sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Chương 2: Điều Tra

Ánh sáng đầu ngày chiếu qua những tàu lá chuối bên ngoài cửa sổ khi người thanh niên mảnh khảnh, có khuôn mặt đưa đám tối qua, vẫn mặc chiếc áo sơ-mi xanh biển và quần xanh lá cây nhạt bước vào phòng và nói với Mike bằng tiếng Việt: "Đến giờ tắm rồi."

Anh ta bảo "quý bà" tắm trước, rồi đến lượt Mike và tôi sau khi Beth lắm xong quay lại. Chị quơ lấy khăn tắm, quần áo, miếng xà phòng của chúng tôi rồi theo người lính ngang qua căn nhà đang chìm trong yên tĩnh, dùng cầu thang trước xuống đất. Đến lượt mình, tôi làm theo chỉ dẫn của Beth: ra khu vực nhà vệ sinh trước - một cái hố cạn đào gần bụi chuối thấp. Những miếng lá chuối khô màu nâu mềm được dùng thay cho giấy vệ sinh.

Phòng tắm nằm trong một góc phía sau nhà, một chậu thiếc đặt trên gốc cây cạnh một lu đựng nước trong cao ngang bụng. Beth đã móc khăn tắm và đặt miếng xà phòng sẵn trên thanh sắt hàng rào cũ. Nước lạnh làm tôi nhớ đến phòng tắm nghèo nàn tương tự mà tôi đã từng sử dụng năm 1960 tại một làng quê nhỏ ở Lào, trong chuyến công tác Đông Dương đầu tiên của tôi. Nước lạnh thật dễ chịu đối với cái nóng nhiệt đới.

Cũng người thanh niên đó mang bữa sáng cho chúng tôi, với nụ cười rụt rè nhưng vẫn chưa phải là "mào đầu câu chuyện". Anh đặt một nồi đồng đầy cơm ở chân giường, và ba đĩa ăn bằng sứ, ba cái thìa và một ấm trà nóng với ba tách thủy tinh nhỏ không quai. Cơm - được chừa lại từ khẩu phần sáng của du kích - vẫn còn nóng. Tôi nghĩ gạo đã được xay xát sơ sài, đủ dưỡng chất, những hạt gạo tròn và mềm. Một bữa ăn sáng ngon miệng.

Ngày đầu tiên bắt đầu trong không khí thân thiện. Anh Tư - chúng tôi nghe những người khác gọi như vậy đêm hôm trước - quay lại sau bữa sáng mang theo ba cái xà-rông và một bao ni-lông đựng bàn chải đánh răng và kem đánh răng do Campuchia sản xuất. Ông bảo xà-rông dùng để thay quần áo. Mỗi chiếc giống như cái váy may bằng vải thô in hoa, và chúng tôi học được ngay cách tạo một nếp gấp lớn để cho nó quấn khít quanh bụng rồi cuộn lên một hay hai vòng cho chặt.

Những người sống chung trong nhà đã bắt đầu “viếng thăm" chúng tôi suốt bữa sáng, và trong lúc chúng tôi kiểm tra những đồ dùng mới. Người mẹ, một phụ nữ cao, khá đẹp với đôi mắt đen, khoảng gần ba mươi, vào nhà và trải rộng một tấm chiếu nhựa mới phủ lên tấm chiếu rơm mà chúng tôi đã ngủ, tạo thêm một khoảng đệm chừng sáu ly giữa lưng chúng tôi và miếng ván cứng. Bà quấn xà-rông, áo choàng rộng và một tấm khăn rằn gấp lại che mái tóc đen mượt. Chúng tôi không biết làm sao có thể nói chuyện với bà và chỉ biết cười khi bà dùng chổi quét những hạt cơm rơi vãi xuống dưới đất qua những thanh gỗ lát sàn và thu dọn bát đĩa mang đi. Bà mỉm cười với sự thân thiện dè dặt.

Một lát sau, đứa con gái nhỏ của bà, chừng bốn tuổi, thò đầu vào giữa những dải nhựa xanh hồng dùng làm cửa ngăn cách với phòng chúng tôi. Cô bé trông như một còn búp bê Đông Phương nhỏ nhắn với đôi mắt hạt huyền và những bím tóc cắt tỉa cẩn thận. Khi chúng tôi mỉm cười, cô quay đầu bỏ chạy nhưng rồi trở lại ngay sau đó, tay vờ mải mê túm gọn nhũng dải nhựa, rồi thả chúng ra từng cái một, nhưng thật ra là để nhìn kỹ ba khách lạ phương Tây. Người cha vẫn giữ khoảng cách. Chúng tôi thấy ông thấp thoáng đâu đó hoặc đi lững thững trước nhà hoặc nằm trên giường.

Anh Tư lại trở vào, mang theo một ấm trà giữa buổi sáng. Mike và tôi vội vàng mặc áo vào cho lịch sự. Chúng tôi cởi trần vì trời đã bắt đầu nóng và ẩm. Anh Tư mời chúng tôi ngồi, rồi im lặng rót vài giọt trà vào từng tách, lắc lắc, đổ xuống đất, rồi lại rót đầy tách thứ nhất cho Beth, tách thứ hai cho tôi và Mike uống chung, và tách thứ ba cho chính anh.

"Các anh ăn đủ không?" Chúng tôi trả lời cơm rất ngon, và nói thêm trà thì được đặc biệt đón chào vì cái nóng làm chúng tôi mau khát. Chúng tôi hỏi chúng tôi có thể uống nước còn dư trong thau rửa mặt buổi sáng không?

“Nếu các anh đã uống nước đó, thì có thể bệnh mà chết đó" anh nói.

Trong khi nói chuyện anh thường đề cập về cái chết. Anh trao đổi về chuyến đi đến Campuchia của chúng tôi với giọng nói nhẹ nhàng, cảm tình, và khi chúng tôi kể đến giây phút bị bắt, anh nói “Các anh cũng may mắn lắm mới còn sống. Nếu có súng trong xe. các anh đã bị xử ngay."

Nói xong anh bỏ đi một lúc, rồi quay lại bảo chúng tôi có khách, một cấp trên của anh chỉ đến một lát và hỏi qua vài câu.

"Quan trọng là các anh nên nói thật," anh bảo.

Rồi, một người có dáng vẻ nhân viên phản gián điển hình bước vào. Dáng nhỏ con, trong bộ đồ kaki với vẻ cau có và nghiêm khắc để chứng tỏ mình là người quan trọng. Ông đeo một khẩu súng lục ở thắt lưng và túi xà-cột bằng vải kaki trên vai. Sau khi hớp nhanh một ngụm trà, không nhâm nhi như thông thường, và cũng không có vài câu dạo đầu:

“Tại sao các anh lại tới đây?" giọng miền Nam, chứng tỏ ông là một “Việt Cộng".

Mike kể lại một lần nữa về cuộc hành trình cho đến khi bị bắt. Anh nói chúng tôi là "nhà báo quốc tế" và chúng tôi có dán trên kính xe mấy chữ này bằng tiếng Việt.

"Như vậy tại sao máy bay trực thăng Mỹ phát thanh lời yêu cầu giúp đỡ ba nhân viên chính phủ Mỹ trốn thoát khỏi vùng giải phóng?”

Mike không hề nghe bất cứ lời phát thanh nào như thế và nói anh cũng không hiểu tại sao người ta mô tả chúng tôi như thế.

"Các anh quan hệ như thế nào với CIA?"

Mike nói chúng tôi không có bất cứ quan hệ nào với CLA cả. Anh nhắc lại chúng tôi là những phóng viên độc lập và một lần nữa kể về các tờ báo Sant Louis Post - Dispatch, The Christian Science Monitor và Dispatch News Service International.

Viên sĩ quan thẩm vấn nhỏ con tỏ vẻ giận dữ, hỏi tới hỏi lui và nóng nảy lắc đầu như không tin bất cứ diều gì mà chúng tôi kể cho ông.

Những câu đối đáp qua lại giữa ông và Mike bằng tiếng Việt, còn Beth và tôi thì thỉnh thoảng mới lõm bõm nghe được một vài chữ. Mike chú ý từng lời trong mỗi câu hỏi và trả lời, quan sát cử động của đôi môi người thẩm vấn để hiểu đầy đủ ý nghĩa và trả lời với giọng thành khẩn gần như van nài.

Sau gần nửa giờ, viên sĩ quan thẩm vấn ra hiệu phiên thẩm vấn kết thúc, rồi ông và anh Tư bỏ ra ngoài. Mike gần như kiệt sức, phải nằm nghỉ một lát trước khi có thể kể lại cho chúng tôi chi tiết của phiên thẩm vấn, rồi cùng chúng tôi đánh giá tình hình của mình ra sao. Mike bị phiền muộn nặng nề bởi thái độ thù nghịch và sự không tin ra mặt của viên sĩ quan thẩm vấn mà Mike bắt đầu gọi là “Mặt Sắt".

Sau mười lăm phút xoa bóp lưng và vai cho Mike, tôi quyết định chúng tôi phải làm cái gì đó để san sẻ gánh nặng với Mike. Sẽ còn nhiều phiên thẩm vấn nữa, và như vậy quá nặng để một mình anh ấy chịu trận. Tôi đề nghị, trong phiên thẩm vấn tiếp theo, chúng tôi sẽ kéo giãn ra bằng cách để Mike dịch ra tiếng Anh những câu hỏi, tôi và Beth tìm câu trả lời. Như vậy sẽ giúp giảm căng thẳng cho Mike. Cách đó cũng giúp Mike đỡ phải sơ hở trong khi trả lời có thể gieo thêm nghi ngờ chúng tôi là gián điệp. Chúng tôi phải cẩn thận trong từng lời nói. Mike giả định là trong số du kích có thể có người biết tiếng Anh, do đó chúng tôi quyết định ngay cả khi nói chuyện với nhau cũng phải giữ ý tứ.

Chúng tôi e rằng cũng không loại trừ khả năng chúng tôi sẽ bị đưa ra xử công khai như những điệp viên CIA. Tôi thật không thể chấp nhận được viễn cảnh tuyệt vọng đó và tự an ủi rằng cách điều tra và những câu hỏi cũng hợp lý và không tệ hơn những cuộc điều tra của người Mỹ, và còn khá hơn nhiều so với phương pháp thẩm vấn cấp ba của chế độ Sài Gòn. Chúng tôi đoán già đoán non rằng chúng tôi đang trải qua cuộc thử nghiệm đầu tiên bằng phương pháp vừa xoa vừa đánh cổ điển, áp dụng ở bất cứ đâu, mà anh Tư là người xoa nên cư xử như bạn, còn Mặt Sắt thì chính là người đánh luôn buộc chúng tôi phải tự thú.

Lúc ấy là đầu buổi chiều. Chúng tôi chỉ còn lại một mình. Qua rèm cửa chúng tôi thỉnh thoảng nhìn thấy những người du kích hay những người trong gia đình Campuchia đang ngủ trưa hoặc thì thầm trò chuyện. Cảnh tượng đó hứa hẹn một ngày dài nhàn rỗi, có thế là ngày đầu tiên của nhiều ngày nữa. Giết thời gian là một vấn đề khó khăn khi không có một quyển sách, hay giấy để ghi chép.

Chúng tôi bắt đầu suy nghĩ một cách tích cực để vượt qua tình trạng này. Phải tập thể dục thường xuyên và bắt đầu là dộng tác bẻ cong người. Mike tinh nguyện dạy tiếng Việt cho hai chúng tôi và câu đầu tiên là: “Xin cho tôi viết thư về nhà." Đó là câu mà chúng tôi dự tính sẽ nói khi anh Tư trở lại. Rồi chúng tôi bắt đầu chơi đố. Beth đưa ra một câu đố khiến tôi và Mike bù đầu suốt cả tuân. Có tất cả 12 trái bóng bằng bạc, đều giống nhau về kích cỡ và màu sắc bên ngoài, chì trừ một trái bóng có trọng lượng khác. Vậy đố bạn làm cách nào để xác định trái bóng đó và cho biết nó nhẹ hơn hay nặng hơn bằng cách dùng hai đĩa cân và chỉ được cân ba lần thôi.

“Đừng năn nỉ tôi giải đáp" Beth nói, “tôi sẽ không nói đâu."

Ngay lúc đó, khi chúng tôi trò chuyện, cô bé gái rón rén vào cửa và lắng nghe chăm chú tiếng nói bằng một ngôn ngữ xa lạ. Rồi chúng tôi lại thấy em trai của cô bé, khoảng sáu tuổi đi vào như muốn tìm kiếm vật gì. Em hỏi chúng tôi bằng tiếng Campuchia cái “patadl" ở đâu? Chúng tôi đoán có lẽ em muốn tìm cái bô đồng mà chung tôi dùng đi tiểu nên chỉ cho em nó ở trong góc, gần tủ gỗ. Em hơi nhăn mặt, mang nó ra ngoài để đổ đi.

Trời đã tối. Chỉ còn lại chút ánh sáng tù mù trong phỏng khi anh Tư trở lại cùng với một người trong nhà khác. một cô gái khoảng chín tuổi, gầy gò, đôi mắt đen láy, mặc một áo choàng bằng vải bông và quấn quanh hông một chiếc xà-rông ca rô. “Cha mẹ cô bé đã bị máy bay Mỹ giết chết hôm qua," anh Tư nói, gia đình này đã tiếp nhận em."

Anh Tư trao cho chúng tôi mấy trang giấy vở học sinh và dặn chúng tôi viết ra những câu trả lời cho những câu hỏi như một phần của cuộc thẩm vấn. Sau khi ghi đầy đủ họ tên, địa chi, tên tuổi từng thành viên gia đình, tên và địa chỉ tờ báo, chúng tôi phải liệt kê tất cả những chuyến đi của chúng tôi đến Paris, Sài Gòn, Phnom Penh, Lào, ghi cả ngày tháng và nội dung tóm tắt những bài báo mà chúng tôi đã viết từ những dịa danh đó. Và những nhà báo nào mà chúng tôi biết ở những nơi đó? Chúng tôi có viết báo cáo cho CIA không? Cuối cùng, là tên tuổi của những ai có thể xác minh thân phận chúng tôi. Beth là người giỏi tiếng Pháp nhất đã dịch những bản khai này ra tiếng Pháp để chúng tôi ký tên. Chúng tôi được phép giữ hai cây bút nguyên tử, và anh Tư cho chúng tôi mượn thêm một cây nữa.

Chúng tôi xin phép được viết thư về nhà. Anh đồng ý và bảo chúng tôi cứ bắt đầu, rồi anh đi khỏi.

Chúng tôi bắt tay vào việc ngay, trước hết là viết những bức thư ngắn về nhà. Tôi hy vọng sẽ gửi được thư cho vợ tôi, Helen, để yêu cầu nàng bỏ hết công việc, tìm cách bay đến Sài Gòn hay Hà Nội.

Khi viết các tờ khai, chúng tôi nghĩ rằng không thực tế nếu liệt kê tất cả các bài báo viết về Đông Nam Á bởi vì chúng tôi đã ở đó khá lâu và đã viết rất nhiều. Hai câu hỏi quan trọng, một là về mối quan hệ với CIA, mà dĩ nhiên là phải bác bỏ quyết liệt. (Tôi viết thêm rằng sẽ chỉ có thiệt hại nếu một nhà báo lại đi làm thêm công việc của một nhân viên tình báo bán thời gian), hai là yêu cầu khai tên những nhân vật mà chúng tôi quen biết. Cả ba chúng tôi đều cố hết sức lục lọi trong trí nhớ những tên tuổi có thể quen thuộc đối với những người bắt giữ chúng tôi để may ra có một chút ánh sáng hy vọng. Tôi viết ra nào là Wilfred Burchett, một nhà báo Úc, người đã ở Hà Nội nhiều cũng như từng sống với Việt Cộng ở miền Nam Việt Nam; nào là Harrison Salisbury, Tổng Biên tập của tờ New York Times mà những tường thuật của ông từ miền Bắc Việt Nam vào cuối năm 1966, đã tố cáo với người dân Mỹ bản chất thật sự cuộc oanh tạc của Mỹ; tên vài nhà ngoại giao nước ngoài, cả những nước trung lập và cộng sản, tên những lãnh đạo đối lập chống chiến tranh Việt Nam như Thượng Nghị sĩ Fulbright, Mansfield, McGovern, và McCarthy.

Chúng tôi mất gần hai ngày để kê khai, kể cả bản dịch tiếng Pháp của Beth, rồi trao cho anh Tư cùng những bức thư gửi về nhà.

Lại một ngày nữa trôi qua, và Mặt Sắt trở lại. Ông rút những tờ giấy từ trong túi xách ra, liếc đọc chúng như một ông thầy nghiêm khắc đang dò bài những học trò lười biếng.

“Những lời khai chưa đầy đủ và các anh cũng chưa thành khẩn." ông nói “Các anh phải viết lại, và quan trọng là phải khai báo chính xác."

Cũng có thêm những câu hỏi khác, hầu hết là lặp lại những gì mà ông đã thẩm vấn chúng tôi lần đầu. Nhờ mưu kế phiên dịch ra tiếng Anh nên đỡ căng thẳng. Chỉ có một lần gay go khi Mặt Sắt hỏi có ai trong ba chúng tôi biết về chương trình Chiêu Hồi - một chiến dịch được gọi là “Mở rộng Vòng tay", mà chính quyền Sài Gòn cố gắng thuyết phục những du kích Việt Cộng đào ngũ bằng cách hứa ân xá và thưởng tiền sau khi họ trải qua một khóa cải huấn ngắn. Tôi nói với Mặt Sắt rằng tôi có biết chút ít về Chiêu Hồi vì đã viết nhiều bài đặt nghi vấn về luận điệu cho rằng số lượng cán binh đào ngũ gia tăng thì có nghĩa là Sài Gòn giành chiến thắng. Tôi đã viết rằng nhiều người chiêu hồi không phải là kẻ đào ngũ mà chỉ là những dân thường muốn được thưởng tiền và trốn quân dịch, còn một số khác là Việt Cộng đã trải qua một khóa cải huấn để nghỉ ngơi, nhưng rồi lại quay về chiến đấu trong hàng ngũ du kích. Nhưng Mặt Sắt cắt ngang câu trả lời của tôi. Có phải tôi đã từng ở trong Tổng Hành dinh của Chiêu Hồi? Tôi quen ai ở đó? Quá trễ để tôi nhận ra rằng ông ta đã có trong đầu về một khía cạnh khác của chương trình Chiêu Hồi, về những cuộc điều tra căng thẳng các hàng binh do những nhân viên phản gián chế độ Sài Gòn thực hiện. Tôi chỉ còn cách là hạn chế thấp nhất những hiểu biết của mình về vấn đề đó.

Cuối cùng, khi Mặt Sắt bỏ đi, Mike trở nên bi quan hơn bao giờ hết. “Tôi biết cái gì sẽ đến," Mike nói. “Ông ấy sẽ dùng phương pháp cổ điển của Trung Quốc, buộc chúng ta viết đi viết lại những chuyện này 40 lần và cố phát hiện những mâu thuẫn." Có thể lắm chứ, Mặt Sắt giữ bản viết đầu tiên, rồi bắt viết bán thứ hai theo trí nhớ. Tôi vô cùng khổ sở khi phải nhớ lại thời gian của bảy chuyến công tác đến Đông Nam Á, cũng không dễ dàng gì liệt kê chúng chính xác như lần khai đầu tiên.

Sự nghi ngờ của Mike làm chúng tôi vô cùng hoang mang. Khi chúng tôi viết bản khai thứ hai tôi quyết định sẽ giữ bình tĩnh và cố gắng hết mình giữ vững tinh thần.

Thật không dễ dàng chút nào. Rồi, anh Tư quay vào và đưa Mike ra ngoài để thẩm vấn riêng khoáng 15 hay 20 phút. Mike trở lại mang theo một báo động mới. Họ báo với Mike rằng hãng tin United Press International đã đưa tin về vụ bắt giữ chúng tôi trên đài phát thanh, nói đúng tên nhưng không hề nói chúng tôi là những nhà báo. Họ còn nói bản tin đó gọi chúng tôi là "nhân viên Mỹ". Không thể có bản tin như thế được, nhưng Mike không dám nói rằng họ đã bịa chuyện. Mà anh nói rằng chúng tôi rất quen thuộc với phóng viên và biên tập viên UPI, nên không thể hình dung có một bản tin như thế.

Nếu đó là cách chơi của họ thì chúng tôi tự nhủ không biết chuyện gì sẽ xảy ra sắp tới.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx