sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Để có một hồ sơ ấn tượng – phần I: Tạo sự khác biệt với những thành tích

cover

Tác giả: Sưu Tầm

Thể loại: Nghề Nghiệp & Việc Làm

Tình trạng: Đã hoành thành

Tiếp theo bài viết “Để có một Hồ sơ ấn tượng – Khác biệt với các thành tích”, tuần này chúng ta sẽ cùng khám phá sức mạnh của ngôn từ trong một hồ sơ xin việc. Những từ ngữ bạn lựa chọn và trình bày trong hồ sơ sẽ tạo một ấn tượng rất lớn đối với nhà tuyển dụng (NTD). Hầu hết các NTD sẽ đánh giá trực tiếp về cách giao tiếp của bạn qua bộ hồ sơ này, vì thế việc chọn đúng từ ngữ diễn đạt là vô cùng quan trọng.

Những từ ngữ tiếp thị tốt bản thân

Khi mô tả về những gì mình đã thực hiện, bạn hãy sử dụng những từ ngữ tiếp thị tốt về bản thân mình, hãy chọn và viết những từ ngữ mang tính tích cực vì những từ đó thể hiện thái độ của bạn trong công việc, ví dụ như hoàn thành, thúc đẩy, sáng tạo, phát triển, khuyếch trương, chỉ đạo, chuyển đổi… hoặc những từ có sức tác động lớn hơn như quyết đoán, kiên định, linh hoạt, có trách nhiệm, sáng tạo…. Đồng thời, bạn cần tránh các từ tạo ra cảm giác tiêu cực như không thành công, chưa hoàn tất, mâu thuẫn, chậm tiến trình, dựa vào, ngưng tạm thời…

Những từ ngữ thể hiện năng lực

Hãy trình bày thật ngắn gọn và súc tích về kiến thức, kỹ năng, thái độ và khả năng của bạn bằng những cụm từ thể hiện năng lực. Bạn nên sử dụng những cụm từ liên quan đến kỹ năng cần có của công việc bạn đang chuẩn bị ứng tuyển. Chúng sẽ giúp bạn thể hiện trước NTD rằng bạn đã nhận biết được những yếu tố cần thiết của công việc này sau một quá trình nghiên cứu kỹ về thông tin đăng tuyển. Một số ví dụ về những cụm từ nên dùng như có chí cầu tiến, kiến thức sâu rộng về ngành hàng tiêu dùng nhanh, các kỹ năng tổ chức tốt, kỹ năng giao tiếp xuất sắc, hoạt bát, có tinh thần trách nhiệm cao. Việc sử dụng những cụm từ như trên sẽ giúp nhà tuyển dụng nhận rõ “sự phù hợp” giữa bạn và vị trí họ cần tuyển. Điều này đôi khi có tác dụng lớn hơn cả việc liệt kê những kinh nghiệm làm việc của bạn trong quá khứ.

Những từ ngữ chuyên ngành

Mỗi công việc đều có những ngôn ngữ chuyên ngành. Và thường thì rất khó để biết khi nào và ở phần nào nên dùng những từ ngữ đó. Vì vậy, để an toàn nhất bạn nên sử dụng từ hoặc cụm từ đã có trong phần thông báo tuyển dụng hay mô tả công việc của NTD. Nếu NTD dùng những từ hoặc cụm từ đơn giản để diễn tả một khía cạnh kỹ thuật của công việc, thì bạn cũng nên sử dụng lại những cụm từ này. Ví dụ, nếu thông báo tuyển dụng viết “yêu cầu có kiến thức về thống kê cao cấp” thì bạn có thể viết “Tôi có kiến thức về thống kê cao cấp, bao gồm khả năng sử dụng các phép đa hồi quy, phân tích số lượng và các kỹ năng về mô hình cân bằng theo mẫu”. Phần đầu, bạn sử dụng cùng những từ ngữ như mẫu đăng tuyển và đến phần thứ hai bạn liệt kê chi tiết hơn. Tuy nhiên, bạn cũng lưu ý đừng chỉ dùng một phần thứ hai vì có nhiều khả năng người đọc hồ sơ của bạn ở những vòng đầu sẽ không đủ kiến thức chuyên ngành để hiểu “khả năng sử dụng các phép đa hồi quy, phân tích số lượng và các kỹ năng về mô hình cân bằng theo mẫu” là các “kỹ năng thống kê cao cấp” và hồ sơ của bạn sẽ có nguy cơ bị loại.

Giờ đây, sau khi thực hiện các bước trên, hồ sơ của bạn đã trở nên rất thuyết phục cả về nội dung và ngôn từ. Nhưng bạn vẫn tự hỏi hồ sơ của mình đã có thể gởi đến NTD được hay chưa? Còn một công cụ nào khác để hoàn thiện hồ sơ này hơn nữa và biến hồ sơ thành một công cụ tiếp thị đắc lực cho bản thân hay không? Câu trả lời của chúng tôi là “có”. Và chúng ta sẽ cùng đi sâu hơn về chủ đề này trong bài viết “Để có một hồ sơ ấn tượng – công cụ tiếp thị bản thân” vào tuần sau.

Nguồn: Bản CV hoàn hảo (Jim Bright & Joannie Earl)


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx