sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Vân Đài Loại Ngữ - Quyển 3 - Chương 03

Còn đi vào đất Thục tất phải qua vùng Hán-trung. Đi sang nước Sở phải qua đất Thương-châu. Đó là phân biệt chỗ bằng-phẳng, chỗ hiểm trở.

Trung-châu thì lấy phía bắc núi Tung-cao làm dương, lấy sông Hoàng-hà, sông Lạc-thủy làm bến. Từ sông Lạc đến đất Biện, bên mặt vượt qua Hà-bắc. Đấy đều là cửa và sân của vùng Trung-châu.

Phía nam núi Tung-cao là âm, lấy sông Nhữ sông Dĩnh làm bến. Từ núi Cơ-sơn đến Nhữ-âm, chỗ khoảng Dĩnh-xuyên là nơi buồng kín trong nhà của vùng Trung-châu.

Cho nên kẻ tranh chiến đánh giặc thì tất phải lấy đất Ngao-thương, người ẩn dật tất phải lấy vùng Cơ-dĩnh.

Chỗ đô-hội là ở [11a] Lạc-dương, mà những ngôi biệt-thự thường thường là Lục-hồn.

Tỉnh Sơn-đông thì lấy phía nam núi Thái-sơn làm dương, lấy sông Vấn sông Tứ làm bến, lấy đất Trâu đất Lỗ làm cửa làm sân, lấy phía bắc núi Thái-sơn làm âm, lấy sông Tế sông Tháp làm bến.

Sông Tế chảy đến Đại Đông-hải đến huyện Tề-đông.

Khoảng châu Đăng châu Lai ba mặt bị biển ngăn trở, đó là chỗ buồng kín trong nhà vậy.

Cho nên nước Lỗ chuộng lễ nghĩa là vì được núi Thái-sơn ôm lấy mà được khí trung-hòa.

Nước Tề chuộng công lợi là vì bị núi Thái-sơn quay lưng về mà được cái khí trái nghịch. Đó là nói phân biệt việc hướng mặt và quay lưng.

Cho nên đất Trâu đất Lỗ là quê-hương của bậc thánh-hiền. Châu Đăng châu Lai là hang của bậc thần-tiên. Đó là nói phân biệt chỗ tối chỗ sáng.

Tỉnh Sơn-đông, phía nam là dương, phía bắc là âm là vì núi Đại-sơn quay mặt về hướng nam.

Vùng Quan-trung, phía bắc là dương, phía nam là âm, như trái ngược lại bởi vì núi Họa-sơn quay mặt về hướng bắc.

Vùng Trung-châu thì lấy phía hướng về Thái-thất làm dương, lấy phía hướng về Thiếu-thất[130] làm âm là vì theo ý nghĩa của chữ [11b] “Trung thổ” .

Thuyết này suy-nghiệm rõ-ràng thì lý và khí rất là tinh-vi thâm-thúy.

Đất Kiến-khang từ thời Lục-triều[131] là chốn kinh-đô của bậc đế-vương. Nhưng những đế-vương ấy đều chỉ làm bá chủ ở một khu-vực mà thôi không ứng với vượng[132] khí của núi sông.

Đến vua Thái-tở nhà Minh mới đủ để đương vượng khí ấy. Nhưng nhà Minh chỉ định đóng đô được mới 40 năm thì vua Văn-hoàng bỏ không ở đấy dời đô về Bắc-bình, chẳng khác gì thời Lục-triều.

Kiến-khang[133] là kiểu đất đại hồi cục. Mạch đất khởi từ núi Manh-sơn chạy qua Vân-nam, vượt Quế-lãnh, qua núi Đại-dũ, đến Huy-châu để xuống Mạt-lăng, quanh-co thênh-thang, ở giữa thì gồ lên cao mà xuống dưới thì hạ thấp làm đường bằng-phẳng.

Phía tây là những núi Kê-lung, Phúc-chu. Lại về phía tây nữa là Thạch-đầu thành mà núi Chung-sơn đứng sừng-sững ở phía đông. Có sông to quanh-co bao bọc: sông Tần, sông Hoài và hồ Huyền-vũ liên tiếp ở phía tả phía hữu, bởi vì sông to thì chảy về phía đông. Từ Vũ-xương trở xuống dòng sông lần lần hướng về phía bắc, chảy đến Mạt-lăng [12a] thì dòng sông càng chảy về phía bắc.

Kiến-khang là nơi đô-hội ở hạ-lưu, trông sang Tầm-dương và Vũ-xương đều thẳng về hướng nam, trông sang Bá-dương và Thọ-xuân đều thẳng về hướng tây, cho nên gọi Thái-thạch là Nam-châu, gọi Kinh-khẩu là Bắc-phủ.

Ở Kiến-khang người ta gọi Bá-dương và Thọ-xuân là Giang-tây. Ở Giang-tây người gọi Kiến-khang là Giang-đông.

Sách Tống Nguyên thông giám chép: Trần-Lượng dâng thư lên vua Hiếu-tông nhà Tống nói ràng: Kiến-khang ngày nay không như Kiến-khang ngày xưa. Tôi thường lên núi Thạch-đầu và Chung-phụ trông về thành ngày nay, ngay vào bên cạnh Sa-tủy (mỏ cát) có một dãy gò lờ-mờ kéo xuống.

Nay hành-cung[134] chiếm cứ chỗ đất bằng để trông vào thành. Phía trước thành thì sát núi, núi ấy cao vút hiểm-trở. Đó là do họ Lý ở Giang-nam đã làm chẳng có [12b] ý dùng cái thế ở trên cao ăn xuống thấp để đón lấy vượng-khí.

Tôi thường hỏi nhà sư ở núi Chung-phụ, các nhà sư ấy cũng nói đài-thành ở một bên núi Chung-phụ, cửa Tư-mã ở đúng vào một bên doanh mới của quân mã.

Đất ấy chiếm lấy chỗ trên cao ăn xuống thấp, ở phía đông bọc lấy núi Bình-cương để làm thế vững chắc, ở phía tây dựa vào thành Thạch-đầu để làm thế trọng yếu và mang cái hồ Huyền-vũ để làm thế hiểm-trở, ôm lấy sông Tần, sông Hoài, sông Thanh-khê để làm thế chận ngăn.

Cho nên vượng-khí mình có thể đón lấy được mà có thể vận-động như ý mình.

Đến nay thành là sức xây đắp của Hạ-hầu-Cảnh trong mấy ngày thì xong.

Tào-Bân lên trên Trường-can Ngột-thuật và Vũ-hoa-đài, cúi xuống mà trông thành-thị nhận thấy rằng dẫu một con chim bay qua cũng không thoát khỏi được.

Hễ chiếm-cứ được đất ấy mà sai tướng ra quân, nếu không đón lấy vượng-khí mà làm thì làm sao biết được rằng ngày sau dẫu có lấy được rồi thì cũng mất vậy chăng? ”

Vua Hiến-tông nhà Tống không [13a] nghe theo lời của Lượng.

Về sau vua Thái-tổ nhà Minh đến Kim-lăng, quả nhiên nghe lời Lưu-Bá-Ôn xây dựng thành mới đúng như kế-hoạch của Lượng. Minh Thái-tổ bèn lấy được thiên-hạ.

Kinh Dịch chép: Cùng cực rồi thì biến. Biến thì thông. Vận trời có lúc bĩ lúc thái bất thường. Khí đất có khi suy khi vượng bất thường. Việc người có lúc phế lúc hưng bất thường. Ba điều ấy chưa từng không quan-hệ lẫn nhau.

Nhà Chu từ vua Bình-vương đóng đô ở Lạc-ấp trải qua hơn 500 năm thì tinh hoa đã cùng kiệt.

Nhà Tần từ vua Mục-công trở về trước không được liệt vào hàng các nước ở Trung-quốc. Khí đất thu tàng đã lâu thì bộc phát lên. Cho nên đến đồi vua Hiếu-công về sau thì nhà Tần chế-thắng được chư-hầu mà lấy được thiên-hạ, tuy chỉ truyền được hai đời, nhưng mà khí đất đương lúc hưng vượng tự nhiên đưa về cho bậc minh chúa.

Cho nên vua Cao-tổ nhà Hán cuối cùng đã đóng đô ở đấy.

Tây-kinh nhà Hàn trải qua hơn 200 năm khí-hậu lần lần [13b] suy tàn. Lạc-ấp lại hưng vượng lên đã bắt đầu từ ngày Vương-Mãng xây dựng. Cho nên vua Quang-Vũ đóng đô ở đấy.

Trong thời Tam-quốc[135] và thời Lục-triều[136] bờ cõi phân chia.

Giang-đông là kinh-đô của thiên-tử, cờ vàng, lọng tía, cọp ngồi, rồng cuốn, khí lành của trời đất đã tự hợp ở đấy hơn 300 năm.

Nghiệp-thành, Đại-quận, Tấn-dương, Thành-đô đúng với phân-dã của tinh-tú trên trời cũng có khí tượng làm bá-chủ ở một phương.

Đương lúc thừa thời-cơ tranh đua nhau ấy tuy muốn thống-nhất toàn cõi Trung-quốc cũng không thể được.

Nhà Nguyên-Ngụy[137] đóng đô ở đất Lạc[138] hơn 50 năm phồn-thịnh nhất.

Còn miền Quan-trung từ niên-hiệu Canh-thủy[139] trở về sau thì tàn-tệ càng quá lắm. Trung-gian đến đời Phù-Kiên, Diêu-Hưng thì miền Quan-trung lại thụt xuống làm hạ-ấp.

Hễ suy tàn cùng kiệt tột mực thì sẽ bắt đầu thay đổi mới trở lại, cho nên Vũ-Văn-Chu dùng đất ấy mà gồm thâu Cao-Tề.

Nhà Tùy nối theo mà thống-nhất thiên-hạ.

Vua Cao-tồ nhà Đường lại đóng đô ở đấy truyền phúc-tộ đến 300 năm, được trung-hưng đến hai [14a] ba lần.

Chu-Phác nói: “Ở Trường-an nhà cửa, xe ngựa, sĩ dân, phong-tục đều có tiếng là xa-hoa. Vạn vật hễ thịnh rồi thì suy khó có thể chấn-hưng lại được” .

Cho nên từ nhà Đường trở về sau vì đường vận-tải khó-khăn mà không có ai nói đến việc đóng đô nữa.

Rồi Biện-kinh bắt đầu hưng phát lên.

Lúc bắt đầu dựng nước, nhà Chu-Lương[140] bỗng nhiên đã có cái thế đại-cường nhưng chưa đủ khả-năng để ứng với vượng-khí ấy, nên mấy triều tranh nhau mãi không dứt.

Đến đời vui Thái-tổ nhà Tống có thời vận thống-nhất, mọi việc đều tiện lợi, nhưng quá trọng việc đổi dời không thể bỏ ở đấy mà dời đi chỗ nọ.

Về sau hơn 200 năm vượng-khí bắt đầu dứt, sao trên trời không chiếu, mạch dưới đất lại hết, cuối cùng phải đến thảm cảnh ở Bắc-viên.

Do đó Yên-kinh và Tiền-đường chia nhau làm vua ở Nam và Bắc.

Nước Tiền-đường từ khi họ Tiền lập quốc được 100 năm tụ-tập sinh sống phồn-thịnh giàu có, đến cuối đời phải nộp đất cho nhà Tống cũng được bảo-toàn (không bị giết).

Nhà Tống dời xuống phía Nam, nơi văn vật [14b] chung tụ, du-ngoại phiền hoa, thì Trần-Lượng bảo rằng: “Vượng-khí của núi sông đã phát tiết ra hết không còn nữa cho nên không thể khôi-phục được cơ-nghiệp cũ” .

Cho nên vừa được 100 năm thì bị tiêu-diệt.

Yên-kinh nhập vào nước Liêu vốn là đất ở biên-thùy. Hải-lăng vương nhà Kim bắt đầu dựng đô ở đấy, về phía nam thì chế-ngự được cõi Trung-châu, hình-thế hùng-vĩ. Nói về bói quẻ tìm đất đóng đô tất phải kể đất này trước nhất.

Cho nên nhà Nguyên nhà Minh nối nhau đóng đô ở đấy, tức nay triều nhà Thanh cũng đóng đô ở đấy nữa. Những triều ấy đều cho là cơ-sở đã thành, đường vận-tải đã thông-thương tiện-lợi, đến ngàn năm cũng chưa suy kém được.

Khi khai sáng một triều-đại trước hết phải có sự cảm-ứng của khí đất, để người ta nhân đó mà hoạt-động. Điều đó có thể nghiệm xét được.

Vua Văn-tông nhà Nguyên vì cho rằng rồng ẩn ở Kim-lăng mới đổi tên Kiến-nghiệp ra Tập-khánh lộ, Trị-đình ra Phi-long đình, Huyền-diên quán ra Vĩnh-thọ cung, đặt cái sạp ngự ở trong đình ấy, làm riêng một cái đình khác ở dưới để đón lấy cái [15a] tú khí ở núi Chung-sơn gọi là Chung-anh đình.

Nhưng không được 20 năm thì vua Cao-hoàng nhà Minh đóng đô ở đấy.

Sách Hoạch man lục chép: Vua Thế-tông nhà Chu ở ngoại quách (bức tường ở ngoài thành) Biện-kinh, lên cửu Chu-tước khiến Tống Thái-tổ (lúc ấy đang là kẻ bề tôi của Chu Thế-tông) chạy ngựa, đến nơi nào mà sức ngựa cùng kiệt thì xây thành đến đấy.

Sách Đàm phố của Tôn-Công chép: Năm Nguyên-phong[141] sửa thành, Lý-Sĩ-Kinh làm chủ việc ấy. Đầu niên-hiệu Nguyên-hựu[142] Tôn-Công làm quan thứ-sử, xét theo bản-đồ xem chỗ đào đất, theo lệ những núi tiến ở phần đất thuộc kiền thuộc cấn đều đào được, nhưng sắp đến phần đất thuộc chấn, liền tâu lên vua rằng: “Nhà của thứ dân còn kiêng tránh huống chi chỗ ở của Thiên-tử? ”

Do đó việc đào đất bị bãi bỏ.

Nhà Tùy đào Biện-hà, thế dòng nước xông thẳng vào thành Nam-kinh ngày nay. Đào đến phía ngoài thành liền đổi thế dòng nước mà tránh sang chỗ khác, cho nên tương-truyền chỗ ấy gọi là Lưu Triệu loan[143].

Về sau vua Thái-tổ nhà Tống làm chức Tống-châu [15b] Tiết-độ-sứ lên ngôi làm vua. Đó là lời sấm ứng về việc đó.

Sách Cổ Hàng tạp chí chép bài thơ của Quách-Phác vịnh núi Thiên-mục ở sông Tiền-đường:

天目山前兩乳長

龍飛鳳舞到錢塘

海門一點巽山起

五百年前出帝王

Thiên-mục sơn tiền lưỡng nhũ trường,

Long phi phụng vũ đáo Tiền-đường.

Hải môn nhất điểm tốn sơn[144]khởi,

Ngũ bách niên tiền xuất đế-vương.

Dịch nghĩa

1. Trước núi Thiên-mục có hai trái vú dài,

2. Rồng bay phụng múa đến song Tiền-đường.

3. Ở cửa biển một ngọn núi nổi lên ở phương tốn (phương đông-nam),

4. Năm trăm năm trước bậc đế-vương ra đời.

Đến khi vua Cao-tông nhà Tống trung-hưng dưng kinh-đô ở đấy, thì núi Thiên-mục là chủ-sơn.

Đến cuối đời vua Độ-tông núi sụp lở, kinh-thành náo-động, có người bàn nghị nên dời đô đi nơi khác.

Chẳng bao lâu nhà Tống mất nước.

Theo sách Nhất thống chí[145] chép: Tây-hồ ở Lâm-an quay lưng ra biển. Núi Thiên-mục ở về phía tây Tây-hồ.

Sách Tứ triều văn kiến lục[146] chép: Mạch núi từ Thiên-mục tiến lại, núi Linh-tuấn thấp rạp xuống đến ngôi mộ của Hậu-chủ giống như con cọp ngẩng đầu. Chỗ đá dưới hàm mơ-hồ có một dấu búa đục.

Các cố lão tương truyền rằng [16a] vua Thái-tổ hay vua Huy-tông nhà Tống nghe lời người vọng khí[147] đục bỏ râu hàm cọp đi.

Xét rằng trong thời vua Thái-tổ nhà Tống thì Tiền-Thúc chưa nộp đất. Như vậy là đúng vào thời vua Huy-tông.

Than ôi! Vua Tuyên-hòa[148] như quả biết vua Khang-vương ở đấy thì há lại chịu đục sống núi để làm yếu hèn con cháu mình hay sao?

Thật đúng lắm, nước là chỗ trọng yếu của đất!

Sách Tây thự ký chép: Cửa sông Tiền-đường có con nước thủy-triều vào giờ tý giờ ngọ không hề sai. Nếu nước thủy-triều tràn qua Di-đình (thuộc Giang-tô) thì có quan trạng-nguyên ra đời.

Ngạn-ngữ có câu: Triều quá Di-đình xuất trạng-nguyên (Nước thủy-triều tràn qua Di-đình thì quan trạng-nguyên ra đời).

Xưa cuối đời nhà Tống nước thủy-triều tràn qua Di-đình thì có quan trạng-nguyên ra đời ở Kinh-dương.

Sách Đại Thanh nhất thống chí chép: Khe Thác-khê ở phía tây phủ thành Cù-châu gọi là Sát-khê.

Có câu ngạn-ngữ rằng:

擦溪通

出相公

Sát-khê thông,

Xuất tướng-công.

Dịch nghĩa

Nước khe Sát-khê chảy thông,

Quan tướng-công ra đời.

Đời nhà Tống, nước chảy thông, người trong quận là Từ-Đoan-Lễ quả nhiên được triều-đình trao chức tướng-công.

Sách Quế hải chí[149] chép: Khang-đông ở Quế- [16b] lâm có quý thủy.

Có câu ngạn-ngữ rằng:

癸水繞東城

永不見刀兵

Quý thủy nhiễu Đông-thành,

Vĩnh bất kiến đao binh.

Dịch nghĩa

Nước phương quý (tây bắc) chảy bọc Đông-thành,

Mãi lâu không thấy nạn đao binh (thì nay sẽ được thấy).

Trong niên-hiệu Đức-hựu thứ 2[150], nước thình-lình chảy chuyển về phía nam thành. Năm ấy quả nhiên có việc đao binh.

Xét theo sách Kiến văn cận lục có chép: Đáy cũ sông Biện-hà có bảng đá và người đá để ghi dặm đất. Mỗi năm khai thông đến chỗ bảng đá ấy làm mức mà nhân-dân chưa từng cho việc đó là có hại.

Còn nước chảy trong đất thì những châu Túc, Bạc, Trần, Dĩnh, Quỳ ở vùng Nam-kinh đều là những nơi chứa nước.

Ở Nam-kinh từ hai bờ đê ở cửa Nam thẳng đến hai cây cầu ở phía đông và phía tây hai bên tả hữu đều là những đầm trữ nước.

Về sau cho khai thông xả nước ra, những chỗ tích nước ấy đều trở thành ruộng tốt.

Rồi sông Biện-hà không được vét thông nữa, dòng sông ngày càng nông cạn, nước chảy lên trên mặt đất.

Tôi trộm nghĩ rằng: Việc sụp đổ của triều Bắc-Tống há chẳng vì đầm khô nước cạn mà vận suy hay sao?

Triều Nam-Tống đóng đô ở cửa biển Lâm-an, dòng nước đông-nam[151] sớm tối có hai con nước thủy-triều. trong niên-hiệu Gia-hy thứ [17a] 4 đời vua Lý-tông nhà Nam-Tống, cát bồi, thủy-triều bị tắt nghẽn. Ngô-Tiềm xin dời đô về Bình-giang. Vua Tống Lý-tông không chịu nghe theo, thì vừa hơn 20 năm nhà Nam-Tống đầu hàng nhà Nguyên.

Sách Danh thắng chí chép: Ở phía tây-bắc cách thành Nam-dương bảy dặm có sống núi Ngọa-long. Sống núi này khởi lên từ phía nam núi Tung-sơn, kéo dài suốt mấy trăm dặm đến đấy thì dừng hẳn lại và vòng quanh như ổ chim én. Gia-Cát Vũ-hầu (Gia-Cát-Lượng) dựng thảo-lư (ngôi nhà tranh) ở trong ấy.

Phía dưới chỗ ấy đất bằng-phẳng như bàn tay xòe tức là nơi Gia-Cát Vũ-hầu đích thân ra cày. Dấu vết xưa nay hãy còn.

Than ôi! Biết nền đất phát tích bậc đế-vương ở Kiến-nghiệp, bói được ngôi nhà phát-tích bậc tướng-công ở Long-trung, cái học của Gia-Cát Vũ-hầu há chỉ riêng dùng để trị nước và dùng binh thôi hay sao?

Nghệ-thuật của Gia-Cát Vũ-hầu lại giỏi hơn của Quách-Phác nữa.

Sách Quảng-dư ký chép: Trong niên-hiệu Hàm-thông[152] đời vua Ý-tông nhà Đường, có người xem khí mây mà biết điềm lành dữ nói rằng: “Sông Tiền-đường có vượng-khí” .

Vua Ý-tông bèn sai [17b] quan Thị Ngự-sử Hứa-Hồn đem ngọc-khuê ngọc-bích chôn ở núi Tần-vọng sơn để trấn áp.

Ở nước Nam ta, tương truyền rằng vua Ý-tông nhà Đường nghe nói nước An-nam có vượng-khí, bèn sai quan Tiết-độ-sứ Cao-Biền dùng thuật trấn áp. Việc này chưa ắt là lời nói không có sự thật.

Sách Kê lặc biên chép: Vùng tây-bắc Trung-quốc có nhiều đất cho nên người ở đấy trọng hậu chất-phác. Vùng Lỗ, Kinh, Dương nhiều nước, cho nên người ở đấy thông-minh trí huệ văn nhã khéo-léo, nhưng mang tính nông-nổi, gan ruột lòng dạ hiện rõ ở khóe mắt. Không bị phong-tục biến dời, chỉ có người hiền tài mà thôi.

Tập Bút ký của Tống-Kỳ chép: Miền đông-nam của Trung-quốc là kho-tàng của trời đất, rộng-rãi bằng-phẳng mà thấp.

Miền tây-bắc là phương cứng mạnh của trời đất, hùng-vĩ tôn kính mà nghiêm-trang, cho nên các bậc đế vương thường khởi lên ở miền tây-bắc.

Miền đông-nam đất mỏng [18a] mà nước cạn, cho nên sinh-vật ở đấy dồi-dào, của-cải ở đấy giàu có, nhân-vật ở đấy lanh-lẹ mà không trọng-hậu, ăn uống xa-xỉ mà sống cẩu-thả, kẻ sĩ thì yếu-đuối mà ít cương-quyết.

Miền tây-bắt đất cao mà nước lạnh buốt, cho nên sinh-vật ở đấy ít-ỏi, của-cải ở đấy nghèo-nàn, nhân-vật ở đấy cương-nghị mà gần như ngu ngốc, ăn uống đạm-bạc mà sống siêng cần, kẻ sĩ ở đấy thâm-trầm trọng-hậu mà ít trí huệ.

Ngày xưa Quách-Phác bói quẻ chọn đất đô-ấp cho nhà Tấn, muốn dựng ở Hạp-châu nhưng hiềm đất ấy sát kề núi non, nhìn xuống dưới vùng Tùng-từ thấy địa-thế có khí-tượng đô-ấp, bèn đào hầm và cân đất, lại hiềm vì đất quá nhẹ, bèn lấp hầm ấy lại thì thấy đất lấp không đầy như trước, bèn thôi.

Quách-Phác lại nói: “Kim-lăng có vượng-khí đến nay vẫn chưa dứt, còn được 300 năm nữa, bời dời đô về Kiến-khang” .

Trong thời vua Cao-Dương, đất Giao-chỉ đã nội-thuộc vào Trung-quốc, mà Đào-Đường thị (vua Nghiêu) là người đầu tiên sai quan đến ở Nam-giao (đất Giao-chỉ), thì cái tên Giao- [18b] chỉ vốn đã có từ xưa.

Kinh-thư gọi đầm Minh-đô, thật đáng là cái đầm sâu súc-tích văn-minh.

Hán Vũ-đế trong niên-hiệu Nguyên-đỉnh thứ 6 (111 trước Thiên-Chúa) cho mở-mang Bách-Việt, đặt quận Giao-chỉ, trụ-sở cai-trị của quan Thứ-sử đặt ở Long-biên. Giao-chỉ có chín quận.

Quận Nam-hải tức nay là Quảng-đông. Quận Quế-lâm tức nay là Quảng-tây. Nhân-dân hai quận này đều xuống phía Nam phục-dịch chở-chuyên lúa thóc nộp thuế ở châu trị.

Đầu thời Đông-Hán, quan Châu-mục Giao-chỉ là Đặng-Nhượng cầm đầu các thuộc quận triều-cống nhà Tây-Hán và nhà Đông-Hán hơn 300 năm.

Long-biên là nơi đại đô-hội để thống-trị toàn cõi Giao-chỉ.

Đến niên-hiệu Kiến-an thứ 8 (203) vua Hiến-đế nhà Hán đổi tên Giao-chỉ ra Giao-châu, dời trị-sở về huyện Quảng-tín ở Thương-ngô.

Năm Kiến-an thứ 16 (211), trị-sở lại dời về huyện Phiên-ngung ở Nam-hải. Mọi sự đã khác hẳn với thời xưa dưới đời Hán Vũ-đế.

Đến thời nhà Ngô, Tôn-Hưu cho rằng đất thống-trị của Giao-chỉ thật rộng, mới chia Giao-chỉ làm hai chân:

1. Quảng-châu, đặt trị sở ở Phiên-ngung.

2. Giao-châu, đặt trị-sở ở Long-biên.

Về sau trải qua [19a] các đời đều theo như thế.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx