sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Ma thổi đèn (Tập 8: Vu Hiệp Quan Sơn)

Giới thiệu:

Mộ cổ Địa Tiên vùng Vu Sơn, Tứ Xuyên là đích đến tiếp theo của đám người Hồ Bát Nhất hòng kiếm thi đơn cứu mạng Đa Linh. Lần này đi với họ còn có giáo sư Tôn cùng một phần bài “Quan Sơn chỉ mê phú” chỉ lối.

Nhờ sự hỗ trợ của bé Út, truyền nhân môn chế tạo ám khí, cả bọn từng bước thâm nhập bảo tàng mộ cổ từ thời nhà Minh. Tại đây, họ phải đối mặt vô vàn cơ quan cạm bẫy trong mộ cổ các triều đại, từ khóa Cửu Cung Ly Hổ đến Vũ Hầu Tàng Binh Đồ, từ hẻm Quan Tài hung hiểm đến cầu tiên vô hình, từ Đỗ tiên rùng rợn đến Thi trùng đáng sợ... Nhưng chẳng ai hay biết, tất cả những gì họ làm từ trước tới nay, chỉ dẫn đến cánh cửa mệnh vận đã mở sẵn từ mấy trăm năm trước...

Liệu họ có ngăn nổi kiếp nạn hủy diệt thế gian, hay đành buông tay phó mặc số mệnh?

Lời mở đầu

Thiên hạ đệ nhất kì thư, tàn quyển Thập lục tự âm dương phong thủy bí thuật do Mô Kim hiệu úy đời nhà Thanh trước tác, bên trong bao quát thuật phong thủy âm dương. Thập lục tự âm dương phong thủy bí thuật tiếng là mười sáu chữ, nhưng nói một cách chuẩn xác phải là mười sáu quyển, mỗi quyển đại diện cho một chữ trong một quẻ cổ Chu Thiên, tổng cộng mười sáu chữ, vì vậy mới gọi là “thập lục tự.” Mười sáu chữ này lần lượt là: Thiên, Địa, Nhân, Quỷ, Thần, Phật, Ma, Súc, Nhiếp, Trấn, Độn, Vật, Hóa, Âm, Dương, Không. Cuốn sách cổ chủ yếu ghi chép lại thuật phong thủy âm dương này có thể nói là bao hàm tất thảy. Bởi đây là tác phẩm của cao thủ Mô Kim hiệu úy, nên trong đó không chỉ có thuật phong thủy và thuật âm dương, mà còn tập hợp rất nhiều những miêu tả hình dạng, kết cấu, bố cục của mộ cổ các triểu đại, cùng những khó khăn nguy hiểm các Mô Kim hiệu úy gặp phải lúc đào mồ đổ đấu.

Có thể nói Thập lục tự âm dương phong thủy bí thuật là một cuốn sách hướng dẫn đổ đấu theo kiểu Mô Kim hiệu úy hàng thật giá thật, có điều cuốn sách này giờ chỉ còn tàn quyển, phần về thuật âm dương từ lâu đã bị thất truyền, chỉ còn lại mười sáu chữ thuộc về phần phong thủy. Mười sáu chữ phong thủy lần lượt có nội dung như sau:

Thiên: Quyển này chủ yếu về tinh học (nghiên cứu các vì sao), cũng chính là phong thủy thiên tinh, chiếm đa phần trong thuật phong thủy, đất có hung có cát, sao có thiện có ác, xem phong thủy tìm long mạch mấu chốt nhất chính là trên xem sao trời, dưới xét mạch đất.

Địa: Chủ thể của thuật phong thủy chính là nhìn hình đo đất, đại đạo long hành tự hữu chân, tinh phong lỗi lạc thì long thân, thông qua việc giải đọc hình thế, hướng đi của núi non sông ngòi mà phán đoán long mạch đi đâu về đâu, xem xét “long, sa, huyệt, thủy,” đây chính là nội dung của quyển chữ Địa.

[Chúc bạn đọc sách vui vẻ tại www. - gác nhỏ cho người yêu sách.]

Nhân: Phong thủy có thuyết âm trạch dương trạch, âm trạch là phần mộ chuẩn bị cho người chết, còn dương trạch là nơi cư trú của người sống. Việc lựa chọn dương trạch, cũng co lí luận phong thủy rất sâu xa, hay còn gọi là thuật Bát trạch minh kính.

Quỷ: Nghe tên là biết nghĩa. Quyển này chủ yêu giảng giải vê tình trạng chủ nhân mộ cổ, chẳng hạn như cách sắp đặt thi thể và quan quách, vị trí của người tuẫn táng và đồ bồi táng, ý nghĩa tượng trưng của đèn trường minh, nến trường sinh... Phàm những gì có liên quan trực tiếp đến người chết trong mộ cổ, đa phần đều ở trong quyển này.

Thần: Từ xưa đến nay, những kẻ khát vọng thành tiên sau khi chết, đồng thời đắm chìm trong đạo này nhiều không kể xiết. Trong các sách phong thủy cũng có nhiều ghi chép về việc thi giải thành tiên, có quan hệ mật thiết với hình thế lí khí, nội dung chủ yếu của phần này chính là làm sao để thoát xác thành tiên trong huyệt thần tiên, tuy nhiên cũng giống như thuật Đồ long, trong hầu hết các trường hợp, “mọc cánh thăng thiên trong huyệt thần tiên” chỉ là một mớ lí luận hão huyền rỗng tuếch mà thôi.

Phật: Hệ thống lí luận phong thủy to lớn phức tạp vô cùng, bí thuật phong thủy sở trường của Mô Kim hiệu úy lấy Dịch làm tổng cương, thuộc về mạch Đạo gia. Bên cạnh đó các tôn giáo khác cũng có lí luận phong thủy của riêng mình, đương nhiên trong mỗi tôn giáo phong thủy lại được gọi bằng những tên gọi khác nhau, nhưng về bản chất thì đều như nhau cả. Quyển chữ Phật ghi chép về thuật phong thủy của Thiền tông.

Ma: Dưới sao lành không có điềm bất cát, dưới sao hung ắt có điềm hung, nếu là hung long không vào huyệt, mà chỉ nhàn nhã lướt thân qua. Nội dung quyển chữ Ma, chủ yếu nói về những điểm xấu của sao trời mạch đất, giúp người ta tránh xa tai kiếp, đây là quyển chuyên dành nói về những điềm hung ác trong phong thủy.

Súc: Thánh nhân có dạy, hạng cầm thú không thể cùng nhập bọn. Địa mạo núi non đều là tác phẩm của đại tự nhiên. Một số kì sơn dị thạch, tự nhiên đã có hình dáng của bách thú, ở trong phong thủy cũng có tên gọi riêng. Chẳng hạn như dáng núi giống con trâu, thì cũng phân ra thành phục ngưu (trâu nằm), miên ngưu (trâu ngủ), canh ngưu (trâu cày), đổ ngưu (giết trâu), vọng nguyệt ngưu (trâu ngắm trăng), hình thế thảy đều khác nhau, có hung có cát, quyển này chủ yếu nói về những hình thú trong phong thủy.

Nhiếp: Nói về những tinh yếu trong thuật Phân kim định huyệt, thuật này thời xưa gọi là “Quan bàn biện cục,” không cần phối hợp la bàn và kim châm cũng có thể xác định một cách chuẩn xác “long, sa, huyệt, thủy, hướng” trong phong thủy. Đây là mắt xích quan trọng nhất để tìm kiếm phương vị mộ cổ.

Trấn: Đạo phong thủy, kị nhất là “hung sát” quyển chữ Trấn chủ yếu ghi lại cách trấn hung, tránh sát. Có điều, trong quyển này, nói đến nhiều nhất là “tránh” chứ không phải “trấn” cũng có thể xem là đạo minh triết giữ mình.

Độn: Về bố cục cơ quan trong mộ cổ. Có thể thông qua kết cấu nấm mồ hay nhà mồ trên mặt đất, cùng vị trí rãnh tuẫn táng để suy đoán ra các chi tiết như phương vị và hình dáng của địa cung. Nội dung chủ yếu nhất của quyển này dĩ nhiên là giảng giải về cơ quan mai phục, bên trong có ẩn chứa lí luận Dịch học rất sâu xa, nếu không tinh thông biến hóa ngũ hành sinh khắc, cũng khó lòng mà hiểu được sự huyền ảo trong đó.

Vật: Xưa có thuyết thiên khí địa vận, thiên vận địa khí. Địa vận dịch chuyển, thiên khí liền chuyển theo; thiên vận xoay vần, địa khí cũng ứng theo. Môi trường tự nhiên biến động, dẫn đến hình thế phong thủy cũng thay đổi theo, hết thảy mọi vật có linh tính trong chốn núi non sông ngòi sẽ vì sự biến chuyển to lớn của hình thế phong thủy mà nảy sinh biến dị. Nếu âm dương trong đục hỗn độn sẽ sinh ra một số sự vật cực kì đáng sợ, không hợp lẽ thường, gọi là yêu. Quyển chữ Vật này giảng về những hiện tượng yêu dị nảy sinh do phong thủy.

Hóa: Hóa tức là hóa trong biến hóa, việc khó khăn nhất trong mắt các thẩy địa lí là thay đổi phong thủy, nhỏ thì sửa môn hộ, lớn thì biến thế cục. Đạo phong thủy xưa không chủ trương con người “sửa dổi” hình thế phong thủy. Vũ trụ có đóng có mở, non sông có tính có tình, khí ấy vận ấy, sao thể vọng động được? Quyển chữ Hóa là quyển được Mô Kim hiệu úy coi như cấm kị, nhưng khi gặp phải một số cổ mộ thông qua việc thay đổi cách cục để tạo ra huyệt báu phong thủy, quyển chữ Hóa này chính là khắc tinh của chúng.

Âm: Nhìn thấy là dương, không nhìn thấy là âm, thế nào gọi là không nhìn thấy? Bên trong địa hình của một ngọn núi một con sông có ẩn tàng khí và vận, cùng thế mà khí vận ấy thể hiện ra, đầy đều là những khí chất tinh thần mà mắt thường không nhìn thấy được, quyển chữ Âm chuyên giảng về “thế.”

Dương: âm dương ở đây không phải âm dương trong thuật âm dương, mà đơn giản chỉ là âm dương xét từ góc độ phong thủy học, thực tế chính là “hình thế,” nhìn thấy được là dương, không nhìn thấy được là âm. Trong đạo phong thủy, cái gì nhìn thấy được? Địa hình một ngọn núi một con sông hiển hiện ra thì nhìn thấy được, quyển chữ Dương chuyên giảng về“hình.”

Không: Đại tượng vô hình, đại âm vô thanh, cảnh giới tối cao của bí thuật phong thủy, tức là một quyển không có chữ nào, tuần tự nhi tiến nghiên cứu đến cuối cùng, đại đạo đã thành chính quả, tự nhiên có thể lĩnh ngộ được sự ảo diệu tột cùng “thiên nhân hợp nhất” của quyển chữ “Không.”

Bí thuật Mô Kim truyền từ thời cổ xưa, trải qua mấy phen chìm nổi, đến ngày nay còn thi triển được gì? Xin hãy xem quyển thứ tư của bộ Ma thổi đèn II.

Thông tin Ebook

Nguồn Sách: Ad Voi Còi & Luân Vũ

(Page: facebook.com/page.truyendaomo)

Ebook: http://daotieuvu.blogspot.com

Xin chân thành cám ơn những thành viên tâm huyết của page đã tham gia type hoàn thành ebook:

Sand xấu xa, Luân vũ, Cao ly, Thiện, AD Voi còi, Nguyễn Văn Tụng, Thành HV, Bùi Đăng Chung, Chi Ka To, Nguyễn Anh Đức, Orchid Pml, Thiện, Trường, Hư Không Công Tử

Chỉnh sửa, Biên tập ebook: Hư Không Công Tử

Ebook được page hoàn thành với mục đích phi thương mại, nhằm chia sẻ với những bạn ở xa hoặc không có điều kiện mua sách, khi sao lưu xin ghi rõ nguồn.

Trong điều kiện có thể bạn hãy mua sách để ủng hộ nhà xuất bản và tác giả.

Thực hiện bởi

nhóm Biên tập viên :

Ariko Yuta – Bupbecaumua – H.y

(Tìm - Chỉnh sửa – Đăng)


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx