hán không biết từ đâu tới dòng chữ là “Đại ca không tốt rồi...” một câu viết như vậy, có khác gì ai đó cố ý lăng mạ, chửi rủa “tổng thống”. Về sau do người cháu thứ hai của Tưởng Giới Thạch là Tưởng Hiếu Vũ đích thân tra xét ra, đây là do nhân viên đài truyền hình bỏ sót, chứ không phải là cố ý dụng tâm. Thế nhưng ở trong tầm mắt những người mê tín bao gồm một số “nguyên lão quốc đảng”, điều này quyết không phải là điều lành. Sau đó một loạt bệnh cảm mạo nặng, viêm phổi, tai nạn xe v.v... liên tiếp kéo đến đã khiến cho họ càng tin chắc rằng những hàng chữ Hán không biết từ đâu đến kia đã là một điềm ác đối với ông, cũng giống như Tuyên Thống hoàng đế khi đăng cơ còn nhỏ đã khóc ré lên, khi Nhiếp chính vương Tải Phong vỗ về hoàng đế nói: “Sắp rồi! Sắp rồi! Sắp hết rồi!” đã bị rất nhiều người nói đó là điều dự báo triều Thanh sắp sửa bị tiêu vong. Tưởng Giới Thạch tuy là một tín đồ đạo Cơ đốc, thế nhưng cũng có tư Tưởng mê tín phong kiến rất sâu nặng, sau khi được biết tin này liền nói: “Xúi quẩy! Xúi quẩy!”.

Tháng 7 năm 1972, sau khi Tưởng vì cảm mạo nặng dẫn tới viêm phổi phải nằm viện, tuyệt đối giữ bí mật với mọi người, không để cho một ai được biết. Trong tình trạng ốm lâu không được tiếp xúc với sự việc, ông vốn nên từ chức, để cho phó tổng thống thay mặt ông giữ chức, thế nhưng ông đã không làm như vậy, ông muốn để cho người kế tiếp ông là Tưởng Kinh Quốc tranh thủ được thời gian nhiều hơn. Tới tháng 7 năm 1973 trên báo chí đã công khai đăng tải ông chụp ảnh chung cùng với mọi người trong buổi lẽ kết hôn của người cháu thứ tư là Tưởng Hiếu Dũng, là lần thứ nhất lộ mặt công khai sau một năm ông bị bệnh, cũng là dịp công khai chứng tỏ với dân chúng tình trạng sức khỏe của ông và cũng kín đáo nói rằng ông đã chữa bệnh tốt. Sức khỏe của Tưởng Giới Thạch quả thật có chuyển biến tốt. Đến mùa hè năm 1974, mỗi ngày ông đã có thể tới vờn hoa đi dạo, cùng với người trong gia đình và các chính khách thảo luận những vấn đề chính trị v.v... Ngày 10 tháng 10 năm đó, theo thường lệ ông lại phát biểu “Diễn văn quốc khánh” vẫn vọng đàm tới việc “Quang phục đại lục”. Ngày 31 tháng 10, khi chúc thọ Tưởng, nhà đương cục Đài Loan đã đúc ra khối lợng lớn huy chương “Tưởng Tổng thống vạn tuế”, hơn thế còn dùng khí cầu cực lớn thả dù xuống đại lục 10 triệu tấm ảnh Tưởng Giới Thạch. Nghe nói chỉ riêng năm này nhà đương cục Đài Loan đã thả dù xuống đại lục 280 triệu tấm ảnh của họ Tưởng, có ý đồ khiến cho mọi người ở đại lục đừng có quên Tưởng Giới Thạch. Thế nhưng chuyển biến tốt và sự khôi phục sức khỏe của Tưởng Giới Thạch đã không tiếp diễn được lâu, mà ngày càng suy kiệt, bệnh đã ăn sâu vào xương tủy không thể chữa được nữa.

Tháng 12 năm 1974, Tưởng Giới Thạch lại mắc bệnh cúm một lần nữa chuyển sang viêm phổi. Do sức khỏe của ông đã cực kỳ suy yếu, cũng bởi tại sử dụng kháng sinh lâu, dẫn tới vi khuẩn chống lại thuốc tăng mạnh, có điều trị cũng phí thuốc, bệnh tình của ông không thấy có chuyển biến tốt. Kéo dài tới mồng 9 tháng giêng năm sau, trong giấc ngủ ban đêm ông đã phát sinh ra bệnh tâm cơ thiếu ôxy, tuy đã được cấp cứu chuyển nguy thành an, thế nhưng sau đó viêm phế quản vẫn cha thể hoàn toàn chữa khỏi sốt nóng lâu không suy thoái.Ngày 29 tháng 3 năm 1975, có lẽ Tưởng Giới Thạch cảm thấy bản thân mình không thể sống lâu ở nhân gian nữa, ông đã tiện khẩu truyền di chúc, do phó bí thư trưởng ủy ban trung ương Đảng dân quốc là Tần Hiếu Nghi ghi lại. Sau khi di chúc lập xong, Tưởng Giới Thạch đã bước vào một tuần lễ cuối cùng của cuộc đời ông, sức khỏe lúc lành lúc xấu, thần trí khi tỉnh khi mê. Dần dà gắng gợng bước vào tháng 4, theo cách nói dân gian của những người già Trung Quốc - Tết thanh minh đối với những người bệnh có nguy cơ trầm trọng đã tới. Tưởng Giới Thạch với sức sống vô cùng suy yếu, cuối cùng đã gắng gợng qua được ngày tảo mộ tế tổ, điếu niệm vong linh và đã chết trong Tết thanh minh ngày 5 tháng 4 này.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx