sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Vân Đài Loại Ngữ - Quyển 2 - Chương 3

Có người hỏi:

- Trái đất không có đông tây mà người làm bản-đồ lại có những chỗ như Đông-hải Tây-hải thì thật chẳng là lầm hay sao?

Đáp:

- Người khéo vẽ bản-đồ cố nhiên lấy nước to làm chủ, cho nên lấy bên tả bên hữu của nước to ấy mà đặt tên biển tên địa-phương.

Như người Âu-la-ba (Europe) thì lấy Á-mặc-lợi-gia (América) làm phía tây, lấy Á-tế-á (Asia) làm phía đông, cho nên vẽ Á-mặc-lợi-gia ở bên hữu, vẽ Á-tế-á ở bên tả.

Như người Trung-hoa thuộc Á-tế-á tất nhiên vẽ Âu-la-ba (Europe) và Lợi-mạt-á ở phía hữu và vẽ Bắc Á-mặc-lợi-gia (Bắc Mỹ-Châu) và Nam Á-mặc-lợi-gia (Nam Mỹ-châu) ở phía tả.

Nếu không như thế thì tên các địa-phương sẽ lẫn lộn.

Sách Sơn hải toàn đồ giải thích rằng: Đất và biển vốn là hình tròn mà hợp thành một trái cầu ở trong bầu trời.

Trời đã bao bọc lấy đất thì đây và đó cảm-ứng nhau, cho nên trời có [16a] Nam-cực, Bắc-cực, đất cũng có Nam-cực Bắc-cực như vậy. Trời chia ra 360 độ, đất cũng chia ra 360 độ đồng như vậy.

Giữa trời có đường Xích-đạo. Từ đường Xích-đạo ấy xuống phía nam 33 độ rưỡi là đường nam Hoàng-đạo. Từ đường Xích-đạo lên đến phía bắc 33 độ rưỡi là đường Bắc Hoàng-đạo.

Cứ theo nước Trung-hoa ở vào phía bắc Bắc Hoàng-đạo, mặt trời đi ở đường Xích-đạo thì ngày đêm bằng nhau, mặt trời đi về nam-đạo thì ban ngày ngắn, mặt trời đi về bắc-đạo thì ban ngày dài.

Cho nên bầu trời có vẽ bức đồ ngày đêm bằng nhau ở giữa, vẽ hai bức đồ ngày dài đêm ngắn ở phía nam phía bắc thấy rõ bóng mặt trời đi.

Trái đất cũng có ba bức đồ ở dưới tương-đối với bầu trời.

Nhưng bầu trời bao bọc rất lớn-lao ở phía ngoài trái đất, cho nên độ trên trời rộng. Còn trái đất thì nhỏ bé nằm gọn trong bầu trời, cho nên độ dưới đất hẹp. Do đó độ số khác nhau.

Bề rộng của thiên-hạ khởi đầu từ Phúc-đảo là 10 độ đến 360 độ rồi lại [16b] tiếp liền nhau.

Thử xét ở Nam-kinh cách từ trung-tuyến trở lên 32 độ, cách từ Phúc-đảo sang đông 120 độ thì ở yên nơi ấy. Những đất ở từ trung-tuyến trở lên đất Bắc-cực thì thật thuộc về miền Bắc. Những đất ở từ trung-tuyến trở xuống thì thật thuộc về miền Nam.

Nhà Phật nói Trung-quốc ở vào Nam thiềm bộ châu kể cả số đất lồi ra lõm vào ở Tu-di sơn[81]. Việc sai lầm này có thể biết được.

Từ nhà Hán trở về sau, người ta nói đến phân-dã, lấy sao Ngưu sao Nữ là thuộc nước Ngô nước Việt, lấy sao Dực sao Chẩn là thuộc nước Kinh nước Sở.

Lưỡng-Quảng (Quảng-đông, Quảng-tây) tuy là giới-hạn đất Việt đã tách riêng ra.

Sách Địa-lý chí đời Tiền-Hán lấy những quận thuộc Uất-lâm và Thương-ngô ở tại Việt-tây đều thuộc về phân-dã sao Ngưu sao Nữ. Đỗ-Hựu, Âu-dương công, Tô Đông-pha đã phân biệt [17a] rồi.

Nhà sư Nhất-Hạnh có thuyết lưỡng-giới (hai cõi) lấy phía đông-bắc nước Việt tiếp giáp nước Ngô thuộc tinh-kỷ[82], lấy phía tây-bắc nước Việt liền với nước sở thuộc sao Thuần-vĩ.

Chu-Bạch Thái-Kham y theo đó mà khảo-luận không còn nghi ngờ nữa.

Thế thì tỉnh Quảng-đông là lãnh-vực Dương-châu. Những tỉnh Quảng-yên, Hải-dương và Sơn-nam hạ lộ của nước ta đề là nhánh ấy đúng vào phân-dã sao Nữ.

Quảng-tây là lãnh-vực Kinh-châu. Những tỉnh Lạng-sơn, Cao-bằng, Thái-nguyên, Kinh-bắc, và Sơn-nam thượng lộ đều là nhánh ấy phải thuộc về sao Chẩn.

Vùng nào gần phía đông thì ấm nhiều lạnh ít, hàng năm ruộng thu gặt hai mùa.

Vùng nào gần phía tây thì lạnh ấm bằng nhau, ruộng chỉ thu gặt một mùa. Khí-hậu không thể nào không đổi khác.

Đến như Vân-nam là lãnh-vực Lương-châu. Những tỉnh Tuyên-quang, Hưng-hóa cho đến Sơn-tây liền về phái hữu với Thanh-hoa, Nghệ-an của nước ta đều là dư khí của mạch ấy, phải thuộc về sao Quỷ.

Sách Vĩ thư khảo [17b] linh diệu chép: một độ là 2.932 dặm có lẻ.

Phủ Thái-bình tỉnh Quảng-tây ở đúng vào 13 độ sao Chẩn.

Lạng-sơn, Cao-bằng, Thái-nguyên, Kinh-bắc, Sơn-nam thượng lộ của nước ta ước chừng ở đúng vào 14 độ sao Chẩn.

Phủ Liêm-châu tỉnh Quảng-đông ở đúng vào 6 độ sao Nữ. Những tỉnh An-quảng, Hải-dương, Sơn-nam hạ lộ phải thuộc vào 7 độ sao Nữ.

Các loại sách thiên-văn trong Minh-chí đều lấy những châu Quảng-đông, Cao-hoá thuộc về phân-dã sao Ngưu sao Nữ, mà châu Khâm châu Liêm thuộc về phân-dã sao Dực sao Chẩn.

Tôi trộm nghĩ Liêm-châu là đất quận Hợp-phố, phía nam ven theo bờ biển phải là phân-dã tinh-kỷ, là dư chi sao Thuần-vĩ, phía hữu đến khoảng Nam-ninh và Thái-bình không được kéo dài đến ngoài biển được.

Vả lại Ngô-châu thuộc phân-dã sao Nữ mà hay huyện Bác-bạch và Lục-châu đều có đường lộ chạy vào xứ An-quảng của nước ta.

Khâm-châu thuộc tỉnh Quảng-đông [18a] lại cùng với châu Vạn-ninh thuộc tỉnh An-quảng liền đất với nhau thì phải thuộc phân-dã sao Nữ, điều ngày có thể biết được.

Sách Sơ-học ký chép: Đồng-hồ được chế-tạo bắt đầu từ thời Hoàng-đế, truyền-bá sang đời nhà Hạ nhà Thương.

Sáng ngày đông-chí, đồng-hồ rỉ chảy đến mức 45. Sau tiết Đông-chí ngày dài, cứ 9 ngày đồng-hồ rỉ chảy thêm 1 mức.

Sáng ngày Hạ-chí, đồng-hồ rỉ chảy đến mức 65. Sau tiết Hạ-chí ngày ngắn, cứ 9 ngày đồng-hồ rỉ chảy giảm 1 mức.

Cái đồng-hồ gồm có 3 từng, tròn và đều có bề kinh 1 thước đặt trên cái thùng hứng nước có góc vuông, có cái vòi rồng phun nước vào cái thùng hứng nước, nước chảy xuống dưới một cái cừ đặt ngang, trên nắp có đặt một hình người đầy đủ áo mão đúc bằng vàng gọi quan Tư thì (coi về giờ khắc), hai tay cầm một cây tên. Đó là phép lậu khắc của Ân-Quỳ.

Lấy đồng làm một cái ống hút nước (khát ô, con quạ khát nước) hình trạng giống như một cái móc uốn cong dẫn nước chứa đựng cho chảy vào [18b] một cái vòi rồng bằng bạc, phun vào cái đồi tưới (quán khí), nước rỉ chảy xuống 1 thăng cân nặng 2 cân thì trải qua 1 khắc. Đó là phép lậu khắc của Lý-Lan.

Hà-Thừa-Thiên đời Tống đã sửa đổi phép lậu-khắc, trong tiết Xuân-phân và thu-phân sớm tối ngày đêm đều 55 khắc.

Đến thời vua Vũ-đế nhà Lương lấy ngày đêm làm 100 khắc phân-phối vào 12 giờ, mỗi giờ được 8 khắc nhưng còn phần dư thừa, lấy ngày đêm là 96 khắc, một giờ được 8 khắc đúng.

Đến niên-hiệu Đại-đồng thứ 10 (544) đời vua Vũ-đế nhà Lương lại đổi ngày đêm là 108 khắc, mỗi giờ 8 khắc, tiết Đông-chí ban ngày 48 khắc, ban đêm 60 khắc, tiết Hạ-chí ban ngày 70 khắc, ban đêm 38 khắc, tiết Xuân-phân và Thu-phân, ban ngày 60 khắc, ban đêm 48 khắc, số buổi tối và buổi sáng đều 3 khắc.

Đến đời Trần lại y theo phép đời xưa [19a] ngày đêm là 100 khắc.

Nhà Đường chế ra phép Thủy hải phù tiễn có 4 cái thùng, lấy cây tên nổi làm khắc, chia ngày đêm có 12 giờ, mỗi giờ 8 khắc 12 phân, mỗi khắc 60 phân, có 48 cây tên nổi, 2 cây tên nổi là 1 khí, 1 năm có 2.191.500 phân đều được khắc ở cây tên.

Cái ống hút bằng đồng dẫn nước rót xuống cây tên nổi, mực nước lần lần lên cao, lên đến mức phân biệt ngày đêm.

Trong tiết Xuân-phân, Thu-phân và Hạ-chí Đông-chí, mùa đông mùa hạ dài ngắn, lúc tối lúc sớm ẩn hiện đồng như bóng mặt trời, theo sách Chu quan không khác.

Nhà Tống, nhà Nguyên chế-tạo khác nhau nhưng đều lấy theo phép ngày đêm 100 khắc.

Sách Tam-tài đồ-hội dẫn các sách nói về nguồn gốc khí-hậu.

Sách Xuân-thu nội-sự chép: Vua Phục-Hy tạo ra tám tiết, lấy hào ứng với tiết-hậu.

Sách Tấn lịch chí chép: Viêm-đế phân ra 8 tiết để bắt đầu công việc nhà nông.

[19b] Đổng-Ba nói: “Vua Phục-Hy tạo ra bát quái (8 quẻ) mỗi quẻ có 3 vạch (3 hào) để tượng-trưng 24 tiết khí (8x3=24).

Thiên Nguyệt lịnh trong sách Lễ-ký có chú rằng: Chu-công chế ra giờ, định 24 khí, 72 hậu.

Như vậy thì khí-hậu bắt đầu bày ra từ vua Phục-Hy và chế-định do Chu-công.

Năm ngày là 1 hậu. Một tháng có 6 hậu. Năm lầu sáu là đủ 30 ngày.

Ba hậu là 1 khí, tức 1 khí có 15 ngày.

Phép định tiết khí ngày giờ:

前九年推後九年通

幹食枝衝氣節同

閏月必定天中氣

此法教人最有功

Tiền cửu niên suy, hậu cửu niên thông.

Cán thực chi xung khí tiết đồng.

Nhuận nguyệt tất định thiên trung khí.

Thử pháp giáo nhân tối hữu công.

Dịch nghĩa

1. Chín năm trước suy tính thì thông hiểu được chín năm sau.

2. Gốc thực cành xung, khí tiết đồng.

3. Tháng nhuận tất nhiên định được khí trong trời.

4. Phép này dạy người ta rất có công.

Như năm kỷ-hợi ngày nhâm-tuất là tiết Lập-xuân, thì năm đinh-vị (9 năm sau) ngày giáp-thìn cũng là tiết Lập-xuân.

Nhâm là thủy sinh giáp là mộc, là thực thần, thìn và tuất xung khắc nhau, đó là cán thực chi xung. Còn những tiết khác thì cứ phỏng theo đó mà tính.

[20a] Phép định khí tiết thời khắc:

今年雨水明年春

天干不動加兩辰

Kim niên Vũ-thủy, minh niên xuân.

Thiên-can bất động, gia lưỡng thần.

Dịch nghĩa

1. Năm nay là tiết Vũ-thủy thì sang năm là tiết Lập-xuân.

2. Không động gì đến thiên-can, chỉ gia thêm hai giờ.

Tính 24 khí cũng phỏng theo phép này:

時加三刻萬年靈

Thời gia tam khắc vạn niên linh.

Dịch nghĩa

Giờ thêm ba khắc, dẫu muôn năm cũng rất linh-nghiệm (không sai).

Như năm nay tháng giêng ngày mùng 3 canh-ngọ giờ tý. Một khắc đầu tiên là tiết Vũ-thủy. Trừ ngày canh-ngọ không động đến thiên-can, thêm 2 giờ tì gặp tuất. Tức năm sau ngày canh-tuất là tiết Lập-xuân.

Lại như 1 khắc đầu giờ tý là tiết Vũ-thủy, thì phải biết 3 khắc đầu tiên giờ tý là tiết Lập-xuân.

Phép xem giờ khắc mặt trời mọc và lặn.

Mặt trời mọc

I. - Giờ dần

Tiết:

- Hạ-chí: mọc giờ dần đúng 2 khắc.

- Mang-chủng[83], Tiểu-thử mọc: giờ dần đúng 3 khắc.

- Tiểu-mãn, Đại-thử: mọc giờ dần đúng 4 khắc

II. - giờ mão [20b].

Tiết:

- Lập-hạ, Lập-thu: mọc giờ mão 1 khắc đầu.

- Cốc-vũ, Xử-thử: mọc giờ mão 2 khắc đầu.

- Thanh-minh, Bạch-lộ: mọc giờ mão 3 khắc đầu.

- Xuân-phân, Thu-phân: mọc giờ mão 1 khắc đầu.

- Kinh-trập, Hàn-lộ: mọc giờ mão đúng 1 khắc.

- Vũ-thủy, Sương-giáng: mọc giờ mão đúng 2 khắc.

- Lập-xuân, Lập-đông: mọc giờ mão đúng 3 khắc.

- Đại-hàn, Tiểu-tuyết: mọc giờ mão đúng 4 khắc.

III. - Giờ thìn.

Tiết:

- Tiểu-hàn, Đại-tuyết: mọc giờ thìn 2 khắc đầu

- Đông-chí: mọc giờ thìn 1 khắc đầu

Mặt trời lặn

IV. - giờ thân.

Tiết:

- Đông-chí: lặn giờ thân đúng 2 khắc.

- Tiểu-hàn, Đại-tuyết: lặn giờ thân đúng 3 khắc.

- Đại-hàn, Tiểu-tuyết: lặn giờ thân đúng 4 khắc.

V. - Giờ dậu.

Tiết:

- Lập-đông, Lập-xuân: lặn giờ dậu 1 khắc đầu.

- Vũ-tuyết, Sương-giáng: lặn giờ dậu 2 khắc đầu.

- Kinh-trập, Hàn-lộ: lặn giờ [21a] dậu 3 khắc đầu.

- Xuân-phân, Thu-phân: lặn giờ dậu 4 khắc đầu.

- Thanh-minh, Bạch-lộ: lặn giờ dậu đúng 1 khắc.

- Cốc-vũ, Xử-thử: lặn giờ dậu đúng 2 khắc.

- Lập-hạ, Lập-thu: lặn giờ dậu đúng 3 khắc.

- Tiểu-mãn, Đại-thử: lặn giờ dậu đúng 4 khắc.

VI. - Giờ tuất.

Tiết:

- Mang-chủng[84], Tiểu-thử: lặn giờ tuất 2 khắc đầu.

- Hạ-chí lặn: giờ tuất 1 khắc đầu.

Bí-quyết đoán khí tiết ngày đầu tháng sắp tới:

月朔原來自古有

前九將來與後九

大月五干連九支

小月四干八支偶

六六之年仔細思

教君走盡幾寒露

便做今年立春數

算來有本無差誤

四十七年前有閏

閏前二月定今逢

分毫不漏真消息

盡在先生掌握中

Nguyệt sóc nguyên lai tự cổ hữu,

Tiền cửu tương lai dữ hậu cửu.

Đại nguyệt ngũ can liên cửu chi,

Tiểu nguyệt tứ can bát chi ngẫu.

Lục lục chi niên tử-tế tư,

Giáo quân tẩu tận kỷ Hàn-lộ.

Tiện tố kim niên Lập-xuân số,

Toán lai hữu bổn vô sai ngộ.

Tứ thập thất niên tiền hữu nhuận,

Nhuận tiền nhị nguyệt định kim phùng.

Phân [21b] hài bất lậu chân tiêu tức,

Tận tại[85] tiên-sinh chưởng ác trung.

Dịch nghĩa

1. Ngày mùng một vốn từ xưa đã có,

2. Chín năm trước đem lại tính với chín năm sau.

3. Tháng đủ thì tính theo năm can và chín chi,

4. Tháng thiếu thì tính theo bốn can và 8 chi chẵn.

5. Năm sáu sáu suy nghĩ tử-tế,

6. Dạy ông trải hết mấy tiết Hàn-lộ.

7. Thì làm được số Lập-xuân năm nay,

8. Tính ra có căn-bản không sai lầm.

9. Bốn mươi bảy năm trước có tháng nhuận,

10. Định năm nay phải gặp nhuận trước hai tháng.

11. Giảm tăng xác thật ly hào cũng không sót,

12. Đều ở trong bàn tay của ông.

Giả như năm mậu-tý, tháng giêng là tháng thiếu, ngày mùng 1 là ngày ất-dậu, can ất đến can thứ tư là mậu, chi dậu đến chi thứ tám là thìn, 9 năm sau là năm bính-thân tháng giêng ngày mùng 1 là ngày mậu-thìn.

Giả như năm mậu-tý, tháng 2 là tháng đủ ngày mùng 1 là ngày giáp-dần, can giáp đến can thứ năm là can mậu, chi dần đến chi thứ chín là chi tuất, 9 năm sau là năm bính-thân tháng 2, ngày mùng 1 là ngày mậu-tuất.

Còn những năm khác cũng phỏng theo đấy mà tính.

Lại có bài bí-quyết rằng:

正月初一辰說

九年二月十五同

二月初一辰位

即是九年二月中

Chinh nguyệt sơ nhất thìn thuyết,

Cửu niên nhị nguyệt thập ngũ đồng.

Nhị nguyệt sơ nhất thìn vị,

Tức thị cửu niên nhị nguyệt trung.

Dịch nghĩa

Nói mùng một tháng giêng là ngày thìn.

Ngày rằm tháng hai chín năm sau cũng đồng như vậy (cũng ngày thìn).

Mùng một tháng hai là ngày thìn

Tức là rằm tháng hai chín năm sau cũng là ngày thìn.

Phép này rất đúng. Chỉ có trong tháng nhuận tiết khí nào ở ngày rằm thì dời lùi lại một ngày. Còn những tháng khac tương đối không sai.

Luận về Lập-xuân.

Đem ngày giờ và khắc tiết Hàn-lộ ở 26 năm [22a] về trước đối-chiếu với tiết Lập-xuân năm nay thì thấy ngày giờ và khắc không sai.

Luận về tháng nhuận.

Xem tháng nhuận 47 năm trước và thêm vào 2 tháng thì biết tháng nhuận năm nay. Như năm canh-thìn về trước nhuận tháng 8 thì đến năm bính-dần (47 năm sau) nhuận tháng 10.

Sáu mươi năm là một hoa-giáp-tý chia làm đôi, từ giáp-tý ất-sửu thuộc kim đến nhâm-thìn quý-tỵ thuộc thủy cộng được 30 năm. Lại từ giáp-ngọ ất-vị thuộc kim đến nhâm-tuất quý-hợi thuộc thủy cũng là 30 năm.

Chính cung đối cung thuộc kim rồi thuộc hỏa, thuộc hỏa rồi thuộc mộc đều đồng nhau.

Về ý nghĩa lấy 60 năm trong 1 giáp-tý phối nạp vào âm, phần tiểu-chú ở sách Tứ thư đại toàn và chương Thiên thời địa lợi ở sách Mạnh tử có dẫn thuyết Tam xa nhất lãm. Thuyết này cũng chưa rõ-ràng minh bạch.

Theo sách Thụy quế đường hạ lục chép: Âm luật chia:

[22b]

số 1 số 6 làm hành thủy

số 2 số 7 làm hành hỏa

số 3 số 8 làm hành mộc

số 4 số 9 làm hành kim

số 5 số 10 làm hành thổ

Nhưng trong ngũ hành, chỉ có hành kim và hành mộc là có âm tự nhiên.

Còn hành thủy hành hỏa và hành thổ phải nhờ nhau rồi sau mới thành âm, bởi lẽ nước (thủy) nhờ đất (thổ), lửa (hỏa) nhờ nước (thủy), đất (thổ) nhờ lửa (hỏa).

Cho nên

âm kim là số 4 số 9

âm mộc là số 3 số 8

âm thổ là số 5 số 10

âm thủy là số 1 số 6

âm hỏa là số 2 số 7

Giáp kỷ tý ngọ là số 9

Ất canh sửu vị là số 8

Binh tân dần thân là số 7

Đinh nhâm mão dậu là số 6

Mậu quý thìn tuất là số 5

Tỵ hợi là số 4

Giáp-tý ất-sửu là số 34, làm âm số 4 thuộc kim, cho nên gọi là kim.

Mậu-thìn kỷ-tỵ là số 23, làm âm số 3 thuộc mộc, cho nên gọi là mộc.

Canh-ngọ tân-vị là số 32, số 2 thuộc hỏa. Thổ lấy hỏa làm âm, cho nên gọi thổ.

Giáp- [23a] thân, ất-dậu là số 30, số 10 thuộc thổ, thủy lấy thổ làm âm, cho nên gọi thủy.

Mậu-tý kỷ-sửu là số 31, số 1 thuộc thủy, hỏa lấy thủy làm âm, cho nên gọi hỏa.

Tất cả 60 năm trong hoa-giáp đều như thế. Đó là khởi đầu của phép nạp âm.

Sáu mươi năm (60) trong một giáp-tý là lịch, nạp âm là luật.

Địa-chi là phần phân biệt trong nạp âm.

Mười hai động vật thuộc 12 địa chi.

Thiên Sinh tiếu luận chép:

1. Đinh-hỏa ở trên trời là sao, ở thân-thể là mắt, sinh ở dậu, dứt ở tỵ. Tân kim sinh tý, ở thân thể là răng, cho nên con chuột, răng thì bén mà mắt ít sáng.

2. Tân-kim ở trên trời là thái-âm (mặt trăng), canh-kim sinh ở tỵ, dứt ở tý, mộ ở sửu, cho nên con bò ít răng, thuộc âm cho nên có bốn móng.

3. Canh-kim ở trên trời là sương [23b], ở thân-thể là da lông và xương, Kim sinh lớn ở tỵ, dứt ở dần, giáp lộc ở dần, ở thân-thể là móng, cho nên con cọp có năm móng, vuốt rất bén mà ngắn cổ.

4. Kỷ-thổ ở trên trời là nguyên khí, ở thân-thể là môi, sinh ở dậu, bịnh ở mão, ất-mộc lộc vượng, kỷ-thổ bịnh tuyệt thuộc âm, cho nên con thỏ có bốn móng, tai thì dài mà môi khuyết.

5. Quý-thủy ở trên trời là mưa, ở thân-thể là lỗ tai. Nhâm-thủy sinh ở thân, tử ở mão, mộ ở thìn, cho nên con rồng có năm móng, tai thì nhỏ, nghe thiếu kém.

6. Nhâm-thủy ở trên trời là mây, ở thân-thể là chân, sinh ở thân, dứt ở tỵ, gặp canh-kim thì sinh ở lại, cho nên con rắn không có chân mà chạy giỏi. Bính-hỏa là lộc, đinh-hỏa ký vượng, ở thân-thể là lưỡi, cho nên con rắn có hai lưỡi.

7. Giáp-mộc ở trên trời là sấm, ở lục-phủ là mật, ở thân-thể là móng tay, sinh [24a] ở hợi, tử ở ngọ, tý-lộc đến ngọ, ở thân-thể là mắt, cho nên con ngựa có dạ-nhãn[86], không có mật, chân một móng.

8. Ất-mộc ở trên trời là gió, ở ngũ-tạng là gan, giáp-mộc sinh ở hợi, tử ở ngọ, mộ ở vị, cho nên con dê ngẩng lên trông, không có tròng ở mắt, có bốn móng.

9. Kỷ-thổ ở tạng-phủ là tỳ. Mậu-thổ là vị (dạ dày), bại ở dậu, thân được dương-kim, vô tình nhờ khí, cho nên con khỉ không có thận và tỳ. Nhâm-thủy ứng về chân, sinh ở thân, cho nên con khỉ chạy giỏi, thuộc dương, cho nên có năm móng.

10. Bính-hỏa ở dưới đất là lò lửa, sinh ở hợi, tử ở dậu. Đinh-hỏa sinh dậu, xung khắc với nước, bại ở dậu. Thủy (nước) chủ về thận, cho nên con gà có nội-thận mà không có ngoại-thận (hòn dái), lại không có tiểu-trường (ruột non).

11. Mậu-thổ ở trên trời là sương, ở lục-phủ là vị (dạ dày). Kỷ-thổ ở tạng là tỳ. Canh-kim suy ở mậu-hỏa, mộ ở tuất, cho nên con chó chỉ có tiểu-trường (ruột non) mà không [24b] có tiểu đái. Nhâm-thủy đái khắc làm chân, cho nên con chó chạy giỏi.

12. Ất-mộc là gân, sinh ở ngọ, tử ở hợi, âm mộc bị thương, cho nên con heo không có gân.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx