sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

201 Cách cư xử với người trái tính - Chương 13 - 14 - 15

Chinh phục những kẻ chuyên phê bình

122.

Nếu mọi thứ bạn làm đều hoàn hảo, thì các nhà phê bình sẽ không còn nữa. Nhưng trong thực tế thì điều này không thể nào xảy ra và bạn phải chấp nhận sự thật là luôn có ai đó sẵn sàng chỉ trích công việc của bạn. Vấn đề không phải là bạn có đối đầu với sự chỉ trích hay không mà là đối đầu loại vấn đề nào và có bao nhiêu vấn đề. Thật khó khi phải lảm việc chung với những người chẳng thể tìm ra điều gì hay để nói mà luôn than vãn và phủ định mọi chuyện. Nhưng họ ở đây và bạn phải tìm cách đối phó với họ.

123.

Một ông chủ chuyên phê bình người khác sẽ không bao giờ khen bạn và có thể chuyên đánh giá thấp chất lượng làm việc của bạn, điều đó cho bạn cảm tưởng là ông ta không thể quản lý nhân viên tốt. Người quản lý giỏi luôn tìm ra những cách tốt nhất để khuyến khích cũng như thúc đẩy nhân viên của họ. Đối đầu với một ông chủ như thế không giúp bạn tiến xa được. Với những ông chủ chuyên phê phán thái quá, hãy sẵn sàng gặp họ cùng với những dữ kiện: “Tôi hiểu ông đang nói gì, nhưng đây là những ghi chú ở cuộc họp vừa rồi. Ông muốn bản báo cáo này được hoàn tất vào ngày thứ tư và được làm giống như cái vừa rồi.” Đừng bình luận gì thêm.

124.

Đề nghị được ngồi cùng với chủ để triển khai một kế hoạch giúp tránh được phần nào những sai lầm trong tương lai. Việc định lập trường là phương thức hiệu quả nhất và tốt nhất. Điều này không đảm bảo chủ bạn thích, đặc biệt nếu như ông ta không có lý lẽ gì để bác bỏ. Nhưng ít nhất là ông ta không thể chê trách bạn về việc bạn muốn ngăn chặn lỗi lầm như cũ.

125.

Hãy chuẩn bị đối phó với những đồng nghiệp có thói quen bác bỏ tất cả ý kiến của bạn. Nếu bạn lường trước điều này hãy tham gia cuộc họp khi đã chuẩn bị tốt để chống lại mọi tranh cãi mà họ có thể đưa ra. Trước khi cuộc họp bắt đầu hãy cân nhắc kỹ càng bằng cách đưa ý kiến của bạn ra thử nghiệm. Ít nhất là bạn sẽ có một vài ý mà bạn tin chắc rằng nó đúng. Hơn nữa, bằng cách hỏi ý kiến nhưng đồng nghiệp khác, bạn sẽ cho họ một cơ hội để thể hiện cái sai hoặc làm cùn nhụt những lời chỉ trích của người này.

126.

Việc thu hút các đồng nghiệp không thích chỉ trích người khác sẽ giúp bạn rất nhiều, nó sẽ cảnh báo những người nhiều chuyện khác. Khi anh ta nhận ra rằng sự tranh cãi của anh ta sẽ gặp thử thách bởi ít nhất là hai người, anh ta có thể giảm những lời “hùng biện” của mình.

127.

Hãy hỏi các chuyên gia. Những lời bình luận đột ngột như: “Điều đó không thể thực hiện được” sẽ chẳng thay đổi được gì, mà hãy nói rằng: “À, Bill này, tôi rất quan tâm đến ý tưởng của anh, anh có thể giải thích chính xác là tại sao kế hoạch này vẫn chưa được thực hiện?” Mục tiêu của bạn là thảo luận mà không tranh cãi.

128.

Đừng đụng chạm đến những chuyện riêng tư. Những lời phê bình vụn vặt thường mang tính cách cá nhân dễ bị mất phương hướng. Đừng trả lời nhà phê bình này bằng sự phản công: “Ông luôn thích điều này. Làm sao mà vợ ông chịu nổi ông thế.” Đáng tiếc là những lời phê bình như thế ít ai chấp nhận. Mặc dù những “nhà phê bình” nham hiểm này có thể không hề bị ảnh hưởng gì, nhưng cũng không cần “ăn miếng trả miếng” như thế.

129.

Các đồng nghiệp hay chỉ trích có thể che giấu mối nguy hiểm của mình. Có lẽ hai trong số các bạn đang tranh nhau cùng một việc và một trong hai bạn có ưu thế hơn. Có lẽ kẻ thích phê bình bẩm sinh là người ghen tị. Trước khi bạn nhượng bộ và khiến cho mình bị tổn thương, hãy phân tích động cơ và lý do của hành động đó. Những lời độc ác ấy chẳng thể làm suy yếu bất cứ khả năng nào của bạn.

130.

Nếu kẻ phê bình lại hay phát ra lời tự chê trách thì sao? Một số người trong bọn họ hy vọng rằng có người sẽ theo đuôi họ và bảo là họ tuyệt như thế nào. Vâng, tất nhiên họ cũng không tin vào sự ngợi ca của bạn. Đừng có thói quen ban phát lời khen bừa bãi. Bạn nên bảo nhân viên của bạn cư xử như người lớn và có tài đối phó với lời phê bình và cả lời khen tặng.

131.

Nếu bạn không thể đánh nhau với họ, hãy thử tham gia cùng họ. Nếu bạn gặp phải lời phê phán thậm tệ, thì hãy cố gắng thuyết phục nhà phê phán rằng: “Sue, tôi biết cô có vài ý hay về điều này, và tôi nghĩ nó thật là tuyệt, tôi sẽ làm nó vào lần tới, nếu cô và tôi cùng kiểm tra dự án.” Không còn cách nào tốt để đối phó với những kẻ như vậy hơn là cùng làm việc với họ.

Phê phán kẻ cầu toàn

132.

Ai cũng biết thế nào là một kẻ cầu toàn. Một người luôn đòi hỏi sự hoàn hảo tuyệt đối kể cả với những việc không mấy quan trọng lắm. Nhưng bạn có bao giờ nghĩ rằng từ “nitpicker” có từ đâu không? Thực sự kẻ cầu toàn là người luôn bới lông tìm vết. Lần tới khi bạn đối đầu bởi một ông chủ hay đồng nghiệp như thế, hãy nghĩ tích cực hơn với nghĩa gốc của từ đó. Nó sẽ giúp bạn có một cái nhìn thoáng hơn về những người như thế.

133.

Kẻ cầu toàn là những người làm việc chăm chỉ với một ít lòng tự trọng và thường khả năng sáng tạo bị giới hạn. Họ không tin người khác làm tốt công việc, và vì thế họ gặp khó khăn khi giao nhiệm vụ cho người khác. Khi họ giao việc cho người khác, họ kiểm tra tỉ mỉ mọi thứ và làm bạn mệt đứt hơi, sau đó lại tập trung vào những chuyện vụn vặt không đâu. Bạn có thể đương đầu với những người có tính cách như thế bằng hai phương pháp sau. Cách thứ nhất là kiểm tra lại lần nữa công việc của chính bạn để chắc chắn rằng nó đã hoàn hảo đến mức cao nhất. Điều này sẽ làm cho anh ta hài lòng và cuối cùng bạn có thể chiếm được lòng tin của anh ta. Hai là thử làm cho anh ta quan tâm đến những công việc có ý nghĩa hơn hay chỉ các khía cạnh thú vị hơn của công việc mà bạn đang thực hiện. Gợi ý: xin trợ giúp hay lời khuyên liên quan đến công việc thật quan trọng.

134.

Người cầu toàn là người không dễ thuyết phục, để ngoài tai tất cả ý kiến chỉ trừ ý kiến của họ. Cách tốt nhất để họ lắng nghe bạn là thu hút họ bởi một lĩnh vực mà họ yêu thích hay ít nhất là lĩnh vực mà cả hai đều quan tâm. Đừng đưa ra ý kiến “của tôi”, hãy tập trung vào những ý kiến thích hợp với mục tiêu của ông chủ hay của đồng nghiệp. Sau đấy hãy cho họ biết là những mục tiêu này khớp với mục tiêu quản lý và sẽ đem đến sự thuận lợi cho cả bạn và họ.

135.

Nhân viên cấp dưới quá cầu toàn rất khó đối phó nếu họ mong đợi ở bản thân quá nhiều và sợ rằng họ không thể sống theo lý tưởng họ đã lập ra. Nhiều người luôn có thói quen quan trọng hóa công việc của mình, và miễn cưỡng từ bỏ khi kế hoạch không thành công hay chẳng thể hoàn thành được. Nhiệm vụ của bạn là đem họ trở về với thực tế. Hãy giải thích rằng mỗi một nhiệm vụ được giao luôn có nhiều cách để hoàn thành. Vâng, dự án này phải được thực hiện tốt, nhưng muốn hoàn thành tốt đòi hỏi phải có vốn và thời hạn. Sự thành công phải có thỏa hiệp. Nếu không có ngân sách và thời gian vô hạn thì không thể nào có được sự hoàn hảo.

136.

Cách thiết thực để giúp người cầu toàn là làm việc với những phương tiện kỹ thuật có thể kiểm soát được về mặt thời gian. Người cầu toàn có ý thức thành công mạnh mẽ, nhưng họ thường bị nhấn chìm bởi tiêu chuẩn của chính mình nên khó mà thành công tuyệt đối được. Hãy giúp họ sử dụng thời gian hợp lý bằng cách chỉ họ cách phân chia công việc thành nhiều giai đoạn. Hoàn thành giai đoạn một thì sẽ dễ dàng hơn để sang giai đoạn hai.

137.

Người chủ cầu toàn có thể không thực tế như cấp dưới hay đồng nghiệp cầu toàn. Đừng đáp lại những đòi hỏi hoàn hảo với sự quả quyết mà bạn không thể đạt được hoặc vượt quá khả năng của bạn. Thay vì như vậy hãy nói về việc cân bằng quyền ưu tiên: “Thưa ông chủ, nếu chúng ta sử dụng loại vật liệu đó thì chúng ta sẽ tiết kiệm được 25% so với ngân sách. Được không ạ?” Hoặc là: “Ông Reynold, việc sản xuất những phần này ba lần sẽ đòi hỏi phải xem lại thời khóa biểu ít nhất là thêm một tuần nữa và bổ sung ngân sách. Tôi đã nói chúng ta sẽ vượt quá ngân sách 20%. Ông muốn tôi tiến hành như thế nào đây?”

138.

Thường thì chủ nghĩa cầu toàn khó mà khuất phục. Nhiều người cứ nhất định theo sự chỉ dẫn hay “chính sách” từng li từng tí, ngay cả trong tình huống cần sáng tạo và sự chủ động. Để đối phó với cấp trên có tính đó, hãy cho ông ta nghe về những thất bại một cách rõ ràng: “Nhưng thưa ông chủ, ông đã bảo tôi luôn phải nghe theo sự sắp đặt của ông...”

Thay vì mắng mỏ nhân viên về việc thiếu sáng kiến và sự khôn ngoan, hãy thay đổi họ. Khi bạn biết rằng một dự án đòi hỏi khả năng phán đoán và đương đầu với những sự việc không thể lường trước được, hãy vạch rõ phạm vi hoạt động có thể chấp nhận thay vì đưa ra ý kiến của riêng bạn. Ví dụ như: “Bill, chúng tôi không muốn trả không quá hai mươi lăm đô cho mỗi mười hai tá tóc giả, nhưng nếu ông chuyển cho tôi trước tháng ba thì tôi có thể trả cho ông hai mươi bảy đô. Nếu ông chuyển cho chúng tôi trong khoảng giữa tháng ba với tháng tư cũng được. Tôi tin vào quyết định của ông.”

139.

Đôi khi người cầu toàn bảo vệ họ bằng cách tự cho họ là người thông thái, phô trương trí thông minh và cả khả năng của họ. Trong thực tế, những kẻ hợm hĩnh này sẽ nhanh chóng bị “xì hơi” bởi họ không có thực chất. Tuy nhiên, có một sự thật khó chịu là người như thế thường có khả năng làm cho người khác kinh ngạc, sững sờ. Điều đó làm cho họ khó chịu và khó khăn hơn để đối phó. Cách tốt nhất là khai thác giá trị, tiềm năng của họ. Sử dụng kỹ năng của anh ta. Điều này không có nghĩa là từ bỏ quyền phát biểu ý kiến tại cuộc họp của anh ta hay là thổi phồng mọi việc lên. Thay vào đó hãy kiểm tra và chứng minh điều anh ta nói. Hãy tận dụng mọi năng lực của anh ta.

140.

Có một cách để đối phó với những yêu cầu thiếu thực tế là giao phó và phân chia chúng ra. Xem nhiệm vụ có thể tách ra và chia thành từng phần hay không. Hãy tranh thủ sự giúp đỡ của đồng nghiệp và cấp trên. Như ông bà ta đã nói: một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Hãy nhờ sự giúp đỡ.

141.

Một ông chủ cầu toàn giống như một chủ nô, luôn khăng khăng đòi bạn làm thêm giờ và đòi hỏi những tiêu chuẩn quá cao. Có vài cách để giảm áp lực trong trường hợp này. Có lẽ ý hay nhất là đàm phán về một thời điểm tốt nhất: “Elaine, chúng ta không thể làm nhiều việc đến thế. Có cách nào để giảm nhẹ chúng không?”

Thủ đoạn với những kẻ mánh khóe

142.

Trong công việc, mọi người đều sử dụng mánh khóe để đối phó với nhau, gây sức ép với người này và thuyết phục người kia. Nhưng những mánh khóe có thể vượt qua tầm kiểm soát khi bạn sử dụng nó. Mẹ bạn có dạy là hai cái sai không bao giờ làm nên cái đúng không? Sự lựa chọn đầu tiên của bạn trong việc đương đầu với kẻ mánh khóe là làm những điều đúng đắn. Đừng nên cố gắng tỏ ra láu cá hơn kẻ đó, thay vì vậy hãy khơi dậy những điều tốt đẹp trong hắn, rồi chờ xem điều này có làm thay đổi gì không. Ví dụ như: “Thưa ông chủ, tôi biết rằng ông luôn quan tâm đến sự công bằng, vì thế tôi không nghĩ rằng ông nhận ra quyết định của ông làm tôi...”. Hãy tỏ ra rằng sự đối xử bằng mánh khóe đó của hắn chỉ là một sự sai sót, điều đó sẽ giúp hắn tự hối cải.

143.

Bạn có thể không may khi phải đương đầu với người giám sát, đồng nghiệp, hay ngay cả cấp trên nếu họ luôn tìm mọi cách để đổ lỗi cho bạn. Mọi việc thường diễn ra như sau: đôi lúc bạn được yêu cầu đưa ra ý kiến cho một dự án. Bạn vô tình nói rằng: “trông nó tốt đấy”. Sau đó, dự án được thực hiện, và bị thất bại. Trước khi bạn biết được điều này, thì nó sẽ được biết đến như dự án của bạn. Đừng tiếp thu tất cả những lời khiển trách: “Ông không nghĩ rằng tôi có trách nhiệm đối với dự án này chứ?”. Câu hỏi này có lẽ đủ để làm lời khiển trách trở nên công bằng hơn. Nhưng câu trả lời là: “Vậy ai hỗ trợ từ phía sau vậy?” Hãy đưa ra ngay lời giải thích: “Tôi đã thấy dự án này rất tốt nhưng rõ ràng nó cũng tốt với nhiều người, bao gồm Steering Committee (ban lãnh đạo) những người có trách nhiệm lớn nhất đối với kế hoạch này”. Tỷ lệ thành công của cách cư xử này là 20/20. Sự nhận thức trễ tràng của chúng ta đã làm mọi chuyện thất bại, vì thế chúng ta nên dừng việc đổ lỗi cho nhau và suy nghĩ về sự lựa chọn của chúng ta.

144.

Kẻ nói dối là những kẻ lôi kéo tài tình. Họ không những tìm kiếm những người như họ mà còn luôn tin tưởng vào những gì mình làm. Điều quan trọng là bạn phải tìm cách lánh xa những người như vậy hay tìm cách đối đầu với họ. Đi thẳng vào vấn đề. Đưa ra thực tế. Để sự thật phơi bày bộ mặt kẻ dối trá. Đừng phán xử anh ta một cách hàm hồ. Hãy để những người khác trừng phạt kẻ có lỗi.

145.

Nói dối là nói những điều không đúng sự thật. Nói dối cũng là lừa đảo bằng cách nói nửa sự thật, lựa bỏ vài dữ kiện. Tránh tấn công vào sự lựa bỏ này. Thay vì bít lỗ hở thường, hãy đề cập đến vấn đề chính. “À, Bill này, đúng rồi. Nhưng ông đã không chú ý đến một phần khác. 35 đô, thêm giá chuyên chở.” Tránh chú trọng vào lý do hành động và đừng bỏ qua việc phán đoán. Chỉ cần là có mặt ngay với thông tin bị bỏ sót. Bạn đã nêu rõ vấn đề và lẽ phải ở bên bạn.

146.

Người khéo mặc cả đưa ra những điều lầm lẫn mơ hồ: “Nếu anh làm việc này cho tôi, thì tôi sẽ làm việc đó cho anh.” Khi trao đổi với đồng nghiệp và người giám sát, bạn vẫn cho rằng là họ tử tế và thành thật cho đến khi họ làm cho bạn thấy mặt trái của vấn đề. Sau khi họ thất hứa, bạn có thể tiếp tục làm việc với kẻ nói dối đó, nhưng ít nhất bạn phải cảnh giác. Nên xác nhận là bạn đã hiểu tất cả những gì bạn đã nhận được chưa. Đừng tin vào những lời hứa suông. Đừng làm bất kỳ cái gì bởi vì bạn được hứa sẽ được đền đáp xứng đáng. Thay vì vậy hãy cố gắng làm việc tốt và chứng tỏ bạn là có lý, sẵn sàng hợp tác và có thể tin cậy được.

147.

Đừng để chính bạn bị tâng bốc để làm những điều ngu xuẩn. “Anh quá tài về việc này, tôi muốn anh viết ra bản báo cáo cho tôi. Không ai khác có thể làm việc đó tốt hơn.” Tốt hơn nên nghĩ đến những câu đại loại như là: Thật sự mình có muốn viết một bản báo cáo mà người khác sẽ hưởng công trạng không? Hãy chấp nhận lời khen, sau đó tiếp rằng: “Sid, tôi cảm kích vì ông đã tin tôi. Nhưng không ai có thể kết hợp lời buộc tội và trách nhiệm của kẻ thật sự phải làm báo cáo. Tôi sẽ vui lòng góp ý bản thảo của anh khi anh hoàn thành nếu anh vẫn cần tôi giúp đỡ.”

148.

Việc giữ vững lập trường thật không dễ dàng chút nào. Bạn ủng hộ một ý kiến và đồng nghiệp bạn tán thành lòng nhiệt huyết của bạn. Dự án bất ngờ trục trặc. Lập tức có kẻ vạch tội bạn và bây giờ “bạn của bạn” không còn ủng hộ bạn nữa. “Tôi không bao giờ nói tôi nghĩ nó sẽ hoạt động”. Khi điều này xảy ra thì đã quá muộn không thể cứu vãn nữa, nhưng đây không phải là lúc buộc tội và nhìn hắn một cách khinh miệt. Cách tốt nhất để chống lại là sự chủ động. Bạn hãy làm sao để có được mọi sự ủng hộ đáng tin nhất. “Jim, tôi rất cảm ơn ông đã ủng hộ tôi trong dự án này. Tôi sẽ nêu rõ tên ông trong bản ghi nhớ của tôi. Tất nhiên là tôi sẽ bắt chước ông.”

149.

Những “nghệ sĩ” chuyên lường gạt không chỉ làm việc đường phố và còn làm việc trong văn phòng. Họ là những kẻ xoay xở tài tình, rất thích bẻ cong mọi luật lệ và kéo bạn vào những chuyện rắc rối. Bạn sẽ nhanh chóng nhận ra bản thân mình, dù ít hay nhiều, cũng đang vướng vào mưu đồ của một kẻ nào đó. Bạn không cần phải tránh làm việc với những kẻ xấu xa như vậy. Bạn có thể xin sự giúp đỡ, nhưng sự hỗ trợ này phải tuân theo luật lệ bạn cũng có thể phản ứng lại những yêu cầu hỗ trợ của anh ta bằng cách đặt ra thật nhiều câu hỏi. Những kẻ như vậy luôn muốn người khác làm việc một cách thiếu suy nghĩ. Anh ta không thể nào chịu được nếu bạn thông suốt mọi thứ.

150.

Nếu bạn cảm thấy rằng mình đang bị thao túng thì chắc chắn là như vậy. Hãy tin vào bản năng. Khi cảm thấy điều gì đó không ổn, thì đừng làm gì hết, hãy ngưng mọi thứ lại và đặt câu hỏi.

151.

Cấp dưới có tính nịnh hót làm bạn “chết ngạt” bởi những lời tán thưởng và khâm phục. Ờ, thì tốt thôi - dù những lời khen này có thành thật hay không thì bạn cũng đừng để nó gây trở ngại trong việc thực hiện nhiệm vụ và hỗ trợ hoạt động. Nếu cần, hãy cắt bớt những lời nói dài dòng một cách lịch sự nhưng cương quyết: “Jane, tôi rất vui vì cô đánh giá cao những gì tôi đã làm. Còn bây giờ hãy giải quyết những công việc quá hạn của cô.”


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx